Monday, September 2, 2024

3550. ĐÀO NHƯ: HOÀNG HẠC LÂU của Thôi Hiệu Đối chiếu với PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI của Lý Bạch

 

Thân gửi người bạn vong niên

Scott Nguyễn

 

Theo Chương Bội Hoàn và Lạc Ngọc Minh tác giả của bộ Văn Học Sử Trung Quốc, Hoàng Hạc lầu là một biểu tượng văn hóa lich sử lâu đời của Trung Quốc, một ngọn tháp được xây dưng trên vưc đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc huyện Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào năm 223 Tây Lịch dưới thời nhà Ngô ( Tam Quốc), có mục đích để quan sát quân tình và theo dõi thuyền bè qua lại trong vùng. Đến nay suốt trên 1800 năm  đã có 12 lần bị thiêu hủy,12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn, nhiều tầng hơn.


Hòang Hạc lầu vừa hùng vĩ vừa diễm lệ từ xưa đã là điểm đến của các tao nhân mặc khách, dĩ nhiên có những bài thơ nổi tiếng gắng liền với tên Hoàng Hạc lâu. Trong vô vàn của những bài thơ đó, bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được coi như là bài thơ hay hơn tất cả cho đến nỗi Lý Bạch đã phải than rằng:


Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc

Thôi Hiệu đề thư tại thượng đầu

(Thấy cảnh đep trước mắt mà không làm nên đươc môt bài thơ, bởi vì trước ta dã có Thôi Hiệu đã làm nên một bài thơ quá hay).


HOÀNG HẠC LÂU-   


Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

Bạch vân thiên tải không du du

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thọ

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu


DỊCH:


Người xưa cưỡi Hạc Vàng bay đi

Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc

Hạc vàng bay mất không trở lại

Ngàn năm mây trắng vẫn hững hờ bay

Dòng sông trong vắt soi bóng cây Hán Dương

Cỏ thơm xanh rì trên bãi Anh Vũ

Hoàng hôn Xuống, quê hương đâu?

Khói sóng trên sông khiến lòng ta buồn bã

 

Nói là nói vậy, trong lòng Lý Bạch luôn có một thôi thúc, ông phải viết ra môt bài thơ về lầu Hoàng Hạc khác với bài Hoàng Hac Lâu của Thôi Hiệu. Do đó Lý Bach đã viết nên bài thơ:


PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI


Phượng Hoàng Đài thượng phượng hoàng du

Phượng khứ đài không giang tự lưu

Ngô cung hoa thảo mai u kính

Tấn đại y quan thành cổ khưu

Tam sơn bác lạc thanh thiên ngoại

Nhị thủy trung phân Bạch Lộ châu

Tổng vụ phù vân năng bế nhật

Trường An bất kiến sử nhân sầu.


DỊCH:


Phương Hoàng rong chơi Phượng Hoàng đài

Phượng đi, đài trống, sông chảy hoài

Cung Ngô chìm khuất trên đường vắng

Áo mão Tấn Triều  đồi cổ này

Ba non phân nữa tận trời xanh

Bach lộ còn kia nắng chảy quanh

Vì bởi mây trời che mặt nhật

Người buồn không thấy Tràng An thành (*)


Thôi Hiệu  - Lý Bạch

Điều hiển nhiên ta có thể cho rằng Lý Bach có thể vịn vào bài Hoàng Hac Lâu của Thôi Hiệu để phóng tác ra bài thơ mới, nếu chỉ nhìn vào cách lập ý, dùng từ. Nhưng khi đi sâu vào nội dung của hai bài thơ thì dụng ý của hai tác giả đều hoàn toàn khác nhau, măc dầu cả hai bài thơ đều bắt đàu bài thơ với ý niệm hoài cổ.

       

Nhưng  cách hoài cổ của Thôi Hiệu trong bài Hoang Hạc Lâu, chỉ là cái nuối tiếc thời gian trôi đi và không bao giờ trở lại và mối sầu của ông cũng chỉ là mối sầu của kẻ ly hương.

      

Trong bài Phượng Hoàng Đài thì trái lại, Lý Bạch từ niềm hoài cổ đã nhận ra sư vô thường của cõi nhân sinh và từ đó hướng tầm nhìn và chiêm nghiệm về cõi vĩnh hằng. Phượng Hoàng dù đã bay đi để lại Phượng Hoàng đài trống không ở đây.  Hai triều đình Tôn Ngô và Đông Tấn đã trở thành quá khứ, nhưng bầu trời vẫn xanh. Sông Trường Giang vẫn tiếp tục chảy mãi không ngừng. Do đó thơ của họ Lý cũng là mối sầu nhưng không phải là lòng nhớ quê, mà là nỗi đau trước cuộc sống và đời người và mọi triều đại đều vô thường. Hưng thịnh như nhà Đường cũng có thời suy thoái-vua Đường Minh Hoàng say mê nhan sắc Dương Quí Phi, xao lãng viêc triều chính-gian thần nhiễu loạn triều đình. Và sự bất lực của bản thân mình trước sự thịnh suy của đất nước. Chính Lý Bạch cũng bị đẩy ra khỏi triều đình và buộc phải ra khỏi Tràng An. Trên đường di tản về phía Nam, khi đến Kim Lăng ông đã đến thăm Phượng Hoàng Đài và viết nên bài thơ Phượng Hoàng Đài (còn gọi là Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài).  Và tất cả nỗi lòng của ông  được ông gửi vào hai câu kết:


Tổng vị phù nhân năng bế nhật

Tràng An bất kiến,sử nhân sầu

(vì kẻ gian thần che mắt nhà vua-ta phải xa Tràng An và nhớ thương vô hạng)


Măc dầu câu kết của hai bài thơ của họ Thôi và ho Lý đều kết thúc bởi câu “sử nhân sầu” Nhưng cái buồn của họ Thôi, cái buồn của người hiểu thế sự. Cái buồn của họ Lý  là cái buồn tích cực nhập thế. Họ Thôi thì nhớ về quê hương còn họ Lý thì nhớ thủ đô Tràng An. Như vậy xem ra mối sâu của Thôi Hiệu và của Lý Bạch không giống nhau. Hai bài thơ có những ưu điểm riêng, bổ túc cho nhau. Do đó bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu và bài thơ Phượng Hoàng Đài của Lý Bạch  mãi mãi được các tao nhân mặc khách qua hơn 1800 năm vẫn tiếp tục tận tình chia sẻ và trân trọng.../.  

 

Đào Như

30/8/2024


GHI CHÚ

(*)- Về tra cứu đều dựa trên những sử liệu văn học của bộ  VĂN HỌC SỬ -TRUNG QUÔC của hai tác giả CHƯƠNG BÔI HOÀN và LẠC NGỌC MINH...