HỒ ĐÌNH NGHIÊM
Năm Cùng Tháng Tận
Đây là một truyện rất ngắn của Hồ Đình Nghiêm. Ngắn nhưng mang một thông điệp rất lớn. Rất hay. Rất đáng đọc. Cám ơn nhà văn Hồ Đình Nghiêm đã gửi cho chúng tôi truyện ngắn này (PCH).
Hôm nay tôi cũng đi cày. Nói cho ngay tới hãng chỉ để quây quần ngồi tán phét, tới trưa miệng lành da non thì rã
đám.
Tàu dừng ở đúng trạm, tôi bước ra khỏi
métro bằng cầu thang
cuốn. Một người đàn ông rách rưới
đứng ngay cửa vào ra ngửa tay:
“Hai
đô-la, xin vui lòng.”
Tôi lắc đầu,
bỏ đi, không nói. Trong túi tôi hình như chỉ có một tờ Mười, một tờ Hai
mươi.
Những năm
về trước, mấy vị “thất thế sa cơ lỡ vận” nói khác :
Cho xin ít xu lẻ.
Bây giờ đổi
thay, họ ấn định rõ một con số, phải là hai đồng (mới lấy). E cũng có lý, cũng
đúng thôi. Cầm một đồng chẳng mua được thứ gì đâu. Giá ghi 99 cents nhưng cọng
thêm thuế thì… đành ngồi trên giếng mà khát nước. Hai đô-la chỉ mua được ly cà
phê nhỏ, ba hớp đã vơi cạn, nhưng ba ngụm đắng kia cũng đủ ấm lòng ?
Tuy không
xin được tiền, ông vô gia cư vẫn bắn tiếng Mừng Chúa Giáng
Sinh.
Chính phủ
vẫn thành lập các khu nhà ở đầy đủ tiện nghi chăn ấm nệm êm cơm ngày
hai bữa quan hoài tới số phận họ, nhưng lắm kẻ ưa bỏ trốn ra đứng ngoài đường,
nằm ngủ vật vạ trong các trạm métro kín gió. Hãy tôn trọng
tự do cá nhân, mặc dù cá nhân ấy chưa thấy quan tài mắt đã đổ lệ.
Lệ trào cho tình đời, lệ thoát bởi chuyện gia đình xào xáo tham quý phụ bần, rơi nước mắt
tủi thân mình cô đơn, chưa kể trời giá thì tự động mắt ướt hoen mờ một giọt
mặn chát.
Caféteria
trong hãng được giăng đèn kết hoa, sáu cái bàn dài tháp nối lại. Bánh mì cắt lát, thịt
nguội, phô mai, rượu đỏ, nho cam táo muỗng nĩa dao dĩa bằng
nhựa bày chật bàn. Bà thư ký Linda cầm lên một trái thanh trà bọc lưới đỏ Made in
China hỏi tôi:
“Cái này
ăn ra sao ?” Tôi giải thích, rằng nó giống trái bưởi nhưng ít nước hơn, vị ngọt,
thanh.
Hỏi mà dường
như chẳng thèm nghe câu trả lời, bà áp sát vào đôi vú lớn
của bà như kiểu muốn so sánh. Tếu thật !
Nhân công
làm chung trong hãng này tất cả đều gọi tôi duy một chữ “Ho”. Vậy cho tiện, chứ tên mày khó
phát âm bỏ mẹ ! Riêng Suzane, cô kêu tôi là Neil. Tên hay mà, chẳng dở đâu. Biết ca nhạc sĩ Neil Young chứ ? Tôi chẳng có ý kiến, tất thảy với tôi đều okay.
Đến trưa, ông chủ phát lì-xì cho mỗi đứa một tờ 50, đỏ au và chắc như cua
gạch. Nói vậy cũng sai lạc, dùng để cạo râu thì sát sao hơn vì tờ giấy mỏng lạnh tựa một lưỡi dao bén ngót.
Xong thì kết thúc buổi tiệc mừng cuối năm bằng màn xổ số. Mỗi đứa tự tay viết tên vào vuông giấy nhỏ, xếp làm tư rồi thảy vào cái hộp thiếc. Ông chủ là người có quyền thò tay vào lục lạo để nhặt ra một đứa may mắn, và rủi may. Chỉ có năm món
quà thôi, nhưng tai tôi vừa nghe âm thanh quen thuộc của ông già Noel “Ho Ho Ho…”
Ông chủ bắt tay tôi, mừng Giáng Sinh và chúc lành năm mới nhen !
Món quà mà thần tài mới điểm danh tôi “chọn mặt gửi vàng” là một thùng giấy cứng vuông vức khá lớn, in màu mè bên ngoài một con gà tây rất sexy đã ướp qua gia vị nằm tênh hênh trên cái khay thuỷ tinh chịu được độ nóng khi đun vào lò nướng. Tôi phải bưng bê bằng hai tay, trọng lượng cũng gần 8 kí-lô chớ không đùa.
Ô kê, vui vẻ cả làng. Hẹn gặp lại năm mới. Bắt tay với nam mà hôn bên má người nữ. Ôm chi chút rồi đường ai nấy đi, hồn ai nấy giữ.
Tôi về lại con đường cũ, trạm vào métro kia rồi.
“Hai
đô-la, xin vui lòng”. Vẫn ông ấy, vẫn lập cập rét run so
vai rụt cổ. Tôi trao món quà nặng nề vào tay ông, cái hoa nhựa màu đỏ dán trên góc vẫn còn
bám cứng. Mừng Chúa giáng sinh. Tôi chúc ông ta, đồng thời vụt hiện một ý nghĩ,
e rằng nó chẳng thiết thực một mảy may đối với người homeless như ông. Tôi ấp úng : Ông có thể
bán cho ai đó, tệ lắm cũng hai mươi đồng, theo chỗ tôi biết…
Ôi, Chúa
ơi ! Cảm ơn tâm lành của bạn. Ông dùng chữ my friend. Sức khoẻ nhé, bạn hiền !
Tôi đút hai bàn tay vào túi quần, bước
xuống độ sâu của
đường hầm u u gió hút, người mỗi lúc một ấm.
HỒ ĐÌNH NGHIÊM