Sunday, February 18, 2024

3251. LỜI TRĂNG TRỐI Nguyên tác: Nicole Krauss • Bản dịch: Nguyễn Mạnh Hùng.

Nicole Krauss, nhà văn Mỹ (1974-...)

Tuần trước, tôi viết một status về “Cõi Già” sau khi đi thăm Viên Linh ở nhà già về, và trích dân một bài thơ Viên Linh viết khi chưa đầy 40 tuổi vê nôi cô đơn trong cuộc sống tha hương. Bài thơ này làm tôi nhớ lại môt bản dịch truyện ngăn “The Last Words on Earth” của Nicole Krauss về nỗi cô đơn và những mất mát của môt người Ba Lan gốc Do Thái sống lưu vong trong thành phô New York. Krauss viêt truyện này lúc cô mới 30 tuổi. Phải chăng thi sĩ/văn sĩ cũng là tiên tri? (NMH).

 

LỜI TRĂNG TRỐI

Nguyên tác: Nicole Krauss

Bản dịch: Nguyễn Mạnh Hùng

 

”Lời trăng trối,” (The Last Words on Earth) được chọn đăng trên tập chí The New Yorker, số ngày 9/2/2004, là một truyện ngắn trong tập truyện The History of Love (Truyện Tình) cùa nhà văn trẻ Nicole Krauss xuất bản năm 2005. Ngay năm sau, tập truyện này đươc vào chọn vào chung kết giải Orange Prize for Fiction, và đến năm 2008 thì đoạt giải William Saroyan International Prize for Writing. Câu chuyện những mất mát khôn nguôi của một văn sĩ gốc Ba Lan sống lưu vong trong tuổi già cô đơn giữa thành phố New York đươc Nicole Krauss viết khi cô mới 30 tuổi.


 

Khi ngươi ta viêt cáo phó cho tôi. Ngày mai. Hay ngày mốt. Họ sẽ viêt rằng, “Leo Gursky mât đi để lại một căn hộ toàn đổ bỏ.” Tôi ngạc nhiên là tôi chưa bị chôn sống. Phải vất vả lắm tôi mới tạo được một đường đi giữa cái giường và nhà vệ sinh, giữa nhà vệ sinh và bàn ăn trong bếp, giữa cái bàn ăn và cửa ra vào. Nếu tôi muốn đi từ phòng vệ sinh ra cửa, tôi phải đi qua cái bàn trong bếp. Tôi tưởng tượng cái giường như điểm đứng của người quật bóng chầy, phòng vệ sinh là vị trí thứ nhất, cái bàn trong bếp là vị trí thứ hai, cái cửa là vị trí thư ba. Nếu chuông cửa reo khi tôi đang nằm trên giường, tôi sẽ phải đi vòng qua phòng vệ sinh và cái bàn ăn trong bếp để tới cửa. Nếu người bấm chuông là Bruno, tôi sẽ để yên cho anh vào rồi nhảy ngay lên giường, trong tiếng reo hò cổ võ của đám đông vô hình.


Tôi thường tư hỏi ai là người cuối cùng thấy mình còn sống. Nếu tôi phải đoán, tôi đoán người đó sẽ là anh chàng đưa đồ ăn của một tiêm cơm tầu. Có bảy ngày trong tuần thì tôi đăt mua cơm đem đến bốn ngày. Mỗi khi anh ta đem cơm đến, tôi rút ví trả tiền một cách rềnh ràng. Anh ta đưng trươc cưa cầm cái túi dính đầy dầu mỡ trong khi tôi tự hỏi có phải đêm nay là đêm tôi sẽ ăn hết cái chả giò, trèo lên giường, rồi bị đau tim mà chết trong giấc ngủ.


Tôi làm mọi cách để người ta phải thấy tôi. Khi ra đường, tôi thường ghé vào tiệm mua nước trái cây dù tôi không khát. Nêu tiệm đông người, đôi khi tôi làm bộ đánh rơi tiền trả lại trên sàn nhà làm cho những đồng xu hào rơi tung tóe khắp nơi. Vào tiệm bán giầy thể thao, tôi hỏi “Ông có những loại giầy thể thao nào?” Người bán hàng sẽ nhìn tôi như nhìn một ông già khùng rồi chỉ vào đôi giầy Rockports trắng toát. Tôi sẽ nói; “Không, tôi có rôi.” Rồi đi đến chỗ bán giầy Reeboks và chọn ra một đôi trông chẳng ra giầy, có thể là một đôi giầy bốt đi mưa, rồi hỏi mua giầy số 9. Người bán giầy nhìn chằm chằm vào mặt tôi. “Số 9,” tôi nhắc lại trong khi nắm chặt lấy chiêc giày mút. Anh ta lắc đầu đi vào phía sau tìm. Khi hắn trở lại, tôi đã tháo tất. Tôi vén ống quần nhìn xuống đôi chân già yếu của tôi, và sau môt phút vụng về hắn hiểu rằng tôi chờ hắn đi giày vào chân cho tôi. Tôi không bao giờ mua giày cả. Tôi chỉ không muôn chết trong một ngày không ai thấy tôi.


Mấy tháng trước, tôi thấy một cái quảng cáo trên báo, nói rằng “CẦN: MỘT NGƯỜI MẪU KHỎA THÂN CHO LỚP DẠY VẼ. 15 ĐỒNG MỘT GIỜ” Tốt quá sự tưởng tưọng đươc nhiều người nhìn thấy. Tôi gọi điện thoại. Một người đàn bà hẹn tôi đến gặp ngày Thứ Ba tuần sau. Tôi cố tả tôi cho bà ấy biết, nhưng bà ây không cần biết. “Trông thế nào cũng được,’” bà ấy bảo.


Ngày tháng chầm chậm đi qua. Tôi kể cho Bruno nghe chuyện này, nhưng hăn hiểu lầm. Hăn cho rằng tôi ghi danh học môt khóa vẽ để nhìn gái khỏa thân. Hăn không muốn nghe tôi cải chính. “Thấy vú của họ hả?” hắn hỏi, “Họ để hở vú à?” Tôi nhún vai. “Và để hở cả phía dươi nữa?”


Sau khi bà Fried ở tầng bốn chết mà mãi ba ngày sau mới có người biết, Bruno và tôi bắt đầu có thói quen kiểm tra lẫn nhau. Chúng tôi kiếm cớ, như khị tôi gõ cừa mà thây Bruno mở cửa, tôi sẽ nói “Tao hết giấy đi cầu.” Một ngày qua. Tôi nghe tiếng gõ cửa. Bruno giải thích “Tao đánh mất cuốn Chương trình truyên hình.” Tôi sẽ đi tìm đưa cuôn Chương trình truyền hính của tôi cho Bruno, dù tôi biết nó vẫn nằm chình ình ở chỗ cũ trên cái đi văng của hắn. Có lần, hắn xuông gặp tôi một buổi chiều Chủ Nhật nói “Tao cần một chén bột.” Thật là vụng về, nhưng tôi không nhịn được, nói “Mày đâu biết nấu nướng?” Sau một phút im lặng, Bruno nhìn thẳng vào mặt tôi “Mày thì biêt gì. Tao muốn làm bánh.”


Khi đến Mỹ, tôi không biêt ai, trừ một ngươi anh họ xa làm nghề sửa khóa, nên tôi làm công cho anh ta. Nêu anh ta là người đóng giày thì tôi cũng dã là thô đóng giầy, nếu anh ta hốt phân, thì tôi cũng hốt phân. Nhưng anh ta là thơ khóa và dạy nghề cho tôi, vì thê tôi là thợ khóa. Chúng tôi chung vốn mở một tiêm nhỏ, nhưng rôi một năm anh ta bị bệnh lao phổi. Họ mổ gan của anh, và anh ta sốt lên 106 độ rồi chết, vì thé tôi lấy hết cửa hàng ấy. Tôi bắt đầu gửi nửa phần lời của tiệm cho vợ anh ta dù bà đã láy chông làm bác sĩ và dọn đi Bayside. Tôi tiếp tục trông coi cưa tiệm hơn năm mươi năm. Đó không phải là cái nghề mà tôi muốn. Nhưng dần dà, tôi cũng thích nó. Tôi giúp những người mất khóa không vào nhà đươc, còn nhưng ngươi khác thi tôi giúp họ không cho vào nhà những người không đươc vào để họ có thể ngủ yên mà không có ác mộng.


Rồi một hôm tôi nhìn qua cửa số. Có thể tôi đang nhìn trời. Cứ để một thằng khùng trước cửa sổ là ta có một nhà hiền triết; cuộc đới cuối cùng biến tất cả chúng ta thành những người nhìn qua cửa số. Buổi chiều đi qua, bóng tôi dần dần phủ xuống. Tôi với tay lên cái dây để mở đèn và đột nhiên cảm thấy như có con voi đè lên ngực. Chân tôi khuỵu xuống. Tôi nghỉ tôi không sống mãi. Môt phút đi qua. Một phút nữa. Rồi một phút nũa, tôi bấm tay vào sàn nhà, lết đến cái điện thoại.


Hai mươi lăm phần trăm bắp thịt tim tôi bị tê liệt. Tôi cần thời gian để bình phục, và tôi không bao giờ làm việc lại nữa. Tôi nhìn qua cửa sổ. Tôi nhìn mùa thu trở thành mùa đông, mùa đông trở thành mùa xuân. Tôi lết lên lầu để ngồi cạnh Bruno.


Bruno và tôi là bạn thời thơ ấu. Khi tôi tới Mỹ tôi tưởng hẳn chết rồi, nhưng môt hôm đang đi trên đường East Broadway tôi nghe thấy tiếng nói của hắn. Tôi quay lại. Hắn đang đứng trước một tiệm bán chạp phô hỏi giá tiền cùa một thứ hoa quả gì đó. Tôi tưởng mình đang mơ. Đúng mình là nguời mơ mộng, có hy vọng gi đó là người bạn thuở nhỏ của mình? Tôi đứng lặng người trên vỉa hè. Hắn đang đứng chình ình trên mặt đất. Tôi tự nhủ. Năm mươi năm qua rồi và mình đang ở Mỹ, kia là tiệm McDonald’s. Hãy bình tĩnh. Tôi chờ một lát cho chắc ăn, tôi không còn nhận ra mặt hắn. Nhưng cách đi của hắn thì không thể nào lầm lẫn đươc –cái giáng đi nhảy nhót như chim. Hắn sắp sửa đi qua mặt tôi. Tôi đưa tay ra nắm lấy tay áo cùa hắn, gọi “Bruno.” Hắn đứng lại và quay người. Thoạt đầu hắn có vẻ sợ sệt rồi trở thành lúng túng. Tôi gọi, “Bruno.” Hắn nhìn tôi, mắt đầy lệ. Hắn đưa tay sờ má tôi, cái tay kia hăn đang cầm cái túi đựng mấy quả mận. “Bruno.”


Mấy năm sau thì vợ hắn chết. Hắn không thể sống một mình trong căn hộ của họ, cho nên khi có phòng trống ở tầng lầu trên tôi thi hắn dọn vào đó, Chúng tôi thường ngồi với nhau cạnh cái bàn trong bếp của tôi. Có khi cả buổi cũng chẳng ai nói một lời. Nếu chúng tôi nói, chúng tôi không nói bằng tiếng Do Thái. Cái ngôn ngữ thuở bé của chúng tôi đã trở thành xa lạ với chúng tôi từ lâu –chúng tôi không thể dùng nó như ngày xưa, cho nên chúng tôi không dùng nó nữa. Cuộc sống đòi phải có một ngôn ngữ mới.


Khi còn trẻ, tôi thích viết. Tôi viết ba cuốn sách trước khi tôi hai mươi mốt tuổi. Cuốn thư nhất tôi viết về S., cái làng tôi sống ơ Ba Lan. Tôi vẽ bản đồ cái làng ấy trên trang bìa, ghi tên từng nhà và từng tiệm: đây là tiệm bán thịt của Kipnis, đây là tiệm may của Pinsky, và đây là nơi Fishl Shapiro sống, hắn là một nhà lãnh đạo tinh thần hay môt thằng khùng cũng chẳng ai biết, đây là công viên trong làng nơi chúng tôi chơi đùa, và đây là ven rừng trong đó có cái cây nơi Beyla Asch treo cổ tự tử, và đây và đây nữa. Thế nhưng. Khi tôi đưa sách cho người duy nhất trong làng mà tôi muôn biết ý kiến thì nàng chỉ nhún vai và nói nếu tôi viết chuyện bịa thì có thể hay hơn. Vì thế, tôi viết cuốn thư hai, và viết đầy trong đó những người có cánh, những cây có rễ mọc ngược lên tận trời, nhũng người quên cả tên mình, và những người không còn gì để quên nữa. Khi viết xong, tôi chạy thẳng đến nhà nàng. Tôi dựa lưng vào tường ngăm mặt nàng khi nàng đọc. Trời bắt đầu tối, nhưng nàng cứ tiêp tục đọc. Nhiều giờ trôi qua, tôi tuột xuông ngồi trên sàn. Khi đọc xong, nàng ngước măt nhìn lên. Thoạt tiên nang không nói gì. Rồi nàng bảo có lẽ tôi không nên bịa tất cả mọi chuyện vì làm như vậy khiến nguời ta khó tin đươc vào một chuyện nào.


Nếu là ngươi khác, ngươi ta đã bỏ cuộc. Tôi bắt đầu lại. Lần này tôi không viết vế chuyện có thật và tôi cũng không viết về chuyện tưởng tượng. Tôi viết điều duy nhất mà tôi biết. Tôi viết một cuôn sách về tình yêu của tôi với nàng. Tôi viết miên man, hết trang nọ đến trang kia. Lần đầu tiên tôi viết ra tất cả. Ngay cả khi nguời con gái mà tôi cần có ý kiến đã lên tầu đi sang Mỹ, tôi vẫn tiếp tục viết tên nàng lên đầy các trang giấy.


It lâu sau khi nàng đi, mọi việc bắt đầu xuống dốc. Hitler xâm lăng Ba Lan. Có những tin đồn về những điều không thể hiểu dươc, và chính vì không hiểu được cho nên người ta không tin – cho đên khi chúng tôi không còn lựa chọn thì dã quá trễ. Đến lúc tôi tin thì tôi đã cắt bỏ cái phần duy nhất trong tôi từng nghĩ rằng tôi có thể có đủ chữ để diễn tả những chi tiết nhỏ nhất của cuộc đời.


Thế mà chỉ vài tháng sau khi tôi bị nhồi máu cơ tim, năm mươi bảy năm sau khi tôi bỏ cuộc, tôi bắt đầu viết lại. Tôi làm điều ấy cho riêng tôi. Đó là sự khác biệt. Tôi biết sẽ khó có thể tìm đươc chữ để tả đúng sự việc. Nhưng bởi vì tôi chấp nhận điều mà trước kia tôi cho rằng có thể mà thật ra không thể, và bởi vì tôi biết không bao giờ tôi cho ai đọc môt trang tôi viết, tôi viết câu: Tôi yêu khi tôi lên mười.


Câu ấy cứ ở đó, nằm trên trang giấy trắng nhìn lên tôi trong nhiều ngày. Tuần lể sau, tôi viết thêm môt câu nữa, cho đến khi đầy trang giấy. Điều này làm tôi sung sướng. Như tôi đã nói, tôi làm điều này cho chính tôi.


Có lần tôi hỏi Bruno, “Mày có đoán tao viết đươc bao nhiêu trang rồi không?” “Không biết,” Bruno nói. “Cứ viêt bừa xuống một con số,” tôi nói, “và đẩy nó sang phía bàn bên này.” Hắn nhún vai, rút túi ra cái bút. Hăn suy nghỉ khoảng môt, hai phút, rồi nhìn tôi. Tôi nói “Cứ đoán bừa đi.” Hắn cúi đầu xuông cái khăn ăn, viết nguệch ngoạc môt con số, rồi úp xuống. Tôi viết xuống số trang thật sự, 301, trên khăn ăn của tôi. Chúng tôi đẩy khăn ăn sang phía của nhau. Tôi cầm cái khăn ăn của Bruno. Vì lý do tôi không giải thích được, hắn viết con số 200,000. Hắn lây cái khăn ăn của tôi, lật lên. Trông hắn thất vọng ra mặt.


Đôi khi tôi mờ cuốn sách của tôi và đọc bất cứ trang nào tôi tình cờ thấy. Có những đoạn tôi thuộc nằm lòng. “Thuộc nằm lòng” không phải la chữ tôi dùng một cách bừa bãi. Tim tôi yếu và không vững. Tôi cố tránh cho nó càng ít bị sức ép càng tôt. Nêu có cái gì gây áp lực cho nó, tôi hướng cái ấy vào chỗ khác. Thí dụ như hướng vào ruột hay vào phổi. Khi tôi đi qua gương và thấy mình trong đó, hoăc khi tôi đưng trước bến đợi xe buýt và có đừa trẻ từ sau tôi nhảy ra nói “Ai mà hôi thối thế?” –nhũng tủi nhục nhỏ mà hằng ngày tôi phải chịu – những tủi nhục này tôi giữ trong gan tôi. Cái lá lách của tôi được giành cho ngọn roi quất của tất cả những gì tôi đã mất. Tủi nhục thì nhiều mà các bộ phận trong cơ thể thì ít. Thế nhưng. Ngươi ta có thể ngạc nhiên về sức chịu đựng của tôi. Khi tôi ngủ dậy và các ngón tay của tôi bị cứng, chắc chắn đó là lúc tôi mơ về tuổi trẻ của tôi. Những lúc tôi đột nhiên nhớ rằng cha mẹ tôi đã chết (ngay cả bây giờ tôi vẫn ngạc nhiên thấy tôi còn sống trong một thế giới mà những bậc sinh thành của mình không còn nữa), thì tôi để vào đầu gối của tôi. Cái gì cũng có thời của nó; mỗi khi tôi tỉnh dậy và tưởng lầm rắng có người đang nằm cạnh tôi thì tôi để vào con trĩ. Còn sự cô đơn thì không có cơ phận nào trong thân thể có thể chịu đựng được.


Ngày xưa có một thằng bé – Nó sống trong một cái láng không còn nữa, trong một cái nhà không còn nữa, cạnh một cánh đồng không còn nữa. Ngày xưa có một thằng bé sống trong một cái nhà trước cánh đồng nhà của môt ngươi con gái không còn nữa. Họ đặt ra hàng nghìn trò chơi để chơi với nhau. Họ gom góp thế giới trong từng vốc tay, và không bao giờ đối xử bất công với nhau. Khi trời tối họ chia tay nhau với nhựa cây dính trên áo và lá cây dính trên tóc.


Khi họ lên mười, thằng bé đòi cưới con bé. Khi chúng lên mươời một, thắng bé hôn con bé lần đầu. Khi lên mười ba, chúng gây lôn vơi nhau và, trong suốt ba tuần khô sớ, chúng không nói với nhau một lời. Khi chúng lên mười lăm, đứa con gái cho nó xem vết sẹo bên vú phìa trái. Tình yêu bi mật cùa chúng chúng không nói cho ai biết. Thằng bé hứa với con bé rằng suốt đời nó sẽ không bao gio yêu một nguời khác. “Nếu em chết thì sao?” đưa con gái hòi. “Ngay cả khi em chết,” nó trà lời. Sinh nhật của con bé, thằng bé cho nó một cuôn tư điển Ba Lan-Anh ngữ và chúng cùng nhau học từng chữ. “Cái này là gì?” thằng bé vẽ ngón tay xung quanh mắt cá chân của con bé, và đứa con gái tìm chữ trong tự điển. “Còn cái này là gi?” nó vừa hỏi vưa hôn khuỷu tay con bé. “Khuỷu tay! Chữ này là chữ gì vậy?” Thằng bé liếm khuỷu tay con bé, làm nó cười khúc khích. Khi chúng mươi bảy tuổi, chúng ngủ với nhau lần đầu, trên một ổ rơm trong một cái lán. Về sau –khi sự việc xảy ra mà chúng không tưởng tương được—con bé viết cho thằng bé môt lá thư nói rằng “Đến khi nào anh mới biết được rằng không phải cái gì cũng có chữ để tả?


Ngảy xưa có môt đứa con trai yêu môt đứa con gái có ông bố khôn ngoan đã gom góp hết tiền để gưi con gái mình lên tầu đi Mỹ. Thoạt đầu, nàng không chịu đi, nhưng đứa con trai đủ khôn để khuyên nàng đi, và thề rằng khi nó để dành đủ tiền, nó sẽ tìm cách đi theo nàng. Nó xin được một chân gác cổng ở một bệnh viện; nó cố dành dụm tối đa. Thế nhưng. Mùa hè năm 1941, quân Đức tiến sâu vào phía đông; trong một ngày tháng bảy nắng chói chang, chúng tiến vào S. Lúc ấy, thằng bé đang nằm trong rừng, nghĩ vê con bé. Có thể nói rằng tình yêu của nó cho con bé đã cứu sông nó. Trong nhưng năm tháng kế tiếp, đưa con trai lớn thành một người đàn ông vô hình. Bằng cách ấy, nó đã thoát chết.


Ngày xưa con người trở thành vô hình ấy tới Mỹ. Hắn đã phải trốn tránh trong suốt bốn năm liền, phần lớn sau những gốc cây trong rừng và trong các hầm hồ. Rồi xe tăng của Nga tiến vào. Suốt năm tháng, hắn sống trong trại tỵ nạn. Hăn nhắn tin cho ngươi anh họ đang làm thợ khóa ơ bên Mỹ, Hắn tập nói đi nói lại trong đầu mấy chữ duy nhất mà hắn biết bằng tiêng Anh. Đầu gối. Khuỷu tay. Tai. Cuôi cúng hắn có giấy tờ đi Mỹ. Hắn đi từ tầu hỏa đến tầu thủy, rồi sau một tuần hắn cập bến New York. Hắn nắm trong tay mảnh giấy có địa chi người con gái. Đêm hôm ây, hắn nằm trằn trọc trên sàn nhà của người anh họ. Tiếng lò sưởi kêu lạch cạch nhưng hăn vẫn biết ơn vì nó làm cho hắn ấm. Sáng hôm sau, người anh họ chỉ cho hăn cách đi tầu điện đến Brooklyn. Chỉ đến khi hắn bấm tay vào chuông cửa hăn mới sực nghĩ rằng đáng lẽ hắn phải gọi điện thoại trước để nàng khỏi bị đứng tim. Nàng mở cửa. Nàng quấn khăn xanh trên tóc. Hắn có thể nghe thấy tiếng đài phát thanh đang tường thuật trận đấu bóng vang qua tường nhà hàng xóm.


Ngày xưa có người con gái đi tầu thủy sang Mỹ và nôn ọe suốt chuyến đi, không phải vì say sóng mà vì nang có mang. Khi nàng biết, nàng viết thư cho người con trai. Ngày nào nàng cũng chờ thư chàng nhưng thư chẳng đến. Bụng nàng càng ngày càng lớn. Nàng tim cách dấu để khỏi bị mất việc ở một xưởng may quân áo. Mấy tuần trước khi sinh nở, nàng nhận đươc môt lá thư của môt người nào đó báo cho nàng biết chuyện gỉ đã xẩy ra ở S. Nàng không đi làm nữa. Nàng không muốn ra khỏi giường. Sau một tuần, người con trai của ông chủ đến thăm nàng, mang theo đồ ăn cho nàng và môt bó hoa cắm trong bình hoa cạnh giường nàng. Khi anh ta biết nàng mang thai, anh gọi bà đỡ đến. Nàng sinh con trai. Một hôm, nàng ngồi dậy trên giường và thây người con ông chủ đang ru con mình trong nắng. Môt năm sau, nàng bằng lòng lấy ngươi con ông chủ. Hai năm sau, nàng sinh hạ thêm môt đứa con nữa.


Người đàn ông trở thành vô hình đứng trong phòng khách nghe nàng kể câu chuyên của nàng. Hắn đã thay đổi nhiều trong năm năm qua, nên môt phần trong người hắn muốn thốt lên môt tiếng cưới lớn, khô khan. Tay run rẩy, nàng đưa cho hắn xem tấm hình của đứa bé lúc lấy đã lên năm. “Anh không viết thư. Em tưởng anh đã chết,” nàng nói. Hắn nhìn vào ảnh đứa bé, mà lúc ấy hắn không biết rằng khi lớn lên sẽ trông giống hệt như hắn, vào đại học, biết yêu rồi hết yêu, và trở thành một nhà văn nổi tiếng. “Tên nó là gì?” hắn hỏi. “Em đặt tên nó là Isaac.” Họ đứng im lặng rất lâu trong khi hắn nhìn vào tấm ảnh. Cuôi cùng, hắn thốt ra ba chữ: “Đi với anh.” Tiêng trẻ con hò hét vọng lên từ dưới phố. Nàng nhắm chặt mắt. “Đi với anh,” hăn cầm tay nàng. Mặt đầy lệ, nàng lắc đầu: “Em không làm thế được.” Nàng nhìn xuống sàn nhà, nói “Xin anh hiểu cho.” Vì thế, hăn phải làm cái điều khó làm nhất trong đời hắn: hắn đội mũ lên đầu và bỏ đi.”


Nếu người đàn ông từng thế thốt rắng suốt đời hăn sẽ không bao giờ yêu môt người con gái khác giữ lời hứa, thì đó không phải vì hắn bướng bỉnh, hay chung tình. Mà vì hắn không thể làm khác được. Và, vì đã dấu được tung tích của mình trong nhiều năm thì viêc dấu kín tình yêu đối với môt đứa con không biết đến sự hiện diện cùa mình trên đời không phải lá một điều khó tưởng tượng. Cũng chẳng phải vì người đàn bà duy nhất mà hắn yêu cần hắn làm nhu vậy. Có gì quan trọng nếu phải dấu thêm một điều nữa khi chính mình đã hoàn toàn biến mất?


Buổi sáng hôm tôi hẹn đi làm người mẫu cho một lớp dậy vẽ, tôi tỉnh dậy trong trạng thái háo hức. Tôi đợi một hồi lâu rồi đi xe buýt sang phía kia thành phố. Tôi tìm mãi mới thấy đúng địa chỉ. Tôi đi qua đi lại ba lần trươc một cao ốc mới nhận ra được đây đúng là đia chỉ tôi muốn đến. Đó là một cái nhà kho cũ với một vài cửa sổ bị bể. Cánh cửa trước rỉ sét được giữ cho mở bởi một thùng giấy các-tông. Trong giây lát, tôi có cảm tưởng như bị dụ đến đây cho người ta trấn lột và giết chết. Tôi hình dung thân tôi nằm dưới đất trong một vũng máu.


Trời đã tối và lác đác mưa. Tôi đứng trân trân, trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Sau cùng, tôi nghe tiêng cưới nói từ bên trong vọng ra. Tôi nghĩ mình thật là buồn cười. Tôi đưa tay vào nắm tay cửa thì đúng lúc cửa mở toang. Môt người con gái mặc áo len rộng quá khổ đi ra. Nàng vén tay áo lên. Tay nàng xanh xao, gầy guộc. “Ông cần gì?” nàng hỏi. “Tôi tìm một lớp dạy vẽ. Có đăng quảng cáo trên báo. Hay là tôi đến lầm chỗ.” Nàng ra hiệu “Ỡ trên lầu, tầng hai, phòng đầu tiên phía bên phải. Còn một giờ nữa lớp mới bắt đầu.”


Chẳng còn gì để nói thêm. Tôi bước lên những bậc cầu thang, tim tôi đập mạnh. Tôi thật là môt thằng khùng khi nghĩ rằng họ không đuổi tôi ra khi tôi cởi áo quần, và đừng trần truồng trước mặt họ? Lại còn nghĩ rằng họ sẽ chiêm ngưỡng cái cẳng chân đầy gân xanh của tôi, bộ phân sinh dục đã xệ còn đầy lông là, vá còn cái gì nữa –rồi bắt đầu vẽ? Thế nhưng. Tôi không lùi bước. Tôi vịn tay vào cầu thang, đi lên. Tôi nghe thấy tiêng mưa rơi lên cửa kính trên trần nhà; một luồng ánh sáng đục chiếu vào. Cuôi cầu thang là một hành lang. Phòng bên phải không có ai. Môt bục đá được phũ nhung đen lên trên, và những cái ghế gấp và giá vẽ nằm lổn nhổn. Tôi bước vào, ngồi xuông, và chờ.


Khoảng nửa giờ sau, người ta bắt dầu đi vào. Môt người đàn bà chỉ cho tôi chỗ thay quần áo, ở một góc nhà nơi treo một cái màn cửa tạm thời. Tôi đứng đó, bà ấy kéo cái màn cửa che quanh tôi. Một phút đi qua, tôi cởi giầy và xếp cho ngay ngắn. Tôi cởi vớ để vào trong giầy. Tôi cởi khuy áo rồi cởi áo. Tôi treo áo lên mắc áo. Tôi nghe thấy tiếng ghế lê kèn kẹt và tiếng cười nói. Đột nhiên, tôi cóc cần bị người ta trông thấy. Tôi muốn lấy giầy rồi lẩn ra khỏi phòng. Thế nhưng. Tôi vẫn cởi nút quần. Môt ý nghĩ thoáng qua: “Khỏa thân” có nghĩa là gì? Có phải là không mặc đồ lót hay không? Tôi rút trong túi ra cái quảng cào “Người mẫu khỏa thân.” Tôi tự nghĩ: Mình đúng là một thằng ngốc. Đây không phải là những người vẽ tài tử. Vừa tụt quần lót xuống dưới đầu gối thì tiếng chân của người đàn bà trở lại. “Ông ở trong đó có ổn không?” “Không sao, không sao, tôi sẽ ra ngay.” Tôi nhìn xuống. Có một đốm bẩn. Đó là lỗi của cái ruột của tôi. Nó không ngừng làm tôi khiếp sợ. Tôi tụt hết quần lót rồi bó nó thành môt trái banh.


Tôi đứng yên, Tôi bắt đầu thấy lạnh. Tôi nghĩ, thế này là chết hay sao? Chết trần truồng trong một cái nhà kho hoang phế. Ngày mai, Bruno sẽ đi xuống, gõ cửa phòng tôi, và không thấy ai trả lời. Bruno, tao xin lỗi. Tao muốn nói lời từ biêt. Tao ân hận làm mày thất vọng vì chỉ viết được ít trang quá. Rồi tôi nghĩ, Cuôn Sách của tôi. Ai sẽ thấy cuốn sách ấy? Và ngay lúc ấy tôi nhân chân đươc rằng dù tôi chỉ muôn viết cho riêng tôi, tôi vẫn muốn có người đọc.


Tôi vén màn, bươc ra. Nheo mắt vì bị chói nắng, tôi đứng trươc mặt họ.


Có khoảng chừng mười hai học viên ngồi trên ghê, tay cầm sách vẽ. Người con gái mặc áo rộng quá khổ cũng ở đó. Ngươi đàn bà chỉ cho tôi phòng thay quần áo chỉ vào cái bục phủ vải nhung, nói “Ông hãy đứng lên đó. Đứng theo tư thế nào mà ông thấy thoải mái nhất.” Tôi không biết quay người vào đâu, quay vào phía nào thi cũng có ngươi phải nhìn vào bô phân sinh dục của tôi. Tôi buông thõng tay theo hai bên sườn và chú tâm nhìn vào môt điểm trên sàn nhà. Họ đưa bút chì ra vẽ.


Chẳng có sự cố nào xảy ra. Bàn chân tôi chạm vào tấm vải nhung đắt tiền, những sợi lông trên tay tôi dựng đứng, những ngón tay tôi nặng như chì. Tôi cảm thấy thân hình tôi đi lại trước mười hai cặp mắt. Tôi ngửng đầu lên.

“Ông hãy cố đứng yên, đừng đụng đậy” người đàn bà nói.


Tôi chú tâm nhìn xuống một vết nứt trên sàn nhà. Tôi nghe rõ tiếng bút chỉ vạch trên giấy. Tôi muốn cười. Nhửng thân thể tôi bắt đầu muốn nổi loạn, đầu gối tôi bắt đầu run và bắp thit lưng của tôi căng cứng, nhưng tôi cóc cần. Nêu cần, tôi có thể đứng như thế suốt ngày. Mươi lăm, hai mươi phút đi qua. Người đàn bà nói, “Hãy nghỉ một lát rồi chúng ta sẽ tiếp tục với một thế đứng khác.”


Tôi ngồi. Tôi đứng. Tôi xoay người. Các học viên mở trang giấy. Người tôi tê dại. Mắt tôi ứa nước vì đau. Tôi lẩm nhẩm đọc vần ABC tới hai muơi lần. Cuối cùng tôi cũng mặc được quần áo vào người. Tôi không tìm thấy quần lót của tôi và tôi cũng quá mệt để tìm. Tôi vịn vào cầu thang đi xuống. Người đàn bà đi xuống theo tôi. Bà nói,” Chờ một chút, ông quên không lấy mười lăm đồng tiên công.” Tôi nhận tiền, và khi tôi nhét tiền vào túi, tôi thấy cái mớ quần lót của tôi ở trong ấy.

“Cám ơn bà,” Tôi biêt ơn thật sự. Tôi kiệt sức rồi, nhưng vui sướng.


Tôi muốn nói ở một nơi nào đó, rằng tôi cố gắng bỏ qua tất cả. Thế nhưng. Có những lúc trong đời, trong nhiều năm, tôi rất tức giận. Sư xấu sa làm tôi thay đồi hẳn. Trong chua sót cũng có môt sự hài lòng nào đó. Tôi ôm ấp nó. Tôi càu nhàu với thế giới. Và thế giới càu nhàu lại với tôi. Tôi đóng sập cửa vào mặt người ta. Tôi đánh rắm bất cứ nơi nào tôi muốn. Tôi buộc tội những nguời thu tiền đã trả thiếu tôi một xu trong khi tôi còn cầm đồng xu trong tay. Rồi đến một hôm, tôi sực nhận ra rằng tôi đang từ từ trở thành một anh già lẩm cẩm bỏ thuốc độc giết chim bô câu. Người ta đi sang hè phô bên kia để tránh tôi. Tôi là một là một thư bệnh ung thư biết đi. Thật ra tôi không giận dữ. Không còn giận gì nữa. Tôi đã bỏ sự giận dữ của tôi ở một nơi nào đó từ lâu rồi. Để nó lại trên môt cái ghế trong công viên rồi bỏ đi. Thê nhưng. Đã lâu rồi tôi không biết sống theo cách nào khác. Môt hôm, tôi tỉnh giấc và tự nhủ “Chưa muộn đâu.” Ngày đầu tiên thật là lạ. Tôi tập cười trước tấm gương. Rồi. Nó cười lại với tôi. Tôi có cảm giác như đã trút bỏ đươc một gánh nặng. Tôi bỏ qua thì tôi cũng được bỏ qua. Vài tháng sau, tôi tìm thấy Bruno.


Về nhà sau lớp dạy vẽ, tôi thấy cái nốt của Bruno dán lên cửa hỏi “MÀY Ở ĐÂU?” Tôi không buồn leo thang lên tầng trên để nói vơi hắn vì quá mệt. Tôi cứ để nguyên quần áo và lăn vào giường. Quá nửa đêm, có tiếng chuông điện thoại reo. Chắc đó là Bruno. Nếu tôi không sợ hăn gọi cảnh sát thì tôi đã lờ đi. Tại sao hắn không gõ cái ba-tong của hắn vào cái lò sưởi như hắn vẫn làm (Ba tiếng gõ có nghĩa là “Mày còn sông không?” Hai tiếng gõ là “Còn.” Một tiếng là “Không.” Tôi tung chăn và đi lảo đảo trên sàn, đụng cả vào chân bàn. Tôi với lấy điện thoại nói “ O.K. O.K. Mày không cần phải đánh thức cả cao ốc.” Phía bên kia im lặng. Tôi hỏi “Bruno đấy à?”

“Có phải đó là Leo Gursky?”


Người đàn ông bảo tôi rằng ông ta không mở khóa vào nhà được. Ông ta gọi tổng đài điện thoại và tìm đươc số của tôi. Tôi nói, “Tôi đã về hưu rồi.” Ông ta không ngờ đươc rằng số ông đen như thế. Ông đã gọi ba thợ khóa mà không ai trả lời. “Ngoài kia mưa to như xối nước,” ông nói.

“Ông có thể tìm một chỗ khác để ngủ tạm dêm nay không? Sáng mai dễ tìm thợ khóa hơn. Ở thành phô này thiếu gì thợ khóa.”

“Không,” ông ta nói. “Thôi được, nếu tôi làm phiền ông quá . . .” Ông ta ngừng lại, chờ tôi nói. Tôi không nói. “Thôi được.” Tôi nghe thấy sự thất vọng trong tiếng nói của ông. “Tôi xin lỗi đã làm phiền ông.”


Thế nhưng. Ông ta không buông điện thoại, và tôi cũng vậy. Lòng tôi đầy mặc cảm tội lỗi. Tại sao tôi cần ngủ? Lúc nào ngủ chẳng được. Ngày mai. Hay ngày kia. Lúc nằm dưới lòng đất.”

“Được. Được,” Tôi nói dù tôi nghĩ rằng tôi không muốn nói thế. Tôi phải tim các đồ nghề của tôi. Như tìm một cây kim trong đống rơm hay tìm một người Do Thái ở Ba Lan.

Ông ta cho tôi môt địa chỉ ở trên phố. Chỉ sau khi buông điện thoại tôi mới nhớ rằng giờ này mà chờ xe buýt thì còn lâu mới có. Tôi có một cái thẻ đi xe đặc biệt trong ngăn kéo nhà bếp, có thể không bao giờ tôi dùng đến nó. Nhưng. Biết đâu đấy. Tôi gọi một cái xe taxi rồi bắt đầu lục tủ đẻ tìm đồ nghề. Tôi đang tìm thì có tiếng chuông reo. Khi quần mình tụt xuống dưới mắt cá, đó là lúc mọi người kéo đến. Tôi nói to qua cái loa: “Chờ tôi một phút tôi sẽ xuống.” Khi tôi quay lại thì cài hộp đồ nghề đã ở đó, ngay dưới mắt tôi. Tôi nhặt áo mưa ở dưới sàn, nhìn vào gương vuốt tóc, rồi đi ra.


Môt cái li-mu-din đen đang chờ dưới phố, mưa rơi trên đèn pha. Ngoài ra chỉ có mấy chiếc xe không người đỗ dọc theo vỉa hè. Tôi định đi trở lại cao ốc thì người tài xế xe li-mu-din mở cửa kính xe và gọi tên tôi. Đầu anh ta quấn cái khăn của người Hồi giáo. Tôi đi đến cửa xe, nói “Chắc ông lầm rồi. Tôi chỉ gọi một taxi thồi.”

“Không sao,” anh ta nói.

“Nhưng đây là xe li-mu-din.”

“Cũng được,” anh ta nhắc lại và ra hiệu cho tôi lên xe.

“Tôi không có tiền trả thêm.”


Cái khăn Hôi giáo gật gật. Anh ta nói: “Lên ngay đi, không thì ông sẽ bị ướt sũng nươc mưa”


Tôi chui vào xe. Xe rộng hơn tôi tưởng. Tối thoáng nghe tiêng nhạc êm dịu phát ra từ phía trươc và tiếng quay đều của cái quạt nước. Đèn đường rọi xuông các vũng nước. Trong xe có môt lọ kẹo bac hà và tôi bốc kẹo bỏ đầy túi. Khi chiếc li-mu-din đậu lại, người tài xế chỉ tay vào một căn nhà. Một căn nhà thật đẹp có bậc thang dẫn lên tới cửa và đá có khắc hình lá cây. Người tài xê nói “Mười bảy đồng,” Tôi lục túi tìm ví, Không có. Cái túi khác. Quẩn lót của tôi, vẫn không thấy ví tiền. Có thể tôi để quên ở nhà vì đi vội. Tôi nhớ đến khoản tiền lớp học vẽ trả cho tôi. Tôi lục trong đám keo bạc hà và quần lót thì tìm thấy cái ví. “Rất tiêc,” tôi nói. “Thật là xấu hổ. Tôi chỉ có mười lăm đồng.” Tôi phải thú nhận rẳng tôi không muốn rời những đồng bạc ấy, nói đó là những đồng tiên vất vả mới kiêm được cũng không đúng hẳn, nhưng vì lý do khác, ngọt bùi hơn. Rồi. Sau một hồi, cái khăn quấn đầu gật gật và người tài xế nhận tiền.


Người đàn ông đợi sẵn ở trước cửa. Dĩ nhiên, ông ta không ngờ tôi đi li-mu-din đến, và hiện ra như một “Thơ Khóa Trên Trời Rớt Xuống.” Tôi cảm thấy bẽ bàng. Tôi muốn giải thích. “Hãy tin tôi đi, tôi không bao giờ tưởng bở rằng tôi là một nhân vật đặc biệt.” Nhưng trời đang mưa ào ào, tôi cho rằng ông ta cần tôi hơn là những lời giải thich của tôi. Đó là môt ổ khóa rắc rối. Người đàn ông đứng cao hơn tôi, tay cầm cái đèn pin của tôi chiếu xuống. Mưa rơi trên gáy tôi. Tôi cảm thấy người ta rât cấn tôi mở được cái khóa ây. Tôi cố mở nhưng thất bại. Lại cố, lại thất bại. Rồi cuôi cùng, tim tôi bắt đầu đập nhanh. Tôi xoay cái tay cầm cửa và cái cửa mở toang.


Ông ta mời tôi vào phòng khách. Tôi đứng đợi trong khi ông ta gọi xe đón tôi và thay quần áo ướt. Tôi phản đối, nói rằng tôi có thể đi xe buýt hay gọi taxi, nhưng ông ta không chịu, nhất là lúc ấy trời đang mưa lớn. Phòng khách đầy sách. Tôi chưa thấy chỗ nào có nhiều sách như thế mà không phải là thư viện. Tôi cũng thích đọc sách. Mỗi tháng một lần, tôi đến thư viên địa phương. Tôi mượn cho tôi môt quyển sách, còn Bruno, vi mắt anh ta có màng, cho nên tôi mượn cho anh ta một cuôn sách đọc trên băng cát-sét. Thoạt đầu, Bruno có vẻ nghi ngờ. “Tao làm gì đươc với cái này?” hắn nói và nhìn vào bộ cát-sét “Anna Karenina” như thể tôi đưa cho hắn thuốc rửa ruột. Thế nhưng. Chỉ môt hai ngày sau, khi tôi đang làm việc của tôi thì nghe vọng từ lầu trên tiếng đọc “Mọi gia đình hạnh phúc đều giống nhau,” điều này làm cho tôi gần nổi điên. Sau đó, hắn vặn rất to cát sét để nghe bất cứ cái gi tôi mượn cho hắn, rôi sau đó trả cuốn băng lại cho tôi, không một lời bình phẩm. Một buổi chiều tôi mang từ thư viện về cuốn “Ulysses.” Hắn nghe suốt một tháng liền. Hắn có thói quen bấm vào nút “ngừng” rồi vặn lại để nghe những chỗ hăn chưa nám vững. “Mô thức không tránh được của cái hữu hình: ít nhất nó là thế.” Ngừng, vặn lại. ‘Mô thức không tránh được của.” Ngừng, vặn lại, “Mô thức không tránh được.” Ngừng. “Không tránh.’ Khi đến hạn trả sách, hắn muốn gia hạn. Tôi chán ngấy cái viêc ngừng rôi nghe lại của hắn cho nên tôi ra tiệm mua cho hắn cái Sony Sportsman để hắn gắn vào thắt lưng mang theo để nghe. Tôi nghĩ, hắn chi thích được nghe cách phát ảm theo giọng Ái nhĩ Lan.


Tôi nghỉ cũng tội cho Bruno. Có lẽ hắn đã gọi điện thoại đến nhà xác hỏi xem có ai khiêng vào một ông già trong ví có cái cạc ghi hàng chữ “TÊN TÔI LÀ LEON GURSKY, TÔI KHÔNG CÓ GIA ĐÌNH. XIN GỌI ĐIỆN THOẠI ĐẾN NGHĨA TRANG PINELAWN. TÔI CÓ MIẾNG ĐÂT Ở ĐÓ TRONG PHẦN ĐẤT CHÔN NGƯỜI DO THÁI. CÁM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG BÀ.” Hoặc hắn nghĩ rằng tôi đang đi lang thang dưới mưa với cái đầu đầy mơ mộng. Có lần Bruno nói rắng nếu tôi mua môt con chim cu thì khi tôi đi được nửa đương nó biến thành con chim bồ câu; lên xe buýt nó thành con vẹt; về đến nhà trước khi tôi mang nó ra khỏi lồng, nó biến thành chim phượng hoàng. “Mày như vây đó,” hắn nói, đồng thời lấy tay phủi mấy cái mẩu vụn không hề có trên mặt bàn.” “Không, không phải thế,” tôi nói. Hắn nhún vai và nhìn qua cửa số. Tôi nói “Có ai nghe nói đến chim phượng hoàng đâu? Chim bồ bâu thì có. Chim phượng hoàng thì không thể. Hắn quay mặt đi, nhưng tôi thấy miệng hẳn mỉm cười.


Theo thói quen, tôi nhìn vào tủ sách của người đàn ông để xem có cuốn nào nà tác giả Isaac yêu dấu của tôi không. Quả là có. Không phải môt cuôn mà bốn cuốn. Tôi lấy ra một cuốn, quay nó ra mặt sau để nhìn ảnh của Isaac. Chúng tôi gặp nhau một lần. Isaac ra mắt sách ở đường 92 Y. Tôi mua vé từ bốn tháng trước. Nhiều lần trong đời, tôi tưởng tượng ra cảnh chúng tôi gặp nhau. Tôi với tư cách là cha, nó với tư cách là con. Thế nhưng. Tôi biết chuyện ấy không bao giờ xẩy ra. Điều tối đa mà tôi có thể hy vọng là có một chỗ ngồi trong đám thính giả. Nhưng trong buổi đọc sách ấy, môt cảm giác tràn ngập hồn tôi. Sau đó, tôi thấy tôi đứng trong đám người xếp hàng mua sách. Tay tôi run run, tôi dúi vào tay nó mẩu giây mà tôi viết tên tôi lên trên. Nó nhìn vào đó, rồi chép tên tôi trên sách. Tôi cố nói một điều gì, nhưng nói không thành lời. Nó mỉm cười và cám ơn tôi. Thế nhưng. Tôi vẫn đứng yên một chỗ. Nó hỏi “ông có cần gì thêm không?” Tôi phe phẩy đôi tay. Ngươi đàn bà sau lưng tôi nhìn tôi một cách khó chịu, rồi tiến lên đễ chào nó. Nó làm gì được? Như một thằng điên, tôi phe phẩy đôi tay. Nó ký vào cuôn sách của bà ấy. Mọi người đều cảm thấy khó chịu. Giòng người xếp hàng phải đi vòng qua tôi để tới gần nó. Thỉnh thoàng nó nhin tôi, tỏ vẻ ngạc nhiên. Có khi nó mỉm cười với tôi như cười với một thằng khùng. Thế nhưng. Tôi cố dùng tay để nói với nó mọi chuyện. Cho đến khi người bảo vệ nắm khuỷu tay tôi và tống tôi ra cửa. Lúc ấy là mùa đông. Những mảng tuyết lớn rơi dưới đèn đường. Tôi chờ nó ra, nhưng nó không bao giờ ra. Có thể nó đi ra cửa sau. Tôi không biết. Tôi lấy xe buýt đi về. Đêm ấy, trước khi đi ngủ, tôi mở cuốn sách ra, để trên bàn cạnh giường ngủ. Trên sách có chữ “Tặng Leah Gersky.”


Tôi đang cầm cuốn sách thì người đàn ông đến sau lưng tôi. “Ông biết cuốn sách này à?” Tôi buông tay, sách rơi cái bịch xuông đất, mặt đúa con tôi nhìn lên. Đột nhiên tôi thấy mệt, mệt như chưa bao giờ mệt thế. Tôi cố giải thích. “Tôi là cha nó.” Cũng có thể tôi nói: “Nó là con tôi.” Nói thế nào thì tôi cũng đã làm cho ông ta hiểu, bởi vỉ mặt ông lộ vẻ sững sờ, rồi đến ngạc nhiên, và ông nhìn tôi như ông không tin tôi. Đối với tôi, điều đó cũng chẳng sao, bởi vì tôi tưởng tôi là cái thá gì mà đi sửa khóa bằng xe li-mu-din, rồi lại tuyên bố mình là cha đẻ của một nhà văn nổi tiếng?


Tôi cúi xuống nhặt cuôn sách để lên kệ sách. Người đàn ông tiếp tục nhin tôi, đúng lúc ấy có tiềng còi xe ngoài cửa. Đó là điều may cho tôi vì tôi đã chán bị người ta nhìn suốt ngày. Tôi nói, “Xong rồi, tôi phải về,” rồi đi thẳng ra cửa. Người đàn ông rút ví lấy ra tờ giấy một trăm đồng đưa cho tôi. “Ông là cha ông ấy à?” người đàn ông hỏi nhưng có vẻ không tin. Tôi bỏ tiền vào túi và đưa cho ông một viên kẹo bạc hà miễn phí. Và bởi vì tôi không biết nói cách nào khác, tôi bảo “Tôi cũng giống như là chú nó.” Ngươi đàn ông nhướng mắt. Tôi lấy cái hòm đồ nghề của tôi rôi bước ra ngoài mưa. Khi tôi tới xe, người đàn ông vẫn còn đứng trước cửa, nhìn ra. Để tỏ ra mình hết khùng, tôi gửi cho người đàn ông cái vẫy tay theo kiểu vẫy tay của Nữ Hoàng.


Khi tôi về đến nhà thì đã ba giờ sáng. Nhưng tôi không ngủ được. Tôi nằm xuống, nghe mưa rơi. Sau đó tôi ra khỏi giường đi vào bếp. Tôi để bản thảo của tôi trong môt cái hộp trong lò nướng. Tôi lấy ra để nó trên cái bàn trong bếp. Tôi đun nước cho sôi. Mưa nhẹ dần. Một con chim bồ câu gáy trên ngưỡng cửa sổ. Nó xù lông, đi đi lại lại, rồi bay đi. Thật là tự do như chím. Tôi đặt một tớ giấy vào máy chữ, rồi dùng hai ngón tay đánh máy cái tên tôi chọn cho sách của tôi: “Chữ Nghĩa cho Mọi Thứ.”


Trước khi đổi ý, tôi lấy tờ giấy trong máy chữ ra, đặt nó lên trên chồng giấy trong hộp, rôi đóng nắp hộp. Tôi lấy giấy dầu bọc nó lại. Trên mặt giấy, tôi viết địa chỉ của Isaac mà tôi đã thuộc nằm lòng.


Chẳng có điều gì xảy ra. Không có gió thổi bay mọi thứ. Không có nhồi máu cơ tim. Không có thiên thần chờ ngoài cửa. Bên ngoài trời bắt đầu sáng. Tôi ăn một thỏi Metamucil rồi ngồi vào bồn tắm. Tôi thay quần áo. Tôi nhổ nước bọt vào tay để vuốt tóc. Tôi ngồi, giữ bọc giấy dầu trong tay. Đúng tám giờ bốn mươi lăm phút, tôi khoác áo mưa, cầm gói bưu kiện trong tay. Rồi, tôi ra cửa đi vào buổi sáng.


Tôi không biết tôi chờ đợi điều gì, nhưng tôi có chờ đợi môt điều gì đó. Các ngón tay của tôi run lên mỗi lần tôi mở hộp thư. Tôi ra mở hộp thư hôm Thứ Hai. Không có gì. Tôi ra mở hộp thư hôm Thư Ba và Thư Tư. Không có gì. Thư Năm, cũng vậy. Thư Sáu, khi tôi đang ngủ gật gù trên ghế thì điện thoại reo. Tôi chắc đó là con tôi gọi. Thế nhưng. Đó chỉ là một giáo viên trong lớp dậy vẽ muốn tìm người cho một dư án mà bà nhận làm cho một phòng triển làm, và bà nghĩ đến tôi, bởi vì tôi có một hiện diện ấn tượng. Dĩ nhiên tôi cảm thấy được đánh giá cao. Nếu ở lúc khác, điều ây có thể là lý do cho tôi phách lối. Thế nhưng. “Dư án loại gì?” tôi hỏi. Bà ấy nói, tôi chỉ phải làm một việc là ngồi khỏa thân trên cái ghế sắt đặt ở giữa phòng, rôi, nếu tôi muốn, bà cũng hy vọng là tôi muốn, tôi sẽ nhúng người vào một cái vại máu bò rôi lăn trên những tấm giấy trắng lớn.


Tôi có thể là thằng khùng, nhựng tôi không tuyệt vọng. Tôi cám ôn bà ta đã nghĩ đến tôi nhưng tôi phải từ chối vì tôi đang có dự định ngồi trên ngón tay cái của tôi và xoay theo chiều quay của trái đất quanh mặt trời. Bà ta thất vọng. Nhưng bà có vẻ thông cảm. Bà nói nếu tôi muôn xem tranh cái lớp dậy vẽ vẽ tôi thì tôi có thể đến xem cuộc triển lãm họ sẽ tổ chức trong tháng tới. Tôi viết ngày triên lãm xuống rồi tắt điện thoại.


Vì tôi đã ở trong phòng suốt ngày, nên tôi quyết định ra ngoài đi bách bộ. Tôi là một ông già. Nhưng tôi vẫn xoay sở được. Trời bắt đầu tối, nhưng tôi cứ đi. Tôi không định đi đâu. Khi tôi thấy quán cà phê Starbucks, tôi đi vào mua môt ly cà phê, vi tôi thích uông cà phê, chứ không phải vì tôi muốn ai để ý đến tôi. Thường thường tôi hay ra bộ, nói “Cho tôi một Tall Grande, cho tôi môt Chair Super Venti Grande, hay tôi muốn một Short Frappe.” Để được chú ý thêm, tôi còn kiếm cách làm đổ ly ở bàn để đường sữa. Lần này thì không. Tôi đổ sữa vào cà phê như một công dân bình thường trên thế giói rồi ngồi xuống cái ghế bành trước mặt một người đang đọc báo. Tôi ôm ly cà phê trong tay để hưởng cái ấm áp của nó. Ở bàn bên có người con gái tóc xanh cúi đầu xuống cuốn sổ ghi chép, miệng ngậm cái bút bi, bàn kế đó có một đứa con trai mặc đồng phục đá banh ngôi cạnh ngươi mẹ, bà nói với nó “số nhiều của elf là elves.” Một niềm hạnh phúc trản ngập lòng tôi, tôi ngất ngây được thấy mình là một phần của cảnh này. Được uống một ly cà phê như một người bình thường. Tôi muốn hét lên “Số nhiều của elf là elves! Một ngôn ngữ hay biết mấy! Thế giời kỳ diệu biết bao!”


Cạnh phòng vệ sinh là một cái điện thoại công cộng. Tôi móc túi lấy ra hai mươi lăm xu và gọi cho Bruno. Điện thoại reo chín tiếng. Người con gái tóc xanh đi qua tôi vào phòng vệ sinh. Tôi mỉm cười với cô. Kỳ diêu thay! Cô cười lại với tôi. Đến tiếng reo thứ mười thì hăn nhắc điện thoại.

“Bruno đấy có phài không?”

“Phải.”

“Còn sống có phải sướng không?”

“Cám ơn ông, tôi không muốn mua gì cả.”

“Tao không muốn bán gì cho mày! Tao là Leo đây. Mày hãy nghe kỹ. Tao đang ngồi ở đây uống cà phê và đột nhiên tao thấy.”

“Ai thấy mày?”

“Này, mày hãy nghe cho rõ! Tao thây hạnh phúc vì còn sống. Còn sống! Tao muốn nói với mày như thế. Mày có hiểu tao nói gì không? Tao nói rằng đời sông là một cái đẹp, Bruno. Một cái đẹp và môt niềm vui vĩnh cửu.”


Im lặng.

“Đồng ý, mày nói gì cũng được. Đời sống là cái đẹp”

“Và một niềm vui vĩnh cửu,” tôi nói.

“Được,” Bruno đáp. “Và một niềm vui.”


Tôi chờ.

“Vĩnh cửu.”


Tôi sắp sửa cắt điện thoại thì Bruno nói, “Leo?”

“Cái gì?”

“Có phải mày nói đời sống con người?”


Tôi nhâm nhi cà phê hết nửa tiếng, và tận hưởng từng giây phút. Người con gái gấp vở lại và ra đi. Người đàn ông sắp đọc hết tờ báo. Tôi đọc các tiêu đề. Tôi là một phần nhỏ của cái gì lớn hơn chính tôi. Phải. Đời sông con người. Đời sống! Con người! Người đàn ông giở trang báo, và tim tôi thắt lại.


Đó là hình của Isaac. Tôi thu thập tất cả các bài báo viết về nó, và tôi nghĩ tôi đã thấy tất cả hình của nó. Tôi nhìn ngắm hinh nó hàng nghìn lần. Thế mà. Cái ảnh này rất mới đối với tôi. Nó đứng trước cửa sổ, cằm cúi xuống, đầu nghiêng về một phía. Có thể nó đang suy nghĩ điều gì. Nhưng đôi mắt của nó ngước lên như có người gọi tên nó trước tiếng sập của máy ảnh. Tôi muốn gọi tên nó. Đó chỉ là một tờ báo, nhưng tôi muốn gào thật to. “Isaac! Bố đây! Con có nghe tiếng bố không, Isaac bé nhỏ của bố.” Tôi muốn nó nhìn về phía tôi như nó phải làm khi có ngươi kéo nó ra khỏi suy nghĩ của nó. Thế nhưng. Nó không làm được.


Cái tiêu đề ấy viết: “ISAACMORITZ, TIỂU THUYẾT GIA, TẠ THẾ LÚC 60 TUỔI.”


Thơi gian trôi qua. Cuối cùng một người làm trong tiệm Starbucks có cái nhẫn gắn trên lông mày đến chỗ tôi, nói “Chúng tôi phải đóng của tiệm bây giờ.” Tôi nhìn quanh. Hắn nói đúng. Mọi người đã về hết. Ngươi con gái với nhưng ngón tay sơn đỏ đang quét nhà. Tôi đứng lên. Hay. Tôi muôn đứng lên nhưng chân tôi không chịu hợp tác. Người làm trong tiệm nhìn tôi như môt con rán trong bột làm bánh. Cái ly giấy đựng cà phê đã bị bóp thành một đống trong tay tôi. Tôi đưa nó cho người làm công và đi ra. Tôi sực nhớ đến tờ báo. Người làm công đã vứt nó vào sọt rác. Tôi móc nó ra trong khi anh ta nhìn tôi.


Tôi không biết tôi về nhà bằng cách nào. Chắc Bruno nghe thấy tiếng tôi mở cửa, vì chỉ một phút sau hắn đã từ trên lầu đi xuống và gõ cửa. Tôi đang ngồi trong bóng tối, trên cái ghế cạnh cửa sổ. Hắn gõ cửa liên tục. Cuôi cùng, tôi nghe tiêng chân hăn bươc lên cầu thang. Môt giờ trôi qua, tôi lại nghe tiếng chân hắn trên cầu thang. Hằn đút một tờ giấy dưới khe cửa trên có viết chữ “ĐỜI SỐNG THẬT LÀ ĐẠP.’ Tôi đẩy tờ giấy ra, hắn đẩy lại, cứ giằng co như thế. Tôi nhìn vào tờ giấy. “ĐỜI SỐNG THẬT LÀ ĐẠP” Tôi nghĩ có khi đúng như vậy. Đó là chữ để chỉ cuộc sống. Tôi nghe tiếng thở của Bruno phía bên kia cánh cửa. Tôi lấy bút chì viết, “VÀ MÃI MÃI LÀ MỘT TRÒ ĐÙA.” Tôi đẩy nó qua khe cửa. Một phút yên lăng trong khi hắn đọc. Sau đó, hắn có vẻ hài lòng và đi lên cầu thang.


Có thể tôi đã khóc. Có gì lạ đâu!


Tôi lấy tờ báo, cắt hình của Isaac ra và để vào trong ví, trong ngăn để ảnh. Tôi mở ví ra, đóng ví vào vài lần để nhìn mặt nó. Rôi, tôi thấy dưới chỗ tôi cắt cái ảnh ra có hàng chữ, “Tang lễ sẽ cử hành ngày mai, lúc 10 giờ sáng tại Central Synagogue.”


Tôi lấy ra một bộ quân áo nhàu nát mà tôi gọi là bộ đồ vía. Tôi ngồi trên bàn trong nhà bếp và xé môt vết rách trên cổ áo. Tôi muôn xé rách hết cả cái áo. Thề nhưng. Tôi tự chế. Fishl môt nhà lãnh đao tinh thần Do Thái cũng có thể là một tên ngu ngốc đã từng nói. Một vết xé còn làm ta đau khổ hơn trăm vết xé. Tôi tắm. Tôi mặc quần áo, và đem chai rượu vodka xuông. Tôi uống môt ngụm rôi dùng tay lau miệng, lặp lại cái bộ điệu mà bố tôi, ông tôi, và cụ tôi đã làm hàng trăm lần, mắt tôi nhắm nửa chừng như thể vị cay của rượu đang thay thế vị cay của nỗi thảm sầu.


Tôi thức dậy trên sàn nhà theo tiếng gáy của những con chím bồ câu xù lông trên ngưỡng cửa số. Khi tôi nhìn lên đồng hố thì lúc ấy đã mười giờ mười lăm phút. Tôi thường nghĩ rằng thế giới không sẵn sàng đón nhận tôi nhưng thật ra có thể tôi không sẵn sàng đón nhận thế giới. Trong đời tôi, lúc nào tôi cũng đến quá muộn. Tôi chạy đến bến xe buýt. Tôi dùng chữ chạy để chỉ hành động đi khập khiễng, lúc chạy, lúc nhảy, lúc nghỉ và thở hổn hển, rồi lại khấp khiễng đi tới. Cứ như thế, tôi đi. Tôi nhảy xe buýt đi lên phố. Tôi nói như vậy cho văn vẻ chứ xe buýt chạy chậm như sên, ai lại nhảy lên môt cái xe chạy không có đà. Chúng tôi bị kẹt xe. Tôi nói lớn “Cái xe này có cách nào đi nhanh hơn được không?” Người đàn ngôi cạnh tôi đứng lên và đi ra chỗ khác.


Khi tôi đến nhà thờ thì tang lễ đã xong, nhưng vẫn còn đông người ở lại. Môt người đàn ông đeo nơ vàng và măc một bộ đồ trắng, những sợi tóc còn lại được chải láng bóng trên đầu, nói “Dĩ nhiên chúng ta đều biết, nhưng không ai chuẩn bị tình thần khi cái chết đến với Isaac.” Người đàn bà đứng cạnh trả lòi “Ai có thế chuẩn bị tinh thần cho điều ấy được?” Tôi đứng một minh, cạnh một chậu cây thật to. Bàn tay tôi ướt. Tôi cảm thấy tôi đang bị chóng mặt. Có lẽ tôi đã lầm khi đến đây.


Tôi liếc thấy Bernard, em cùng mẹ khác cha của Isaac. Một tên cao lớn đần độn, giống như bố nó. Bố nó đã chết từ ba năm trước. Tôi coi như mình đạt được một thắng lợi nhỏ khi hắn ngỏm trươc tôi. Thế nhưng. Mỗi khi tôi nhớ đến hắn, tôi lại đốt cho hắn một ngọn nến. Nếu tôi không đốt thì ai đốt? Bà ấy đã chết từ hai năm rồi. Tôi gặp nàng thêm một lần nữa, môt lần cuối. Trong bệnh viện có một y tá, môt cô gái trẻ, và tôi kể cho cô nghe … không phải sự thật mà một câu chuyện không phải không giống sự thật. Cô y tá cho tôi vào thăm nàng một đêm sau giờ thăm viếng khi mà tôi không bị ai trông thấy. Nàng nằm đấy, người chằng chịt giây nhợ, những ống cao xu dẫn vào mũi, một chân nàng gác vào bên kia thế giới. Nàng nhỏ xíu, nhăn nheo và chết cứng như một cái núm cửa. Thế nhưng. Tôi vẫn nói đùa vơi nàng. Tôi đóng vài diễn viên hài Jackie Mason. Tôi muốn làm cho nàng thấy không có gì là quan trọng. Tôi nói, “Em có tin không, cái chỗ mà tay em gập lại, người ta gọi là khủy tay.” Nhưng có nhiều điều tôi không nói. Thí dụ. “Anh đã chờ em bao nhiêu lâu.” Thí dụ khác “Em có hạnh phúc không, với cái thằng nhút nhát, lành như cục đất, đần độn và ngu dốt mà em gọi là chồng?” Thật ra tôi đã hết chờ đợi từ lâu. Thời điểm ấy qua rồi; cái cửa giừa cuộc sống mà chúng tôi có thể có và cuộc sông mà chúng tôi có đã khép lại.

“Ông có sao không? Mặt ông xanh quá.” Người đàn ông đeo cái nơ màu vàng hỏi.


Tôi dựa người vào chậu cây, đứng thẳng lại. “Không sao. Không sao.” Tôi nói.

“Làm sao ông biết ông nhà văn ấy?” ông ây hỏi một cách nghi ngờ.

“Chúng tôi . . . có họ vơi nhau.” Tôi nói.

“Ồ, ông là người trong gia đình. Tôi xin lỗi. Tôi tưởng tôi đã gặp hết các người thân thuộc. Đáng lẽ tôi phải đoán ra chứ.” Ông ta nhìn tôi từ đầu đến chân, tay vuốt tóc ép váo đầu, rồi nói “Tôi là người chủ biên của ông ấy. Tôi cứ tưởng ông là một người hâm mộ của ông ta.” Ông lấy tay chỉ vào đám đông đang thưa dần “Ông có họ phía bên nào?”


Tôi muốn buồn nôn và tôi cố tập trung nhìn vào cái nơ màu vàng cùa ông ta trong khi căn phòng quanh tôi lung lay. “Cả hai bên,” tôi nói.

“Cả hai?” ông ta nhắc lại mà không tin.


Một lúc sau, tôi đứng trước mặt Richard. “Có thấy tôi gặp ai không,” người đàn ông có cái nơ màu vàng nói “Ông ta nói là người trong họ đấy.”


Bernard cười lịch sự trong khi nhìn vào cổ áo rách của tôi, nói “Xin lỗi ông. Tôi không nhớ ông là ai. Mình đã gặp nhau lần nào chưa?”


Tôi nhìn vào cái biển ghi chữ “Lối ra.” Tôi mở miệng. Thế nhưng.

“Ông đã biết Isaac?” thằng em của đứa con trai tôi gặng hỏi. Người đàn ông đeo nơ màu vàng chú ý nghe từng chữ. Tôi cảm thấy ngộp thở.


Bernard chờ. “Thôi được,” cuôi cùng hắn nói “Cám ôn ông đã đến. Thật là cảm động khi thấy nhiều người đến đưa tang. Chắc Isaac phải hài lòng.” Hắn nắm tay tôi lắc lắc. Rồi quay lưng đi.


“S,” tôi nói. Tôi không định nói thế.


Bernard quay lại “Xin lỗi?”

“Tôi đến từ S.”

“Ông đến từ S?” hắn nhắc lại.


Tôi gật đầu.


Mặt hắn sáng ra, nói “Bà ấy thường nói về S.”

“Bà ấy là ai?” ngươi thắt nơ màu vàng hỏi.

“Bà ấy là mẹ tôi. Ông ấy cùng quê với mẹ tôi.” Bernard nói “Biết bao nhiêu chuyện. Khi chúng tôi còn bé. Mẹ kể về con sông nơi mẹ bơi lội.”


Tôi gật đầu. Nước sông lạnh cóng. Chúng tôi cởi quần áo rôi vừa la vừa nhảy từ cây cầu nhỏ xuông. Tim chúng tôi ngừng đập. Có lúc chúng tôi tưởng chúng tôi chết chìm. Chúng tôi leo lên bờ sông, thở hổn hển, chân chúng tôi nặng nề, đau từ mắt cá chân lên. Mẹ của anh cao và gầy, với đôi vú nhỏ, xanh xao. Tôi nằm phơi mình dươi ánh nắng ngủ, và tình dậy khi thấy bị nước lạnh dội vào lưng. Và tiêng cưới của mẹ.

“Tiệm giầy của bố mẹ,” Bernard nói. “Mẹ kể cho chúng tôi tất cả. Về cái lò bánh mì mẹ đi qua trên đường đến trường, với mùi thơm của bánh mới nướng.”


Chỉ trừ ba ngày chúng tôi không nói với nhau một lời, không có ngày nào chúng tôi không đi cùng nhau tới trường. Khi trời lạnh, mái tóc ướt của nàng đông thành những sợi giây đá. Mùa xuân tôi thường hái hoa cúc dại để nàng cắm trên tai.

“Cái ao nhỏ mà mẹ thường trượt tuyết trong mùa đông. Những cây mâm xôi dại đằng sau xưởng làm việc của ông bố. Cái cánh đồng mà mẹ hay chơi.”

“Phải,” tôi nói “Cái cánh đồng.”


Mười lăm phút sau, tôi ngồi giữa người chủ biên của Isaac và một ngươi đàn bà trẻ trên ghế sau môt cái li-mu-din dài thòng. Người ta có thể tưởng tôi quen đi xe sang trọng. Chúng tôi về nhà Bernard để dự một cuộc họp mặt thân mật giữa nhưng ngươi trong gia đình và bạn bè. Bernard sống một nơi nào đó trên Long Island, trong một cái nhà chung quanh có nhiều cây cối. Chưa bao giờ tôi thấy những cây đẹp nhu thế, trong vòm bóng dâm và ánh sáng.


Trong nhà, người ta đứng quanh môt cái bàn đầy bánh trái và nói với nhau về Isaac. Tôi biết tôi lạc lõng ở nơi này. Tôi cảm thấy mình giống như một tên khùng hay một kẻ mạo danh. Tôi đứng bên cửa số tránh không cho ai thấy tôi. Tôi không ngờ lại đau đớn như thế. Tôi chịu không nổi khi nghe người ta nói về đứa con mà tôi chỉ có thể tưởng tượng trong tâm trí như thể họ quen biết nó như một củ khoai trong vườn nhà. Vì thế, tôi lánh mặt và đi qua những căn buồng trong nhà. Tôi tưởng tượng con trai tôi từng đi trên tấm thảm này. Tôi vào căn buồng dành cho khách. Tôi nghĩ, chắc thỉnh thoảng nó cũng nằm trên đó. Chính trên cái giường này. Đầu nó dựa vào cái gối này. Tôi nằm xuống –Tôi mệt quá không gương được nữa. Cái gối trũng xuống dưới má tôi. Tôi nằm ở đó, và nghĩ nó nhìn qua cửa sổ này, vào cái cây này.

“Mày là thằng mơ mộng,” Bruno nói, và có thể tôi là người mơ mộng. Có thể đây cũng là điều tôi mơ ước. Đúng lúc này, có tiếng chuông cửa reo, tôi mở mắt và thấy Bruno đứng ngay tại đó, đòi tôi cho mươn cuộn giấy đi cầu.


Chắc tôi đã ngủ quên, vì khi tỉnh dậy tôi thấy Bernard đang nhìn xuống.

“Xin lỗi, tôi tưởng không có ai ở đây. Ông có bị ốm không?”


Tôi nhỏm dậy. Nếu chữ “nhỏm dậy” có thể dùng để chỉ tác động của tôi thì rất đúng. Đó là khi tôi thấy cái ấy trên kệ tủ đằng sau lưng Bernard. Trong một cái khung ảnh bằng bạc.


Bernard quay lại. “Ồ, cái đó,” Bernard lấy cái khung ảnh xuống, nói “Đây là mẹ tôi thời con gái. Lúc ấy ông đã biết bà chưa?”


Mình hãy đứng dưới tàng cây, nàng nói. Tại sao? Bơi vì như thế thích hơn. Có lẽ anh nên ngồi trên ghế, rôi em đứng cao hơn anh, như vơ chồng người ta thường làm như thế. Ngu lắm. Tại sao? Vì chúng ta chưa lấy nhau. Mình có nên cầm tay nhau không? Không được. Tại sao không? Vi người ta sẽ biết. Biết cài gì? Biết về chúng mình. Họ biết thì đã sao? Nên giữ bí mật thì hơn. Tại sao? Vì như thế không ai có thể lấy đi của chúng ta được.

“Tồi tìm thấy cái ấy trong mớ đồ đạc của mẹ sau khi mẹ chết,” Bernard nói. “Cái ảnh này rất đẹp, phải không? Mẹ không mang theo nhiều đồ từ nơi ấy. Chỉ vài tấm ảnh của cha mẹ và chị em của mẹ, thế thôi. Dĩ nhiên mẹ không nghĩ rằng không bao giơ mẹ sẽ gặp lại họ, cho nên mẹ không mang theo nhiều. Nhưng tôi chưa bao giờ trông thấy bức ảnh này. Tôi không biết ông ta là ai. Tôi đoán ông là một người bạn của mẹ. Cái ảnh này đựng trong một phong bì với một vài trang giấy viêt bằng chữ Do Thái cổ.”


Nếu anh có máy ảnh, anh sẽ chụp ảnh em mỗi ngày. Như thế anh sẽ nhớ hình ảnh em từng ngày trong đời em. Em trông vẫn thế? Không, em không giống thế. Em luôn thay đổi, mỗi ngày một chút. Nếu có thể, anh sẽ ghi lại tất cả. Nếu anh nói anh giỏi, anh thấy hôm nay em thay đổi như thế nào? Thư nhất, em cao hơn một chút xíu, tóc em dài hon một chút xíu. Và vú em to hơn một chút xíu –Không chúng không to hơn! Có, chúng có to hơn. Còn gì nữa, con heo bự này? Em vui hơn một chút và cũng buồn hơn một chút. Sao anh biết? Em thử nghĩ xem. Có bao giờ em vui hơn lúc này? Anh đoán là không. Và có khi nào em buồn hơn lúc này? Không. Không phải ai cũng thế. Có ngươi càng ngày càng vui hơn. Có người khác, như Beyla Asch, càng ngày càng buồn hơn. Còn anh thì sao? Anh cò thấy lúc này anh đang vui nhất và cũng buồn hơn bao giờ hết không? Dĩ nhiên anh cảm thấy như vậy. Tại sao? Vì không gì làm anh vui và không gì làm anh buồn hơn em.


Chúng tôi cùng đứng nhìn vào bức ảnh. Bernard vỗ lưng tôi. “Tôi muôn cứ đứng đây để hoài niệm.” anh ta nói, “nhưng tôi phải đi vì ngoài kia còn nhiều khách.” Anh ta ra hiệu “Nếu ông cần gì xin cho tôi biết.” Anh ta đóng cửa lại, và lúc đó, lạy chúa, tôi lấy ngay bức ảnh và bỏ vào túi quần. Tôi xuông cầu thang và ra khỏi cửa. Tới chỗ đậu xe, tôi gõ cửa một li-mu-din. Ngươi tài xế tỉnh ngủ.

“Tôi muốn đi vê bây giờ,” tôi nói.


Trươc sự ngạc nhiên của tôi, ngươi tài xế ra khỏi xe, mở cửa, và giúp tôi vào xe.


Về đến nhà, tôi tường tôi bi trộm. Bàn ghế trong nhà đổ lung tung và sàn nhà thì đầy bột mầu trắng. Tôi lấy cái gậy đánh bóng chầy mà tôi để trong chỗ để ô dù, rồi đi theo vết chân người vào bếp. Chỗ nào cũng đầy xoong chảo và bát đĩa bẩn. Dường như ngươi ăn trộm hành động rất thủng thẳng, và còn đủ thời giờ tự nấu cho mình một bữa ăn. Trên bàn trong bếp, cạnh cái máy chữ của tôi, là môt cái bánh ngọt lớn, trũng ở giưa. Nhưng vẫn còn cứng. Bên ngoài có chát kem mầu vàng, và bên trên, có hàng chữ nghuệch ngoạc mầu hồng, “CÓ THẤY AI NƯỚNG BÁNH KHÔNG?” Phía bên kia cái máy chữ là mẩu giấy, viết: “CHỜ SUỐT NGÀY.”


Tôi không nhịn được cười. Tôi cất cái gậy đánh bóng chầy đi, xếp lại xoong chảo, lấy cái ảnh trong túi ra, thở vào cái kính bên ngoài, lau nó bằng cái áo đang mặc, và đê ảnh lên trên bàn cạnh giường ngủ của tôi. Lâu lắm mới có người cho tôi quà. Một niềm hạnh phúc tràn ngập hồn tôi. Cái cảm giác mổi sáng ngủ dậy được sưởi ấm tay trên ly trà nóng. Được nhìn chim bồ câu bay. Và đến cuối đời còn đươc biết Bruno chưa quên tôi.