“ Thi nhân là một thế giới giấu kín trong một
con người “ ( Le poète est un monde enfermé dans un homme )VICTOR HUGO
Đúng ra phải kể thêm một “ nhà “ nữa, đó là nhà hoạt động chính trị. Và ở lĩnh vực nào, Ông cũng đạt những thành tựu đáng kể.
Victor- Marie Hugo sinh tại Besançon, miền Đông nước Pháp. Ông là con thứ ba, và là con út, của một vị tướng trong quân đội, mẹ là hoạ sĩ. Cha Ông gia nhập quân đội năm mười bốn tuổi, là người vô thần, ủng hộ nhiệt thành cho nền cộng hoà được thành lập sau khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1792. Mẹ ông là người Công giáo sùng đạo. Họ gặp nhau ở Chateaubriant vào năm 1796 và kết hôn vào năm sau đó.
Gia đình Ông thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Mẹ Ông sinh được ba người con trong vòng bốn năm.
Mệt mỏi vì phải chuyển chỗ ở liên tục do cuộc sống trong quân ngũ của chồng, bà tạm thời tách khỏi chồng vào năm 1803 với các con trai.
Năm 1811, gia đình Ông đến Tây Ban Nha, ông cùng các anh trai được gởi đến trường Real Colegio de San Antonio de Abad trong khi mẹ ông trở về Paris một mình.
Thời gian đi học này, ngoài việc học tập, Victor Hugo dành hết thời gian còn lại để làm thơ và thử sức mình với đủ các thể loại. Ông còn dịch thơ của các nhà thơ la tinh thời cổ như Horace, Virgile, Lucain, Martial. Năm 15 tuổi, cậu bé Hugo gởi một bài thơ dài 300 câu tham gia cuộc thi thơ do Viện Hàn Lâm Pháp tổ chức và được giải thưởng. Hai năm sau, cậu lại gởi nhiều bài dự thi đến Viện Hàn Lâm Toulouse và lại được giải thưởng. Tên tuổi nhà thơ bắt đầu lan rộng trong giới văn chương ở Paris.
Năm 1817, Hugo chuyển đến ở với mẹ và bắt đầu theo học trường luật. Ông bí mật đính hôn, trái với mong muốn của mẹ, với người bạn thời thơ ấu Adèle Foucher, và năm sau chính thức kết hôn. Năm 1819, ông cùng các anh trai bắt đầu xuất bản một tạp chí định kỳ có tên là Le Conservateur littéraire.
Hai cuốn sách đầu tiên Ông xuất bản đều là tiểu thuyết ( 1823 và 1826 ). Từ 1829 đến 1840, Ông liên tiếp xuất bản năm tập thơ. Tập thơ đầu tiên của Ông ( Odes et Poésies diverses ) được xuất bản khi Ông mới 20 tuổi và nhận được tiền trợ cấp hoàng gia từ Louis XVIII. Những tập thơ liên tiếp được xuất bản sau đó cho thấy Victor Hugo là một nhà thơ lớn, có thiên bẩm về trữ tình.
Đời tư của ông có nhiều chuyện không vui. Ông kết hôn với Adèle Foucher, bạn thân từ thuở thiếu thời, vào tháng 10 năm 1822. Một số không ít bài thơ mà ông xuất bản từ 1822 đến 1835 đều được ông dành tặng người vợ. Từ năm 1830 đến năm 1837 Adèle có quan hệ tình cảm với Charles Augustin Sainte Beuve, một nhà phê bình và nhà văn.
Vào năm 1863, Adèle Foucher xuất bản tác phẩm “ Victor Hugo thuật lại từ một nhân chứng của đời ông “ , đây là toàn bộ sưu tầm những ký ức riêng tư của chồng bà và những lời khai quý giá về cuộc đời của ông.
Bất chấp công việc riêng, Adèle và Hugo đã sống với nhau gần 46 năm cho đến khi bà qua đời tại Bruxelles vào ngày 27/tháng 8 năm 1868. Hugo lúc đó bị trục xuất khỏi Pháp nên không thể tham dự lễ tang của bà ở Villequier, nơi con gái ông Leopoldine được chôn cất.
Người con gái này được Victor Hugo yêu thương nhất.
Didi, Didine, là tên thân mật. Tên thật của con gái dài lắm, Léopoldine Cécile Marie-Pierre Catherine Hugo. Con gái thứ hai, nhưng vì anh trai vắn số, chỉ thấy mặt trời được 5 tháng nên con gái thay làm trưởng, và, tất nhiên rồi, được cha cưng chiều lắm. Con gái thường quấn quít bên cha và lớn lên trong không khí gia đình văn nghệ sĩ, với sự hiện diện thường xuyên của các nhà văn, nhà thơ như Théophile Gautier, Lamartine, Georges Sand, Balzac...
Con gái lớn nhanh, và biết yêu sớm. Mùa hè năm 1839, khi mới 14 tuổi, nhân dịp cùng cả nhà đến thăm người bạn của gia đình, là chủ tàu buôn ở le Havre, con gái gặp con trai chủ nhà, Charles Vacquerie, 21 tuổi, và cả hai cùng bị tiếng sét ái tình ngay lần đầu gặp gỡ này và muốn tiến xa.
Cha nghĩ là con gái còn nhỏ quá nên chưa tán thành việc hôn nhân. Cha không thích chàng trai kia lắm, cha thấy hắn có vẻ tẻ nhạt, hơi nhu nhược và nhất là chẳng có chút kiến thức văn chương, trong khi con gái thật thông minh, linh hoạt. Nhưng rồi cũng chỉ trì hoãn được 5 năm. Hôn lễ tổ chức tại nhà thờ Saint-Paul ngày 15 tháng 2 năm 1843, khi con gái được 19 tuổi.
Ngày hôm đó, ngay trong nhà thờ, cha viết cho con một bài thơ bày tỏ nỗi niềm " hạnh phúc đớn đau " khi giao con gái yêu quý của mình cho người khác ( bonheur désolant de marier sa fille):
" Aime celui qui t’aime, et sois heureuse en lui !
Adieu
!- sois son trésor,
ô toi qui
fus le nôtre !
Va, mon
enfant chéri, d’une famille à l’autre.
Emporte
le bonheur et laisse-nous l’ennui !
Ici, l’on te retient ; là- bas on te désire.
Fille, épouse, ange, enfant, fais ton double
devoir.
Donne-nous
un regret, donne lui un espoir.
Sors
avec une larme ! entre avec un sourire !"
"
Hãy yêu người yêu con, cùng sướng vui bên người ấy
- Tạm
biệt - hãy là kho báu nhà người, nhé con, kho vàng bao ngày nhà ta,
Con gái
yêu ơi, từ nhà này chuyển sang nhà kia,
Cứ đi,
đem theo hạnh phúc, buồn lo hãy để lại nhà !
Nơi
đây, muốn giữ con lại, ở kia, mong đón con về
Con thảo,
vợ hiền, thiên thần, trẻ nhỏ, bổn phận đôi bên hãy lo tròn,
Để lại nhung nhớ, mang tới ước mong,
Bước ra
lệ tràn khoé mắt! Đi vào nụ cười trên môi! "
Tình cảm quyến luyến, lời dặn dò tiễn con đi, tưởng đâu chỉ có ở người phụ nữ, như trong bài Lòng mẹ của Nguyễn Bính:
Gái lớn ai không phải lấy chồngCan gì mà khóc, nín đi không!Nín đi, mặc áo ra chào họ Rõ quý con tôi, các chị trông!(...) Ðưa con ra đến cửa buồng thôi,Mẹ phải xa con, khổ mấy mươiCon ạ! đêm nay mình mẹ khócÐêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.
Vậy mà, ở đây người cha cũng chẳng khác:
" Tôi buồn lắm, cái buồn sâu lắng, khác nào tình cảm của người trồng hoa khi khách qua đường ngắt đi đoá hoa của mình. Lúc nãy, tôi đã khóc..."
Bài thơ không có nhan đề, sau này in lại trong tập Contemplations ( Trầm tư ) chỉ ghi là " 12 février 1843 ".
Vì không có nhan đề nên đã có lúc, thoát khỏi hoàn cảnh xuất xứ của bài, có người đã giới thiệu nó như lời nhắn gởi cô dâu mới ( À une jeune mariée ) và mang ra đọc trong các tiệc cưới, có thể kèm theo bản dịch của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc:
Đáp lòng yêu tân lang,
Hạnh phúc cùng chia xẻ,
Con đến chốn người thương
Như ở đây ta quý.
Bước sang thềm nhà chồng
Con cho người hoan hỉ.
Ở nhà
ta ra đi,
Ưu tư,
con luống để.
Nhà ta
giữ con lại,
Nhà người
đứng trông chờ.
Đấy, làm
con làm vợ,
Đây,
thiên thần, trẻ thơ :
Con ơi,
nhớ bổn phận,
Đôi vai
chớ hững hờ ...
Cho ta chút luyến tiếc,
Cho người một ước mong.
Rời đây tuôn giọt lệ,
Sang đó nở môi hồng ...
(Gửi Cô Dâu Mới, bản dịch của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc – 1907- )
Rồi cha vẫn tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình, còn con gái cùng chồng về xứ. Mọi việc sẽ êm xuôi nếu không có cái ngày 4 tháng 9 định mệnh đó.
Ngày 4 tháng 9 năm 1843.
Sáng sớm, Charles Vacquerie chuẩn bị đi gặp luật sư để hỏi về thủ tục thừa kế. Nơi đến
cách nhà vài cây số, ven sông Seine. Cùng đi là ông chú, Pierre Vacquerie, và
con trai của chú. Léopoldine không tháp tùng vì chuẩn bị chưa xong. Cả ba khởi
hành trên chiếc thuyền buồm ông chú mới tậu, hẹn sẽ về kịp bữa ăn trưa. Một lát
sau, thuyền quay trở lại để trang bị thêm tải trọng dằn cho vững hơn. Léopoldine lúc này đã sẵn sàng ngỏ ý muốn đi cùng.
( Ôi! Định mệnh trớ trêu! )
Sau khi đến nơi, làm việc xong, vị luật sư đề nghị mọi người trở về bằng xe ngựa vì trời lặng gió, thuyền buồm di chuyển chậm, sẽ về rất trễ. Tuy nhiên đoàn khách không chịu và vẫn đi thuyền về.
Chú Pierre, cựu thuỷ thủ, cầm lái điều khiển con thuyền êm ả lướt về. Đến khúc sông giữa hai ngọn đồi, một cơn lốc mạnh bất ngờ đập trên cánh buồm khiến con thuyền lật úp. Hai cha con người chú bị cuốn trôi. Dân trên bờ bên kia thấy có người nhô lên ngụp xuống nơi chiếc thuyền, cứ tưởng là trò đùa nghịch, nào hay đó là những nỗ lực của anh chồng muốn nắm lấy tay vợ kéo lên vì quần áo Léoploldine vướng vào đáy thuyền cột chặt lấy cô. Tuy biết bơi rất giỏi, anh vẫn không thể cứu được vợ và đành chấp nhận buông xuôi để dòng nước cuốn theo.
Léopoldine lúc này mới 19 tuổi và lấy chồng chưa đầy 7 tháng.
Khi con gái gặp nạn, cha đang cùng nhân tình ( Juliette Drouet ) du lịch tận miền Nam, và năm ngày sau, lúc đọc báo mới biết được tin dữ. Cha trở về Paris thì con gái đã yên nghỉ tại nghĩa trang Villequier, trong cùng huyệt mộ với chồng. Ba năm sau, cha mới có dịp về thăm mộ con gái, nhìn tấm bia khắc tên đôi vợ chồng trẻ, ngày cưới và ngày mất.
Suốt nhiều năm sau khi con gái bị nạn, cha không công bố thêm tác phẩm nào. Năm 1845, cha bắt đầu đi vào chính trị. Năm 1848, ông được bầu làm nghị sĩ hội đồng lập hiến. Ông lên án cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12 năm 1851 của hoàng tử Louis-Napoléon (cháu của Napoléon Bonaparte). Ngay lập tức, Ông bị buộc đi đày ở Bỉ, sau đó là đảo Jersey và Guernesey
Mãi đến 1853 cha mới cho ra đời tập thơ: "les Châtiments", và sau đó "les Contemplations" (1856) và tiểu thuyết les Misérables (1862) .
Cha dành cuốn số 4 ( 17 bài ) trong sáu cuốn của tập thơ les Contemplations để viết về con gái, kỷ niệm ấu thơ, chiêm nghiệm về tình yêu, lẽ sống và cõi chết. Bài thơ viết trong nhà thờ ngày con gái vu quy nói trên ( 12 février 1843 ) được in kèm với bài 4 septembre 1843 là trang giấy trắng, với một dòng gồm những dấu chấm lửng.
Cũng trong tập này, có bài thơ không tên, thường được nhắc tới với mấy chữ đầu tiên là Demain, dès l'aube:
Demain,
dès l'aube, à l'heure où blanchit la campagne,
Je
partirai. Vois-tu, je sais que tu m'attends.
J'irai
par la forêt, j'irai par la montagne.
Je ne
puis demeurer loin de toi plus longtemps.
Je
marcherai les yeux fixés sur mes pensées,
Sans
rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul,
inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste,
et le jour pour moi sera comme la nuit.
Je ne
regarderai ni l'or du soir qui tombe,
Ni les
voiles au loin descendant vers Harfleur,
Et
quand j'arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un
bouquet de houx vert et de bruyère en
fleur.
Ngày mai, ngay lúc rạng đông, khi vùng
quê bừng sáng,
Cha sẽ lên đường. Con thấy không, cha biết
con đang chờ đợi cha
Cha sẽ đi qua rừng, cha sẽ đi qua núi.
Cha không thể nào ở xa con lâu
hơn nữa.
Cha sẽ bước đi, mắt chìm sâu trong suy
tưởng
Không nhìn quanh, chẳng nghe động tĩnh
chi,
Cô đơn, lạc lõng, lưng
khòm, tay chắp,
Sầu đau, với cha ngày cũng sẽ như đêm.
Cha sẽ không ngắm ánh chiều vàng đang xuống,
Cũng không nhìn những cánh buồm xa thẳm
hướng Harfleur,
Và khi tới, cha sẽ đặt trên mộ con
Chùm ô rô xanh lá và thạch thảo
trổ hoa.
( Dịch sang tiếng Việt nên je - tu phải
viết ngay là cha - con. Đọc nguyên bản tiếng Pháp, với những câu như " je sais que tu m'attends ", " Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps " ..., cho đến hết câu thứ 10, người đọc dễ cảm nhận
đây là cuộc hẹn hò của đôi tình nhân.
Đến hai
câu cuối
Et
quand j'arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un
bouquet de houx vert et de bruyère en
fleur.
thì mới bàng hoàng vì cuộc hẹn hò đặc biệt
này. )
Con gái yêu thương Léopoldine, Didine, Didi, mười chín mùa xuân, là một nốt nhạc buồn trong cuộc đời lắm vinh quang mà đầy sóng gió của người cha Victor Hugo, đại văn hào nước Pháp.
Ông còn mô tả đau buồn của mình trong
bài thơ À
Villequier:
Hélas! vers le passé tournant un œil
d’envie,
Sans que rien ici-bas puisse m’en consoler,
Je regarde toujours ce moment de ma vie
Òu je l’ai vue ouvrir son aile et s’envoler!
Je verrai cet instant jusqu’à ce que je
meure,
L’instant, pleurs superflus!
Òu je criai: L’enfant que j’avais tout à
l’heure,
Quoi donc ! je ne l’ai plus!
Than ôi! Con mắt tôi ghen tị, hướng về quá
khứ,
Mà không có gì an ủi được tôi,
Tôi mãi
nhìn khoảnh khắc đó của đời mình,
Lúc tôi còn thấy cháu dang rộng đôi cánh và
bay đi!
Tôi sẽ thấy mãi phút giây đó đến khi tôi đi
Khoảnh khắc đó, nước mắt có ích chi!
Lúc tôi gào: “ Đứa bé mà tôi còn mới đây
thôi,
Ôi chao! Tôi không còn con nữa rồi!
Hugo trở thành đầu tàu của phong trào văn học
lãng mạn, ngay cả với các vở kịch mà phần lớn đều được sáng tác tập trung xung
quanh những năm 1830: Cromwell ( 1827 ), Hernani ( 1930 ). Marion Delorme (
1831 ), Lucrèce Borgia ( 1833 ), Ruy Blas ( 1838 ) .
Hernani được biểu diễn tại Comédie - Française và được chào đón bằng nhiều buổi trình diễn khác. Sự nổi tiếng của Victor Hugo với tư cách là một nhà viết kịch.
Cromwell được xuất bản kèm theo một bài tựa
rất dài, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó được đánh giá như bản tuyên ngôn của chủ nghĩa lãng mạn.
Vở này nói về lãnh tụ cách mạng Anh Cromwell, là một vở quá dài không thể diễn được ( 6500 câu thơ với 61 nhân vật có tên, hàng trăm nhân vật chỉ định bằng chức vụ, ngoài ra còn đông đảo quần chúng. Nếu muốn diễn phải mất 12 tiếng đồng hồ ). Dường như Hugo cố ý làm như vậy để phá vỡ khuôn khổ chật hẹp của chủ nghĩa cổ điển.
Vở thứ hai Marie Delorme, viết sau Cromwell hai năm. Hành động kịch diễn ra vào năm 1638, dưới triều Louis XIII và tể tướng Richelieu. Vở này bị kiểm duyệt không được diễn vì nó gây bất lợi cho chế độ quân chủ lúc đó đang suy yếu.
Do đó vở kịch đầu tiên của Victor Hugo được ra mắt công chúng là Hernani và thành công rực rỡ như đã nói.
Đến vở Ruy Blas (1838) Hugo lại trở về với đề tài Tây Ban Nha. Đây là tác phẩm kịch xuất sắc nhất của Hugo.
Các vở kịch của Hugo đều phản ánh thái độ của Hugo đối với chế độ quân chủ của Louis Philippe. Nói chung, kịch của ông đều có ý nghĩa chính trị tiến bộ.
Ngoài thể loại kịch, Ông còn viết tiểu thuyết. Trong lĩnh vực này, Hugo trở thành một tác giả gần gũi và được yêu quý, không chỉ ở Việt Nam. Cuốn Notre Dame de Paris được xuất bản năm 1831 và được dịch ra các thứ tiếng khác ở khắp châu Âu. Sau đó Hugo bắt đầu lên kế hoạch một cuốn tiểu thuyết lớn về sự khốn cùng và bất công của xã hội ngay từ những năm 1830, nhưng phải mất 17 năm nữa để cho cuốn Les Misérables hoàn thiện rồi mới xuất bản vào năm 1862. Les Misérables được nhiều người dịch, đầu tiên là Nguyễn Văn Vĩnh, ông dịch là Những kẻ khốn nạn. Về sau, bản dịch của nhóm Lê Quý Đôn ( Những người khốn khổ ) được đánh giá cao hơn. Les Misérables vừa có giá trị như cuốn tiểu thuyết lịch sử, vừa là bản anh hùng ca nhân dân, đồng thời là một cuốn tiểu thuyết luận đề.
Trước khi nói đến sự nghiệp văn chương của
Ông, tưởng cũng cần nhắc qua những hoạt động chính trị. Năm 1948, Ông được bầu
làm nghị sĩ hội đồng lập hiến, với tư cách là một người theo phe bảo thủ. Năm
1849, ông đoạn tuyệt với phe bảo thủ khi có bài phát biểu nổi tiếng kêu gọi chấm
dứt sự khốn khổ và nghèo đói. Các bài phát biểu khác đã kêu gọi phổ thông đầu
phiếu và giáo dục miễn phí cho trẻ em. Ông lên án cuộc đảo chính ngày 2/12/1851
của hoàng tử Louis-Napoléon ( cháu của Napoléon Bonaparte ), Ông tỏ rõ khí
phách kiên cường bảo vệ chế độ Cộng hoà và dũng cảm chấp nhận cuộc sống lưu
đày (ở Bỉ, sau đó là đảo Jersey và Guernesay
( Anh ). Trong thời gian này Ông vẫn sáng tác. Tác phẩm mở đầu cho những kiệt
tác của Hugo giai đoạn này là một tập thơ lớn: Les Châtiments ( Trừng phạt ) dài đến 7000 câu, xuất bản năm 1853 ở Bruxelles.
Năm 1870, Ông trở về Pháp . Ngày 8/2/1871, Ông được bầu vào Quốc hội Pháp. 1876, được bầu làm Thượng nghị sĩ.
Vừa là
nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn viết tiểu thuyết, nhưng thơ mới là sự nghiệp suốt
đời của Victor Hugo. Thực vậy, những vở kịch của Ông chỉ xuất hiện dồn dập
trong vòng mười năm, thời kỳ Ông còn trẻ. Những bộ tiểu thuyết lớn hầu hết lại
tập trung vào khoảng mấy chục năm cuối đời. Trong khi đó thì thơ của Ông rải đều
suốt 70 năm của sự nghiệp sáng tác: từ 1822 đến 1881. Thơ của Victor Hugo ghi lại
đầy đủ những diễn biến phức tạp trong tâm tư của nhà thơ trong suốt chặng đường
dài chuyển biến “ từ bóng tối đến ánh sáng “. Về sau có lần để trả lời một người
tỏ ý trách ông đi ngược lại những quan điểm thời trẻ, Hugo đã sáng tác bài thơ
Écrit en 1886, trong đó có câu:
Est-ce ma faute, à moi, si l’azur éternel
Est plus grand et plus beau qu’un plafond
de Versailles.
Lỗi đâu phải ở tôi, nếu bầu trời vô tận
Rộng rãi và xanh hơn khoảng trần cung điện
Versailles.
Hugo có ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phục vụ nhân dân:
Oh! La muse se doit aux peuples sans
défense
J’oublie alors l’amour, la famille,
l’enfance,
Et les molles chansons, et le loisir serein,
Et j’ajoute à ma lyre une corde d’airain!
( Amis, un dernier mot )
Ôi! Thơ
phải đền đáp nhân dân không bảo vệ
Vì thế
tôi quên đi tình yêu, gia đình, tuổi trẻ,
Những
bài ca lả lướt, cảnh an nhàn thảnh thơi,
Tôi
thêm vào đàn lyre của tôi một sợi dây đồng.
Thơ của
Hugo ghi lại đầy đủ những diễn biến phức tạp trong tâm tư nhà thơ trên suốt chặng
đường dài. Trước khi bước vào thế kỷ XIX, thơ ca Pháp trải qua một thời gian
dài trì trệ. Thế kỷ của Voltaire hầu như
là một thế kỷ không có “ nhà thơ “ tuy rằng có không ít tác giả sáng tác bằng
văn vần. Thơ ca chỉ được xem là một đồ trang sức của lý trí, do đẽo gọt khéo
léo mà nên. Các nhà thơ lãng mạn đã thực sự tiến hành một cuộc cách mạng trong
thơ ca, kéo thơ ca ra khỏi tình trạng bế tắc. Thơ phải là tiếng nói phát ra từ
tâm hồn và trái tim, chứ không phải là những kỹ xảo khô khan, lạnh lùng. Ngôn
ngữ cũng như biển cả, nó luôn luôn xao động. Ngày ngôn ngữ dừng lại là ngáy nó
chết.
Là nhà
thơ lãng mạn, Victor Hugo lại có những nét đặc biết khác với các nhà thơ lãng mạn
khác. Hugo tiếp tục nêu vấn đề cách tân ngôn ngữ thơ ca một cách hết sức quyết
liệt. Ông nói đến việc phá vỡ khuôn khổ cững nhắc của câu thơ 12 âm tiết alexandrin, xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng giữa các
từ, đưa chất văn xuôi vào thơ, sử dụng trong thơ bất cứ một từ nào trong giao dịch
hàng ngày. Ông quan niệm việc làm đó như một hành động cách mạng thực sự:
Je fis souffler un vent révolutionnaire
Je mis un bonnet rouge au vieux
dictionnaire,
Plus de mot sénateur! Plus de mot roturier!
Je fis une tempête au fond de l’encrier,
Et je mêlai, parmi les ombres débordées,
Au peuple noir des mots l’essaim blanc des
idées…
( Réponse à un acte d’accusation).
Tôi dấy lên trận cuồng phong cách mạng
Tôi đội mũ đỏ cho cuốn từ điển xưa,
Chẳng còn từ nguyên lão, chẳng còn từ dân
Dưới đáy lọ mực, tôi gây bão nổi, sóng cồn,
Và tôi trộn lẫn, giữa bóng đêm bị ngập tràn
Lũ từ đen với hàng đàn ý trắng.
( Trả lời một bản cáo trạng ).
Hugo rất
quan tâm đến mối liên hệ giữa thơ ca và cuộc sống. Ông bác bỏ mọi thứ hình thức
chủ nghĩa. Về phương diện này, tập thơ Les Orientales (1829) chiếm một vị trí đặc
biệt. Tập này bao gồm những bài sáng tác từ năm 1825 đến năm 1828, ông dành ba
mươi trong số bốn mươi mốt bài cho đề tài Hy lạp. Năm 1821, nhân dân Hy lạp
vùng lên chống quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc đấu tranh yêu nước ấy có sức hấp
dẫn lớn lao đối với nhiều văn nghệ sĩ lãng mạn. Hy lạp đi vào thơ của Byron, vào
tranh của Delacroix…
Tính chất lãng mạn của Les Orientales ( Những bài thơ phương Đông ) còn thể hiện rõ ở hình thức nghệ thuật. Đó là những bài thơ tự do, nhẹ nhàng uyển chuyển, giàu âm điệu. Cách ngắt đoạn câu câu thơ được thay đổi linh hoạt, tạo nên những tiết tấu, âm điệu mới mẻ, có nhạc tính cao.
Bốn tập
thơ xuất bản dưới chế độ quân chủ của Louis Phillipe ( Les feuilles d’automne,
Le chant du crépuscule, Les voix intérieures, Les rayons et les ombres phản ánh
tình trạng ngập ngừng, dao động trong tư tưởng của tác giả. Phần lớn những bài
trong các tập ấy đều xoay quanh những đề tài nhỏ hẹp nhỏ hẹp của cuộc sống
riêng tư hoặc những vấn đề muôn thuở như tình yêu, tình đồng loại, suy tưởng về
sự sống, cái chết. Hiếm thấy bài như bài Rêverie d’un passant à propos d’un roi
( trong tập Les feuilles d’automne ) cos gợi lên sức mạnh của nhân dân như triều
dâng thác đổ một ngày kia sẽ cuốn phăng các vị vua chúa:
Écoutez! écoutez, à l’horizon immense,
Ce bruit qui parfois tombe et soudain
recommence
Ce murmure confus, ce sourd frémissement
Qui roule, et qui s’accroît de moment en
moment.
C’est le peuple qui vient! c’est la haute
marée.
Lắng nghe! Hãy lắng nghe, mênh mông ngoài
biển cả,
Văng vẳng âm thanh khi mờ khi tỏ
Tiếng rì rầm rất khẽ, phảng phất mơ hồ,
Nó lan rộng và càng nghe càng rõ,
Nhân dân tới, thuỷ triều dâng lên đó…
( Mơ mộng của khách qua đường về
một ông vua ).
Cách
mạng tháng Hai, cuộc khởi nghĩa tháng Sáu năm 1848, sự thành lập nền Cộng
hoà II và cuộc đảo chính của Bonaparte sau đó mấy năm, khí phách kiên cường của
Hugo bảo vệ chế độ Cộng hoà và cuộc sống lưu vong dũng cảm, tất cả sự kiện ấy
đã thức tỉnh ngòi bút chiến đấu của Victor Hugo. Giai đoạn sáng tác phong phú
nhất, có nhiều tác phẩm giá trị nhất của ông trùng với thời gian ông sống lưu
vong xa tổ quốc,
Tác phẩm
mở đầu giai đoạn này là tập thơ Les Châtiments ( Trừng phạt ), xuất bản năm
1853 tại Bruxelles. Trong vòng nửa năm sống xa tổ quốc, ông sáng tác bảy ngàn
câu thơ của tập Trừng phạt, thật là phi thường.
Trừng
phạt sử dụng thứ vũ khí vừa trào lộng mỉa mai, vừa đả kích dữ dội. Đối tượng
chính của tập thơ là Louis Bonaparte, lúc đó đang chễm chệ trên ngai hoàng đế với
danh hiệu Napoléon III. Dưới ngòi bút của Hugo, đó là là một “ tên trộm “, nửa
đêm từ xó bếp chui ra, một “ kẻ cướp khát máu “ giấu dao găm sau lưng lẻn đến
bên nền Cộng hoà khi nền Cộng hoà còn đang ngủ. Có lúc, nhà thơ trực tiếp trút
nỗi căm hờn ra đầu ngọn bút, trong bài Cette nuit-là, ông viết:
Rien qu’en
songeant à vous mon vers
indignés sort
Et mon cœur orageux dans ma poitrine
gronde.
Comme le chêne au vent dans la forêt
profonde!
Chỉ
nghe tên ngươi, lời thơ ta hầm hầm tức tối
Trong lồng
ngực, trái tim ta điên cuồng la lớn
Như cây
sồi trước gió trong rừng sâu
( Đêm ấy ).
Trong một
số bài khác, Hugo đã vươn đến tầm khái quát xã hội rộng lớn, phân biệt hai nước
Pháp, nước Pháp của nhân dân lao động, và nước Pháp của bọn quyền cao chức trọng.
Bài thơ Joyeuse
vie đưa ta đến trước một
quang cảnh trái ngược làm ta rớt nước mắt. Một bên là nỗi cơ cực của người
nghèo mà tác giả đã chứng kiến trong những căn nhà tối tăm, ẩm ướt ở thành phố
Lille. Còn bên kia là bọn quyền quý, chìm đắm trong cảnh ăn chơi truỵ lạc :
Vendez l’état! Coupez les bois! Coupez les bourses!
Videz les rėservoirs et tarissez les
sources!
Les temps sont arrivés,
Prenez le dernier sou! prenez, gais et
faciles,
Aux travailleurs des champs, aux
travailleurs des villes !
Prenez, riez, vivez !
Cứ bán nước, cứ chặt rừng, cắt túi!
Vét cạn khô, hút cho cạn nguồn khô suối!
Thời cơ này đã đến rồi
Đừng để một xu! Lấy hết đi, dễ dàng, vui
thú,
Của nông dân ngoài đồng, của thợ thuyền giữa
phố
Lấy đi, cười lên đi, tận hưởng đi!
( Đời vui ).
Đó
không phải chỉ là nỗi căm giận của cá nhân nhà thơ, ông đã nói lên tâm trạng của
cả một thế hệ.
Nhà thơ
cũng thường nhắc đến Tổ quốc một cách da diết.
Bài Ultima verba ( Lời cuối ), giống như một bản tuyên ngôn, tác giả lên tiếng rõ ràng, dứt khoát:
Si l’on n’est plus que mille, eh bien, j’en
suis! Si même
Ils ne sont plus que cent, je brave encor
Sylla
S’il en demeure dix, je serai le dixième,
Et s’il n’en reste qu’un, je serai celui-là!
Nếu còn lại một nghìn thôi, tôi ở trong số đó!
Nếu còn lại một trăm, tôi vẫn chống địch,
không rời,
Nếu còn lại có mười người, tôi là người cuối sổ,
Và nếu còn lại một người đứng đó, ấy là tôi!
Hugo viết Trừng phạt trong hoàn cảnh bản thân ông đang trải qua những thử thách ác liệt, tuy vậy ước mơ lãng mạn của nhà thơ vẫn thấm qua toàn bộ tác phẩm. Tập thơ mở đầu với bài Nox ( Đêm tối ) và kết thúc với bài Lux ( Ánh sáng ). Trong bài kết thúc, ông mơ ước đến một tương lai xán lạn, thế giới đại đồng, không có biên giới giữa các quốc gia, không có giá treo cổ, không có những cảnh tù đày khổ sai, không có các đạo quân tàn bạo.
Où donc
est l’échafaud? ce monstre a disparu.
Tout
renaît. Le bonheur de chacun est accru
De la
félicité des nations entières.
Plus de
soldats l’épée au poing, plus de frontières.
Plus de
fisc, plus de glaive ayant forme de croix.
Sau Les Châtiments, Hugo còn xuất
bản nhiều tập thơ nổi tiếng nữa. Tuy phong cách mỗi tập một khác nhưng tác giả
vẫn không đi chệch con đường gắn bó thơ ca với đời sống xã hội. Tập thơ Les
contemplations ( Mặc tưởng ) xuất bản năm 1856 là tác phẩm trữ tình lớn nhất của
Hugo thời kỳ sống lưu vong.
Tập La légende des siècles ( Truyền kỳ các thời
đại ) là một bức tranh lớn miêu tả quá trình vươn lên không ngừng của nhân loại
từ thời nguyên thuỷ, qua các thời đại lịch sử cho đến nay.
Mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc sống lại có dịp
được thể hiện sâu sắc trong L’année
terrible ( Năm khủng khiếp ) tập thơ lớn cuối cùng của Hugo xuất bản năm 1872.
Có thể nói đây là cuốn nhật ký bằng thơ ghi chép những cảm xúc nảy sinh trong
năm 1870-1871, năm xảy ra cuộc chiến tranh Pháp Phổ. Tập thơ phản ánh một trong
những sự kiện lớn trong lịch sử nước Pháp. Ý chí kiên cường của các chiến sĩ
Công xã chinh phục được thiện cảm và lòng khâm phục của nhà thơ.
Bài thơ Sur une barricade ( Trên chiến luỹ ) kể chuyện một em bé mười hai tuổi rơi vào tay quân chính phủ tư sản sau khi Công xã thất bại. Cuộc tàn sát đẫm máu xảy ra:
Attends
ton tour, L’enfant voir des éclairs briller,
Et tous ses compagnons tomber sous la
muraille
Il dit à l’officier : Permettez- vous que
j’aille
Rapporter cette montre à ma mère chez nous
?
Em thấy kia, ánh chớp loé người,
Các chiến hữu dưới chân tường ngã gục,
Em bỗng nói: Cho tôi đi một lúc
Mang chiếc đồng hồ về cho mẹ tôi.
Bọn
lính tưởng em run sợ, định chuồn, chúng “tha” cho em đi rồi cười ngặt nghẽo với
nhau, nhưng
Mais le rire cessa, car soudain l’enfant
pâle,
Brusquement reparu, fier comme Viola,
Vint s’adosser au mur et leur dit: Me voilà.
Trận cười dứt, vì chú bé mặt mày xanh mét
Vụt hiện ra, như Viola kiêu hãnh tràn đầy
Đến tựa vào tường, em nói : Tôi đây.
Victor Hugo đã dể lại một sự nghiệp thư ca đồ
sộ, gồm gần một trăm năm mươi tư ngàn câu. Yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên
giá trị bền vững của thơ Hugo là mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc sống xã hội,
chính trị.
Trong hàng ngàn bài thơ của Victor Hugo, thử đọc lại vài bài.
ĐÊM ĐẠI DƯƠNG
( OCEANO NOX )
Ôi ! Biết
bao thuỷ thủ, bao thuyền trưởng
Lòng rộn
ràng khi cất bước lữ hành!
Rồi
chôn vùi nơi chân trời u tối
Bao người
đã mất, số phận ác tàn
Biển
sâu mịt mùng, đêm tối không trăng,
Mãi mãi
vùi thân dưới đáy đại dương!
Biết
bao chỉ huy chết cùng đồng đội
Cơn cuồng
phong cuốn hết những trang đời
Trong thoáng chốc tan biến giữa biển
khơi
Nào ai biết phận người chìm vực thẳm.
Vồ một con mồi qua từng đợt sóng
Hết lính thuỷ đến mảnh thuyền dạt trôi.
Nào ai hay, hỡi những người xấu số,
Thân bồng bềnh giữa khoảng rộng tối tăm
Trán lạnh va đập vào tảng đá ngầm.
Thương cha mẹ vẫn còn nuôi hy vọng
Đã qua đời, sau bao ngày trông ngóng,
Các anh đi chẳng thấy hẹn ngày về.
Có những đêm, trên đống neo rỉ sét
Vui quây quần, họ thường nhắc đến anh,
Tên tuổi anh vương vít một thời gian
Với tiếng cười, khúc hát, chuyện phiêu
lưu
Với cái hôn lén trao người anh yêu,
Các anh giờ yên nghỉ với rong rêu.
Người ta hỏi “ Anh giờ đâu rồi nhỉ?
Vua đảo nào? Hay đến chốn giàu sang?”
Rồi kỷ niệm về anh bị vùi chôn
Thân dưới nước, và tên trong ký ức.
Thời gian qua, tô thêm đậm bóng đen
Trên biển tối phủ tối niềm lãng quên.
Rồi bóng anh tan biến trước mắt người,
Kẻ buông chài, người cày cấy, vậy thôi.
Chỉ những đêm khi giông bão ngập trời,
Vầng trán bạc, mỏi mòn, người sương phụ
Còn nhắc đến anh khi khơi đống tro tàn
Nơi bếp lửa, trong cõi lòng nát tan.
Khi mắt khép rồi trong nấm mộ xanh
Hỏi còn gì vang vọng những tên xưa?
Chẳng phiến đá nơi nghĩa trang chật chội
Chẳng liễu xanh rụng lá lúc sang thu
Không cả điệu hát hồn nhiên, đơn điệu
Của người hành khất nơi góc cầu xưa.
Họ đâu rồi? Những người chìm trong tối?
Hỡi sóng kia, mang bao chuyện đau lòng,
Sóng sâu thẳm, bà mẹ quỳ khiếp đảm,
Lúc triều dâng, sóng mang kể cùng nhau,
Nào khác gì những thanh âm tuyệt vọng
Khi kéo đến cùng ta lúc đêm thâu.
Trích từ tập “ Tia sáng và bóng tối “ ( les Rayons et les Ombres ) , đây là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Victor Hugo. Tác giả sáng tác bài này tại Saint-Valéry-sur-Somme khi ông cùng gia đình về nghỉ dưỡng tại khu du lịch này năm 1837.
Nhan đề bài thơ trong nguyên bản là Oceano Nox, tiếng la tinh, có nghĩa là Nuit sur l’océan. ĐÊM ĐẠI DƯƠNG.
Đêm đại dương muôn đời vẫn thế: Đêm mịt mù và đại dương mênh mông. Mà lại là biển không đáy và đêm không trăng. ( Dans une mer sans fond, par une nuit sans lune ). Nên những người lính thuỷ với tâm thế hân hoan, trước cuộc viễn du với nhiều hăm hở, trong thoáng chốc bị sóng cả dập vùi, “ cơn cuồng phong cuốn hết những trang đời “, “ nào ai biết phận người chìm vực thẳm “, đời lính thuỷ chỉ là cuốn sách mỏng, bị bão tố xé nát từng trang, niềm vui thì ngắn mà cái chết quá thảm thương!
Bài thơ mở đầu bằng tiếng kêu thương ( Oh! ) và một loạt
những điệp từ, câu cảm thán ( Combien, combien de... ), khắc hoạ nên cảnh
tình bi thảm, giữa đại dương bao la vô tận, con người quá yếu đuối, nhỏ nhoi. Đắm
tàu trong bão tố, cái chết quá đau xót ngậm ngùi, nhất là cho những người ở lại,
vẫn ngày ngày chờ đợi ngóng trông. Cha mẹ họ ban đầu còn hy vọng, mà người đi
có trở lại bao giờ, rồi mỏi mòn khắc khoải trên bãi trên bờ, rốt cuộc cũng theo
nhau khuất núi.
( Oh ! que de vieux parents, qui n’avaient plus qu’un
rêve,
Sont morts en attendant tous les jours sur la grève
Ceux qui ne sont pas revenus! )
Mỗi tối đến, trong những mái nhà êm ấm, cũng có người nhắc đến các anh, cũng gợi lại qua tiếng cười, khúc hát, qua nụ hôn trộm lén trao người anh từng hẹn ước, qua những chuyện phiêu lưu họ kể cho nhau nghe.
Mãi vẫn không thấy anh trở về. Cũng có
người băn khoăn tự hỏi: hay các anh đã trở thành vua hải đảo? hay là bỏ quê
hương tìm chỗ giàu sang?
Thế nhưng có ai dừng được dòng chảy thời gian? Sẽ đến lúc chẳng ai còn nhớ nữa, kỷ niệm về anh sẽ bị vùi chôn, thân trong nước và tên trong ký ức. Thời gian qua, tô thêm đậm bóng đen, trên biển tối phủ tối niềm lãng quên.
( Puis votre souvenir même est enseveli.
Le corps se perd dans l’eau, le nom dans
la mémoire.
Le temps, qui sur toute ombre en verse
une plus noire,
Sur le sombre océan jette le sombre
oubli.)
Biết làm sao được? Lãng quên là quy luật khắc nghiệt của thời gian. Không ai nhớ, vì ai cũng phải lo việc mình. “ Kẻ buông chài, người cày cấy, vậy thôi“. Duy chỉ còn có người vợ goá, đau xót nhớ thương người thân yêu, lúc đêm khuya mưa bão thét gào, còn nhớ anh trong nỗi buồn tê tái, ngồi khêu lại nơi bếp lửa lớp tro tàn, và cả tro của cõi lòng nát tan.
( Seules, durant ces nuits où l’orage est vainqueur,
Vos veuves aux fronts blancs, lasses de vous attendre,
Parlent encor de vous en remuant la cendre
De leur foyer et de leur cœur! )
Thế là hết. Chết không nấm mồ. Nghĩa trang buồn không cả bia mộ. Không cả hình ảnh cành liễu rủ. Không tiếng ca buồn của người hành khất nơi góc cầu xưa.
Bỗng vang lên lời thảng thốt của nhà thơ: “ Họ đâu rồi? Những người chìm trong tối? “ Câu hỏi tu từ như một cách khơi gợi, niềm cảm thông, chia sẻ nỗi đau. Cùng với sóng, mỗi chiều lúc triều dâng, chứng nhân bao câu chuyện đau lòng, nhà thơ suy ngẫm về số phận con người, vốn hữu hạn trong thời gian và không gian vô hạn.
ĐÊM ĐẠI DƯƠNG, bài trữ tình trong dòng thơ lãng mạn, vẫn đậm đà tính triết lý, nhân văn, vượt qua biên giới địa lý và tháng năm, vẫn ngời sáng như một viên ngọc quý!
OCEANO NOX
Oh! combien de marins, combien de capitaines
Qui sont partis joyeux pour des courses lointaines,
Dans ce morne horizon se sont évanouis!
Combien ont disparu, dure et triste fortune!
Dans une mer sans fond, par une nuit sans lune,
Sous l’aveugle océan à jamais enfouis!
Combien de patrons morts avec leurs équipages!
L’ouragan de leur vie a pris toutes les pages
Et d’un souffle il a tout dispersé sur les flots!
Nul ne saura leur fin dans l’abîme plongée.
Chaque vague en passant d’un butin s’est chargée;
L’une a saisi l’esquif, l’autre les matelots!
Nul ne sait votre sort, pauvres têtes perdues!
Vous roulez à travers les sombres étendues,
Heurtant de vos fronts morts des écueils inconnus.
Oh ! que de vieux parents, qui n’avaient plus qu’un rêve,
Sont morts en attendant tous les jours sur la grève
Ceux qui ne sont pas revenus!
On s’entretient de vous parfois dans les veillées.
Maint joyeux cercle, assis sur des ancres rouillées,
Mêle encor quelque temps vos noms d’ombre couverts
Aux rires, aux refrains, aux récits d’aventures,
Aux baisers qu’on dérobe à vos belles futures,
Tandis que vous dormez dans les goémons verts!
On demande : -- Où sont-ils ? sont-ils rois dans quelque île?
Nous ont-ils délaissés pour un bord plus fertile? -
Puis votre souvenir même est enseveli.
Le corps se perd dans l’eau, le nom dans
la mémoire.
Le temps, qui sur toute ombre en verse
une plus noire,
Sur le sombre océan jette le sombre
oubli.
Bientôt des yeux de tous votre ombre est
disparue.
L’un n’a-t-il pas sa barque et l’autre
sa charrue?
Seules, durant ces nuits où l’orage est vainqueur,
Vos veuves aux fronts blancs, lasses de vous attendre,
Parlent encor de vous en remuant la cendre
De leur foyer et de leur cœur!
Et quand la tombe enfin a fermé leur
paupière,
Rien ne sait plus vos noms, pas même une humble pierre
Dans l’étroit cimetière où l’écho nous répond,
Pas même un saule vert qui s’effeuille à
l’automne,
Pas même la chanson naïve et monotone
Que chante un mendiant à l’angle d’un
vieux pont.
Où sont-ils, les marins sombrés dans les nuits noires?
Ô flots, que vous savez de lugubres histoires!
Flots profonds redoutés des mères à genoux!
Vous vous les racontez en montant les marées,
Et c’est ce qui vous fait ces voix désespérées
Que vous avez le soir quand vous venez vers nous!
-
Le manteau impérial.
O ! Vous dont le travail est joie,
Vous qui n’avez pas d’autre proie
Que les parfums, souffles du ciel,
Vous qui fuyez quand vient décembre,
Vous qui dérobez aux fleurs l’ambre
Pour donner aux hommes le miel.
Chastes buveuses de rosée,
Qui, pareilles à l’épousée,
Visitez le lys du couteau,
Ô sœurs des corolles vermeilles,
Filles de la lumière, abeilles,
Envolez-vous de ce manteau!
Ruez-vous sur l’homme, guerrières!
Ô généreuses ouvrières,
Vous le devoir, vous la vertu,
Ailes d’or et flèches de flamme,
Tourbillonnez sur cet infâme!
Dites- lui : « Pour qui nous
prends-tu? «
Maudit! nous sommes les abeilles!
Des chalets ombragés de treilles
Notre ruche orne le fronton,
Nous votons, dans l’azur écloses,
Sur la bouche ouverte des roses
Et sur les lèvres de Platon.
Ce qui sort de la fange y rentre
Va trouver Tibère en son antre
Et Charles neuf sur un balcon
Va! sur ta pourpre il faut qu’on mette
Non les abeilles de l’Hymette,
Mais l’essaim noir de Montfaucon.
Et percez-le de toutes ensemble
Faites honte au peuple qui tremble,
Aveuglez l’immonde trompeur,
Et qu’il soit chassé par les mouches
Puisque les hommes en ont peur!
Tấm áo hoàng bào
Ôi, Các em mà lao động làm vui
Các em chỉ có được làm mồi,
Là hơi gió, là hương trời phảng phất,
Tháng chạp về, các em đi nương náu,
Hổ phách của hoa, các em lấy trộm,
Để tặng cho người cái ngọt ngào của mật.
Các em trong trắng uống sương mai,
Ong ơi ong, giống cô dâu mới cưới,
Ong đi thăm hoa huệ trên đồi,
Hỡi những con ong, mà ánh sáng sinh ra
Là em gái những cánh hoa đỏ chói,
Rời bỏ tấm áo hoàng bào kia, ong bay xa.
Các em hãy ào ra đối phương, hỡi ong chiến sĩ
Ôi những nữ binh,những cô thợ hảo tâm
Các em là nghĩa vụ, là đức hạnh chính trung,
Bộ cánh vàng và mũi tên rực lửa,
Hãy cuốn quanh cái thằng nhục nhã đó
Hãy hỏi hắn : Mi nghĩ ta là ai?
“ Thằng khốn kia! Chúng tao là ong đây,
Tổ chúng tao rợp bóng giàn nho
Làm đẹp những mặt tiền nhà nên thơ
Chúng tao bay, bừng nở giữa trời xanh,
Trên miệng những đoá hồng hé mở
Và trên môi Platon hiền triết.
Mi hãy tìm Charles Chín trên ban công
Và đến với Tibère trong hang tối
Từ bùn thối, phải trở về bùn thối,
Cần thêu lũ quạ đen Montfaucon
Chứ không phải bầy Humette ong vàng
Trên áo mi màu đỏ tía.
Và cả đàn ong, hãy nhất tề đâm hắn,
Dân chúng đang còn run, hãy làm cho thấy
nhục.
Hãy lăn xả vào, hung dữ,
Hãy chọc cho mù mắt tên lừa đảo nhớp
nhơ,
Hãy cho ong, cho ruồi đuổi nó đi,
Bởi vì con người còn run sợ.
Đây là một trong những bài thơ đả kích sâu cay Napoléon III. Chiếc áo bào hoàng đế màu đỏ thắm, trên áo có thêu những con ong vàng.
-
Quand
nous habitions tous ensemble
Quand
nous habitions tous ensemble
Sur nos collines d'autrefois,
Où l'eau court, où le buisson tremble,
Dans la maison qui touche aux bois,
Elle avait dix ans, et moi trente ;
J'étais pour elle l'univers.
Oh! comme l'herbe est odorante
Sous les arbres profonds et verts !
Elle faisait mon sort prospère,
Mon travail léger, mon ciel bleu.
Lorsqu'elle me disait: Mon père,
Tout mon coeur s'écriait : Mon Dieu !
À travers mes songes sans nombre,
J'écoutais son parler joyeux,
Et mon front s'éclairait dans l'ombre
À la lumière de ses yeux.
Elle avait l'air d'une princesse
Quand je la tenais par la main.
Elle cherchait des fleurs
sans cesse
Et des pauvres dans le chemin.
Elle donnait comme on dérobe,
En se cachant aux yeux de tous.
Oh ! la belle petite robe
Qu'elle avait, vous rappelez-vous ?
Le soir, auprès de ma bougie,
Elle jasait à petit bruit,
Tandis qu'à la vitre rougie
Heurtaient les papillons de nuit.
Les anges se miraient en
elle.
Que son bonjour était charmant !
Le ciel mettait dans sa prunelle
Ce regard qui jamais ne ment.
Oh! je l'avais, si jeune encore,
Vue apparître en mon destin !
C'était l'enfant de mon aurore,
Et mon étoile du matin !
Quand la lune claire et
sereine
Brillait aux cieux, dans ces beaux mois,
Comme nous allions dans la plaine !
Comme nous courions dans les bois !
Puis, vers la lumière isolée
Étoilant le logis obscur,
Nous revenions par la vallée
En tournant le coin du vieux mur ;
Nous revenions, coeurs pleins de flamme,
En parlant des splendeurs du ciel.
Je composais cette jeune âme
Comme l'abeille fait son miel.
Doux ange aux candides pensées,
Elle était gaie en arrivant... -
Toutes ces choses sont passées
Conune l'ombre et comme le vent !
Quand
nous habitions tous ensemble
Sur nos collines d'autrefois,
Où l'eau court, où le buisson tremble,
Dans la maison qui touche aux bois,
Elle avait dix ans, et moi trente ;
J'étais pour elle l'univers.
Oh! comme l'herbe est odorante
Sous les arbres profonds et verts !
Elle faisait mon sort prospère,
Mon travail léger, mon ciel bleu.
Lorsqu'elle me disait: Mon père,
Tout mon coeur s'écriait : Mon Dieu !
À travers mes songes sans nombre,
J'écoutais son parler joyeux,
Et mon front s'éclairait dans l'ombre
À la lumière de ses yeux.
Elle avait l'air d'une princesse
Quand je la tenais par la main.
Elle cherchait des fleurs
sans cesse
Et des pauvres dans le chemin.
Elle donnait comme on dérobe,
En se cachant aux yeux de tous.
Oh ! la belle petite robe
Qu'elle avait, vous rappelez-vous ?
Le soir, auprès de ma bougie,
Elle jasait à petit bruit,
Tandis qu'à la vitre rougie
Heurtaient les papillons de nuit.
Les anges se miraient en
elle.
Que son bonjour était charmant !
Le ciel mettait dans sa prunelle
Ce regard qui jamais ne ment.
Oh! je l'avais, si jeune encore,
Vue apparître en mon destin !
C'était l'enfant de mon aurore,
Et mon étoile du matin !
Quand la lune claire et
sereine
Brillait aux cieux, dans ces beaux mois,
Comme nous allions dans la plaine !
Comme nous courions dans les bois !
Puis, vers la lumière isolée
Étoilant le logis obscur,
Nous revenions par la vallée
En tournant le coin du vieux mur ;
Nous revenions, coeurs pleins de flamme,
En parlant des splendeurs du ciel.
Je composais cette jeune âme
Comme l'abeille fait son miel.
Doux ange aux candides pensées,
Elle était gaie en arrivant... -
Toutes ces choses sont passées
Conune l'ombre et comme le vent !
Thuở chúng tôi cùng ở
Thuở
chúng tôi cùng ở
Trên đồi
ấy ngày xưa
Nơi nước
chảy, bụi run
Trong
căn nhà ven rừng.
Cháu
lên mười, tôi ba chục
Với
cháu, tôi là cả vũ trụ
Ôi, cây
cỏ ngát hương
Dưới
vòm cây xanh tươi.
Chao,
thu tới rộn rã
Nghe
cháu gọi: Cha ơi
Đời tôi
bỗng thêm tươi
Trời
thêm xanh, việc tôi làm thêm nhe.
Bao đêm
tôi mộng mị
Nghe giọng
cháu bên tai
Trán
tôi bừng trong tối
Thấy mắt
cháu sáng ngời.
Cháu
như nàng công chúa
Khi tôi
dắt tay chơi
Cháu mê
mải tìm hoa
Trên đường,
tìm kẻ khó.
Cháu
cho mà như lấy cắp
Giấu giếm
chẳng để ai hay
Ồ, chiếc
áo xinh cháu mặc
Hẳn bạn
còn nhớ lâu.
Tối đến,
bên ánh đèn,
Cháu
chuyện khẽ huyên thiên
Trong
lúc lũ bướm đêm
Va vào
cửa kính đỏ.
Thiên
thần soi bóng cháu
Tiếng
chào hỏi dễ thương!
Trời đặt
trong con ngươi
Ánh mắt
không nói dối.
Ôi, từ
khi tôi rất trẻ
Đã có
cháu bên mình
Đứa con
buổi bình minh
Ngôi
sao lúc rạng sáng.
Nhớ những
buổi trăng đẹp
Trời
cao, vằng vặc soi
Cha con
dạo đồng quê
Cùng chạy
nhảy trong rừng.
Rồi,
phía ánh sáng mờ tỏ
Soi căn
nhà tối tăm
Cùng về
phía thung lũng
Ngoặt
theo hướng tường cổ.
Đường về,
lòng hăm hở
Trò
chuyện về đêm trăng
Tâm hồn
cháu, tôi chăm,
Như con ong gây mật.
Thiên thần thơ ngây, hiền dịu
Về đến nhà, cháu vui
Tất cả đã qua rồi
Như bóng tối, gió bay.
Năm 1824, Victor Hugo có đứa con gái đầu lòng Léopoldine, chẳng may qua đời năm 1843. Sự kiện đau lòng ấy đã để lại trong lòng người cha vết thương khó nguôi ngoai. Tác giả đã viết rất nhiều bài thơ gợi lại thời kỳ sung sướng khi con gái còn sống hoặc nỗi đau trước cái chết của con gái yêu. Bài này được sáng tác vào tháng 10 năm 1846, về sau in trong tập Les contemplations. Ông vẫn nhớ thuở con còn nhỏ, ông chăm chút, dạy dỗ, hun đúc tâm hồn thơ dại bằng những buổi dạo chơi. Giờ đây, tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Hết cả rồi. Bài thơ kết thúc bằng một nốt nhạc buồn, khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi thương xót.
_ LA SAISON DES SEMAILLES, LE SOIR
C’est
le moment crépusculaire
J’admire,
assis sous un portail,
Ce
reste de jour dont s’éclaire
La
dernière heure de travail.
Dans les
terres, de nuit baignées,
Je
contemple, ému, les haillons
D’un
vieillard qui jette à poignées
La
moisson future aux sillons.
Sa
haute silhouette noire
Domine
les profonds labours.
On sent
à quel point il doit croire
A la
fuite utile des jours.
Il marche
dans la plaine immense,
Va,
vient, lance la graine au loin,
Rouvre
sa main, et recommence,
Et je
médite, obscur témoin,
Pendant
que, dēployant ses voiles,
L’ombre,
où se mêle une rumeur,
Semble
élargir jusqu’aux étoiles
Le
geste auguste du semeur.
Bài thơ trích trong tập Les chansons des rues et des bois. Hugo pha trộn nhiều yếu tố: đêm xuống, ông già tuổi cao vẫn còn lao động, người chứng kiến cảnh tượng và trầm tư. Tất nhiên nhân vật chính chỉ là một cái cớ, có một ẩn dụ ở đây, chủ đề một ông già suy nghĩ về thế hệ tương lai đã được La Fontaine gợi lên trong bài Le vieillard et les trois jeunes hommes. Điều thú vị hơn là tìm hiểu xem Hugo nghĩ đến ai khi nhìn thấy “ cử chỉ hào hiệp của người gieo hạt “. Phải chăng ông nghĩ đến những nông dân nuôi sống nhân dân, hay là đến con người đang làm đất màu mỡ nhờ công lao động của mình, hay là nghĩ đến chính mình, nhà thơ tự nhìn thấy mình, hay là nghĩ đến Thượng đế mà ông tưởng tượng như người ban phước bao dung cho thế hệ tương lai? Câu trả lời còn bỏ ngỏ, dành cho người đọc khi thưởng thức một bài thơ hay, tả cảnh để tả tình, viết với những câu thơ 8 âm tiết ( octosyllabe ) với vần chéo ABAB.
Chiều, mùa gieo hạt
Đây là
lúc hoàng hôn
Tựa cửa,
tôi ngắm trông
Chút
ánh sáng le lói
Giờ cuối
buổi làm đồng.
Trên ruộng,
tắm bóng đêm
Tôi ngắm
một ông lão
Áo quần
rách tơi tả
Gieo hạt
cho mùa sau.
Bóng
ông già cao thẳm
Che khuất
luống cày sâu
Chắc mọi
người tin lắm
Tháng
ngày trôi qua mau.
Ông đi
trên đồng ruộng,
Qua lại,
tung hạt giống,
Tay mở,
rồi khép lại,
Tôi lặng
nhìn, mơ mộng.
Trong
lúc đêm giăng màn
Bóng lẫn
tiếng rì rào,
Như
vươn đến sao xa
Bàn tay
người gieo hạt.
- APRÈS LA BATAILLE
Mon
père, ce héros au sourire si doux,
Suivi
d’un seul housard qu’il aimait entre tous,
Pour sa
grande bravoure et pour sa haute taille,
Parcourait
à cheval, le soir d’une bataille,
Le
champ couvert de morts sur qui tombait la nuit.
Il lui
sembla dans l’ombre entendre un faible bruit,
C’ėtait
un Espagnol de l’armée en déroute
Qui se
traînait sanglant sur le bord de la route,
Râlant
, brisé, livide, et mort jusqu’à moitié
Et qui
disait: « A boire, à boire par pitié! «
Mon
père, ému, tendit à son housard fidèle
Une
gourde de rhum qui pendait à sa selle,
Et dit:
« Tiens, donne à boire à ce pauvre blessé. »
Tout à
coup, au moment où le housard baissé
Se
penchant vers lui, l’homme, une espèce de maure,
Saisit
un pistolet qu’il étreignait encore,
Et vise
au front mon père en criant : » Caramba! «
Le coup
passa si près que le chapeau tomba
Et que
le cheval fit un écart en arrière,
«
Donne-lui tout de même à boire », dit mon père.
Bài thơ
nổi tiếng này nhắc đến người cha của tác giả, Léopold, vị tướng trong quân đội
của Napoléon Đệ Nhất, trong cuộc chiến với Tây Ban Nha năm 1808.
Khung cảnh
chiến tranh được nhắc đến ngay trong nhan đề và trong một loạt từ thuộc trường
ngữ nghĩa chiến tranh: housard,
bataille, champ de bataille. morts, armée, pistolet.
Từ mon
père xuất hiện trong câu thứ nhất, và lặp lại ở
câu cuối cùng, biện pháp để nhấn mạnh vai trò của người cha, trục chính của
toàn câu chuyện.
Ngoài
nhân vật người cha, hai nhân vật khác cũng hiện diện: người lính hầu cận và
lính Tây Ban Nha. Nhân vật thứ hai được mô tả bằng một loạt tính từ: râlant, brisé, livide et mort jusqu’à
moitié, nhằm nêu
bật tình trạng anh ta đã bị đánh bại.
Victor Hugo gọi cha anh là anh hùng, nhưng ông dùng những cách nói không tương quan với một anh hùng thời chiến: nụ cười và vẻ hiền từ ( au sourire si doux ), tình thương ( le housard qu’il aimait entre tous ), cảm xúc ( ( mon père, ému )
Tính
cách anh hùng của người cha không phải là hành động trong cuộc chiến vì chiến
tranh đã kết thúc.
Tướng
Hugo bảo người lính hầu cho anh thương binh uống nước, ngay cả sau khi hắn bắn
vào ông. Cử chỉ khác thường đó khiến ông trở thành anh hùng dưới mắt con.
Bài thơ
trước hết là một bằng chứng về tình thương và sự thán phục của một người con đối
với cha mình. Nhưng, qua những câu thơ này, Victor Hugo muốn tố cáo chiến tranh
tàn bạo, và nói rằng người lính vẫn có thể chứng tỏ lòng nhân hậu, ngay cả với
kẻ thù.
Tóm lại, bài Après la bataille chính là một anh hùng ca ( épopée ) theo truyền thống của Illiade và Odyssée của Homère vào thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên, với những hành động của các anh hùng Hy lạp, Achille và Ulysse.
Sau trận đánh
Cha
tôi, người anh hùng với nụ cười hiền dịu
Cùng
người lính hầu thân cận ông rất thương
Vì tầm
vóc cao lớn và lòng dũng cảm phi thường,
Buổi
chiều, sau trận đánh, cỡi ngựa rong ruổi
Chiến
trường đầy xác chết ngổn ngang lúc đêm tối,
Có tiếng
kêu yếu ớt vọng bên tai,
Một tên
lính Tây Ban Nha trong đám bại quân,
Nắm rên
rỉ ven đường, người bê bết máu,
Mặt tái
nhợt, như sắp chết đến nơi,
Cố thều
thào: Cho tôi xin hớp nước.
Cha tôi
mủi lòng nhìn kẻ bị thương
Trao
người lính hầu từng theo ông vào sinh ra tử
Bầu rượu
vốn đã treo sau yên ngựa,
Ông nói
ngay: Người cầm lấy và cho hắn uống.
Trong
lúc người cận vệ cúi xuống
Đưa kẻ
bại binh, bỗng bất thình lình
Hắn giơ
súng lên quyết liệt
Nhắm
trán cha tôi và la to: Mày phải chết.
Viên đạn
bay quá gần làm chiếc mũ rớt xuống
Và con
ngựa nhảy một bước lui sau.
“ Cứ
cho hắn uống thôi” , cha tôi nói.
- J’AI CUEILLI CETTE FLEUR POUR TOI SUR LA COLLINE.
J’ ai
cueilli cette fleur pour toi sur la colline
Dans
l’âpre escarpement qui sur le flot s’incline,
Que
l’aigle connaît seul et seul peut approcher,
Paisible,
elle croissait aux fentes du rocher.
L’ombre baignait les flancs du morne
promontoire,
Je voyais, comme on dresse au lieu d’une
victoire
Un grand arc de triomphe éclatant et
vermeil,
A l’endroit
où s’était englouti le soleil,
La
sombre nuit bâtir un porche de nuées,
Des voiles s’enfuyaient au loin
diminuées,
Quelques toits , s’éclairant au fond
d’un entonnoir,
Semblient
craindre de luire et de se laisser voir,
J’ai
cueilli cette fleur pour toi, ma bien-aimée.
Elle
est pâle, et n’a pas de corolle embaumée,
Sa
racine n’a pris sur la crête des monts
Que
l’amère senteur des glauques goémons,
Moi,
j’ai dit: Pauvre fleur, du haut de cette cime,
Tu devais t’en aller dans cet immense
abîme
Où l’algue et le nuage et les voiles
s’en vont.
Va
mourir sur un cœur, abîme plus profond,
Fane-toi
sur ce sein en qui palpite un monde.
Le
ciel, qui te créa pour t’effeuiller dans l’onde,
Te fit pour l’océan, je te donne à
l’amour
Le vent mêlait les flots, il ne restait
du jour
Qu’une vague lueur, lentement effacée.
Oh!
Comme j’étais triste au fond de ma pensée
Tandis
que je songeais, et que le gouffre noir
M’entrait
dans l’âme avec tous les frissons du soir!
Anh hái đoá hoa này
Anh hái đoá hoa này trên đồi tặng em
Ở vách đá chênh vênh nhìn xuống sóng
nghiêng.
Chỉ đại bàng biết rõ và tới được
Giữa khe đá to lặng lẽ hoa mọc
Bóng tối bao trùm những sườn đá đìu hiu.
Tôi nhìn thấy, như ỏ nơi mừng chiến thắng
Một khải hoàn môn thắm đỏ, huy hoàng
Ỏ chốn kia lặn chìm vầng thái dương.
Đêm dựng lên một cổng lớn đầy mây
Những cánh buồm lướt đi xa nhỏ dần
Vài mái nhà dưới lũng sâu loé sáng
Chừng như sợ quá sáng và có người nhìn
thấy.
Anh hái đoá hoa này tặng em yêu dấu
Hoa màu tái nhợt không có cả hương thơm.
Bởi rễ nó mọc trên đỉnh non cao
Chỉ hút được mùi vị hăng hăng
Anh bảo: Hoa tội nghiệp từ trên đỉnh non
cao
Đáng lẽ hoa phải rơi xuống vực sâu thẳm
Nơi những cánh buồm, và mây và rong bay
đi
Hoa hãy trên ngực tàn tạ, héo khô.
Trời sinh em ra để rả cánh trên sóng nước
Trời giao em cho đại dương, ta giao em
cho tình yêu đằm thắm.
Gió hoà trộn sóng ngày chỉ còn một chút
nhỏ nhoi
Ánh sáng mờ, rồi dần dần xoá mất,
Ôi, trong đáy hồn anh sao quá đỗi buồn rầu
Khi suy tưởng, một vực đen sâu thẳm
Thấm vào hồn anh cơn ớn lạnh về đêm.
Bài thơ được trích từ tập Les
Contemplations ( Mặc tưởng ), trong tập này Hugo có nhiều bài về tình yêu, đi
đôi với thiên nhiên. Chủ đề bài thơ xoay quanh trục giữa nhà thơ với thiên
nhiên với một cành hoa đơn độc.
Victor Hugo xác định ngay diễn biến câu
chuyện: Cành hoa được hái trên đồi.
Người đọc nhìn thấy ngay một thế giới
riêng biệt và hình ảnh ngọn đồi với khung cảnh u tối lúc chiều xuống, mây che.
Đồi nép mình trước sức gió và tiếng gào thét của sóng đại dương. Cuộc sống mong
manh, yếu đuối. Cánh hoa là hình ảnh sống động duy nhất giữa cảnh thiên nhiên.
Con người tưởng như không thể chinh phục được thiên nhiên. Tuy nhiên vẫn còn cơ
hội vươn lên để thấy “ khải hoàn môn rực đỏ huy hoàng “.
Cánh hoa đơn độc “ tội nghiệp “, “ tái
nhợt “ “ không cả hương thơm “. Hoa sắp tàn và những cánh hoa sẽ rả dần theo
gió. Con người sẽ có lúc mai một “ Trời làm ra em để rả cánh trong sóng nước,
làm ra em cho đại dương “. Nhưng “ em hãy tàn trong bầu ngực thế giới hít thở
“. Tác giả hiện diện cùng với thiên nhiên, nhìn cánh hoa, cuối cùng vẫn “ Tôi
chìm trong suy tưởng, vực tối đen xâm chiếm tâm hồn với những cơn ớn lạnh về
đêm “.
Như vậy, hình ảnh nhà thơ vẫn thấp thoáng từ đầu tới cuối câu chuyện, trong tất cả yếu tố của cả bài. Trước tin là ngọn đồi, lung lay theo gió, cánh hoa bị bỏ rơi mà vẫn hiện diện trước mọi người. Phải chăng Victor Hugo muốn giải bày, muốn nói lên những dằn vặt của mình?
Không thể nào dịch nhiều bài hơn nữa, chỉ
chọn mấy bài với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, để thấy sự đa dạng trong thơ
Victor Hugo.
Victor Hugo mất ngày 22/5/1885 sau một cơn đau tim nặng. Ông viết trong di chúc :
“ Je donne cinquante mille francs aux pauves. Je veux être enterré dans leur corbillard. Je refuse l’oraison de toutes les Églises. Je demande une prière de toutes les âmes. Je crois en Dieu. “
( Tôi xin trao năm ngàn quan cho người nghèo khó. Tôi muốn mình được chôn trên xe tang của họ. Tôi khước từ lễ cầu hồn từ Giáo hội. Tôi chỉ xin ở mỗi tâm hồn một lời cầu nguyện. Tôi tin ở Chúa ).
Mặc dù vậy, hơn 2 triệu người vẫn đến tiễn đưa Ông. Đoàn diễu hành tiến hành đi bộ sáu tiếng từ Khải hoàn môn đến nơi Ông được chôn cất. Ông được nhà nước cử lễ quốc tang theo sắc lệnh của Tổng thống Jules Grévy, và thi hài ông được đưa vào điện Panthéon, nơi đây đã có Émile Zola và Alexandre Dumas. Hầu hết các thị trấn và thành phố lớn của Pháp đều có đường phố hoặc quảng trường mang tên ông.
Hugo để lại một di sản đồ sộ gồm 18 tập, nhà xuất bản Câu lạc bộ sách Pháp, 1967-1970, và 15 tập, nhà xuất bản Robert Laffont, gồm 17.500 trang khổ lớn, xuất bản năm 1985-1990, tái bản năm 2002 do hai chuyên gia Jacques Sabacher và Guy Rose chú giải. Bộ này gồm 4 tập lớn về thơ với hơn 5000 trang, bao gồm hơn 20 tác phẩm thơ, gần 154 câu thơ trong đó bộ anh hùng ca huyền thoại Truyền kỳ các thế kỷ hơn 1000 trang, 3 tập lớn về tiểu thuyết với 9 tác phẩm, 4500 trang, 2 tập lớn về kịch trên 25000 trang, gồm 12 vở kịch, 1 tập các bài viết về chính trị, 1 tập các bút ký về lịch sử, 1 tập về phê bình, 1 tập bút ký về biển và đại dương, 1 tập về các đề tài khác như giáo dục, tôn giáo, triết học.
Victor Hugo có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Ông là một tượng đài không chỉ trong văn học nước Pháp mà còn cả thế giới nữa.