Trần Hoài Thư (1942-2024) - Ảnh Phạm Cao Hoàng (2022)
HÀNH
QUÂN QUA XÓM GÒ BỒI (*)
Hành
quân qua xóm Gò Bồi
Xem
nhà Xuân Diệu có còn hay không
Tôi qua chiếc cầu Đại Hàn
Chắc nhà thơ cũng từng qua chốn này
Bỗng lòng rất nhẹ như mây
Thấy trên sông những đám mây in trời
Thấy lòng rất đỗi bồi hồi
Nhớ bài thơ thuộc chép thời học sinh
Hành quân qua xóm Gò Bồi
Nắng trưa đổ lửa trên đồng cỏ khô
Xa xa xanh thẫm hàng dừa
Bao quanh xóm, những bụi bờ khả nghi
Quân dừng đợi lệnh chuyển di
Máy truyền tin cứ rù rì ỉ ôi…
Bỗng nhiên một tiếng cắc bùm
Xé lên từ xóm Gò Bồi bên sông
Và rồi, là một thằng con
La lên một tiếng, gục đầu, súng buông
Đạn AK phá thịt xương
Làm tan nát cả tấm lòng với thơ
Giờ
này ngoài Bắc, ông say
Làm
thơ giết ngụy phanh thây quân thù
Giờ
này, ở tại Gò Bồi
Có
tôi chuẩn bị dàn người xung phong...
(*)
Gò Bồi thuộc quận Tuy Phước, Bình Định, nơi sinh trưởng của
nhà thơ Xuân Diệu
NƯỚC
LÊN
tặng Cái
Trọng Ty
Nước
lên, trời thổ mật vàng
Nửa lan mây
núi
nửa tràn bãi sông
Nước
lên kéo mặt trời gần
Khanh
vàng lai láng
một giòng vàng khanh
Nước
lên, quân lội qua sông
Đầu
thì đội súng, mình trần, tay bơi
Khúc
sông vang tiếng nói cười
Hồn
thanh niên bỗng một thời ấu thơ
Nước
lên, đêm sắp màn buông
Qua
sông, những bóng âm thầm qua sông
Không
đò dọc, không đò ngang
Chỉ
có chăng là hình nhân lờ mờ
Với
đầu đội chiếc ba lô
Với
poncho làm chiếc bè chiếc phao
Súng
nòng chĩa mũi lên cao
Thương
cho ông thượng sỹ Nùng thoát y
Nước
lên, ngày đã tàn rồi
Mặt
trời đã ngủ sau đồi Kỳ Sơn
Chỉ có ta là dẫn con
Qua sông tìm mấy mả mồ viếng thăm
Nước lên, bờ tả đã mờ
Chỉ còn bờ hữu nắng vàng níu chân
Nước lên trời cũng tối dần
Quân qua bỏ lại một giòng quạnh hiu
THIẾU ÚY QUA SÔNG
Chiều chiều thiếu úy qua sông
Theo Kinh Kha qua đất Tần giết ma
Bây giờ chẳng có dân đưa
Ba nghìn tân khách chỉ là sậy lau
Ngày xưa cả xứ đàng sau
Bây giờ tháp cổ cúi đầu đìu hiu
KHI TĂNG PHÁI CHIẾN TRƯỜNG TÂY NGUYÊN
1.
Ở đây đèo ải chắn đường
Mây và sương cứ mịt mùng đùn nhau
Mây thì trắng, sương thì mù
Mây sương lớp lớp ùn ùn dàn quân
Mây sương trắng cả núi rừng
Lòng tôi cũng trắng một vùng khói sương
2.
Bây
giờ tôi rất bình an
Đang
ôm những đám mây gòn trắng bông
Hãy
mang tôi thoát cõi trần
Tôi
ghê sợ lắm làm người Việt Nam...
3.
Bởi
đây không có từ tâm
Bởi
mỗi chiếc lá ngụy trang hận thù
Lá rừng
che mặt trời mù
Làm
sao đoán được cái nòng nhắm ta?
Lá rừng
lớp lớp gần xa
Làm
sao thấy được quỷ ma nhập tràng?
Tổ
cha cái bọn trong rừng
Bắt
ông phải ướt cả quần, teo chim...
QUA
ĐÈO TỬ THẦN
Giã
từ ba ngọn tháp Chàm
Theo
đoàn xe lên thăm rừng Tam Biên
Sợi
dây ba chạc đeo lưng
Nịt
dây đạn, với súng trường dao găm
Cám
ơn khói lửa đao binh
Cho
ta xuống biển lên rừng triền miên
Người
ta lấy tiền mua tiên
Ta
đây lấy mạng làm tiền thế chân
THÁNG
GIÊNG QUA ĐÈO
Anh
từ dưới biển lên non
Chim
cũng từ biển vào thăm núi rừng
Chim
sà xuống, chim vút lên
Chim
nô giỡn, phơi ngực mềm trên không
Xem
chừng hoa lá hồi sinh
Xem
chừng cây nhựa trở mình với xuân
Xem
chừng trời đất bao dung
Lòng
anh ấm lại, gọi thầm tên em...
BUỔI
SÁNG NGỦ NÁN DƯỚI HIÊN CHÙA NGUYÊN THIỀU
Xin
thêm một giấc ngủ bù
Thầy
ơi, bể khổ, thầy cầu giùm con
Để
con chân cứng đế mòn
Tiếp
tục xuống hòn tìm giết quỷ ma
Thưa
thầy, không giết mà tha
Ngày
mai nó xách AK trở về
Thưa
thầy, chỉ dạy con đi
Ngón tay con
bóp lẫy cò cứ run
ĐÊM
NẰM NGHĨA ĐỊA LUẬT CHÁNH – BÌNH ĐỊNH
Nơi
này khách sạn ngàn sao
Nghe
đêm mở nhạc đón vào âm ty
Âm
ty chín cửa a tì
Chuẩn
úy trình diện
phòng nhì (1) Diêm Vương
Bây
giờ bầu bạn âm dương
Kẻ sống
kẻ chết chung giường với nhau
Bây
giờ lựu đạn mìn râu
Chia
canh nhau thức đón chàng bên kia
Bây
giờ dư dật mộ bia
Khỏi
cần sách vở khắc đề sử xanh
(1)
Phòng Nhì đặc trách về tình báo, quân báo, thám báo. Đơn vị thám kích được
đặt dưới sự điều động của phòng 2.
NHỮNG
BỮA ĂN TRONG MẬT KHU
Mục
tiêu 1
Hạt
cơm, hạt ngọc của trời
Tôi
nhai, mòn cả, hai hàm răng tôi
Tôi
nhai, gian khổ ngọt bùi
Chia
năm xẻ bảy dưới trời chiến tranh
Tôi
nhai, nước mắt hòa canh
Mồ
hôi hòa với ba ngày lương khô
Tôi
nhai, gió tạt khó mồi
Ba
thằng ba phía che nồi cơm quân
Mưa
mất trí, gió nổi khùng
Củi
thanh quá ướt sao làm chín cơm
Khói
bay, cay mắt, xốn cườm
Phùng
mang, trợn mắt, miệng làm ống tre
Phải
rồi, cơm sống, cơm khê
Phải
rồi, khói tạt não nề đội trung
Phải
rồi, cơm nhão, sượng sùng
Tôi
nhai, nghiền dập nỗi buồn lính Nam
Ba
người sao đủ vách phên
Thơ
tôi sao đủ làm khiên che trời
Tháng
tư chiến trận tan rồi
Nồi
cơm khê sống cả đời chẳng quên
Mục
tiêu 2
Làng
hoang địch bỏ từ lâu
Bí bầu
rau cải tha hồ tự do
Thiếu
chăng thiếu vịt thiếu gà
Thiếu
thêm tí đế mừng ngày bình yên
Mục
tiêu 3
Mục
tiêu vừa chiếm xong rồi
Thầy
trò đi kiếm cái nồi chị nuôi
Đỡ
công nấu nướng lôi thôi
Cám
ơn “đồng chí” bỏ nồi thoát thân
Nồi
cơm nóng, cá với canh
Thầy
trò vét trọn ăn mừng chiến công…
Mục
tiêu 4
Mời
ông thầy vào xơi cơm
Có
gà có vịt tha hồ lai rai
Hôm
nay mình bắn kinh tài
Tịch thu một
bịch tiền còn máu loang
Hắn
núp dưới ao trong làng
Thở
bằng ống sậy bọt lăn tăn trồi
Bọn
này tưởng cá ném chơi
Không
ngờ máu thịt tả tơi lềnh bềnh
Kìa,
ông thầy có sao không
Sao
ông lại mửa, mặt xanh thế này?
Em kêu y tá đến ngay…
Mục tiêu 5
Bữa cơm đã dọn ra rồi
Người Ô-đô nói ngậm ngùi bên tai:
“Hôm nay lại thiếu thằng Tài
Em bới một chén mời về ăn chung…”
Trời ui ui đã lập đông
Hàng cây gẫy ngọn đưa xương lên trời
Khẩu súng cắm giữa gò bồi
Hai hàng quân đứng ngậm ngùi tiễn đưa…
MA BÌNH ĐỊNH
1.
Không phi pháo, không dọn đường
Có chăng là chiếc la bàn trên tay
Kim dạ quang chỉ hướng này
Trong đêm thăm thẳm chỗ nào có ma?
2.
Này ông tiền sát Ê-đê
Sao ông lại xuống xứ này tìm ma
Xứ ông ma cái đòi gà
Bình Định ma cái có tài xẻo cu
3.
Ai về Bình Định mà coi
Con ma Bình Định chuyên chơi mãng cầu
Mãng cầu có sợi dây câu
Ngụy trang cùng khắp trên đầu dưới chân
4.
Ma Bình Định độc vô cùng
Hết ông lão đến bà già trẻ con
Bề ngoài dạ bẩm thưa quan
Bên trong là cả một thùng dao phay
5.
Ma Hời này rất dữ dằn
Tay thì bóp cổ, miệng cười hả hê
Ta ú ớ, nàng cứ đè
Cứ đưa cái lưỡi mà thè liếm ta
Ta vùng vẫy, nàng chẳng tha
Chửi ta sao lại coi thường thần linh
Tháp Chàm là của dân Chiêm
Dân mi còn lạy rạp mình cầu xin
Còn mi, không nể không vì...
Nằm trong tháp ngủ, trưa hè, tỉnh bơ
6.
Ma Bình Định là chúng tôi
Đêm đêm bôi lọ xuống đồi làm ăn
Đêm nằm ẩn dưới hồ mương
Tinh sương được lệnh đội mồ xung phong
Ma bấy giờ, ma hiện hồn
Khiến cho “đồng chí”
phải kinh hoàng, đứng tim
VỚI PHẠM VĂN NHÀN
Tôi bạn xứ lạ người dưng
Bỗng nhiên lại chọn trạm dừng Qui Nhơn
Mậu Thân bạn nằm hướng Nam
Tôi hướng Bắc cùng kéo quân tiến về
Tôi bị thương ở Ông Tề
Bạn mang quân thế vào phòng tuyến tôi
Ngày đói rách thế mà vui
Trong
gian khổ thấy ít nhiều tình thân
VỚI LÊ VĂN TRUNG
Em
nào hiểu giữa cơn say
Ta
chiêm bao thấy một ngày rất xa (1)
Khỏi
cần khắc đá lời thơ
Câu
thơ Khu Sáu cũng là thiên thu
(1)
thơ Lê văn Trung viết trên vách tường của căn phòng Khu Sáu.Sau này bài
thơ được đăng trên Bách Khoa dưới nhan đề "Ngày Xa".
VỚI
PHẠM CAO HOÀNG
Bạn
tôi trẻ tuổi tài danh
Làm
sao quên được bài Hành Phương Đông (*)
Người ta hô hào chiến chinh
Còn bạn, đi giữa chiến tranh (*) để buồn!
Câu thơ năm cũ vẫn còn
Trái tim Khu Sáu vẫn đỏ hồng trong tôi
(*) tựa hai bài thơ rất quen thuộc trước 1975 của
PCH
VỚI NGUYỄN PHƯƠNG LOAN (*)
(*) Nhà thơ. Cùng với Hoàng Đình Huy Quan chủ trương tạp chí SÓNG ở Tuy Hòa. Tử trận ở vùng núi rừng Tam Biên. Trong lá thư gởi bạn bè từ căn cứ hỏa lực 6, trước khi chết, anh cho biết là anh sắp khùng đến nơi vì những trận bom, những lần tấn công, và những lần thất thủ. Anh nói báo chí khi tường thuật về căn cứ hỏa lực 6 này, họ chỉ viết 1/10 so với những người trong cuộc. Anh hay ghé Khu Sáu thăm anh em mỗi lần anh có dịp về Qui Nhơn.