Trong
dự trù, tôi sẽ về Việt Nam vào cuối tháng 3/2020 . Chuyến đi sẽ là cuộc tụ hội
của ba chị em để bốc mộ mẹ chúng tôi. Mẹ tôi mất năm 2000, và chôn ở Bình Hưng
Hòa, khu nghĩa trang đó đang bị giải tỏa nên chị Cẩn đã mua một ô để tro cốt
trong khu Phúc An Viên khá đẹp và yên tĩnh ở quận 9. Anh chị em trong nhà bẩy
người thì bây giờ còn lại có ba. Người trẻ nhất là tôi, cũng đã bước qua tuổi
70, Chị Thanh 80 và chị Cẩn 78. Cho nên
chuyến về này cả ba đều mong đợi: gặp gỡ nhau và bên cạnh nhau khi đưa tro cốt
của Mẹ một nơi an tịnh lâu dài.
Nhưng
mọi chuyện không êm đẹp như vậy, Giữa tháng 1/20 Trung Quốc thông báo bệnh nhân
đầu tiên chết vì virut lạ ở Vũ Hán. Lời báo động của một Bác Sĩ ở Vũ Hán gửi tới
đồng nghiệp thông tin về một loại virut lạ và hung bạo đã xuất hiện và khuyên mọi người cẩn thận. Bác sĩ Li Wenliang
người đưa tin này đã mất ngày 7/2/20 ví nhiễm loại virut ông đã báo động. Những
ngày cuối tháng liên tiếp những tin đáng sợ như đã có người chết ở Thái lan vì
lây nhiễm từ Vũ Hán, và ngày 20 tháng 1, bệnh nhân đầu tiên tại Hoa kỳ tử vong
vì lây nhiễm cũng từ Vũ Hán. Mọi tìm kiếm thông tin về dịch bệnh đều hướng về
Vũ Hán , nơi phát bệnh đầu tiên. Tin tức mỗi ngày một xấu hơn, những hình ảnh của
Vũ Hán lưu truyền trên mạng là một thành phố hoang lạnh, những xe cứu thương,
thi thể người không kịp hỏa táng. Kế tiếp của những ngày đầu tháng 2 là Đại Hàn
, tiếp theo là Ý, rồi thì tháng 3 là New York. Chỗ nào cũng bi thảm , tin tức
và hình ảnh làm tim người thắt lại và tâm trí hoang mang , có lúc gần như tê liệt,
không suy nghĩ được gì, tất cả đã vượt khỏi sức tưởng tượng con người.
Chuyến
bay về Việt Nam phải hủy bỏ và không ước lượng được đến bao giờ có thể nối lại.
Nơi tôi đang sống là tiểu bang Virginia, hay nói chính xác hơn là khu nối kết
giữa hai tiểu bang Virgnia , Maryland và thủ đô Hoa Thịnh Đốn bắt đầu báo động
với một số ca nhiễm. Tháng 3/20 thì dich bùng phát ở New York, và nhanh chóng
lan tỏa qua các tiểu bang xa gần, có thể nặng nề, có thể nhẹ nhàng nhưng đâu
đâu trong nước Mỹ cũng là những ổ dịch có thể bùng phát. Chưa có thuốc chữa trị
và chưa có thuốc chủng ngừa, mọi người sống trong âu lo.
Nhìn
ra thế giới thì Nam Hàn, Ý, Hồng Kong , Nhật Bản ...và cả Việt Nam nữa, Gần như
khắp thế giớ đều chịu đựng sự tràn ngập âu lo, buồn bã , xót xa và bi thảm của
những con vi rút bí ẩn mà chưa tìm ra cách chữa trị. Cho đến khi tìm ra được
thuốc chủng ngừa thì đại dịch mới lui dần. Giữa năm 2021 tưởng đã tạm yên thì nới
định đến là Việt Nam lại bùng dịch lớn lao hơn trên phạm vi toàn quốc. sang đến
cuối tháng 7 năm 2022, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn với số ca
mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch COVID-19 đã lan ra
toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam.
Theo thống kê của chính phủ thì : “Tính đến ngày 11 tháng 8 năm 2022, Việt
Nam đã có 11.360.348 ca nhiễm và 43.095 ca tử vong được công bố chính thức. Nơi
có dịch nặng nhất là Hà Nội với tổng số 1.612.787 ca nhiễm và 1.221 ca tử vong.
Nơi nhẹ nhất là Ninh Thuận với 8.710 ca nhiễm và 60 ca tử vong.” Những hình ảnh phổ biến như đường xá vắng
tanh chỉ còn xe cứu thương hú còi, những con người được đưa vào bệnh viện hoặc
khu cách ly đã trở về nhà trong bình tro cốt, những đoàn người hỗn loạn bỏ chạy
khỏi thành phố tìm về quê xa ẩn nấp cho qua mùa dịch, và nhiều điều bi thảm
công với kinh hoàng hơn nữa hơn nữa đã đầy đặc trong các thông tin , những
thông tin đều rất là buồn.
Ý
tưởng về Việt nam thôi thúc sau đại dịch bị ngăn cản bởi những quy định ngặt
nghèo như cách ly tập trung, chí phí vận chuyển tăng quá cao và hiểm nguy rình
rập chưa tiên liệu được kéo dài cho đến hết năm 2021. Qua đầu năm 2022 tình
hình có vẻ sáng sủa hơn , tôi nói với gia đình là sẽ về ngay khi chính phủ bãi
bỏ việc cách ly. Và việc đó đã được thực hiện nới lỏng từng phần từ đầu tháng 4
năm 2022.
Tôi
tìm mua vé máy bay và quyết định đi về. Phải về vì thời gian giải tỏa nghĩa
trang Bình Hưng Hòa đã gần kề, phải an vị tro cốt của Mẹ tôi trước khi họ san ủi đất để làm khu dân cư,
thương xá, phải về gặp gỡ lại gia đình ruột thịt, bạn hữu, thân tình vừa thừa sống
thiếu chết vượt qua đại dịch, phải về để muốn đích thân nói lời phân ưu với
thân nhân những chí cốt đã mất đi trong đại dịch vừa qua và phải về vì chính bản
thân mình ở tuổi cổ lai hy chắc gì còn đủ sức khỏe để một lần nữa nhìn thấy được
nơi sinh ra, và sống suốt nửa đời đầy ắp kỷ niệm.
Chuyến
bay tôi chọn là chuyến bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, giá cả tương đối dù phải quá cảnh ở Thổ Nhĩ Kỳ tới 11 tiếng đồng
hồ.
Turkish
Airlines sẽ ghé phi trường Islanbul,
Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch
sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 14 triệu người, Istanbul là một trong số các
vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất
thế giới xét về dân cư trong địa phận thành phố. Thành phố này nằm cạnh Biển Đen, và bên kia
Biển Đen chính là vùng chiến sự Ukraina.
Tất nhiên đây đang sống trong thanh bình, Thanh bình theo nghĩa đen là không
chiến tranh và không dịch bệnh, không nhìn thấy khảu trang trên mặt các nhân
viên phi trường hay trên máy bay.
Phi
trường này rất rộng. Nếu so sánh với phi trương nơi tôi sống là Phi Trường
Dulles Airport ở Washington DC thì có lẽ
nó gấp hai lần. Nó gồm ba tầng, và mọi người hầu hết di chuyển bằng các chiếc
xe chạy điện mui trần chứa khoảng 16 người đưa đón từ nới đáp xuống tới các trạm
trung chuyển, giao vé máy bay cho nhân viên trực, chờ ở đó, tới gần giờ lên máy bay, xe lại chở
tới các cổng lên, mỗi nơi đều cách nhau khá xa nếu mình đi bộ.
Chung
quanh trạm Trung Chuyển là rất nhiều hàng quán miễn thuế, nhưng đặc biết nhất
là các quán cà phê có nơi nằm nghỉ thư giãn, có cây xanh, nhạc nhẹ, ổ cắm điện,
chage điện thoại….miễn phí. Trong vé đã ghi giờ khởi hành, nên mình hoàn toàn
thỏa mái đi dạo, xem phong cảnh và cà
nghiên cứu lịch sử từ các các phòng triển lãm, trước giờ bay khỏng một giờ trở
về trạm Trung Chuyển để được đưa ra cổng máy bay.
Phi
trường Istanbul đẹp, rộng rãi và rất sạch sẽ, con người Thổ Nhĩ Kỳ hiếu khách
và lịch sự. 9 giờ đồng hồ chưa đủ để tôi đi thăm cho hết cái phi trường rộng
như một thành phố này, nhưng đã đủ ghi
trong lòng những hình ảnh dễ mến của đất nước mới làm quen.
Chuyến
bay khởi hành lúc 4 giờ sáng, và lòng tôi nôn nao chờ hội ngộ với Saigon.