Alice Ann Munro sinh tại Wingham, Ontario, trong một
đại gia đình nông dân. Bà được học bổng của đại học Western Ontario, về sau
chuyển sang Vancouver. Từ năm 1963, bà điều hành một hiệu sách ở Victoria,
British Columbia, sau đó trở về Onrario năm 1972. Hiện nay, sống tại Comox,
British Columbia và Clinton, Ontario. bà chyên viết truyện ngắn. Trong suốt năm
1950-1960, các truyện ngắn của bà được CBC phát thanh trên làn sóng và đăng tải
trên nhiều tạp chí. Từ đó, truyện của bà được giới thiệu bởi các tạp chí văn học
tên tuổi như The New Yorker, The Paris review, Atlantic Monthly.
Các giải thưởng quan trọng:
Governor General's Literary Award for English language fiction (1968, 1978, 1986). Canadian Booksellers Award (1971). Shortlisted for the annual (UK) Booker Prize for Fiction (1980). The Writers' Trust of Canada's Marian Engel Award (1986). Rogers Writers' Trust Fiction Prize (2004). Trillium Book Award for Friend of My Youth (1991). WH Smith Literary Award (1995, UK). Lannan Literary Award for Fiction (1995). PEN/Malamud Award for Excellence in Short Fiction (1997). National Book Critics Circle Award (1998, U.S.). Giller Prize (1998 and 2004). Rea Award for the Short Story (2001). Edward MacDowell Medal for outstanding contribution to the arts by the MacDowell Colony (2006). O. Henry Award for continuing achievement in short fiction in the U.S. (2012). Man Booker International Prize (2009, UK). Commonwealth Writers Prize Regional Award for Canada and the Caribbean. và Nobel Prize in Literature (2013).
Tác phẩm:
Dance of the Happy Shades –1968./ Lives of Girls
and Women –1971./ Something I've Been Meaning to Tell You – 1974./ Who Do You
Think You Are? – 1978. /The Moons of Jupiter – 1982./ The Progress of Love –
1986. / Friend of My Youth – 1990. / Open Secrets – 1994./ The Love of a Good
Woman – 1998./ Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage – 2001./ Runaway – 2004./ The View
from Castle Rock – 2006./ Too Much Happiness – 2009./ Dear Life – 2012./ A
Wilderness Station: Selected Stories, 1996./ No Love Lost – 2003./ Vintage
Munro – 2004./ My Best Stories – 2009./ New Selected Stories – 2011./ Lying
Under the Apple Tree. 2011./ Family Furnishings: Selected Stories 1995–2014.
Truyện ngắn
THỊ TRẤN AMUNDSEN
Tôi ngồi đợi trên băng ghế bên ngoài nhà ga đã đóng
cửa, trước đó, cửa mở khi tàu đến. Một phụ nữ ngồi ở cuối ghế, ôm một cái túi
thắt dây chứa đầy đồ, kẹp giữa hai chân. Thịt, thịt sống. Tôi có thể ngửi được
mùi này.
Bên kia đường rầy, con tàu điện trống trơn đang chờ
đợi. Không có hành khách nào. Một lúc sau, người quản lý nhà ga thò đầu ra
ngoài cửa sổ và gọi, “San”. Tôi nghĩ ông gọi một người đàn ông tên “Sam”. Rồi một
người đàn ông mặc bộ đồ đồng phục thuộc công ty nào đó đi ra từ cuối tòa nhà.
Băng qua đường rầy, leo lên tàu điện. Người phụ nữ mang túi thịt đứng lên, đi
theo ông, tôi đi theo cô ta. Có tiếng la hét vang lên từ phía bên kia đường.
Cánh cửa tòa nhà mái ngang màu sậm mở ra, xuất hiện một số đàn ông đội mũ và
mang xách đồ ăn trưa lủng lẳng đập vào đùi của họ. Tiếng ồn ào như thể họ đang
tranh nhau lên cho kịp con tàu có thể chạy bất cứ lúc nào, sợ bỏ họ lại. Nhưng
khi đám đàn ông đã vào chỗ ngồi, không có gì bất ổn xảy ra. Họ đếm đầu người,
tìm thấy ai đó vắng mặt và nói với tài xế khoan đi. Nhưng một người sực nhớ đã
không thấy người vắng mặt ấy suốt cả ngày. Tàu bắt đầu chạy, không biết tài xế
có nghe hoặc quan tâm đến chuyện xảy ra hay không.
Đám đàn ông xuống tàu tại một hãng cưa nằm sau dãy
bụi cây, nếu đi bộ chỉ mất hơn mười phút, ngay sau đó, thấy một hồ nước có tuyết
bao phủ. Một tòa nhà dài bằng gỗ màu trắng nằm phía trước. Người phụ nữ sửa soạn
túi hàng rồi đứng lên, tôi đi theo. Ông tài xế kêu lớn “San”, cửa tàu mở. Vài
phụ nữ đang chờ leo lên. Họ chào người phụ nữ với túi hàng, cô ta nói, hôm nay
là ngày rất lạnh. Tất cả đều tránh nhìn tôi, khi tôi leo xuống kế theo cô.
Cửa đóng lại, tàu chạy tiếp tục. Im lặng. Không khí
lạnh như băng. Những cây Bạch dương trông dễ gãy có những vết đen trên vỏ trắng,
một số cây Trường sinh nhỏ và xác xơ, cuộn lại như bầy gấu đang ngủ. Mặt hồ
đóng băng không bằng phẳng đắp dọc theo bờ biển nhìn giống như sóng đóng thành
băng khi đang đổ xuống. Và tòa nhà, chủ ý có dãy cửa sổ và các mái hiên bằng
kính ở hai đầu. Tất cả đều chân phương kiểu miền bắc, đen và trắng dưới vòm mây
cao. Vẫn vậy, bao la một cách mê muội. Nhưng rốt cục, vỏ cây Bạch dương không
phải màu trắng, khi bạn đến gần hơn, Xám hơi vàng, hơi xám xanh, và xám.
Người phụ nữ mang túi thịt gọi tôi: “Chị định đi
đâu? Thăm viếng hết lúc 3 giờ.”
“Tôi không đi thăm. Tôi là cô giáo mới.”
“Họ sẽ không cho chị vào cửa trước đâu.” Cô ta nói
với vẻ hài lòng. “Tốt hơn là chị nên đi với tôi. Chị có hành lý không?”
“Ông quản lý nhà ga nói sẽ mang đến sau.”
“Cách chị đứng ngơ ngác, giống như người đi lạc.”
Tôi trả lời, tôi dừng chân vì muốn ngắm phong cảnh
đẹp.
“Một số người cũng nghĩ như vậy, ngoại trừ họ bị bệnh
hoặc quá bận rộn.”
Không còn gì để tiếp tục nói, cho đến khi chúng tôi
bước vào nhà bếp, ở tận cuối tòa nhà. Không có cơ hội nhìn ngắm chung quanh, vì
tôi đang để ý đôi ủng.
“Chị nên cởi giày để khỏi giẫm dơ sàn nhà.”
Vật lộn với cởi giày, không có ghế ngồi, tôi ngồi
lên tấm thảm lót nơi người phụ nữ kia để giày.
“Chị xách giày theo. Không biết họ sẽ sắp xếp chị ở
đâu. Nhớ cầm theo áo khoác. Không có máy sưởi trong phòng chờ treo áo choàng.”
Không hơi sưởi, không ánh đèn, ngoài trừ những gì
xuyên qua cánh cửa sổ nhỏ mà tôi không thể với tới. Tương tựa như bị cấm túc ở
trường học. Trong phòng treo áo. Vẫn mùi hôi của áo quần mùa đông ẩm ướt chưa
bao giờ khô từ đôi ủng thấm qua vớ bẩn,
đôi chân dơ.
Tôi trèo lên băng ghế nhưng vẫn không thể nhìn ra
ngoài. Trên cái kệ để mũ và khăn quàng cổ, tìm thấy cái túi đựng quả sung và
chà là. Chắc ai đó đã lấy trộm, cất giấu ở đây, để mang về nhà. Đột nhiên, tôi
cảm thấy đói. Từ sáng sớm, ngoại trừ chiếc bánh sandwich phô-mai khô ở Ontario
Northland, tôi chưa ăn gì khác. Tôi cân nhắc về đạo đức của một tên trộm. Nhưng
quả sung đã phản bội tôi, mắc vào răng. Tôi leo xuống đúng lúc, có người bước
vào.
Không phải người giúp việc trong bếp, một nữ sinh mặc
chiếc áo lạnh dày cộm với khăn quấn cổ quàng lên tóc. Bước vào vội vã, làm rớt
mấy cuốn sách lên băng ghế, văng vãi xuống đất, khăn quàng bị giật mạnh, tóc cô
lộ ra rối bung, đồng thời, dường như, đôi giày ủng bị sút, trợt lên sàn nhà. Chắc
không có ai cho cô ta biết phải tháo giày ở cửa bếp. Cô lớn tiếng:
“Ô, tôi không cố ý làm trúng bà. Từ ngoài sáng bước
vào, trong này tối quá. không thấy gì, đâu biết chuyện gì. Bà có lạnh không? Có
chờ ai đi làm về không?”
“Tôi chờ gặp bác sĩ Fox.”
“Vâng, không cần phải chờ lâu. Tôi vừa đi xe từ phố
đến với ông ta. Bà không có bệnh, phải không? Nếu bị bệnh, không thể đến đây.
Phải gặp bác sĩ ngoài phố.”
“Tôi là cô giáo mới.”
“Có phải bà đến từ Toronto?”
“Vâng.”
Có một khoảng im lặng, có lẽ vì tôn trọng.
Không phải, để dò xét áo khoác của tôi.
“Áo đẹp quá, trên cổ áo là lông gì vậy?”
“Lông cừu Ba Tư. Thật ra là lông giả.”
“Cũng đã lừa được tôi. Không biết họ đưa bà đến đây
làm gì, lạnh tê mông luôn. À, xin lỗi nha. Bà muốn gặp bác sĩ, tôi chỉ đường
cho. Tôi biết hết mọi thứ ở nơi nào. Tôi sống ở đây từ khi sinh ra. Mẹ tôi điều
hành nhà bếp. Tôi tên Mary, còn bà?”
“Vivi. Vivien.”
“Nếu bà là cô giáo, nên gọi bằng cô, phải không? Cô
gì đây?”
“Cô Hyde.”
“’Làm da rám nắng’ Xin lỗi, em chỉ nghĩ đại ý nghĩa
tên cô vậy thôi. Em thích nếu cô có thể làm cô giáo của em, nhưng em phải đi học
trong phố. Luật lệ ngu xuẩn. Vì em không bị bệnh lao.”
Vừa nói, vừa dẫn tôi đi, băng qua cánh cửa cuối
phòng treo áo, rồi đi dọc theo hành lang bệnh viện. Có vải sơn dầu, bạt màu
xanh lá cây, bốc mùi thuốc sát trùng.
“Bây giờ, cô đã đến đây, có lẽ, em sẽ xin Reddy cho
đổi chỗ.”
“Reddy là ai?”
“Reddy Fox. Nói lén nha. Em và
Anabel mới bắt đầu gọi tên Bác sĩ Fox.”
“Anabel là ai?”
“Chị ấy chết rồi.”
“Ô, xin lỗi.”
“Không sao. Chuyện này vẫn xảy ra ở đây. Em vào
trung học năm nay. Anabel chưa bao giờ thực sự đi đến trường. Khi em mới vào
trường công, Reddy xin phép thầy giáo cho em ở nhà nhiều ngày để làm bạn với chị
ấy.”
Cô nữ sinh dừng lại trước một cánh cửa hé mở rồi
huýt gió.
“Này, em mang cô giáo đến.”
Giọng nói đàn ông cất lên, “OK. Mary. Hôm nay, em
đã làm đủ rồi.”
Cô ta thong dong bước đi, bỏ tôi lại đối diện với một
người đàn ông có chiều cao bình thường, mái tóc màu nâu đỏ, cắt ngắn và lấp
lánh dưới ánh đèn từ hành lang.
“Cô đã gặp Mary. Cháu này lắm chuyện. Sẽ không ở
trong lớp của cô, không cần phải chịu đựng nó mỗi ngày. Ai cũng vậy, gặp nó hoặc
thích ngay hoặc không thích một chút nào.”
Anh ta làm tôi kinh ngạc, có vẻ lớn hơn tôi khoảng
mười đến mười lăm tuổi. Lúc đầu, chuyện trò với tôi như một người đạo mạo. Một
ông chủ bận tâm chuyện tương lai. Hỏi thăm chuyến đi, chuyện sắp xếp hành lý.
Anh muốn biết tôi nghĩ gì khi phải sống ở đây trong rừng, so với ở Toronto, liệu
có bị buồn chán không?
Tôi trả lời, không đến nổi nào, rồi thêm vào, cảnh
trí ở đây rất đẹp. “Giống như là, … tương tựa như ở trong tiểu thuyết Nga.”
Lần đầu tiên, anh ta nhìn tôi chăm chú.
“Thật không? Tiểu thuyết nào của Nga?”
Đôi mắt sáng màu xanh xám. Một lông mày nhướng lên,
như chiến mũ lưỡi trai nhỏ.
Không phải chưa đọc tiểu thuyết Nga. Tôi đã đọc hết
một số sách, còn một số khác chỉ đọc từng phần. Nhưng vì chiếc lông mày đầy vẻ
thích thú, đối diện với biểu cảm này, tôi không thể nhớ một đề sách nào ngoài
trừ “Chiến Tranh và Hòa Bình”. Tôi không muốn nói vì tên sách này ai cũng biết.
“Chiến Tranh và Hòa Bình.”
“Thế nào, ở đây chỉ có hòa bình. Nhưng nếu có chiến
tranh mà cô muốn nói, tôi e rằng cô sẽ phải tham gia vào đoàn phụ nữ mặc đồng
phục và đi đến các quốc gia ngoại quốc.”
Vừa tức giận vừa nhục nhã, vì tôi không có ý định
làm nổi, không khoe khoang. Chỉ muốn giải thích cảm giác đối với cảnh đẹp. Rõ ràng,
anh ta là loại người đặt câu hỏi để người khác rơi vào bẫy.
“Tôi nghĩ, tôi thực sự mong đợi một bà giáo lớn tuổi
mộc mạc,” anh nói, một cách xin lỗi nhẹ nhàng. “Cô không đi học để trở thành cô
giáo, phải không? Cô định làm gì khi tốt nghiệp cử nhân?”
“Tiếp tục lấy M.A.” trả lời nhát gừng.
“Chuyện gì đã làm cô đổi ý?”
“Tôi cần tiền.”
“Hợp lý. Nhưng e rằng cô không kiếm được nhiều tiền
ở đây. Xin lỗi nếu tôi nhiều chuyện. Tôi chỉ muốn bảo đảm, cô không bỏ dỡ giữa
chừng, để chúng tôi trong tình trạng bấp bênh. Cô chưa dự định lấy chồng, phải
không?”
“Không.”
“Được rồi. Được rồi. Bây giờ cô có thể đi. Tôi
không làm cô nản lòng, phải không?”
Tôi đã quay lưng bước đi. “Thưa, không.”
“Đi dọc theo hành lang đến văn phòng của Matron, cô
ấy sẽ cho cô biết tất cả những việc gì cần làm. Đề phòng bị cảm lạnh. Tôi không
nghĩ cô có mấy kinh nghiệm gì về bệnh lao?
“Vâng, tôi có đọc.”
“Tôi biết, tôi biết, cô đã đọc “The Magic
Mountain.”
Một cái bẫy khác bung ra và dường như anh ta đang
cài thêm. “Tôi hy vọng, mọi việc sẽ tiến triển hơn một chút. Ở đây, tôi đã viết
một số điều về những đứa trẻ và những gì tôi nghĩ cô có thể làm thử với chúng
nó. Đôi khi, tôi thích diễn tả tâm trí bằng cách viết xuống. Matron sẽ cho cô
biết thêm chi tiết.”
Trong chỗ này, các quan niệm về sư phạm trở thành lỗi
thời. Một số trẻ em sẽ trở về lại xã hội và đời sống bên ngoài; còn một số khác
thì không. Tốt hơn là đừng quá căng thẳng.
Chỉ cần, thử nghiệm, ghi nhớ, phân loại những thứ vô nghĩa …
(Ghi chú của bác sĩ Fox)
Bỏ qua hoàn toàn các trình độ. Những trẻ em nào cần,
về sau có thể sẽ bắt kịp hoặc không cần cũng không sao. Thật ra, chỉ cần một số
khả năng đơn giản để làm việc ...v…v… cần đủ để nhập vào đời sống. Còn những trẻ
em ‘Hoàn Hảo’ thì sao, họ được gọi như vậy? Một tên gọi dị dợm. Nếu họ học hành
thông minh, sẽ dễ dàng đuổi kịp.
Quên đi những con sông Nam Mỹ, Hiến chương Margna
Carta cũng vậy.
Ưu tiên cho vẽ, âm nhạc, kể truyện.
Trò chơi, cũng được, nhưng đề phòng vượt qua khả
năng hoặc cạnh tranh quá sức.
Thách thức đi giữa áp lực căng thẳng và buồn nản.
Chán chường chửi rủa trong bệnh viện.
Nếu Matron không thể cung cấp những gì cô cần, đôi
khi, người phục dịch đã cất giấu đâu đó.
Chúc làm việc vui vẻ.
Tôi không có mặt ở đó một tuần lễ trước khi tất cả
mọi sự kiện của ngày đầu tiên dường như duy nhất và khó xảy ra. Nhà bếp, phòng
treo áo trong bếp cho các công nhân giữ áo khoác và cất giấu đồ trộm cắp, căn
phòng mà tôi chưa từng trở lại và có lẽ, sẽ không bao giờ. Văn phòng bác sĩ
cũng ở bên ngoài, phòng của Matron là nơi thích hợp cho mọi thắc mắc, khiếu nại,
và sắp xếp thông dụng. Cô ta thấp và mập, mặt hồng hào, đeo kính không gọng và
thở mệt nhọc. Dường như, yêu cầu bất cứ điều gì cũng làm cô ngạc nhiên, ra vẻ
khó khăn, nhưng sau cùng cũng được giải quyết. Đôi khi, cô ăn trong phòng ăn của
y tá, nơi cô được phục vụ món ăn đặc biệt và món tráng miệng (*). Hầu hết cô ăn
trưa trong khu vực cô làm.
Ngoài Matron, có ba cô ý tá đăng ký khác, không có
ai trạc độ tuổi ba mươi như tôi. Họ đã về hưu sau thời kỳ phục vụ chiến tranh.
Thêm ba y tá phụ, vào cỡ tuổi tôi hoặc trẻ hơn. Hầu hết họ đã kết hôn hoặc đính
hôn, đại khái với những đàn ông trong quân đội. Họ trò chuyện liên miên nếu
Matron và các y tá đăng ký vắng mặt. Họ không để ý đến tôi; không muốn biết
Toronto ra sao, cho dù một trong bọn họ đã hưởng tuần trăng mật ở đó. Không
quan tâm tôi dạy học như thế nào hoặc trước đây tôi làm gì. Không phải họ thô lỗ,
họ đưa tôi miếng bơ (tuy gọi là bơ nhưng là loại bơ thực vật có vệt màu vàng,
màu nhà bếp), rồi họ cảnh cáo về chiếc bánh chăn cừu, có thể có thịt nhím trong
đó. Chỉ là bất cứ điều gì xảy ra ở những nơi họ không biết, đều bị giảm thiểu.
Những chuyện đó làm họ khó chịu. Mỗi khi đài phát thanh đọc tin tức, họ đổi qua
âm nhạc: Khiêu vũ với con búp bê mặc vớ rách một lỗ ….
Tuy nhiên, họ kính trọng bác sĩ Fox, một phần vì
anh ấy đọc nhiều sách. Họ cũng nói rằng không một ai giống anh ta, có thể xé
nát người khác nếu anh muốn.
Không thể giải thích vì sao họ nghĩ có mối liên hệ
giữa đọc sách và xé nát từng mảnh.
Đám học sinh đến lớp học rất đa dạng. Khoảng từ mười
lăm cho đến sáu đứa. Chỉ học ban ngày, từ 9 giờ sáng đến trưa. Học sinh nào có
nhiệt độ gia tăng hoặc đang khám bệnh sẽ bị cách ly. Khi hiện diện, chúng im lặng,
dễ dạy, nhưng không hưởng ứng. Chúng nhận ra ngay, đây là một trường học giả vờ,
nơi chúng không bị bắt buộc phải học bất kỳ một thứ gì, cũng như không bị bắt
làm bài tập tốn thời giờ và hại trí nhớ. Sự tự do này không làm chúng trở nên
kiêu căng, hoặc lười biếng theo bất kỳ cách nào để phê phán, chúng chỉ ngoan
ngoãn và mơ mộng. Hát nhẹ nhàng vòng quanh, chơi trò X’s và O’s. Có một bóng
đen của thất bại che trên lớp học ngẫu nhiên.
Quyết định đi gặp bác sĩ Fox về những lời anh đã
nói. Hoặc những gì anh viết, như sự chán nản trở thành kẻ thù. Trong góc phòng
nhỏ của người cai trường, tôi nhìn thấy một quả địa cầu. Yêu cầu mang nó đến lớp.
Tôi bắt đầu dạy về địa lý một cách đơn giản. Các đại dương, các địa lục, khí hậu.
Tại sao không phải là gió và dòng nước chảy? Các quốc gia và các thành phố? Chí
tuyến bắc và chí tuyến nam? Tại sao không phải là những con sông ở Nam Mỹ?
Một số trẻ em đã học những điều này trước đây,
nhưng rồi gần như đã quên hẳn. Thế giới bên ngoài hồ ao và rừng đã biến mất. Những
bài học gây lên niềm vui, như thể chúng tìm lại được những bạn cũ với những gì
đã từng quen biết. Dĩ nhiên, không thể đổ mọi thứ lên đầu chúng cùng một lúc.
Ngoài ra, còn phải tạo dễ dàng cho những trẻ chưa biết gì vì họ bị bệnh quá sớm.
Nhưng cũng được thôi. Có thể làm trò chơi. Chia đám
trẻ ra thành đội ngũ, đòi hỏi chúng phải lớn tiếng câu trả lời khi tôi dùng cây
chỉ hướng dẫn, di chuyển từ nơi này sang nơi kia. Phải cẩn thận không thể để
lòng hào hứng kéo dài quá lâu. Nhưng có một hôm, sau ca phẫu thuật buổi sáng,
bác sĩ bước vào, bắt gặp tại chỗ. Tôi không thể dừng hẳn mọi thứ, nhưng cố gắng
làm giảm bớt sự tranh đua. Anh ta ngồi xuống, trông có vẻ mệt mỏi. Không tỏ
thái độ chống đối. Sau một vài phút, anh tham gia vào trò chơi, phát ngôn nhiều
câu trả lời lố bịch. Những tên gọi không chỉ lầm lẫn mà còn tưởng tượng. Rồi từ
từ anh nhỏ tiếng dần. Thấp, thấp, khởi đầu nghe lầm bầm, rồi thì thầm, rồi tắt
hẳn. Bằng cách này, cách phi lý, anh đã kiểm soát được căn phòng. Cả lớp bắt chước.
Chăm chú nhìn miệng anh.
Đột nhiên, anh phát ra một tiếng gầm gừ nhỏ, khiến
tất cả bật cười. “Tại sao mọi người nhìn tôi? Cô Hyde dạy các em như vậy phải
không? Nhìn chăm chăm vào người ta, không làm họ phiền lòng sao? Hầu hết cười
vui vẻ, nhưng một số vẫn không thể ngừng theo dõi anh. Chúng khao khát thêm nhiều
trò hề nữa.
“Cứ tiếp tục. Hãy đi ra ngoài và cư xử không đúng mực
ở một nơi khác.” Anh xin lỗi đã làm lớp học bị gián đoạn. Tôi giải thích, lý do
cố gắng biến nơi này giống như các lớp học thật sự. Phát biểu một cách nghiêm
túc, “Mặc dù tôi đồng ý với anh về áp lực căng thẳng, cũng đồng ý với những gì
anh viết trong bài hướng dẫn. Tôi chỉ nghĩ…”
“Bài hướng dẫn nào? Ồ, đó chỉ là những mẩu vụn
thoáng qua đầu tôi. Không phải ý định đặt thành nền tảng.”
“Ý tôi là miễn các em đừng bệnh quá nặng …”
“Tôi nghĩ là cô đúng. Chuyện đó không phải là quan
trọng.”
“Nếu không, các em có vẻ lơ đảng.”
“Không cần phải sáng tác một bài hát hoặc một điệu
nhảy.” Vừa nói anh vừa bỏ đi. Rồi quay lại, đưa ra một lời xin lỗi lấp lửng.
“Chúng ta có thể bàn chuyện này vào một lúc khác.”
Lúc đó, tôi nghĩ, Rõ ràng anh ấy nghĩ tôi là kẻ ngốc
gây nhiều phiền phức. Vào một bữa ăn trưa, tôi phát hiện từ các phụ tá, buổi
sáng hôm đó, đã có một người qua đời trong ca giải phẫu. Vì vậy, lý do tức giận
của tôi trở thành không chính đáng và cảm thấy mình là kẻ khờ khạo.
Chiều nào cũng rảnh rỗi. Các học sinh ngủ trưa, đôi
khi tôi cũng cảm thấy buồn ngủ. Phòng tôi lạnh, khăn trải giường mỏng, chắc chắn
người bệnh lao cần thứ gì ấm áp hơn. Dĩ nhiên, tôi không bị bệnh. Có thể họ
không quan tâm, bỏ qua các phần đồ dùng căn bản đối với những người không bệnh
như tôi.
Tôi lơ mơ nhưng không ngủ được. phía trên có tiếng
bánh xe của giường nằm, đang đẩy ra hiên nhà phơi nắng trong buổi chiều lạnh
cóng. Tòa nhà, cây cối, hồ nước, đối với tôi, không bao giờ giống ngày đầu tiên
đó, khi tôi bị cuốn hút bởi sự bí ẩn và quyền lực của chúng. Hôm đó, tôi tin rằng
tôi đã vô hình. Bây giờ, điều này, dường như, không bao giờ đúng.
Đó là cô giáo. Cô ta định làm gì?
Ngắm hồ nước
Chi vậy?
Không có gì làm.
Một số người thật may mắn.
Thỉnh thoảng, tôi bỏ ăn trưa,
dù đó là một phần tiền lương của tôi, để đi Amundsen, nơi tôi dừng ăn ở quán cà
phê, Postum. Món ngon nhất là bánh mì với cá hồi đóng hộp, nếu họ còn. Gỏi gà
phải cẩn thận xem chừng còn lông dính trên da. Tôi cảm thấy rất thoải mái ở đây
vì không ai biết mình. Về điều này tôi đã lầm. Quán cà phê không có phòng vệ
sinh riêng cho nữ phái, phải đi qua khách sạn cạnh bên, rồi rẻ sang lối vào
quán bia, lúc nào cũng tối tăm, ồn ào, bốc mùi cồn của bia và whiskey, từng đợt
khói thuốc và khói xì-gà xông nghẹt thở. Nhưng những phu đốn gỗ, phu cưa cây,
không bao giờ quát tháo người khác như lính và đám không quân ở Toroto. Họ chìm
sâu vào thế giới đàn ông, tâm sự những câu chuyện riêng tư. Họ đến đây không phải
kiếm đàn bà. Trong thực tế, họ háo hức rời khỏi công ty ngay bây giờ hoặc mãi
mãi.
Bác sĩ Fox có văn phòng ở đường
Main. Chỉ là tòa lầu nhỏ một tầng, anh phải ở một nơi khác. Tôi đã nghe tin từ
các phụ tá là không có bà Fox. Trên con đường rẻ duy nhất, tìm thấy ngôi nhà có
thể thuộc về anh, nhà tráng bằng stucco với cửa sổ có mái che ở trên cửa chính,
sách xếp chồng lên nhau trên bệ cửa sổ. Tuy nhìn ảm đạm nhưng có thứ tự, gợi ý
một sự thoải mái tối thiểu nhưng chính xác mà một người cô độc có quy củ ở đó.
Trường học ở phố nằm cuối đường
dân cư ở. Một buổi chiều, tôi nhìn thấy Mary trong sân, đang chơi quăng banh
tuyết. Dường như đám con gái chống lại đám con trai. Khi nhìn thấy tôi, cô hét
lớn, “Này cô giáo,” rồi quăng đại hai quả tuyết trên hai tay. Sau đó, cô băng
qua đường, quay mặt lại nói, “Hẹn gặp ngày mai,” ít hay nhiều như lời cảnh cáo,
không ai được theo dõi cô.
“Cô đang trên đường về? Em
cũng vậy. Thường thường đi ké xe của Reddy, nhưng hôm nay ông ấy sẽ về muộn. Cô định đi bằng thứ gì? Xe lửa? Tôi trả lời,
đúng như vậy. “Ô, em có thể chỉ cô đi đường tắt, tiết kiệm tiền. Con đường nhiều
bụi cây.” Cô dẫn tôi lên con đường hẹp nhưng có thể băng qua thị trấn, xuyên
qua rừng, qua luôn xưởng cưa. Cô nói, “Reddy đi con đường này.”
Sau xưởng cưa, phía bên dưới,
một số vết cắt xấu xí trong rừng. Vài cái lán hình như có người ở, vì thấy củi
chẻ, dây phơi áo quần và khói bốc lên nghi ngút. Từ trong lán, một con chó lớn
lai sói chạy ra gầm gừ và sủa lớn tiếng. “Cô cứ bình tĩnh,” Mary la lên. Rồi
nhanh nhẹn vò, ném một quả tuyết, ngay giữa tam tinh con chó. Nó quay cuồng. Cô
đã chuẩn bị xong một quả tuyết khác. Người đàn bà mặc khăn nấu bếp bước ra, hét
lớn, “Cô muốn giết nó hả.”
“Tốt, diệt thêm một thứ rác rưởi.”
“Tôi sẽ gọi chồng tôi đối phó
với cô.”
“Được mà. Chồng bà làm được cứt
gì.”
Con chó chạy theo xa xa, một
chút dọa nạt giả vờ.
“Cô đừng sợ, em sẽ đánh đuổi bất
kỳ con chó nào. Em cá rằng có thể đối phó một con gấu nếu chúng ta gặp nó.”
“Chẳng phải gấu thường ngủ suốt
mùa đông hay sao?
Tuy khá sợ con chó nhưng tôi bị
ảnh hưởng bởi thái độ bất cần đời của Mary.
“Đúng, nhưng cô không bao giờ
ngờ. Một con gấu thức dậy sớm, tìm đến nhà đậu xe, lục thức ăn trong thùng rác ở
San. Mẹ em quay lại thấy nó đứng thù lù. Reddy lấy súng bắn nó. Reddy thường dẫn
em và Anabel đi xe trợt tuyết, đôi khi với các trẻ em khác, ông có thể huýt còi
làm cho gấu sợ bỏ đi. Rít lên âm thanh quá cao so với tai người nghe.”
“Thật không. Cái còi như thế
nào?”
“Không phải cái còi, em muốn
nói ông huýt bằng miệng.”
Tôi nghĩ đến hành động của anh
ấy trong lớp học.
“Em không biết, có lẽ ông chỉ
nói vậy cho Anabel khỏi sợ. Chị ấy không thể đi xe trợt tuyết. Ông phải kéo chị
trên xe trợt băng. Đôi khi, em rình nhảy vào ngồi ké. Ông ta nói, ‘Cái quái gì
đây? Sao nặng quá vậy.’ Rồi ông quay lại thật nhanh để tìm em, nhưng chưa bao
giờ thấy. Ông hỏi Anabel, ‘sao mà nặng quá vậy, cháu đã ăn sáng thứ gì?’ Chị chẳng
bao giờ kể thật. Chị là người bạn tốt nhất của em.”
“Còn các cô gái ở trường thì
sao?” Họ không phải bạn?”
“Em chỉ quanh quẩn với họ khi
không có ai khác. Họ chẳng liên quan gì. Anabel và em có ngày sinh nhật cùng
chung trong tháng Sáu. Sinh nhật mười một tuổi, Reddy dẫn hai đứa ra hồ bơi
thuyền. Ông dạy chúng em bơi. Ông phải luôn luôn đỡ Anabel, chị ấy thực sự
không thể học được. Có lần, ông bơi một mình ra xa, trong bờ chúng em đổ đầy
cát vào giày của ông. Năm sau, sinh nhật thứ mười hai, không được đi nơi nào giống
như vậy, chỉ đến nhà ông ăn bánh. Chị ấy không thể ăn một chút nào. Ông đã chở
chúng em đi và quăng những mảnh bánh ra ngoài cửa xe cho hải âu ăn. Bầy chim
giành nhau la hét chí chóe. Chúng em cười như điên. Ông phải dừng xe, ôm Anabel
để chị không thổ huyết.” Cô ta nói tiếp. “Sau đó, em không được phép gặp mặt chị
nữa. Mẹ em không muốn em ở gần những trẻ em bị bệnh lao. Nhưng Reddy đã thuyết
phục bà. Ông nói, ông sẽ ngăn cản em khi cần thiết. Vì vậy, ông đã ngăn cấm,
làm em nổi điên. Nhưng chị ấy không còn vui vẻ nữa, bệnh trở nên trầm trọng. Em
sẽ chỉ cô nấm mộ của chị, chưa có cái gì để làm dấu. Reddy và em định sẽ làm
cái gì đó khi ông có thời giờ. Nếu chúng ta đi thẳng trên đường này thay vì rẻ
qua lối khác, chúng ta sẽ đến nghĩa địa có mộ Anabel.”
Lúc này, chúng tôi đã xuống đến
vùng đất bằng, gần khu vực San. Cô nữ sinh nói, “Ô, xém nửa em quên mất,” rồi
móc ra một nắm vé.
“Cho ngày lễ Tình Nhân, chúng
em sẽ trình diễn một vũ kịch ở trường trung học, tên là “Pinafore”. Em đóng tuồng
trong đó. Có nhiều vé để bán. Cò lẽ cô là người mua đầu tiên.”
Tôi đoán đúng, căn nhà ở
Amundsen là nơi bác sĩ Fox cư ngụ. Anh đưa tôi đến đó ăn tối. Dường như, lời mời
đến đúng lúc vào một hôm anh tình cờ gặp tôi trong hội trường. Có lẽ, anh có một
hồi tưởng không thoải mái vì đã hứa, chúng tôi sẽ gặp nhau để bàn thảo về ý kiến
dạy học.
Buổi tối mà anh ta mời là buổi
tối tôi mua vé đi xem Pinafore. Khi kể với anh như vậy, anh đáp lại, “Tôi cũng
đã mua, nhưng không có nghĩa chúng ta cần xuất hiện ở đó.”
“Tôi có cảm giác như đã hứa với
cô ta.”
“Thì bây giờ, cô có thể không
hứa nữa. Tin tôi đi, vũ kịch rất là khủng khiếp.”
Làm theo lời anh, mặc dù không
gặp Mary để nói cho cô biết. Tôi đến đợi ở nơi đã được chỉ dẫn, dưới mái hiên
bên ngoài cửa trước của San. Mặc chiếc áo đầm đẹp nhất, màu bánh crêpe xanh lá
cây đậm, cúc áo nhỏ bằng ngọc trai, cổ áo đính ren thật. Mang đôi bốt cao da lộn
bên trong giày đi tuyết. Chờ quá giờ đã hẹn, lo lắng, ban đầu, e ngại Matron ra
khỏi văn phòng sẽ thấy tôi, rồi sau đó, lại sợ anh đã quên. Nhưng rồi, anh ta đến,
vừa cài nút áo vừa nói xin lỗi.
“Luôn luôn kẹt những chuyện lặt
vặt phải giải quyết,” Đưa tôi đi vòng quanh tòa lầu đến chiếc xe hơi. “Cô không
sao, phải không?” Tôi trả lời, không sao. Mặc dù đôi giày da lộn gây khó khăn,
anh không đưa tay cho tôi vịn. Chiếc xe cũ và tồi tàn, như hầu hết các xe trong
thời đó. Không có máy sưởi. Khi ông nói, sẽ đến nhà ông, tôi có cảm giác nhẹ
nhõm. Tôi không thể nghĩ ra chúng tôi sẽ phải làm gì với đám đông ở khách sạn,
cũng hy vọng không phải dính líu đến bánh mì ở quán cà phê.
Đến nhà, anh nói tôi đừng cởi
áo khoác cho đến khi hơi nóng sưởi ấm lên một chút. Liền sau đó, anh lập tức bận
rộn đốt củi trong bếp.
“Tôi là người giúp việc, đầu bếp
và phục vụ cho cô, một lát nữa sẽ thoải mái thôi, và bữa ăn sửa soạn không lâu
đâu. Không cần đề nghị giúp đỡ, tôi muốn làm một mình. Cô muốn chờ ở đâu? Nếu
muốn, cô có thể đọc sách trong phòng trước. Sẽ không quá khó chịu trong đó khi
mặc áo khoác. Công tắc đèn nằm ngay bên trong cửa. Cô không phiền nếu tôi nghe
tin tức? Tôi có thói quen này.”
Vào phòng trước, cảm giác như
thể ít nhiều gi đã phải tuân lệnh. Tôi để cửa bếp mở. Anh đến đóng lại và nói,
“Chỉ chờ một chút nhà bếp sẽ ấm lên.” Rồi quay lại với giọng nói gần như thiêng
liêng của đài CBC, đang phát tin tức chiến tranh.
Có rất nhiều sách để xem.
không chỉ trên kệ, còn trên bàn, trên ghế, trên bệ cửa sổ, và chất đống trên
sàn nhà. Sau khi xem qua vài cuốn, tôi kết luận, anh ta thích mua sách theo từng
lố, có lẽ thuộc vào các câu lạc bộ chuyên môn bán sách. The Harvard Classics, The Histories of Will Durant.
Tiểu thuyết và thơ có vẻ thiếu. Một số sách kinh điển cho trẻ em, đáng ngạc
nhiên. Sách: American Civil War, South Africa War, Napoleinic Wars,
Peloponnesian War, the Campaifns of Julius Caesar, Exploration of the Amazon
and the Arxtic, Shackleton Caught On the Ice, John Franklin’s Doomed
Expedition, Dooner Party, the Lost Tribes, Newton, Alchemy, the Secrete of the
Hindu Kush. Những cuốn sách gợi ý người nào đó lo nghĩ muốn biết, sở hữu những
đám kiến thức riêng biệt. Có lẽ, ai đó không có thị hiếu chắc chắn và chính
xác. vậy thì, khi anh hỏi tôi về cuốn sách Nga nào, thì anh ta cũng không có nền
tảng vững vàng như tôi nghĩ.
Khi anh gọi, “sẵn sàng rồi”, tôi mở cửa với sự chuẩn
bị đầy hoài nghi. Tôi nói,
“Anh đồng ý với ai, Naphta hoặc Settermbrini?”
“Xin lỗi, cô hỏi gì?”
“Trong The Magic Mountain, anh thấy Naphta hay nhất
hoặc Settembrini?”
“Thành thật mà nói, tôi luôn luôn nghĩ họ là một cặp
túi gió. Còn cô?”
“Setembrini có nhân tính hơn, còn Naphata thú vị
hơn."
"Họ dạy như vậy ở trường học?”
“Tôi chưa bao giờ đọc sách này lúc còn đi học.” Giọng
lạnh lùng.
Anh liếc nhìn tôi rất nhanh, chiếc lông mày ấy nhướng
lên.
“Xin lỗi. Nếu cô thích cuốn sách nào trong đó, cứ tự
nhiên xem. Lúc nào rảnh rỗi cô có thể đến đây đọc sách. Tôi có thể đặt một lò
sưởi điện, tôi nghĩ, chắc cô không quen dùng lò đốt gỗ. Chúng ta sẽ bàn về điều
này, được không? Tôi sẽ làm cho cô một chìa khóa riêng.”
“Cảm ơn.”
Thịt heo xay, khoai tây nghiền, đậu đóng hộp. Món
tráng miệng là chiếc bánh táo mua ở tiệm, nếu được hâm nóng sẽ ngon hơn. Anh hỏi
thăm về đời sống ở Toroto, các khóa trong đại học, gia đình tôi. Anh cho rằng
tôi được dạy dỗ trên con đường thẳng và hẹp.
“Ông nội tôi là một giáo sĩ thuộc phái tự do theo
kiểu Paul Tillich.”
“Còn cô? Cháu gái nhỏ theo thiên chúa giáo phái tự
do?”
“Không phải.”
“Hay lắm. Cô có nghĩ là tôi khiếm nhã không?”
“Tùy. Nếu anh đang phỏng vấn tôi với tư cách chủ
nhân, thì không.”
“Như vậy, tôi có thể tiếp tục. Cô có bạn trai chưa?”
“Vâng.”
“Chắc trong quân đội.”
“Hải quân.” Một lựa chọn đúng đắn vì không biết anh
ấy ở đâu và không nhận được thư từ thường xuyên.
Bác sĩ Fox đứng lên và pha trà.
“Anh ấy ở trên tàu nào vậy?”
“Tàu hộ tống.” Một chọn lựa đúng khác. Sau một thời
gian, tôi có thể cho anh trúng ngư lôi, như chuyện thường xảy ra cho tàu hộ tống.
“Thật can đảm. Cô dùng sữa hoặc đường trong trà?”
“Cảm ơn. Chỉ trà thôi.”
“Tốt quá. Tôi đã hết sữa hết đường. Cô biết không,
khi nói dối mặt sẽ đỏ lên.”
Nếu mặt tôi chưa đỏ, thì lúc đó sẽ đỏ. Màu đỏ từ
chân tôi đỏ lên. Mồ hôi chảy xuống cánh tay. Hy vọng chiếc áo không bị hư.
“Tôi luôn luôn cảm thấy nóng khi uống trà.”
“Ô, tôi biết rồi.”
Câu chuyện có thể tồi tệ hơn. Tôi quyết định dằn mặt
anh ta. Tôi chuyển chủ đề về anh, hỏi anh cách giải phẫu bệnh nhân. Có phải cắt
bỏ lá phổi như tôi đã nghe? Anh có thể trả lời điều đó với cách chọc ghẹo hơn,
chủ nhân hơn, có thể đây là ý niệm tán tỉnh của anh. Tôi nghĩ, nếu anh làm như
vậy, tôi sẽ mặc áo khoác và bước về trong đêm lạnh. Có lẽ anh đoán biết nên bắt
đầu kể về phẫu thuật lồng ngực. Dĩ nhiên, chuyện cắt lá phổi khá phổ biến gần
đây.
“Nhưng anh không mất một số bệnh nhân hay sao?”
Chắc anh ta đang nghĩ, đã đến lúc phải trở lại nói
đùa.
“Nhưng dĩ nhiên. Họ chạy trốn, núp sau bụi rậm,
chúng tôi không biết họ đi đâu. Nhảy xuống hồ. Hoặc ý của cô là họ có chết hay
không? Có những trường hợp, giải phẫu không có kết quả tốt, vâng, có chứ.”
Nhưng có những điều tốt hơn đang xảy đến. Việc phẫu
thuật mà anh thực hiện sẽ trở nên lỗi thời như thuật rút máu. Một loại thuốc mới
được tung ra thị trường. Streptomycin. Đã được sử dụng để thử nghiệm. Có một số
vấn đề, tự nhiên thôi, luôn có vấn đề, sẽ có vấn đề. Độc tính trong hệ thần
kinh. Nhưng sẽ tìm ra cách chữa trị nó.
“Khiến những người cưa xương như tôi thất nghiệp.”
Rửa chén đĩa, rồi lau khô. Anh mang khăn lau chung
quanh eo tôi để bảo vệ áo đầm. Khi hai đầu được buộc lại thật chặt, anh đặt tay
lên lưng tôi. Những ngón tay xòe ra, ép mạnh vào, anh gần như đã chiếm lấy cơ
thể tôi một cách chuyên nghiệp. Đêm đó, khi tôi đi ngủ vẫn còn cảm giác sức ép
này. Tôi cảm được sức ép phát triển từ ngón tay út đến ngón tay cái. Thật thích
thú. Thực sự, nó quan trọng hơn nụ hôn tiếp theo trên trán tôi, lúc trước khi
tôi bước ra khỏi xe anh ta. Một nụ hôn khô, ngắn ngủi và trang trọng, đặt lên
tôi bằng uy quyền vội vã.
Chìa khóa nhà anh xuất hiện trên sán nhà tôi, đẩy
vào dưới cửa khi tôi vắng mặt. Nhưng sau cùng, không sử dụng được. Nếu ai khác
đưa ra đề nghị này, tôi đã chộp lấy cơ hội. Đặc biệt có luôn lò sưởi. Nhưng trường
hợp này, quá khứ và tương lai của anh hiện diện trong căn nhà sẽ lấy đi hết những
thoải mái bình thường và thay thế bằng niềm vui căng thẳng thần kinh hơn là cởi
mở. Tôi ngờ rằng khó đọc được chữ nào.
Tôi mong Mary đến trách móc tôi đã không đi xem
Pinafore. Dự định sẽ trả lời là tôi không được khỏe, bị cảm lạnh. Liền sau đó,
nhớ lại, cảm lạnh là bệnh quan trọng ở nơi đây, liên quan việc mang khẩu trang,
dùng thuốc khử trùng và bị cách ly. Tôi hiểu ngay, không còn hy vọng che giấu
chuyện đi đến nhà bác sĩ ăn tối. Đó là một bí mật không ai biết, kể cả ý tá. Họ
không nói gì, hoặc vì họ tử tế và kín đáo hoặc vì họ không quan tâm những chuyện
như vậy. Nhưng các phụ tá trêu chọc, “Đêm đó ăn tối có vui không?” Giọng điệu
thân mật, dường như họ chấp nhận. Mặc kệ chuyện gì khác, tối thiểu, tôi cũng trở
thành một phụ nữ có đàn ông.
Cả tuần qua, Mary không xuất hiện. “Thứ bảy tuần tới”
là lời hẹn cuối cùng trước khi anh hôn trán tôi. Vì vậy, lại đợi nhau dưới hiên
nhà cửa trước. Chúng tôi đi xe đến nhà, tôi vào phòng sách trong khi anh lo đốt
lửa bếp. Trong phòng, nhìn thấy một lò sưởi điện.
Anh nói, “Không chấp nhận lời đề nghị (đến nhà đọc
sách) của tôi, Cô không nghĩ tôi thành tâm sao? Tôi luôn luôn nghiêm túc với những
gì đã nói.”
Tôi nói, tôi không muốn vào phố vì sợ gặp Mary.
“Vì không tham dự vở kịch của cô ấy.”
Anh nói, “Nếu cô muốn sắp xếp đời mình để theo
Mary.”
Thực đơn gần giống như lần trước. Thịt lợn, khoai
tây nghiền, bắp xay thay vì đậu Hà Lan. Lần này, ông để tôi phụ bếp, thậm chí,
còn yêu cầu tôi dọn bàn.
"Cô nên tìm hiểu mọi đồ vật sắp xếp ở đây. Tất
cả đều theo lề lối khá trật tự.”
Nghĩa là, tôi có thể xem anh ta làm việc ở bếp. Sự
tập trung dễ dàng, những động tác không dư thừa, bật lên trong lòng tôi những
tia lửa và cảm giác ớn lạnh.
Chúng tôi vừa bắt đầu ăn, có tiếng gõ cửa. Anh đứng
lên, rút cái chốt cài, Mary tuôn vào. Mang theo chiếc hộp giấy dày, đặt lên
bàn, rồi cởi áo khoác, lộ ra bộ y phục cải trang màu đỏ và vàng. Cô ta la lên:
“Chúc mừng ngày lễ tình nhân. Các người không đến xem em trình diễn, em mang
trình diễn đến đây.”
Cô ta đứng lên một chân để đá văng chiếc ủng , rồi
đá tiếp chân kia. Đẩy hai người lùi ra, cô bắt đầu vừa nhảy chung quanh bàn, vừa
hát với giọng trẻ trung đầy sinh lực nhưng nghe não nùng:
Gọi tên tôi là bé Hoa Vàng, (2)
Hoa vàng nhỏ thân ái
Mặc dù tôi không bao giờ kể tại sao.
Nhưng vẫn gọi tôi là bé Hoa Vàng,
Ôi, bé hoa vàng tội nghiệp,
bé hoa vàng ngọt ngào -
Anh đứng dậy ngay cả trước khi Mary hát. Đến gần
nơi lò nướng, bận bịu với cái chảo chiên đang đựng miếng thịt heo.
Tôi vỗ tay tán thưởng. “Bộ trang phục thật quá đẹp.”
Thực sự là như vậy. Váy đỏ, váy lót màu vàng tươi,
tạp dề trắng phất phơ, áo thêu màu.
“Mẹ em may.”
“Bà thêu luôn?”
“Vâng. Đêm hôm trước, bà thức suốt bốn giờ để làm
cho xong.”
Tiếp theo là sự quay cuồng và giậm chân tại chỗ để
trình diễn thêm. Những chiếc dĩa sắp kêu leng keng trên kệ. Tôi vỗ tay nhiều
hơn. Cả hai chúng tôi cùng muốn một điều. Muốn bác sĩ Fox quay lại, ngưng phớt
lờ chúng tôi. Muốn anh ta nói đôi lời lịch sự, dù miễn cưỡng.
“Hãy tìm vài thứ khác cho lễ Tình Nhân.” Vừa nói,
Mary vừa xé hộp giấy dày ra, những chiếc bánh Tình Nhân cắt hình trái tim, bọc
lớp đường màu đỏ.
Tôi nói, “Thật là tuyệt.” Mary lại tiếp tục nhảy.
Cô nói,
Em là đội trưởng của nhóm Pinafore.
Một đội trưởng giỏi
Em rất giỏi, ai cũng thấy,
Em chỉ huy một đội nhảy rất hay.
Sau cùng, bác sĩ Fox quay lại, Mary chào.
Anh nói, “Được rồi. Thế là đủ rồi.”
Mary phớt tỉnh. Đưa tay lên ra hiệu ba lần cổ võ rồi
cổ võ thêm một lần nữa cho đội trưởng gan dạ của Pinafore.
“Tôi nói, đã đủ rồi.”
“Mừng đội trưởng Pinafore.”
“Mary. Chúng tôi đang ăn tối. Em không được mời, hiểu
không? Không được mời.”
Sau cùng, cô ta im lặng. Nhưng chỉ một lát.
“Ông không tử tế gì. Thúi quắc.”
“Và tốt hơn là em không cần bất kỳ một chiếc bánh
ngọt nào. Em đang trở nên bụ bẫm như một con heo con.”
Mặt Mary sưng lên như sắp khóc, nhưng thay vì vậy,
cô nói, “Xem thử là ai nói, mắt ông bị lé kìa.”
“Đủ rồi.”
“Tại ông chớ ai.”
Bác sĩ Fox lấy đôi ủng đặt xuống trước mặt Mary.
“Mang vào đi.”
Cô ta vừa mang vừa khóc, nước mũi chảy xuống. Thở hổn
hển. Ông lượm chiếc áo khoác và không giúp khi cô mặc vào, lúng túng tìm những
cúc áo.
“Đúng rồi. Em đến đây bằng cách nào?”
Mary từ chối không trả lời.
“Đi bộ, phải không? Tôi có thể chở em về. Em khỏi
phải chui vào trong tuyết lạnh và tủi thân chết cóng.”
Tôi không nói lời nào. Mary không nhìn tôi . Chuyện
xảy ra quá đổi bàng hoàng, không cần chào tạm biệt. Khi nghe tiếng mở máy xe,
tôi bắt đầu dọn bàn. Còn món tráng miệng, lại là chiếc bánh táo. Có lẽ, anh
không biết bánh gì khác, hoặc giả tiệm bánh chỉ bán thứ này. Lượm một chiếc
bánh hình trái tim lên, bỏ vào miệng. Lớp đường bọc ngọt kinh khủng. Không có
mùi vị trái mọng hoặc trái đào, toàn là đường và phẩm đỏ. Tôi ăn chiếc thứ hai.
Tôi biết, ít nhất phải nói tạm biệt và cảm ơn cho
những chiếc bánh. Thôi thì không quan trọng gì. Tôi tự nhủ, không nên quá bận
tâm. Buổi trình diễn không phải cho tôi. Hoặc chỉ một phần nhỏ cho tôi.
Anh ta quá tàn nhẫn, làm tôi sửng sốt. Tàn nhẫn đối
với một người đang cần anh. Nhưng, theo cách nào đó, anh làm vì tôi, để thời giờ
chúng tôi bên nhau không bị đánh mất. Ý nghĩ này làm tôi hãnh diện, rồi xấu hổ
vì tự tâng bốc mình. Không biết sẽ phải nói gì khi anh ta trở về.
Anh không muốn tôi nói gì cả. Đưa tôi lên giường.
Đây có phải là việc từ lâu trong ván bài, hoặc là chuyện bất ngờ đối với cả hai
chúng tôi? Tối thiểu, chuyện trinh tiết của tôi không có vẻ gì ngạc nhiên, ông
cung cấp khăn tắm, bao cao su, và kiên nhẫn, hết sức từ tốn. Niềm đam mê của
tôi làm kinh ngạc cả hai đứa.
Anh ta nói, “Anh có ý định cưới em.”
Trước khi chở tôi về, anh quăng hết những bánh Tình
Nhân, những trái tim đỏ, ra ngoài sân tuyết cho đám chim mùa đông.
Mọi sự đã quyết định. Việc đính hôn được thỏa thuận
riêng tư, mặc dù anh ấy có chút thận trọng với từ ngữ này. Nếu có vài ngày nghỉ
liên tục, chúng tôi sẽ làm đám cưới. Một đám cưới hết sức đơn giản, anh ta nói
như vậy. Tôi không viết thư báo tin cho ông bà nội. Tôi hiểu được, ý tưởng một
đám cưới với sự hiện diện của những người khác mà anh không quan tâm, và họ gây
cho chúng tôi phải cười thầm, cười khéo, những chuyện này vượt qua sức chịu đựng
của anh ta. Cũng không có nhẫn kim cương. Tôi nói, tôi chưa bao giờ muốn. Thật
như vậy, vì tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Anh trả lời, điều này thật là tốt. Anh
biết tôi không phải là loại con gái thông thường, ngu ngốc.
Tốt hơn, không nên tiếp tục ăn tối với nhau, anh ta
nói, không phải vì sợ lời bàn tán mà vì khó có đủ thịt cho hai người trong một
khẩu phần. Tôi không có thẻ riêng, đã giao cho người phụ trách bếp, mẹ của
Mary, ngay từ đầu, lúc ăn ở San.
Tốt hơn là đừng gây ra chú ý.
Cố nhiên, mọi người đều có một ít nghi ngờ. Các y
tá lớn tuổi tỏ vẻ thân mật, ngay cả Matron cũng nở nụ cười phiền muộn với tôi.
Thận trọng và khiêm tốn, hầu như, không có ý nghĩa gì, tôi cuộn mình lại với sự
tĩnh lặng êm ái, mắt nhìn xuống. Không hoàn toàn biết rằng những phụ nữ lớn tuổi
kia đang theo dõi tình thân thiết này diễn tiến ra sao và họ sẵn sàng thẳng thắn trở mặt nếu bác sĩ quyết định bỏ
rơi tôi.
Chính những y tá phụ mới hết lòng. Họ trêu chọc và
giấu chuông đám cưới trong lá trà tôi uống.
Tháng Ba thật khắc nghiệt và bận rộn sau cánh cửa bệnh
viện. Các phụ tá cho biết, luôn luôn là tháng tồi tệ nhất. Vì một số lý do, sau
khi bị mùa lạnh tấn công, một bệnh nhân trở bệnh rồi chết. Nếu một đứa trẻ
không đến lớp, không biết vì nhập bệnh nặng hoặc chỉ nghi ngờ bị cảm lạnh cần nằm
giường nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vẫn tìm ra thời giờ, bác sĩ Fox có thể sắp xếp một
số khoảng trống. Ông luồn tờ giấy nhắn vào dưới cửa phòng, dặn dò tôi sẵn sàng
vào tuần lễ đầu tiên tháng Tư. Trừ phi có một chuyện gì trọng đại xảy ra, nếu
không, ông sẽ xoay sở để trống được vài
ngày, chúng tôi sẽ đến Huntville để làm lễ kết hôn.
Tôi chuẩn bị áo đầm màu bánh crêpe xanh đậm, đã giặt
khô, cẩn thận cuộn lại trong túi du hành ban đêm. Có lẽ, sẽ phải thay y phục
trong nhà vệ sinh của người nữ. Tôi đang tìm kiếm những cây hoa dã quỳ ở đầu đường,
đề hái về làm bó hoa ngày cưới. Anh ta đồng ý. Nhưng còn quá sớm, kể cả loại vạn
thọ mọc ngoài đầm lầy. Không thấy hoa gì cả, ngoài trừ những cây vân sam đen gầy
và những hòn đảo với cây bách xù trải rộng và bãi lầy. Ở những nơi đường cụt,
những tảng đá chồng chất hỗn loạn đã nhìn quen thuộc, cọc sắt dính máu và các bệ
nghiêng bằng cẩm thạch.
Đài phát thanh xe hơi đang phát nhạc chiến thắng khải
hoàn, vì quân đồng minh càng ngày càng tiến gần đến thành phố Berlin. Anh ta
nói, họ đang trì hoãn để chờ quân Nga đến trước, sẽ là chuyện đáng tiếc.
Bây giờ, chúng tôi đã xa Amudsen, tôi cảm thấy có
thể gọi anh là Alister. Đây là chuyến đi dài nhất mà chúng tôi đi với nhau. Tôi
bị kích thích bởi sự không nhận thức của nam tính về tôi, việc này có thể nhanh
chóng đổi lại ngược chiều, và khả năng lái xe bình thường của anh. Tôi thấy thật
thú vị khi anh ta là bác sĩ phẫu thuật, mặc dù, tôi sẽ không bao giờ thừa nhận
điều này. Ngay lúc đây, tôi tin rằng sẽ nằm xuống vì anh trong bất kỳ vũng sình
lầy nào, lỗ bẩn thỉu nào, hoặc xương sống
tôi cảm thấy đè lên bất kỳ tảng đá nào bên đường, nếu anh đòi hỏi một cuộc va
chạm đứng thẳng. Tôi phải giữ những cảm xúc như vậy cho riêng mình.
Hướng tâm trí mình về tương lai. Một khi đến
Hunterville, mong rằng chúng tôi sẽ tìm thấy một mục sư để được đứng cạnh nhau
trong một phòng khách, nơi không cần quí phái như những phòng khách mà trong đời
tôi đã biết.
Nhưng khi đến nơi, mới khám phá ra, có nhiều cách
khác để kết hôn. Chàng rể của tôi còn có ác cảm khác mà tôi chưa hiểu thấu. Anh
không muốn liên quan gì đến mục sư. Tại tòa thị chính Huntsville, chúng tôi điền
vào mẫu đơn “thề đang độc thân,” rồi lấy cái hẹn sẽ kết hôn bởi một người đại
diện công lý.
Đến giờ ăn trưa, Alister dừng chân trước một quán
ăn, có vẻ như anh em họ của quán cà phê ở Amundsen.
“Ở đây được rồi.”
Nhưng, khi nhìn mặt tôi, anh đổi ý.
“Không được? OK.”
Sau cùng chúng tôi ăn trưa trong căn phòng trước lạnh lẽo của ngôi nhà sang trọng quảng cáo
cơm gà cho bữa ăn tối. Đĩa ăn lạnh như đóng băng, không có thực khách nào khác,
không có nhạc, chỉ nghe tiếng dao nĩa lách cách khi chúng tôi cố gắng cắt rời
những phần gà. Chắc hẳn anh ấy nghĩ chúng tôi sẽ ăn khá hơn ở nhà hàng đầu tiên
mà anh đề nghị.
Tuy nhiên, tôi tìm được can đảm hỏi đến phòng vệ sinh
phụ nữ. Trong đó, còn lạnh ghê hơn cả phòng trước. Tôi giũ áo đầm xanh rồi mặc
vào, tôi môi son, chải lại tóc. Khi bước ra, Alister đứng dậy chào đón bằng nụ
cười, siết chặt tay tôi và nói, tôi trông rất đẹp.
Chúng tôi đi trở lại xe, nắm tay nhau, không được tự
nhiên. Anh ấy mở cửa cho tôi, rồi đi vòng qua, bước vào xe. Sau khi ngồi, mở
máy, rồi lại tắt. Xe đang đậu trước một cửa hàng bán vật dụng. Xẻng xúc tuyết
đang giảm nửa giá. Một tấm bảng nơi cửa sổ cho biết, bên trong có mài lưỡi của
giày trợt tuyết.
Bên kia đường, một ngôi nhà gỗ sơn dầu màu vàng. Bậc
thang phía trước hư mục, trên đó hai tấm ván đóng đinh hình chữ X. Chiếc xe tải
đậu phía trước xe Alister là xe kiểu thời chiến tranh, với bậc chân leo lên và
các mảnh chắn bùn đã rỉ sét. Một đàn ông mặc quần yếm bước ra từ hàng bán vật dụng
và leo lên xe. Sau một hồi tiếng máy nổ than thở, tiếng lạch cạnh tiếp theo rồi
chiếc xe lái đi. Bấy giờ, chiếc xe tải giao hàng có bảng tên cửa hiệu đang cố gắng
đậu vào khoảng trống đó. Không có đủ chỗ. Người tài xế xuống xe và đến đập vào
cửa sổ xe Alister, làm anh ngạc nhiên, nếu tài xế không nói chuyện một cách
nghiêm chỉnh, thì sẽ có vấn đề. Alister quay cửa kính xuống. Tài xế hỏi nếu
chúng tôi đậu ở đây vì muốn mua vật dụng của cửa hàng, nếu không, xin vui lòng
dời xe sang chỗ khác?
Alister, người đàn ông ngồi cạnh tôi, sắp sửa cưới
tôi, nhưng bây giờ không muốn tiếp tục kết hôn nữa, anh nói, “Chúng tôi sắp
đi.” Anh ta nói “chúng tôi”. Trong một khoảnh khắc, tôi bám vào cụm từ đó. Nghĩ
rằng, đây là lần cuối cùng. Lần cuối, tôi được bao gồm trong “chúng tôi” của
anh ấy.
Không phải “chúng tôi” mới là điều quan trọng.
Không phải là những gì làm sáng tỏ sự thật rõ ràng. Đó là giọng điệu nam tính của
anh nói với người tài xế, sự bình tĩnh và lời xin lỗi hợp lý. Bây giờ, tôi gần
như ước ao được quay trở lại những gì anh đã nói trước đây, khi chưa để ý đến
xe tải đang cố đậu vào khoảng trống hẹp. Những gì anh nói lúc đó thật khủng khiếp
nhưng tối thiểu, cái bám chặt vào tay lái. Cái nắm chặt, ý nghĩ trừu tượng, và
giọng nói mang theo niềm đau đớn. bất kể anh đang nói điều gì, đều phát ra từ
nơi sâu thẳm mà anh đã nói khi ở trên giường với tôi. Nhưng bây giờ không phải
như vậy, sau khi anh đã nói chuyện với người đàn ông khác.
Anh quay kính cửa xe lên. Chú ý hết sức lùi xe ra
khỏi chỗ đậu chật hẹp và lái thế nào cho khỏi cạ vào xe tải, như thể không còn
gì để nói, để xoay sở.
“Anh không thể làm được.”
Anh ta không thể vượt qua khó khăn.
Anh không thể giải thích.
Chỉ cảm thấy là một lầm lỗi.
Với tôi, nghĩa là, tôi không bao giờ có thể nhìn
vào chữ “S” cong như những chữ trên tấm bảng mài lưỡi giày trợt tuyết, hoặc những
tấm gỗ thô đóng hình chữ X, trên các bậc thang của căn nhà gỗ màu vàng, mà
không nghe lời nói nầy:
“Anh đưa em đến nhà ga ngay bây giờ. Sẽ mua vé đi Toronto. Anh biết
khá chắc có chuyến tàu đi Toronto vào cuối chiều. Anh sẽ nghĩ ra một câu chuyện
hợp lý, sẽ nhờ ai đó thu dọn đồ đạc của em. Anh cần địa chỉ nhà em ở Toronto.
Anh sẽ gửi đi. Ô, anh sẽ viết thư giới thiệu cho em. Đã hoàn tất công việc rất tốt.
Em không cần phải làm cho đủ thời gian hạn định. Anh chưa cho em biết, đám trẻ
sẽ được di chuyển sang một bệnh viện điều dưỡng khác. Quá nhiều những thay đổi
lớn đang xảy ra.”
Một giọng điệu mới của anh, gần
như tự mãn. Giọng điệu được giải thoát. Anh đang cố gắng đè nén, không để sự nhẹ
nhõm thoát ra cho đến sau khi tôi đi. Nhìn đường phố, giống như đang bị xe đưa
đến nơi hành quyết. Vẫn chưa. Vẫn còn một chút thời gian. Tôi vẫn chưa nghe anh
ấy nói lần cuối cùng. Vẫn chưa nghe.
Anh không cần hỏi thăm đường đến
nhà ga. Tôi tự hỏi, bật ra tiếng, liệu anh có đưa các cô gái khác lên tàu trước
đây?
Anh nói, “Đừng như vậy.”
Mỗi khúc quanh giống như đang
cắt bỏ những gì còn lại trong đời tôi. Có chuyến tàu đi Toronto lúc 5 giờ chiều.
Anh đi vào nhà ga, tôi chờ trong xe. Anh đi ra, tay cầm vé tàu, bước chân anh
dường như nhẹ nhàng hơn. Chắc anh nhận ra điều này, vì khi đến gần xe, anh trở
nên điềm tĩnh hơn.
“Trong nhà ga sạch sẽ và ấm
áp. Có phòng vệ sinh riêng cho phụ nữ.”
Anh mở cửa xe cho tôi bước ra.
“Em có muốn anh chờ để tiễn em
đi? Có lẽ, chúng ta sẽ kiếm được một miếng bánh ngon ở một nơi nào trong đó. Bữa
ăn chiều thật là dể sợ.”
Điều này khích động bản thân
tôi. Bước ra và đi vào nhà ga trước. Anh chỉ phòng vệ sinh cho phụ nữ. Nhướng một
lông mày nhìn tôi, cố nói điều gì hài hước lần cuối.
“Có thể một ngày nào đó, em sẽ
thấy hôm nay là một ngày may mắn nhất trong đời em?
Tôi chọn một băng ngồi có thể
nhìn ra cửa trước nhà ga. Để có thể nhìn thấy nếu anh quay trở lại. Có lẽ, anh
sẽ nói với tôi, tất cả chuyện xảy ra là trò đùa. Hoặc một phương pháp thử thách
như trong các bộ phim truyền hình thời Trung cổ. Cũng có thể con tim anh thay đổi.
Lái xe vào xa lộ, nhìn ánh nắng chiều xuân phai nhạt trên những tảng đá mà
chúng tôi đã từng cùng nhau nhìn ngắm trước kia. Bừng tỉnh khi nhận ra sự điên
rồ của mình, anh quay xe lại và chạy thật nhanh.
Còn ít nhất một giờ nữa trước
khi tàu Toronto đến, nhưng dường như thời gian không hiện diện. Bây giờ, thậm
chí, quá nhiều tưởng tượng đang diễn ra trong tâm trí tôi. Chân bước lên tàu
như đeo dây xích. Áp mặt vào cửa kính, nhìn dọc theo sân ga, khi tiếng còi báo
hiệu khởi hành vang lên. Vẫn chưa muộn để tôi nhảy xuống khỏi tàu. Tự do chạy
băng qua nhà ga ra đường cái, nơi anh đang đậu và chuẩn bị bước vào xe lái đi,
nghĩ, nghĩ, vẫn chưa muộn, hãy cầu nguyện, vẫn chưa muộn.
Tôi chạy đến để gặp anh. Vẫn
chưa muộn.
Bây giờ, một sự náo động, tiếng
la hét, kêu gào, không phải ít, mà là tiếng ồn ào loạn xị của đám người lên sau
đạp thình thịch giữa các hàng ghế. Các nữ sinh trung học trong đồng phục thể
thao đang cố gắng giải quyết những rắc rối do họ gây ra. Người chỉ huy không
hài lòng, vội vàng đuổi theo khi họ tranh nhau chỗ ngồi. Một trong số bọn họ,
có lẽ là người ồn ào nhất, là Mary. Tôi quay mặt lại, không nhìn họ nữa.
Nhưng, cô ta kêu lớn tên tôi
và muốn biết tôi đã làm gì bấy lâu. Tôi nói, đi thăm viếng bạn. Cô nhào đến ngồi
cạnh tôi, kể chuyện họ đánh bóng rổ với đội banh Huntville. Như một cuộc bạo động.
Họ thua.
“Chúng ta thua, phải không?”
Cô kêu lớn trong niềm vui thích rõ rệt, các cô khác rên tỉ hoặc cười khúc
khích. Cô nói đến số điểm, thực sự đáng ngạc nhiên.
“Cô ăn mặc đẹp quá.” Mary nói
nhưng không quan tâm lắm, nghe những lời tôi giải thích một cách lơ là. Hầu như
không để ý khi tôi nói đến Toronto để thăm ông bà nội. Cô không hỏi gì về
Alister. Kể cả lời nói xấu. Cô đã quên. Chỉ cần thu dọn hiện trường, cất vào tủ
với những người khác trong dĩ vãng. Hoặc cô là người biết ứng phó xem thường sự
sỉ nhục.
Bây giờ, tôi biết ơn cô ta, mặc
dù không thể cảm thấy điều này trong lúc đó. Còn gì nữa, tôi có thể làm gì khi
đến Amundsen? Rời tàu chạy đến nhà để hỏi tại sao? tại sao? Suốt đời tôi sẽ xấu
hổ. Như thường lệ, chỗ dừng lại không đủ lâu để đội banh thu dọn đồ đạc, trong
khi người chỉ huy cảnh cáo nếu họ không xuống kịp, sẽ phải đi Toronto.
Trong nhiều năm, tôi nghĩ,
mình có thể tình cờ gặp lại anh ấy. Tôi vẫn sống, vẫn ở Toronto. Với tôi, hình
như mọi người đều đến Toroto, ít ra, trong một thời gian ngắn.
Hơn mười năm sau, cuối cùng đã
xảy ra. Băng qua con phố đông đúc, không thể giảm tốc độ. Đi ngược chiều. Đồng
thời nhìn sửng sốt, một cú sốc trên gương mặt thương tích bởi thời gian.
Anh kêu lên, “Em khỏe không?”
Tôi trả lời, “Cũng tốt.” Rồi thêm vào, để sự đo lường hiểu được tốt hơn. “Hạnh
phúc."
Lúc đó, điều này chỉ đúng
chung chung. Tôi đang tranh cãi với chồng về việc phải trả một món nợ cho một
trong số đứa con của anh ấy. Chiều hôm đó, tôi đã đi xem một buổi biểu diễn ở
phòng trưng bày nghệ thuật, để tâm tư được thoải mái. Một lần nữa, Alister
ngoái lại nói, “Mừng cho em.”
Dường như, có thể rằng, chúng
tôi thoát ra khỏi đám đông đó, như thể chúng tôi sẽ ở bên nhau một chốc lát.
Nhưng cũng chắc rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục đi trên hai hướng khác nhau, và
chúng tôi đã xa nhau.
Không có tiếng khóc hụt hơi, không
có bàn tay đặt lên vai khi tôi bước lên vỉa hè. Chỉ là ánh chớp mà tôi đã bắt gặp
khi một con mắt của anh nhướng lên. Con mắt bên trái, luôn luôn bên trái, như
tôi ghi nhớ. Luôn luôn trông rất kỳ lạ, báo động và tự hỏi, như thể điều gì
điên rồ không thể xảy ra, khiến anh suýt bật cười.
Tất cả chỉ như vậy. Tôi trở về
nhà.
Mang theo cảm giác như lúc tôi
rời thị trấn Amundsen. Chuyến tàu lôi kéo tôi đi, không tin nổi. Rõ ràng, không
có gì thay đổi về tình yêu.
Ghi:
(1) To cast a pall: có nhiều nghĩa tùy vào mạch
văn. Tôi đoán là món ăn vặt thay vì rượu, có lẽ, bị cấm nơi làm việc.
(2) Buttercup: Hoa Mao Lương màu vàng.