Là
Quí Sách, sống cả đời cho sách,
Vẫn
Hoài Thư, canh cánh mộ thư hoài…
Tám
hai năm con đường như vẫn ngắn,
Để
như còn sống mãi với ngày mai.
Anh
bay đi theo mùa xuân chim Yến,
Bờ
bên kia, đôi chim hóa trường sanh…
Đôi
chim hót trên ngàn trang chữ nghĩa,
Để
lại đời triệu nỗi nhớ thương anh.
Sống
để viết nên chết không là hết,
Chỉ
là… chỉ là anh bay lên cao!
Biết
làm sao anh em còn gặp lại,
Bờ
bên này chỉ còn hẹn chìêm bao!
Giữa
năm 2009, Phạm Cao Hoàng gọi phone cho tôi “Tôi thấy có bài thơ mang tên ông
trong tập THƠ MIỀN NAM THỜI CHIÊN, do anh Trần Hoài Thư sưu tập, nều ông muốn
có 1 tập kỷ niệm, gọi số…”, tôi vội gọi cho anh Trần Hoài Thư…
Nói
biết thì tôi đã quá biết tên anh từ những ngày còn biết mê ôm và ngấu nghiến
một tập nguyệt san VĂN, BÁCH KHOA, Ý THỨC… mỗi tháng, trong đó tháng nào cũng
có bài anh, đến sau này, 1970. tôi về sư đoàn 22, biết anh từng ở đây, tôi hy
vọng được gặp anh một lần nhưng tôi đã không được may mắn, anh Trần Hoài Thư
cũng vừa mới giã từ sư đoàn 22 về Vùng 4, cho đến khi có được số phone anh ở Mỹ
và nhận được tập thơ anh gửi thì mới thật sự gọi là quen.
Cái
nhịp cầu Phạm Cao Hoàng đã giúp tôi cái cơ hội quen anh, qua trao đổi biết anh
chủ trương tạp chí Thư Quán Bản Thảo, chợt ấm lại trong tôi cái niềm vui viết lách, vốn đã nguội lạnh từ sau
những ngày bước ra khỏi lò “cải tạo” rồi sang Mỹ, muộn màng, chơi vơi, vật lộn
với áo cơm.
Chính
sự “hoài thư” của anh, đã ân cần, khuyến khích một ngòi bút non nớt như tôi
mạnh dạn hơn trên con đường chữ nghĩa, dù là trước 1975 tôi cũng đã có ít bài
đăng khiêm tốn trên một số tạp chí thời VNCH (nhờ đó, có bài tôi tưởng như
không còn nhớ tới đã được moi lên từ bàn tay của anh chị Trần Hoài Thư trong bộ
sưu tập thơ thời chiến).
…
Và bắt đầu từ đây, 2009, những bài viết cũ mới của tôi lần lượt được anh ưu ái,
như một người anh dắt tay thằng em cùng sải bước trên Thư Quán Bản Thảo, đến
2010, trong bộ VĂN MIỀN NAM dày hơn 2000 trang do chính anh chị sưu tầm gom
góp, một truyện ngắn có tên tôi cùng được góp mặt. Cũng trong năm này, THƯ ẤN
QUÁN do anh chủ trương đã xuất bản cho tôi 2 tác phẩm (thơ + truyện ngắn) đầu
tiên với những lời giới thiệu bay bổng của chính anh, là một đánh nhịp cho
những sáng tác sau này của tôi.
Tình
cảm anh em chúng tôi đã được bồi đắp thêm mỗi ngày và may mắn, tháng 4/2012,
anh phone cho tôi, đại hội cựu học sinh Trường Quốc Học của anh được tổ chức
tại San Jose, California, nơi tôi ở, cơ hội để tôi được gặp một nhà văn, nhà
thơ mà tôi từng hâm mộ.
Vậy là, tại San Jose, những ngày đại hội ngắn ngủi của anh, tôi không bỏ lỡ một khoảnh khắc nào mà anh có thời gian rảnh gọi cho tôi. Hai anh em, có khi ngồi cả buổi ở quán cà-phê, có khi có cả chị Yến, hiền thê của anh, có khi cùng gặp bạn bè Quốc Học của anh như Trần Doãn Nho, Lữ Quỳnh, Trần Đình Sơn Cước, Nguyên Minh…
Rồi chị Yến ngã bệnh, phải vào viện dưỡng lão, một mình anh vật lộn với Thư Quán Bản Thảo thêm một thời gian rồi… dừng bánh, và tôi cũng bệnh nặng, bị suy thận giai đoạn cuối, hơn mười năm tới lui ra vào bệnh viện và bác sĩ, tôi như thu mình trong bóng tối, nhưng cũng thỉnh thoảng gọi thăm anh chị, nhưng anh nghe điện thoại không còn thoải mái như trước vì tai anh đã đã bị tuổi già ghé thăm và ở lì lại đó, khoảng cách hai anh em có phần giãn ra.
Tháng trước nghe tin Chị Yến mất, tôi vừa buồn vừa lo cho anh phải chống chọi với nỗi trống vắng cùng sự suy yếu của sức khỏe, nghe nói anh bị tim, tôi thêm lo vì tôi sau hơn 4 năm lọc thận, cũng từ thận chuyển biến sang tim, tôi phải liên tục ra vô phòng cấp cứu, đang ở bệnh viện thì được Phạm Cao Hoàng báo tin anh mất.
Có phần bất ngờ vì tôi không nghĩ anh vội chạy theo Chị Yến nhanh như vậy. Nói như một người bạn của tôi “ở tuổi này chuyện ra đi là điều phải đến, nếu tao phải chết đi thì cũng không lấy làm buồn, nhưng thà là mình, chứ nghe bạn bè đi trước mình thì sao… buồn quá!”
Buồn quá!