“Về quê cũ” là câu nói của những
người vì hoàn cảnh phải xa quê. Hoàn cảnh thì không ai giống ai. Xa
quê vì Chiến tranh là lẽ tất nhiên của những người phải ra đi, và
những người tạm thời lánh nạn.
Nhưng có một điều rất đặc biệt là
trong Chiến tranh người ta thường gần gũi với nhau, nhưng sau Hòa bình
lại có nhiều người phải xa quê! Tôi dùng chữ “phải” là một sự bắt
buộc chớ không còn cách nào khác để ở lại?
Tôi là người “cũng phải” xa quê, nên tôi
thường nghe nhạc viết về quê hương, nhất là “quê cũ”. Nhạc viết về
quê hương nhiều quá, mà bài nào cũng hay, nghe để đỡ nhớ, nghe để
thấy một chút thanh thản trong lòng.
Ngày xưa ông bà chúng ta giữ đất như
giữ vàng. Tổ tiên ta có đôi khi chỉ ở một chỗ cho đến… chết ! Chạy
giặc rồi cũng trở về, vì mỗi ngày không thấy cánh đồng, buồng
chuối, cây cau, đám đừa, hàng tre… là thấy nhớ!
Nhạc viết về quê hương nhiều quá, bài hát đi theo tôi từ những ngày tôi chưa biết một nốt nào về nhạc. Hơn nửa thế kỷ qua, bây giờ nghe lại, sao nó vẫn hay như mới hôm qua… Tôi nhớ bài nào là ghi trước, chớ không có ý “chiếu trên, chiếu dưới”, và vẫn biết còn thiếu rất nhiều bài:
- NGÀY TRỞ VỀ của Phạm Duy :
“… Ngày trở về
Anh bước lê trên quãng đường đê đến bên
lũy tre
Nắng vàng hoe vườn rau trước hè cười
đón người về…”
- VỀ MÁI NHÀ XƯA của Nguyễn VănĐông :
“… Về đây ngơ ngác chim bay tìm đàn
Về đây hoang vắng lạnh buốt cung đàn…”.
-TRỞ VỀ của Châu Kỳ :
“… Về đây nhìn mây nước bơ vơ
Về đây nhìn cây lá xác xơ
Về đây mong tìm bóng chiều mơ
Mong tìm mái tranh chờ
Mong tìm thấy người xưa…”
-TRỞ VỀ THÔN CŨ của Nhị Hà :
“… Làng tôi nghiêng mình soi bóng Hương
Giang
Những đêm trăng sáng long lanh dòng sông
Dáng ai giặt yếm bên bờ dịu dàng…”
-LỐI VỀ XÓM NHỎ của Trịnh-Hưng :
“… Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca
Ngọt hương lúa tình quê thêm đậm đà
Dào dạt bao niềm thương bên mái
lá…”.
-QUÊ HƯƠNG của Hoàng Giác :
“… Ai qua miền quê binh khói’
Nhắn
giúp rằng nơi xa xôi
Tôi vẫn mơ tùm tre xanh ngắt
Tim sắt se cảnh xưa hoang tàn…”
(…)
Nhưng, bài viết này tôi xin dành một
chút cho nhạc sĩ Khánh-Băng
Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh,
sinh năm 1935 tại Vũng Tàu, mất năm 2005 tại Saigon.
Sau 1975 (tôi không nhớ năm nào) tôi và
mấy người bạn có đến thăm nhạc sĩ Khánh-Băng, nhà anh ở đường Chu
Văn An Bình Thạnh, gần bến xe Miền đông. Lúc này, đôi mắt anh đã bị
mù. Tuy nhiên, anh vẫn vui vẻ chuyện trò với chúng tôi.
Trước 1975, phần nhiều nhạc sĩ “không
cần danh”, nên lấy rất nhiều bút hiệu.
Nhạc sĩ Khánh-Băng, anh lấy tên là Nhật Hà trong nhạc phẩm
“Sáu tháng quân trường”, “Giờ này
anh ở đâu”, “Vườn Tao ngộ”… Anh còn có tên khác là Anh Minh, Thủy Thanh
Lam để viết chừng 15 nhạc phẩm. Riêng bút danh Khánh- Băng có 80 bài.
Thương hiệu Khánh Băng là “Sầu đông”, “Đôi ngã chia ly”, “Ngày về quê
cũ”…
“Ngày về quê cũ”, qua giọng ca Ngọc Hạ (ở hải ngoại) khá ấn tượng. Ngọc Hạ còn khá trẻ, tôi đã từng mê giọng ca này. Tiếc rằng Ngọc Hạ thường “chầm chạp” ở khúc dạo đầu, nhưng “vồn vã” ở những khúc sau. Một giọng ca đầy nội lực đem đến cho người nghe “véo von con sáu sậu”. Nhưng, phải thật bình- tĩnh, cũng không nên “đồng bóng”… Nếu được như vậy, tôi đoán Ngọc Hạ có thể tạm thời thay Thái Thanh ?
“Ngày về quê cũ” là nỗi hân-hoan, trong nhịp
Pasodoble:
“… Ngày nào năn xưa lòng ta ước nơ
Ngoài nơi biên cương ngày đêm hửng hờ
Vời trông quê cũ lắng trong sương mờ
Nhớ thương ai đêm ngày ngóng trông âm
thầm một bóng
Rồi ngày hôm nay từ nơi chốn xa
Trở về quê xưa tìm lại mái nhà
Đường xưa lối cũ nay đã xóa nhòa
Vết chiến chinh điêu tàn tả tơi vương
sầu khắp nơi…”
(…)
ĐK (Từ Trưởng sang Thứ) :
“… Giờ này người em yêu dấu năm xưa còn
đâu?
Nhờ dòng thời gian cho nhắn đến em vài
câu
Nhớ thương bên mái lầu
Tiếc thương tình ban đầu
Đời chia hai ngã vương bao mối sầu…”
Một câu kết trong “Về quê cũ” nghe thấy
nó hạnh phúc quá, cuộc đời này là vô thường, thì đòi hỏi gì nữa
anh Khánh Băng ơi!
“… Từ đây, sống vui nơi quê nhà
Đồng quê, lúa xanh tươi ngát màu
Mái tranh nghèo ngày nào lửa binh điêu
tàn
Giờ đây khói hương thanh bình ngợp trời
khúc ca yêu đời…”
Nhớ thương Khánh Băng, một người nhạc sĩ cuối đời, sau 75 bị mù nên không… nhìn thấy đời!