Ai đó đã từng nói- chúng ta có thể chỉ mất một ngày, một
tháng, môt năm, để yêu một người. Nhưng chúng ta đã phải mất cả một đời để có thể
quên một người. Tinh yêu là những gì thiêng liêng không thể thiếu vắng trong cuộc
đời. Tinh yêu dù đau khổ hay hạnh phúc luôn là lý tưởng của cuộc sống. Sống với
niềm đau khổ vì tình yêu vẫn còn hơn sống với tâm hồn trống rỗng. Thảm trạng của
tinh yêu không phải buồn vui, giận hờn, ghen tuông, mà là sự dững dưng khi đứng
trước người yêu đã từng phụ mình. Dù xa nhau muôn trùng, nhà thơ, nhạc sỹ Trinh
Công Sơn vẫn hy vong ngày nào đó người yêu sẽ trở lại như thủy triều dâng xóa
đi những ngày buồn:
“Tinh
ngỡ đã quên đi
Như
lòng cố lạnh lùng
Người
ngỡ đã xa xâm
Bỗng về
quá thênh thang
Ôi áo
xưa lồng lộng
Đã xô
giạt trời chiều
Như từng
cơn nước rộng
Xóa một
ngày đìu hiu..”. (Tình Nhớ-TCS)
Trong sâu thẩm của tâm hồn, không có tình yêu đơn phương, luôn tình yêu được đáp trả với thái độ tích cực hay thầm kín mà chính người yêu không hay. Rồi đến khi thảm trạng của tình yêu xảy ra mới biết mình đã yêu. Giọt lệ ăn năn của Mỵ Nương đã an ủi tâm hồn đau khổ của kẻ xấu số Trương Chi.
Với tâm hồn
nhạy cảm, nhà thơ Tản Đà khi thấy chiếc lá lìa cành ông lại liên tưởng đến cảnh
chia tay-
“Vàng
bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững
ai xuôi thiếp phụ chàng...”.
Hờ hững phụ nhau là bi kịch của tình yêu. Trong thức tế ai
cũng bám lấy tình yêu, lý tưởng để sống, dù cho cuộc tình nhuộm màu cay đắng-
Khi yêu quên cả không gian và thời gian, quên cả sự cách
biệt tuổi tác. Không có tiêu chí nào dành cho tình yêu ngoài lý do của trái
tim. Lá Diêu Bông chỉ là sự huyễn hoặc
mà Hoàng Cầm đã mặc khải cho nhân vật của ông:
“Đứa
nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay
tao gọi là chồng
...Hai
ngày Em tìm thấy lá
Chị
chau mày
Đâu phải
lá Diêu Bông...
Mùa
Đông năm sau Em tiim thấy lá
Chị lắc
đầu-Trông nắng vãn bên sông”...
Và mãi đến lúc
“ Chị
ba con-Em tìm thấy lá
Xòe tay
phủ mặt chị không nhìn...
Từ thuở
ấy
Em cầm
chiếc lá
Đi đầu
non cuối bể
Gió quê
vi vút gọi
Diêu
Bông hỡi
Ôi Diêu
Bông...”
Và cứ thế tình yêu mãi mãi là vô tận...
Phải chăng tình
yêu tồn tại trong lòng như một tiềm thức, bỗng nhiên môt cơ hội hay một ngoại cảnh
nào đó đã đánh thức tình yêu. Một thiếu phụ trẻ đẹp có chồng đi chinh chiến miền
xa, rồi một ngày nào đó nàng chợt thấy mùa xuân trở về trên từng sắc lá của hàng
dương liễu xanh xui nàng nhớ chồng.
“Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu”.
Đó là nội dung của bài thơ “Khuê Oán” của Vương
Xương Linh- thời Thịnh Đường...Và mười hai thế kỷ sau, Lưu Trong Lư qua bài thơ
Tiếng Thu cho chúng ta thấy cảnh sắc lãng mạn, hữu tình của mùa Thu đã dấy lên lòng
nhớ thương chồng của người chinh phụ-
“Em không nghe mùa Thu
dưới trăng mờ thổn
thức?
Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ? “.
Từ Vương Xương Linh đến Lưu Trọng Lư qua một chiều dài lịch sử,
tình yêu vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân, hiền sĩ...
Tình yêu không là chiếm đoat, coi người yêu như là của riêng mình. Yêu là sự hy sinh, sự cống hiến tận cùng hầu mang lại hạnh phúc cho người mình yêu.
Con người là
chủ thể của tình yêu. Nhưng cái chết đã biến cuộc sống con người trở thành hữu
hạn, trong khi tinh yêu thì vô hạn. Đó là mối băn khoăn của Du Tử Lê trong bài
thơ “Khúc Thùy Du”
“...Hãy
nói về cuộc đời,
Khi tôi
không còn nữa
Sẽ mang
được những gì
Về bên
kia thế giới
Thùy Ơi
và Thùy ơi”
Không còn tiếng kêu thương thảm thiết nào cho bằng tiếng kêu réo gọi tình yêu trong cơn hấp hối của con người../.