• Tiểu thuyết
có khả năng chuyển hướng dòng tiểu thuyết tiếng Việt hiện thực truyền thống.
• Tiểu thuyết
đánh dấu một ngã rẽ của tiểu thuyết hải ngoại.
• Tiểu thuyết cập
nhật với đời sống và khoa học điện tử.
• Sách dày 286
trang, sáng tác mới của nhà văn Đặng Thơ Thơ.
• Sách bán trên
mạng LuLu:
• tps://www.lulu.com/shop/th%C6%A1-th%C6%A1-%C4%91%E1%BA%B7ng/ai/
• Với lời giớit hiệu:
“Ai là tiểu thuyết về sự mất tích của bản thể, của những con
người, trên sân khấu của đời sống như một viện bảo tàng. Ai ngẫu nhiên được
hình thành như bản tẩu pháp (fugue) về hành trình trốn chạy, lưu vong, tỵ nạn,
hoá thân của con người trong thời hiện đại. Ai là sự kết hợp các hình thức sáng
tạo trong tiểu thuyết như phim ảnh, tường thuật, truyện lồng trong truyện
(metafiction), để tạo một không gian cho các ý niệm phản chiếu lẫn nhau, trong
màn triển lãm nghệ thuật sắp đặt (installation) dùng ý tưởng. làm chất liệu. Ai
mở ra sân chơi cho trò chơi ngôn ngữ đang cần khai phá thêm và khai quật lại.
Ai là một thử nghiệm về thời gian để người đọc tự tìm kiếm câu trả lời cho họ.”
• Ngu Yên, tôi
đọc cuốn truyện vài lần. Đọc lại lời giới thiệu. Cảm thấy lời này cao kỳ và khó
hiểu, vì muốn hiểu, có hai cách: Một, Trí tuệ soi sáng đủ để hiểu từ ngữ như ý
nghĩa quen dùng; mà ý nghĩa ở đây sâu đậm từ một nội tâm nghiền ngẫm chuyện phức
tạp của con người, có giá trị riêng tư nhiều hơn của chung. Hai, nếu người nào
đã từng trải qua kinh nghiệm ‘mất tích bản thể’ thì sẽ hiểu thấu đáo. Tuy
nhiên, bản thể không mất một cách dễ dàng. Chỉ cần mất bản sắc đủ để biến mất
trong sự sống. Vì vậy, không mấy ai có kinh nghiệm này. Tôi e rằng đa số người
đọc sẽ lạc lõng rồi mất tích trong rừng chữ và ý của vùng tiểu thuyết này. Bạn
đọc, có đúng vậy không?
Hãy suy nghĩ một chút. Đúng, người đọc, chúng tôi thất lạc rồi
mất tích, Chà, cái kinh nghiệm mất tích này đúng một phần ý muốn của tác giả,
vì thông điệp chính của cuốn tiểu thuyết này là “sự mất tích đa dạng” trong cuộc
sống hôm nay, thế kỷ 21. Có lẽ từ kinh nghiệm mất tích nhỏ này, bạn sẽ suy ra sự
mất tích lớn: sự mất tích của vắng mặt (dễ hiểu, dễ tìm thấy) và sự mất tích dù
có mặt (khó tìm, nó lẫn trong ngụ ý và ấn dụ.)
Bạn đọc, mỗi đời sống của mỗi chúng ta là một ẩn dụ, mỗi người
đại diện ý nghĩa cho một điều gì. Ngụ ý, sự có mặt của một người là mang giá trị
nào đó tham dự vào xã hội và lịch sử lớn (không phải lịch sử học.) Nếu không thực
thi giá trị đó, nghĩa là người đó có mặt mà vắng mặt, hiện diện mà mất tích.
Toàn bộ mất tích trong cuốn tiểu thuyết này được trình bày mở
rộng qua từ vựng “Ai”. Một cách thể hiện mới lạ cho tiểu thuyết tiếng Việt.
“Ai” không có dấu hỏi kèm theo. Nghĩa là sao? “Ai” là câu hỏi ngầm? Là đồng âm
với từ “I” trong tiếng Anh, cái Tôi? Là chữ viết tắt của A.I., ‘trí thông minh
điện tử’?
Hoặc “Ai” chỉ là một tiếng kêu hoảng hốt, không phải hỏi, mà
chỉ thể hiện sự sợ hãi, lo âu, giữa bất ngờ?
“Ai” cuốn tiểu thuyết này không dễ hiểu, cần một hành trình động
não, và nhất là thả lỏng bản thân để tự mất tích qua nhiều trang giấy trước khi
tìm đến Ai là ai.
Điểm nhấn vào trang cuối, khi bạn đọc thở phào sau một cuộc phiêu lưu chữ nghĩa đầy ly kỳ, xin hãy dành thời giờ nghĩ về: Có người mất tích và biết mình đang mất tích. Có người mất tích mà vẫn tưởng mình đang hiện diện. Bạn là “Ai”. (không có dấu hỏi kèm theo.)
Ngu Yên.