Huy
Trâm tên thật là Nguyễn Hồng Nhuận Tam sinh năm 1937 tại Nam Định và mất tối Thứ Ba,
20 Tháng Mười Hai, 2017, tại bệnh viện Garden Grove, hưởng thọ 80 tuổi, vì bệnh
ung thư phổi. Khi ông mất, để lại 28 tác phẩm đã xuất bản, Tác phẩm cuối cùng
là một tập truyện ngắn Dù Có Xa Xôi, xuất
bản trước khi ông từ trần không lâu.
Tác
phẩm được nhắc tới khi nói đến Huy Trâm là Những Hàng Châu Ngọc Trong Văn
Chương Việt Nam Hiện Đại. Nhà thơ Du Tử Lê đã ghi nhận về tác phẩm này như sau:
“Tới
đầu thập niên 1960, ông đã có nhiều tác phẩm xuất bản, như tập truyện “Chiều
Quê Hương” (XB năm 1963), hay “Lòng Chưa Dâu Biển” (thơ, XB năm 1967).
Tuy
nhiên, Huy Trâm không được đám đông biết tới nhiều. Một năm sau, năm 1969 tác
phẩm nhận định văn học “Những Hàng Châu Ngọc Trong Thi Ca Hiện Ðại” của ông, được
trao giải thưởng văn chương toàn quốc bộ môn biên khảo, tên tuổi Huy Trâm mới
thực sự được văn giới và dư luận chú ý.
“Những
Hàng Châu Ngọc Trong Thi Ca Hiện Ðại,” gọi tắt là “Những Hàng Châu Ngọc” (NHCN)
là một tuyển tập ghi nhận những cảm nghĩ riêng của họ Nguyễn về tiến trình thi
ca trên dưới nửa thế kỷ (tính tới cuối thập niên 1960).
Ở
giai đoạn thơ Tiền Chiến, người đọc thấy ông đề cập tới thơ của những nhà thơ
như Vũ Hoàng Chương, Huy Cận, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư,
Bàng Bá Lân, v.v… Với dòng thi ca miền Nam (sau cuộc di cư 1954), người đọc thấy
ông nhắc tới thơ của các tác giả như Ðinh Hùng, Tạ Ký, Nguyên Sa, Trần Dạ Từ,
Nhã Ca, Quách Thoại, Nguyễn Ðức Sơn, Cung Trầm Tưởng, Thanh Tâm Tuyền, Tuệ Mai,
Hoài Khanh, v.v…
Tác
phẩm vừa kể có tất cả 7 chương; chia theo những chủ đề như: “Thiên nhiên nguồn
cảm hứng vô tận,” “Tình yêu và niềm đau khổ,” “Thi ca với mùa màng cùng thời tiết”;
“Trở lại thời xưa,” “Những buổi chiều trong thơ”; “Trên sông khói sóng,” “Những
đoạn hùng ca”; và, phụ lục “Ðêm vào lòng người.”
Tôi
và Huy Trâm là thân thuộc, thân phụ của Huy Trâm là anh cùng cha khác mẹ với
tôi, Nhưng Huy Trâm lớn hơn tôi một con giáp. Khi tôi còn là học sinh lớp đầu
tiên trung học, thì Huy Trâm đã là người thành danh trong sinh hoạt văn chương,
một nghệ sĩ đa tài từ thơ văn nhạc và cả hội họa.
Thân phụ tôi có ba dòng con, dòng thứ hai chỉ có một con trai là Nguyễn Mạnh Nhụ, anh Nhụ làm ngành Tư Pháp, chức vụ cuối cùng là Chánh Thẩm tòa Thượng Thẩm Sài Gòn. Huy Trâm là con trai thứ của anh Nguyễn Mạnh Nhụ, Còn tôi là con trai út của dòng ba. Tôi thường xưng hô với Huy Trâm theo kiểu ruột thịt nghĩa là gọi Huy Trâm là Nhuận Tam và xưng Chú. Tam là tên gọi trong nhà khác với Nhuận Tâm là tên trên giấy tờ. Chú cháu là tình thân ruột thịt trong nhà, thân tình thì có thật và xa cách vì tuổi tác cũng là thật,
Huy Trâm làm thơ, soạn nhạc, viết văn
và nổi tiếng từ khi tôi còn là thiếu niên. Còn nhớ khoảng năm 1962 gì đó, hai
gia đình có thời gian ở gần bên nhau ở đường Trương Minh Giảng, buổi trưa, trời
nắng tôi chạy qua nhà chơi gặp lúc Huy Trâm đang tiếp bạn văn nghệ, đông lắm
khoảng năm bảy người gì đó trò chuyện đàn hát. Thấy tôi lững thững từ cửa bước
vào, Huy Trâm kêu lên, chú vào đây cháu nhờ một chút, chú ra đầu ngõ mua cho
cháu gói thuốc lá nhe. Tôi cầm tiền chạy đi mua, rồi đem vào đưa cho Huy Trâm,
Huy Trâm vui vẻ: tiền thối lại cháu cho chú mua bánh nhé. Huy Trâm vui vẻ cho
và tôi cũng vui vẻ nhận, nhưng mẹ của Huy Trâm là chị dâu tôi bước ra mắng Huy
Trâm sao anh lại sai chú như vậy, Bà mà biết thì chết, rồi chị dâu dắt tay tôi
vào phòng trong lấy thức ăn ra cho ăn và dặn dò đừng kể lại cho Bà nghe chuyện
Huy Trâm sai đi mua thuốc lá nhé. Tôi ngạc nhiên sao vậy, em đang rảnh thì đi
mua cho Tam có sao đâu? - Ấy chết, không được đâu, chú không hiểu thôi, nhưng đừng
kể cho Bà nghe nhé…
Tháng
9 năm 2004, tôi qua California dự buổi sinh hoạt ra mắt sách tại hội trường báo
Người Việt. Hôm đó, nhà văn Hoàng Khởi Phong, nhà văn Nguyễn Nam đã làm diễn giả
giới thiệu tác phẩm và nhà văn Huy Trâm làm người giới thiệu thân thế sự nghiệp
của Phó Bảng Nguyễn Can Mộng là Thân phụ của tôi và là Ông Nội của Huy
Trâm. Đó cũng lần gặp cuối cùng với Huy
Trâm Nguyễn Hồng Nhuận Tam.
Thơ Huy Trâm nhẹ nhàng như âm hưởng của một
dòng văn chương tiền chiến, có tác giả đã nhận định thơ Huy Trâm không có ý mới
– nếu quan niệm theo cái mới theo thời đại bây giờ. Thơ ông giăng mắc trong thế
giới vàng son của xưa cũ. Cho nên, từ cách cấu tạo thơ (structure) đến giai âm
qua sự phát điệu của ngôn ngữ để hình thành một tiết điệu thơ – Huy Trâm chịu ảnh
hưởng sâu xa của các nhà thơ trong trường phái lãng mạn Pháp (Victor Hugo,
Lamartine) – cùng với những nhà thơ Việt như Huy Cận, Vũ Hoàng Chương. Xin lắng nghe:
“Lá
thư rụng mấy phương trời
Tình
thu bàng bạc mấy người quên yêu?
Vàng
dâng úa ngập tiêu điều
Ngõ
đầy rêu nhạt lối nhiều lá khô
Tình
thu ướt cả sông hồ
“Thương
em mắt biếc nằm mơ áo hồng” (…)
(Trích
“Tình Thu” Huy Trâm) (3)
Khi định cư tại Hoa Kỳ, Huy Trâm viết nhiều nhất
là Truyện. Hầu như cứ một vài năm ông lại trình làng một tác phẩm mới, d0o1 là
tập họp những trăn trở và suy nghĩ của Huy Trâm về đời sống thường nhật của Huy
Trâm .
Đúng
là bàng bạc chuyện đời. Những truyên ngắn của Huy Trâm nếu đọc lẻ loi từng truyện
thì không thấm hết những điều ông truyền đạt, nhưng từng tập truyện lại cho
chúng ta hiểu cái ông gửi tới toàn vẹn hơn:
Những mới lạ và khác biệt của văn hóa và đời sống nước Mỹ đã ảnh hưởng như thế nào trong đời sống người Việt,
cái xấu cái tốt , cái cần duy trì hay cái cần xóa bỏ trộn lẫn vào nhau tạo ra những hoài niệm một thời quá vãng.
Nguyễn
Thị Mắt Nâu là một thân hữu chí cốt với ông ở California, cùng song hành cùng
ông trong sáng tac, cũng như trong các sinh hoạt văn chương và có thể coi như một
hồng Nhan Tri Kỷ của ông đã nhận xét rất chính xác rằng: “đa số truyện ngắn của ông thường không có cốt
truyện. Ðó là một đặc thù của cây bút Huy Trâm. Ông đã dùng đối thoại để thể hiện
ý tình kể cả triết lý về cuộc đời. Trong tác phẩm này, người đọc nhận thấy có
thấp thoáng nghề nghiệp cũ của tác giả mà tác giả không bao giờ trực tiếp đề cập
đến.”
Nguyễn
Thị Mắt Nâu, hầu như có mặt đủ trong những lần ra mắt sách của nhà văn Huy
Trâm, khi là người hướng dẫn chương trình, khi là người điểm sách và có khi còn
là một ca sĩ đóng góp vào chương trình buổi ra mắt sách mà tác giả tổ chức nhiều
khi đã như một “khách thính” của giới yêu thích văn chương nghệ thuật. Trong lần ra mắt cuốn sách thứ 28 của Huy
Trâm, Nguyễn Thị Mắt Nâu đưa ra nhận định trên 5 điểm: “Thứ nhất tác phẩm phân
tich tâm lý trong các gia đình không hạnh phúc . Thứ hai, đời sống như những chất
xúc tác tác động lên tình cảm con người. Thứ ba, vấn đề môn đăng hộ đối trong
xã hội người Việt. Thứ tư phân tích về những khác biệt trong hai mối tình của
nhân vật nữ trong truyện ngắn mà tác giả chọn làm chủ đề của tập truyện. Và thứ
năm, then chốt nhất theo Mắt Nâu là “trong đau thương mà con người trưởng thành
được.”
Nội
dung truyện của ông cũng không bí hiểm, băn khoăn về những triết lý sinh tồn,
những day dứt chính trị vốn là thứ văn chương thời thượng mà ông thừa khả năng
đọc và nghiên cứu. Từ văn đến thơ của Huy Trâm người đọc đều thấy cái giản dị,
chân chất của người miền Nam. Triết lý trong truyện của ông là những câu đối
thoại dân dã của nhân vật trong truyện cho người đọc nắm bắt được ngay những
nguyên ủy làm cuộc sống đau thương mà con người phải lặn hụp trong đó.
Ghi
nhận về cõi-giới thi ca Huy Trâm, qua thi phẩm “Đồng Xanh”, xuất bản tại Orange
County, California, 1993, họa sĩ, nhà văn Khánh Trường viết:
“Trước
hết và sau cùng, thơ Huy Trâm qua tập “Đồng Xanh” là điểm tụ hội của những trái
tim cùng đập chung một nhịp đập Việt Nam trên buốt giá quê người. Không quặn
xót vật vã, không than van yếm thế, không quằn quại đau khổ, thơ Huy Trâm như
dòng sông nhỏ chảy hiền hòa qua những bãi bờ của một quê hương đã nghìn tùng
khuất lấp.Nhưng chìm sâu dưới dòng chảy tưởng êm đềm kia, là ngổn ngang bao
nhiêu trầm tích, kết tinh thành nỗi hoài nhớ khôn nguôi về một nơi chốn đã sinh
ra, lớn lên đã sung sướng, đã đau khổ, và bây giờ, đã cách ngăn một đại dương vời
vợi.
Và như thế, thơ Huy Trâm là cánh cò trôi chậm giữa bát ngát đồng xanh, lũy
tre già, là bờ sông vắng, là rặng núi xa, là sợi khói mong manh vươn nhẹ trong
chiều… Thơ Huy Trâm là nỗi buồn, nhưng đó là nỗi buồn đã thăng hoa, đã hóa kiếp,
đã lẫn vào thịt xương máu huyết để làm thành hơi thở, đời sống Việt Nam”
Tháng
12 năm 2024, đã là 8 năm sau ngày mất của
Huy Trâm. Viết về Huy Trâm với niềm thương tiếc thật nhiều về một người đa tài.
Sáng tác thơ văn với 28 tác phẩm đã in ra, viết biên khảo văn học với những nhận
định công bằng chân thật nêu bật những hàng châu ngọc trong văn chương hiện đại
thời ông sống, là một
Nhạc
sĩ tài hoa về Dương Cầm. Rung cảm được sự
hòa điệu giữa thơ và nhạc, ông là người sáng lập và là nhạc trưởng chương trình
nhạc chủ đề trên Đài Truyền Hình Việt Nam (1971-1973). Xin kết
bài này bằng một bài thơ của Huy Trâm, đã được phổ nhạc và nổi tiếng, nhưng tiếc
là khi phổ biến, nhạc sĩ Văn Phụng đã quên không ghi tác giả bài thơ (Điều này,
Nhà thơ Lê Thị Ý , Một bạn thân của Huy Trâm từ xưa phát hiện, và khi nói chuyện với Ca Sĩ Châu Hà , phu nhận của
Nhạc Sĩ Văn Phụng cũng đã xác nhận có sự sai sót này). Đó là bài Tình.