Sinh trưởng ở Shillington, Pennsylvania, ngày 18
tháng 3 năm 1932. Được đào tạo tại các trường công lập ở Shillington; Đại học
Harvard, Cambridge, Massachusetts, A.B. (summa cum laude) 1954; Trường Vẽ và Mỹ
thuật Ruskin, Oxford, 1954-55.
Kết hôn:
1) Mary Pennington năm 1953 ly
dị có hai con gái và hai con trai;
2) Martha Bernhard năm 1977.
Nghề nghiệp:
Phóng viên, New Yorker, 1955-57.
Giải thưởng:
Học bổng Guggenheim, 1959; giải thưởng Rosenthal, 1960; Giải thưởng Sách quốc gia, 1964; giải thưởng O. Henry, 1966; giải Sách nước ngoài (Pháp), 1966; Câu lạc bộ thơ New England Bông hồng vàng, 1979, huy chương MacDowell, 1981; giải Pulitzer, 1982, 1991; Giải thưởng Sách Mỹ, 1982; giải của Hội phê bình sách quốc gia, cho tiểu thuyết, 1982, 1991, cho phê bình, 1982; giải Union League Club Abraham Lincoln, 1982; Huân chương Danh dự Câu lạc bộ Nghệ thuật Quốc gia, 1984; giải PEN/Faulkner, 1988; Huân chương Nghệ thuật Quốc gia, 1989; Giải thưởng Pulitzer, 1991; giải National Book Critics Circle, 1991; huy chương Nghệ thuật Harvard, 1998; Giải thưởng National Book Foundation, Thành tựu trọn đời, 1998. Thành viên, American Academy, 1976.
Tác phẩm:
Tiểu thuyết
The Poorhouse Fair. New York, Knopf, and London, Gollancz, 1959 / Rabbit, Run. New York, Knopf, 1960; London, Deutsch, 1961 / The Centaur. New York, Knopf, and London, Deutsch, 1963. / Of the Farm. New York, Knopf, 1965. / Couples. New York, Knopf, and London, Deutsch, 1968 / Rabbit Redux. New York, Knopf, 1971; London, Deutsch, 1972. / A Month of Sundays. New York, Knopf, and London, Deutsch, 1975. / Marry Me: A Romance. New York, Knopf, 1976; London, Deutsch, 1977. / The Coup. New York, Knopf, 1978; London, Deutsch, 1979. / Rabbit Is Rich. New York, Knopf, 1981; London, Deutsch, 1982. / The Witches of Eastwick. New York, Knopf, and London, Deutsch, 1984. / Roger's Version. New York, Knopf, and London, Deutsch, 1986. / S. New York, Knopf, and London Deutsch, 1988. / Rabbit at Rest. New York, Knopf, 1990; London, Deutsch, 1991. / Memories of the Ford Administration. New York, Knopf, 1992;London, Hamish Hamilton, 1993. / Brazil. New York, Knopf, and London, Hamish Hamilton, 1994. / Rabbit Angstrom: A Tetralogy. New York, Knopf, 1995. / In the Beauty of the Lilies. New York, Knopf, 1996. / Toward the End of Time. New York, Knopf, 1997. / Bech at Bay: A Quasi-novel. New York, Knopf, 1998. / Gertrude and Claudius. New York, Knopf, 2000.
Truyện Ngắn
The Same Door. New York, Knopf, 1959; London,
Deutsch, 1962. / Pigeon Feathers and Other Stories. New York, Knopf, and
London, Deutsch, 1962. / Olinger Stories: A Selection. New York, Knopf, 1964. /
The Music School. New York, Knopf, 1966; London, Deutsch, 1967. / Penguin
Modern Stories 2, with others. London, Penguin, 1969. / Bech: A Book. New York,
Knopf, and London, Deutsch, 1970. / The Indian. Marvin, South Dakota, Blue
Cloud Abbey, 1971. / Museums and Women and Other Stories. New York, Knopf,
1972;London, Deutsch, 1973. / Warm Wine: An Idyll. New York, Albondocani Press,
1973. / Couples: A Short Story. Cambridge, Massachusetts, Halty Ferguson, 1976.
/ Too Far to Go: The Maples Stories. New York, Knopf, 1979; London, Deutsch,
1980. / Three Illuminations in the Life of an American Author. New York, Targ,
1979.
(Trích
Encycloperdia.com)
Truyện Ngắn
NƯỚC MẮT CHA
My Father’s Tears
Hồi tưởng lại, tôi nhớ cha tôi chỉ khóc một lần. Đó
là lúc ở ga tàu lửa Alton, thời con tàu vẫn còn là phương tiện di chuyển. Đang
trên đường đến Philadelphia để đón chuyến tàu đưa tôi trở lại Boston vào trường
đại học. Tôi háo hức muốn đi, vì ở nhà cùng cha mẹ đã trở nên thiếu thực tế, và
trường đại học đã làm tôi hứng khởi với những khóa học mang đến hy vọng cho
tương lai. Cô bạn gái mà tôi có từ năm thứ hai, mỗi kỳ học, càng trở nên nghiêm
túc. Rồi chuyện này khiến tôi bị sốc, gây ra lệch lạc, lúc nhìn thấy đôi mắt của
cha lấp lánh nước, trong khi bắt tay tôi từ giã.
Tôi muốn đổ lỗi cho việc bắt tay: trong mười tám
năm qua, chúng tôi chưa bao giờ có dịp thực hiện nghi lễ này, gần đây, chúng
tôi mới dọ dẫm tiến đến cách tiếp xúc nam tính, theo lối riêng. Cha cao hơn, mặc
dù tôi không thấp. Tôi nhận ra, bàn tay ông ấm áp trong tay tôi khi ông cố gắng
mỉm cười, dường như ngụ ý rằng, chúng tôi có
những cách nhìn khác nhau. Tôi đang đi đâu đó, và ông tiễn đưa đứa con
trai. Tôi lớn lên trong cảm nhận riêng về bản thân, và đối với ông, tôi càng ngày
càng nhỏ bé hơn. Ông đã yêu thương tôi, điều này thể hiện rõ ràng như chưa bao
giờ xảy ra, một điều trước đây không cần
nói, giờ này nước mắt ông đã nói lên lòng yêu thương đó.
Nhà ga Alton cũ là nơi ông yêu thích. Hưởng thụ
phương tiện giao thông và những niềm vui nhỏ thú vị trong đời sống thành phố.
Tôi mua gói thuốc lá đầu tiên ở đây, không bị ông chủ quầy báo phản đối, mặc dù
tôi mới mười lăm tuổi. Ông ta chỉ đơn giản thối lại tiền lẻ và đưa một tập quảng
cáo bia Sunshine, nhãn hiệu địa phương của Alton. Alton là một thành phố công
nghiệp cỡ trung bình đã suy sụp từ khi các nhà máy dệt bắt đầu dọn xuống miền
Nam. Trong khi, với mạng lưới đường phố trật tự và ẩm thực thịnh soạn, nó vẫn
cung cấp cho người dân những tiện nghi truyền thống và ảo tưởng về sự sung túc.
Theo ký ức, tôi đã mồi điếu thuốc cách nhà ga một dãy phố, dù chưa biết hít
vào, nhưng thần kinh đã bị ảnh hưởng; vỉa hè dường như nghiêng về phía tôi và cả
thế giới cảm thấy nhẹ nhàng. Kể từ ngày đó trở đi, tôi bắt đầu bắt kịp, giao tiếp
xã hội, với những người bạn cùng trang lứa quyến rũ hơn, những người đã hút thuốc.
Ngay cả người mẹ quản gia, không phải người du lịch,
chỉ là độc giả, cũng có mối liên hệ với nhà ga: đó là nơi duy nhất trong thành
phố có thể mua báo và tạp chí The American Mercury và The Atlantic Monthly. Giống
như thư viện Carnegie trang nghiêm cách hai dãy nhà trên Phố Franklin, nơi cảm
thấy an toàn khi vào bên trong. Được xây dựng cho sự vĩnh cửu, khi những tuyến
đường sắt ở bên chúng ta mãi mãi. Một ngôi đền bằng đá granit có bốn bề với sàn
lát đá cẩm thạch, trần cao, quan tài mạ vàng lấp lánh qua một lớp khói than, và
những chiếc ghế dài lưng tựa cao giống ngôi mộ, như ghế trong nhà thờ . Các máy
tỏa nhiệt kêu lục cục và những bức tường rì rầm như thể trả lại cho con người một
số tiếng động ồn ào mà suốt ngày suốt đêm, chúng đã thu nhận vào. Quầy báo và
quán cà phê thường đông đúc, phòng chờ luôn ấm áp. như cha con tôi đã khám phá
vào một đêm mùa đông. Chúng tôi đã từng học chung một trường trung học, ông là
giáo viên và tôi là học sinh, trên những chiếc xe cũ mà nhiều lần không nổ máy
hoặc bị kẹt trong bão tuyết. Chúng tôi đi đến nhà ga, một nơi chắc chắn mở cửa.
Chúng tôi không thể lường trước, lúc sân ga đổ
chuông báo hiệu đoàn tàu sắp đến, cách khoảng nửa dặm; cũng báo hiệu cách lúc
đó khoảng vòng mười năm nữa, dịch vụ tàu chở hành khách đến Philadelphia sẽ kết
thúc, và chẳng bao lâu, nhà ga, giống các nhà ga khắp miền Đông, sẽ đóng khóa.
Hành khách đi máy bay. Nhà ga đứng trên một mẫu đất trống trải đầy nhựa đường
như một lăng mộ quá lớn. Tất cả cuộc sống mà nó từng chứa đựng đã bị niêm phong
trong lặng lẽ. Phần lớn thời gian còn lại của thế kỷ, nó đã chờ đợi một cách vô
tâm, nơi tiến bộ này, từ từ bị san bằng.
Nhưng cha tôi đã nhìn thấy trước, ánh sáng lấp lánh
trong mắt ông nói rằng, thời gian sẽ nuốt sống chúng tôi. Cậu bé trong tôi đang
hấp hối nếu không muốn nói đã chết. Và chúng tôi sẽ càng ngày càng ít liên quan
đến nhau hơn. Tôi đã lấy đi mạng sống của mình từ ông ta, bây giờ tôi đang đánh
cắp nó. Con tàu xuất hiện, đầu máy, với những thanh sắt nối dài sáng loáng và
những bánh xe thép cao, khác hẳn với những thân hình nhỏ bé mềm mại mà nó kéo
lê. Tôi leo lên. Cha mẹ trông nhỏ hơn, bị thu ngắn. Chúng tôi ngượng ngùng vẫy
tay qua tấm kính nhem nhuốc. Mở cuốn sách mang theo, “Toàn tập tác phẩm thơ ca
của John Milton”, trước khi vùng ngoại ô cằn cỗi của Alton biến mất.
Ngày đó vào cuối chuyến đi dài, không xuống ở Ga
Nam của Boston mà ở Vịnh Back, một điểm dừng sớm hơn và gần Cambridge hơn, tôi
đã gặp bạn gái của mình. Cảm giác đó thật hào nhoáng làm sao, khi được đọc
Milton suốt cả ngày, những câu thơ ngũ âm tương đối không màu sắc và khó nhớ của
bài “Paradise Regained.” Rồi trong tầm mắt của những sinh viên chưa tốt nghiệp
khác đang xuống tàu, tôi được một cô gái đến đón và ôm hôn trên sân ga. Không,
một phụ nữ mặc áo khoác vải màu xám, đi giày thể thao bằng vải bạt và buộc tóc
đuôi ngựa. Chắc là đang kỳ nghỉ học mùa xuân, vì nếu Deb đón tôi lúc này, thì kỳ nghỉ quá ngắn để cô ta đi đi
lại lại St. Louis, nơi cô cư ngụ. Thay vào đó, cô đã đợi một tuần để chờ tôi trở
về. Deb có xu hướng mặc ít quần áo hơn trong mùa đông dài ở New England, trong
khi tôi mặc chiếc áo khoác mùa đông dày cộp, với thắt lưng có khóa và lớp lót bằng
lông cừu, mà cha mẹ mua cho tôi khỏi bị cảm lạnh, cảm giác thật xấu hổ.
Khi chúng tôi đi theo Tuyến đường màu xanh lá cây
và sau đó là Tuyến đường màu đỏ trở lại Quảng trường Harvard, cô kể điều gì đã
xảy ra trong tuần đó. Một trận bão tuyết không được báo trước, những dấu vết bẩn
thỉu vẫn còn xung quanh, và cô tức giận đến phát khóc vì được giao nhiệm vụ tại
nhà hàng nơi cô ấy là nhân viên phục vụ bán thời gian, vì trình độ học vấn đại
học nên cô phải tính toán các con số dưới tầng hầm, trong khi bên trên, các cô
hầu bàn khác bỏ túi tất cả tiền boa. Tôi kể cho cô nghe những gì tôi có thể nhớ
được trong tuần ở Pennsylvania, vốn đã mờ nhạt trong ký ức, ngoại trừ một chi
tiết nằm ở đó như một mảnh vụn lấp lánh—những giọt nước mắt của cha. Mắt tôi ngứa
ngáy và bỏng rát sau một ngày đọc sách trên một đoàn tàu chạy lắc lư; nếu ngước
lên chỉ để chiêm ngưỡng mặt nước sáng lấp lánh khi đoàn tàu chạy trên đoạn đường
sắt vòng quanh New London.
Trong những năm chúng tôi mới kết hôn và vẫn chưa
có con, Deb và tôi dành riêng một tháng hè về thăm cha mẹ mỗi bên. Cha cô là một
mục sư lỗi lạc của đạo Nhất Thể, người đã thuyết giảng trong một tòa nhà tân cổ
điển màu xám, xây dựng vĩnh cửu gần khuôn viên trường Đại học Washington. Tháng
Sáu mỗi năm, ông đưa cả gia đình từ tòa nhà bằng gạch rộng rãi trên Đại lộ
Lindell đến ngôi nhà trang trại bỏ hoang ở Vermont mà ông đã mua vào thập niên
1930 với giá chưa đến năm trăm đô la. Vào một số tháng Sáu, Deb và tôi đến
trang trại trước, chờ nhiệm vụ giáo xứ chấm
dứt cho phép ông và những người trong gia đình: một vợ và hai cô con gái khác, đến
sau. Sự cô độc lạnh lẽo của nơi này, với hệ thống ống nước luôn luôn lạnh, không
có điện. Tôi cảm thấy như thể mình đã hướng
lên, nhờ người bạn đời mắt xanh, đến một khu vực mới, cao hơn và rộng rãi
hơn, khi tôi đứng trên một con đường đất
ngoằn ngoèo với ngôi nhà duy nhất có thể nhìn thấy cách đó nửa dặm do một mục
sư khác trong đạo nghĩa Nhất Thể đang cư ngụ.
Phòng tắm duy nhất là căn phòng dài, tường thạch
cao và sàn gỗ đều trống trơn. Một chiếc cầu vồng nhỏ nhưng mạnh mẽ xoay quanh
các bức tường khi nắng mặt trời thay đổi góc vào ban ngày và phản chiếu từ mép
xiên của tấm gương trên tủ thuốc. Khi chúng tôi gặp khó khăn trong việc đun nước
nóng trên bếp dầu hỏa để tắm ban ngày, cầu vồng được tạo ra theo hình lăng trụ
đã giữ chân người tắm; nó rung lên và nhấp nhô khi bước chân hoặc một luồng gió
làm rung chuyển ngôi nhà. Đối với tôi, hiện tượng giống như Ariel là đứa con thần
kỳ của đạo thắt lưng buộc bụng Nhất Thể, biểu tượng cho thái độ cao thượng tìm
kiếm ngôi nhà trang trại nguyên thủy như sự giải thoát khỏi đô thị đầy đủ tiện
nghi. Tôi nhận thức được điều đó liên quan đến việc sử dụng kiến thức vừa thu
thập được, tư duy duy tâm, Emerson và Thoreau, sự độc lập và chấp nhận tự nhiên
theo cách riêng của nó.
Một gian phòng lớn bên hông ngôi nhà, cách xa phạm vi hơi ấm hạn hẹp của lò dầu hỏa, có một khung cửi lớn đi kèm với ngôi nhà, một cuốn bách khoa toàn thư lỗi thời, và một bộ sách đã cũ nhưng hiếm khi được đụng tới, với gáy sách đã bạc màu. “Các tác phẩm bậc thầy của triết học thế giới.” Khi tôi phá lệ bằng cách lấy một trong các tập sách xuống, lớp vải bọc trên lưng gáy tinh xảo khiến ngón tay tôi ngứa ran khó chịu. Đó là tập chứa các bài viết tuyển chọn từ các tiểu luận của Emerson. “Mọi thực tế tự nhiên đều là biểu tượng của một số thực tế tâm linh nào đó,” tôi đọc, “Mọi thứ đều được tạo nên từ một thứ ẩn giấu,” “Mọi anh hùng cuối cùng đều trở thành kẻ nhàm chán,” và “Chúng ta sôi sục ở những mức độ khác nhau.”