Tên thật là François -
Anatole Thibault, ông sinh ra ở Paris, con của một chủ cửa
hàng sách, say mê văn học, nghệ thuật ngay từ nhỏ. Ban đầu ông làm thơ, sau
chuyển sang viết văn xuôi và nổi tiếng khi nhận được giải thưởng của Viện Hàn
lâm Pháp với tiểu thuyết Le crime de Sylvestre Bonnard, năm
1885.
Cũng có thời gian ông viết bài phê bình cho tờ Le Temps và in thành 4 tập sách dưới tên La vie littéraire.
Năm 1921 ông được trao giải thưởng Nobel văn học “ để vinh danh sự nghiệp nhà văn xuất sắc của ông, nghệ thuật tinh tế của bút pháp, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc cũng như sự lôi cuốn của khí chất Pháp “ ( pour rendre hommage à sa brillante carrière d’écrivain, à la pureté artistique de son style, à sa généreuse humanité, ainsi qu’au charme de son esprit français).
Bài dưới đây được trích đoạn 10 ( từ
trang 121 đến trang 133 ) quyển tự truyện Le livre de mon
ami ( Cuốn sách của bạn tôi ) của nhà văn Anatole France, ghi lại những
kỷ niệm của tác giả trong những ngày thơ ấu và niên thiếu. Truyện được xuất bản
vào năm 1885. Tác giả đã tạo dựng nhân vật chính là chàng tuổi trẻ Pierre
Nozière, qua nhân vật này để kể lại.
Ngoài cuốn này, quãng đời thơ ấu của
ông còn được kể lại qua hai cuốn nữa:
Le
Petit PierreLa
vie en fleur.
Xin mời đọc nguyên tác trước đã.
LA RENTRÉE DES CLASSES
Je vais vous dire ce que me
rappellent, tous les ans, le ciel agité de l'automne, les premiers dîners à la lampe et les
feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent ; je vais vous dire ce
que je vois quand
je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d'octobre, alors qu’il
est un peu triste et plus beau que jamais ; car c'est le temps où les feuilles
tombent une à une sur
les blanches épaules des statues.
Ce que je
vois alors dans ce jardin, c'est un petit bonhomme qui, les mains dans les
poches et sa gibecière au
dos, s'en va au collège en
sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le voit ; car ce petit bonhomme
est une ombre ; c'est l'ombre du moi que j'étais il y a vingt- cinq ans.
Vraiment, il m'intéresse,
ce petit : quand il existait, je ne me souciais guère de lui
; mais, maintenant qu'il n'est plus, je l'aime bien.
Il valait mieux, en somme, que les autres moi
que j'ai eus après avoir perdu celui-là.
Il était bien étourdi ; mais il n'était pas méchant, et je dois lui rendre cette justice qu'il ne m'a pas laissé un seul mauvais souvenir; c'est un innocent que j'ai perdu; il est bien naturel que je le regrette ; il est bien naturel que je le voie en pensée et que mon esprit est bien naturel que je le s'amuse à ranimer son souvenir.
Il y a vingt-cinq ans, à pareille époque, il traversait, avant huit heures, ce beau jardin pour aller en classe. Il avait le cœur un peu serré : c'était la rentrée.
Pourtant, il trottait, ses livres sur son dos, et sa toupie dans sa
poche. Il avait tant de choses à dire et à entendre ! Ne lui fallait-il pas
savoir si Laboriette avait chassé pour de bon dans la forêt de
l'Aigle ? Ne lui fallait-il pas répondre qu'il avait, lui, monté à cheval dans
les montagnes d'Auvergne ? Quand on fait l’ idée de revoir ses camarades lui
remettait de la joie au cœur - une pareille chose, ce n'est pas pour la tenir
cachée.
Et puis c'est si bon de
retrouver des camarades ! Combien il lui tardait de revoir. Fontanet,
son ami, qui se moquait si gentiment de lui, Fontanet qui, pas plus gros qu'un
rat et plus ingénieux qu'Ulysse, prenait partout la première place
avec une grâce naturelle !
Il se sentait tout léger à la pensėe
de revoir Fontanet.
C'est ainsi qu'il traversait le Luxembourg
dans l'air frais du matin Tout ce qu'il voyait alors, je le vois aujourd'hui.
C'est le même ciel et la même terre, les choses ont leur âme d’autrefois, leur âme qui m’égaye et m’attriste, et me trouble, lui seul n'est plus,
C'est pourquoi, à mesure
que je vieillis, je m'intéresse de plus en plus
à la rentrée des classes.
Si j’avais ėté pensionnaire dans un lycée, le souvenir de mes études me serait cruel et je le chasserais. Mais mes parents ne me mirent point à ce bagne. J’étais externe dans un vieux collège un peu monacal et caché; je voyais chaque jour la rue et la maison et n’ėtais point retranché, comme les pensionnaires, de la vie publique et de la vie privée. Aussi, mes sentiments n’étaient point d’un esclave, ils se développaient avec cette douceur et cette force que la liberté donne à tout ce qui croit en elle. Il ne s’y mêlait pas de haine. La curiosité y ėtait bonne et c’est pour aimer que je voulais connaître. Tout ce que je voyais en chemin de la rue, les hommes, les bêtes, les choses, contribuait, plus qu’on ne saurait croire, à me faire sentir la vie dans ce qu'elle a de simple et de fort.
Bài văn xuôi đọc lên nghe như thơ bởi âm điệu và nhịp điệu của nó.
Đọc văn Anatole France, ta lại thấy như đọc tuỳ bút Cảm thu của Đinh Hùng:
“ Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước.Tôi vẫn ngờ như không sự đổi thay, vì lại thấy mình đi trên con đường này “
Thử đọc lại câu của Anatole France và so sánh:
“ Cũng cùng một bầu trời, cũng cùng một lối đi, những cảnh vật vẫn còn giữ linh hồn của ngày xưa, linh hồn làm tôi vui, buồn, và bâng khuâng, chỉ riêng cậu bé ấy là không còn nữa. “
NGÀY TỰU TRƯỜNG
Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì hàng năm làm tôi nhớ lại, đó là bầu trời mùa thu đầy xao động, những bữa ăn tối đầu tiên dưới ánh đèn, và những chiếc lá đã đổi màu vàng trên những cành cây lay động.
Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì tôi
thấy khi đi ngang qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, lúc ấy trời man mác buồn
và đẹp hơn bao giờ hết. Đó là lúc những chiếc lá vàng, từng chiếc, từng chiếc một,
rơi xuống bờ vai những pho tượng trắng.
Điều mà tôi thấy lúc đó trong khu vườn
này là một cậu bé, hai tay trong túi quần, cặp da đeo trên lưng, trên đường đi
tới trường cậu nhảy nhót như một con chim sẻ. Chỉ ý tưởng tôi nhìn thấy cậu, vì
cậu chỉ là một hình bóng, hình bóng của chính tôi cách đây hai mươi lăm năm.
Thực sự, cậu bé khiến tôi chú ý: khi còn có cậu, tôi chẳng quan tâm gì mấy nhưng nay không còn cậu, tôi thích cậu lắm. Nói gọn lại, cậu quan trọng hơn những gì của tôi mà tôi còn giữ lại sau khi đánh mất hình bóng kia. Cậu khá vô tình nhưng không dữ dằn gì, và tôi phải trả lại sự công bằng cho cậu, rằng chẳng phải cậu đã để lại cho tôi một kỷ niệm buồn, tôi đã mất đi một người ngây thơ: đương nhiên là tôi luyến tiếc cậu, đương nhiên là tôi vẫn thấy cậu trong suy nghĩ và tâm tưởng tôi đương nhiên là tôi vẫn muốn gợi lại kỷ niệm về cậu.
Cách đây hai mươi lăm năm, cũng lúc này, có một cậu bé băng ngang qua khu vườn xinh đẹp này để mong tới trường học trước tám giờ sáng. Cậu ấy đã thấy lòng se thắt lại. Đó là ngày tựu trường.
Tuy nhiên, cậu đã nhảy tung tăng,
sách vở mang trên lưng, con vụ ở trong túi. Ý nghĩ gặp lại bạn bè làm cho cậu cảm
thấy vui vui trong lòng. Cậu biết rằng sẽ có biết bao nhiêu điều để kể cho bạn
nghe và cũng sẽ có biết bao nhiêu điều muốn nghe bạn kể.
Liệu có cần phải biết Laboriette đã
đi săn trong rừng lAigle.? Liệu có cần phải
trả lời là chính cậu cũng đã cỡi ngựa trên núi l’Auvergne? Khi có ý định
gặp lại bạn bè đã thấy lòng rộn ràng niềm vui - chuyện như thế đâu phải để giấu
kín. Hơn thế nữa, gặp lại bạn cũ thú vị biết bao nhiêu.
Sao mà không nôn nóng gặp lại Fontanet, bạn thân của cậu, người thường trêu chọc cậu chút ít thôi, Fontanet, người nhỏ như con chuột và tinh khôn hơn Ulysse, lúc nào cũng xếp nhất lớp với sự thông minh tự nhiên.
Thế là cậu băng qua vườn Luxembourg
trong không khí mát mẻ của buổi bình minh. Những gì cậu thấy lúc đó thì tôi
cũng trông thấy lại ngày hôm nay. Cũng cùng một bầu trời, cũng cùng một lối đi,
những cảnh vật vẫn còn giữ linh hồn của ngày xưa, linh hồn làm tôi vui, buồn,
và bâng khuâng, chỉ riêng cậu bé ấy là không còn nữa.
Đó là lý do tại sao càng về già, tôi càng nhớ lại ngày tựu trường.
Nếu tôi là học sinh nội trú trong một trường trung học, kỷ niệm về học tập của tôi sẽ buồn bã hơn và tôi sẽ xua đuổi ngay. Nhưng bố mẹ tôi không giam tôi vào chốn tù ngục đó. Tôi ngoại trú một trường gần như là trường dòng và kín đáo, mỗi ngày tôi nhìn thấy con đường, ngôi nhà, tôi không bị tách khỏi đời sống công cộng và riêng tư như học sinh nội trú. Bởi thế, tình cảm của tôi chẳng phải như của một người nô lệ, chúng vẫn phát triển với sự dịu dàng và sức sống mà sự tự do đem lại cho tất cả những gì nảy nở trong nó. Không chút thù hận nào len lỏi vào. Sự hiếu kỳ khá dễ chịu và tôi muốn tìm hiểu là để thương yêu. Tất cả những gì tôi nhìn thấy trên đường, con người, loài vật, sự việc, đều đóng góp, nhiều hơn mọi người tưởng, vào việc khiến tôi cảm nhận được cuộc sống trong những điều giản dị và mạnh mẽ nó có.
*
Ngày tựu trường ( hay ngày khai giảng ) ở Việt Nam được ấn định vào ngày 5 tháng 9.
Trên thế giới, nhiều nước cũng có
ngày tựu trường vào tháng 9:
Các trường ở Anh và xứ Wales thường
là vào tuần đầu tiên của tháng 9, thỉnh thoảng là tuần thứ 2.
Ở Nga, các trường bắt đầu năm học mới
vào ngày 1/9. Tới năm 1984, 1/9 trở thành Ngày tri thức. Theo truyền thống, học
sinh sẽ mang hoa tới trường.
Tại Ba Lan, ngày đầu tiên đi học của
học sinh là ngày 1/9 hoặc ngày sau 1/9 nếu ngày này rơi vào thứ 6, thứ 7:hoặc
chủ nhật.
Học sinh Hy Lạp khai giảng vào ngày
11/9.
Ngày khai giảng ở Qatar là 15/9,
tương tự như một số quốc gia Á Rập khác trên thế giới.
Các trường học ở Iran khai giảng
vào ngày 22 hoặc 23/9.
Theo thông lệ, các trường học ở Mỹ bắt
đầu năm học mới vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, tuỳ theo tiểu bang. Học sinh đến
trường vào ngày này để tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và làm quen, nói
chuyện với giáo viên.
Ở Canada, ngày khai giảng thường rơi vào thứ 4, thứ 5 hoặc thứ 6 trong tuần đầu tiên của tháng 9.
Tất nhiên, không phải ở đâu cũng chọn
tháng 9.
Ngày bắt đầu năm học mới ở Costa
Rica là những ngày đầu tháng 2, và Bộ Giáo dục thay đổi mỗi năm.
Tại Pakistan ngày tựu
trường vào tháng Tư.
Ngày khai giảng ở Ấn Độ rơi vào thứ
hai đầu tiên của tháng 6.
Philippines
cũng tựu trường vào tháng 6.
Tại Singapore, các trường bắt đầu năm học mới vào đầu tháng 1 và kết thúc vào tháng 11, tức là 40 tuần học tập.
Hình
thức tổ chức lễ khai giảng cũng khác nhau.
Ở
Trung Quốc, vào ngày khai giảng học sinh mặc đồng phục đến trường. Hiệu trưởng
nói lời khai giảng, sau đó các thầy cô tặng cho học sinh một cuốn từ điển, tượng
trưng cho việc trao cho các em nguồn tri thức, cũng có khi tặng cho các em bộ
sách giáo khoa. Học sinh vào lớp 1 còn quỳ lạy cha mẹ và tham gia lễ khai bút,
mở tuệ nhãn, nhằm khai thông trí tuệ và khả năng tiếp nhận tri thức.
Ở
Nhật Bản, lễ khai giảng được tổ chức đơn giản, không nặng về phần nghi lễ mà
cũng không nghiêng về phần hội, vào ngày này, học sinh đến gặp gỡ các bạn, sau
đó giáo viên đưa các em về lớp và căn dặn về nội quy.
Ở
Nga, ngược lại, lề khai giảng tổ chức rất long trọng. Vào lễ này, giáo viên tặng
học sinh các quả bóng bay, còn học sinh tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm.
Các
trường ở Ukraina cho học sinh mặc đồng phục, mang theo hoa và chuông nhỏ. Năm học
mới bắt đầu bằng hoạt động rung chuông và tặng hoa cho giáo viên.
Ở
Đức, lễ khai giảng chỉ tổ chức một lần duy nhất khi học sinh vào lớp 1. Trước
ngày khai giảng, phụ huynh chuẩn bị cho các em một cái phễu trông giống như cái
nón, trong đó đựng sô cô la. bánh kẹo, đồ chơi, hoa quả để mang đến trường.
Ở
Nhật Bản, trong lễ khai giảng, trường không được trang trí cầu kỳ nhưng bầu
không khí rất trang trọng. Sau khi toàn trường hát quốc ca, hiệu trưởng sẽ lên
chào mừng học sinh. Các thầy cô giáo cũng lên giới thiệu về bản thân. Sau đó,
giáo viên và học sinh cúi chào nhau. Tại Singapore, phụ huynh đưa con em tới trường. Sau
đó, giáo viên dẫn học sinh tham quan trường. Sau đó, các em được phát đồng phục
rồi cùng hát quốc ca. Cuối cùng, hiệu trưởng và đại diện cơ quan giáo dục phát
biểu chào mừng học sinh trở lại trường.
Ở Hàn Quốc, vào ngày tựu trường, học sinh tham gia gặp mặt toàn trường, nhận hoa và lời chúc từ thầy cô giáo.
Đời học sinh có hai thời điểm đáng nhớ, đó là lúc bắt đầu và lúc kết thúc năm học. Ngày khai giảng học sinh háo hức bao nhiêu thì ngày nghỉ hè học sinh vui sướng bấy nhiêu. Bao nhiêu thế hệ học sinh đã thuộc nằm lòng bài thơ Nghỉ hè của Xuân Tâm, từng là học sinh đất Quảng ra học trường Quốc học Huế, bài thơ trong tập Lời tim non, xuất bản năm 1941:
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết,Ðoàn trai non hớn hở rủ nhau về.Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê,Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ ! Một nét mặt, trăm tiếng cười rộn rãLời trên môi, chen chúc nối nghìn câuChờ đêm nay, sáng sớm bước lên tàuĂn chẳng được, lòng nôn nao khó ngủ. Trong khoảnh khắc, sách bài là giấy cũ.Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.Trên đường làng huyết phượng nở thành bông,Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt. Kiểm soát kỹ có khi còn thiếu sót,Rương chật rồi, khó nhốt cả niềm vui.Tay bắt tay, hồn không chút bùi ngùi,Các bạn hỡi, trời mai đầy ánh sáng.
Đọc cả bài viết của nhà văn Pháp, Anatole France (
1844-1924 ) nhắc đến những kỷ niệm thuở thơ ấu với ngày tựu trường, bạn
đọc Việt Nam không khỏi liên tưởng đến một bài khác của Thanh Tịnh ( 1911-
1988) mà bao nhiêu thế hệ học sinh đã thuộc lòng, ít nhất là đoạn đầu.
( Thanh Tịnh là một nhà thơ thời tiền
chiến, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, sau đổi là Trần Thanh Tịnh. Ban đầu ông
làm nghề dạy học và đã sớm viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo Phong hoá,
Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ bảy…
Tập thơ đầu của ông là Hận chiến trường,
xuất bản năm 1936.
Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội
nhà văn Việt Nam.
Truyện ngắn Tôi đi học in năm 1941,
được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp Bảy.
Cũng cần nói thêm là thơ ông có nhiều bài nổi tiếng, tiêu biểu là bài Mòn mỏi.
TÔI
ĐI HỌC
THANH TỊNH
Hằng
năm cứ vào
cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không
có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi
tựu trường.
Tôi
không thể nào quên
được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi
sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay
tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen
đi lại lắm lần, nhưng lần
này tự nhiên tôi thấy lạ.
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:
Hôm nay tôi đi học.
Tôi
không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn
nữa.
Trong
chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Dọc
đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau
hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi
đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra
và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước
o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả
bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi
muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
-
Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ
tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
-
Thôi để mẹ nắm cũng
được.
Tôi
có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi
bút thước.
Ý
nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây
lướt ngang trên ngọn núi.
Trước
sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui
tươi và sáng sủa.
Trước
đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.
Lần
ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua
cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường
cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng
lần này lại
khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp.
Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra
lo sợ vẩn vơ.
Cũng
như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa
hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn
quãng trời rộng muốn
bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp,
biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Sau
một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung
quanh những cậu bé vụng
về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước.
Nói
các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi
mạnh như đá một quả
banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp
bước rộn ràng trong các lớp.
Ông
đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng
nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi
cảm thấy như quả
tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi
tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên
mảnh giấy lớn,
ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
-
Thế là các em đã
vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy
chúng em được sung sướng.
Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ
rang của phụ huynh đáp lại).
Ông
đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng
đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để
nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn
hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
Ông
đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
-
Thôi, các em đứng
đây sắp hàng để vào lớp học.
Tôi
cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người
tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay của người thân, vài
ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp.
Các
cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt
lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu
vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới,
vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc
tôi.
Ông
đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.
-
Các em đừng khóc. Trưa
này các em được về nhà cơ
mà. Và ngày mai các em lại
được nghỉ cả ngày nữa.
Sau
khi thấy hai mươi tám cậu
học trò sắp hàng
đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy
trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp.
Trong
thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ
tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm
lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng
tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
Một
mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy
lạ và hay hay. Tôi nhìn
bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi
nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng
tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ
chút nào.
Sự
quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.
Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ
cánh bay cao.
Tôi
đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay
trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
Bài tập viết: Tôi đi học!
THANH TỊNH