Tuesday, July 5, 2022

2512. TRẦN HOÀI THƯ Bán nguyệt san Chính Văn, một thất bại của giòng văn chương đô thị.


(Để tưởng nhớ nhà thơ Hạc Thành Hoa)

Tạp chí Chính Văn hiện diện trên văn đàn miền Nam trong hai năm: 1971, 1972. Nó là một tạp chí có một không hai trong sinh hoạt văn học nghệ thuật. Chỉ hai năm mà thay đổi chủ bút hai lần và thư ký tòa soạn ba lần. Riêng về chủ bút, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn giữ chức này, kiêm luôn chủ nhiệm từ tháng 6-1971 đến tháng 5-1972, sau đó bàn giao chức chủ bút lại cho nhà văn Trần Phong Giao, còn ông xuống làm thư ký tòa soạn (dưới bút hiệu Nguyễn Kiên Trung), cho đến số cuối cùng (tháng 8-1972).
Tưởng cần nhắc lại nhà văn Nguyễn Mạnh Côn còn có thêm một bút hiệu khác là Nguyễn Kiên Trung. Ông là nhà văn, nhà nhận định, nhà luận thuyết, lập thuyết.. Năm 1957, ông phụ trách nguyệt san Chỉ Đạo, tiếng nói của Bộ Quôc Phòng, Năm 1959, ông làm chũ bút tạp chí Văn Hữu của Bộ Thông Tin VNCH, cuối cùng ông ra báo riên, lấy tên Chính văn, và làm chủ nhiệm tở Chính Văn, trong hai năm 1971-1972.

Nhà văn Duyên Anh xem nhà văn Nguyễn Mạnh Côn là bậc thầy, là ân nhân, đã nâng đở ông ta trong những ngày tháng đầu cùng văn chương.

Khi NMC ra tạp chí Chính Văn , giới sinh hoạt văn học nghệ thuật SG đều nghĩ tạp chí CV sẽ được đón nhận nồng nhiệt, bởi văn tài, uy tín, và kinh nghiệm làm báo của ông.
.
Nhưng sự thật không phải vậy. Con thuyền Chính Văn không thuận bườm xuôi gió. Chỉ trong vòng 2 năm (1971, 1972), CV thay đổi vói 2 lần chủ bút và ba lần thư ký tòa soạn !

Vì sao ?

Vì Ông đã quên hay quay lưng lực lượng trẻ - lực lượngtrực tiếp góp công nuôi dưỡng nền văn chương thời chiến chứ không phải những người trẻ ở SG có ý thức. Thử hỏi bao người ?
LÀM SAO ÔNG BIÊt MỖI NA*M MẤY NGÀN người trẻ có ý thức ấy, bị động viên, đã bỏ SG và thành phố ra ngoài tiền tuyến hay ngoài vòng đai SG. Rõ ràng nhất là nguyêt san Văn, tuân báo Khở Hành... bán rất chạy, được đ1n nhận nồng nhiệt. Người cò công khám phá và có nhiều kiinh nghiêm này là nhà văn Trần Phong Giao, thơ ký nguyệt san Văn.

Chủ nhiệm kiêm chủ bút NMC đã "ngộ" được sự thật. Cho dù bìa CV in offset nhiều màu, với những tên tuổi quen thuộc ngoài bìa để câu độc giả, nhưng số lượng độc giả càng lúc càng thấp khi chiến tranh càng lúc càng khốc liệt. Sự thật là ông đã quay lưng hay không chú tâm đến những người trẻ ở ngoài vòng đai SG.

Chính Văn phải cần độc giả trẻ để tồn tại. Muốn thế, chỉ có cách là mời nhà văn Trần Phong Giao làm chủ bút, còn ông từ vai trò chủ bút xuống làm thư ký tòa soạn.

Đây là chuyện khó tin nhưng có thật. Nó nói lên sức mạnh của giới câm bút ngoài vòng đai, chứ không phải sức mạnh của những kẻ viết feuilleton. Sức mạnh vòng đai là sức mạnh văn chương. Còn sức mạnh feuilleton là sức mạnh kim tiền. Một khi không còn tiền là sức mạnh ấy nguội. Còn sức mạnh văn chưởng thì chảy mãi. Ngày truốc, họ viết. Và bây giờ họ vẫn viết. Viêt vì văn chương thôi thúc chứ không phải vì đồng tiền thôi thúc.

Để chứng minh, chúng tôi sưu tập đang lại MỤC LỤC của hai sô báo. Mục lục 1 là CV lả số 2&3 từ 30-1 đến 25-2-1972, do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn làm chủ bút:

Và đây là mục lục một số báo Chính Văn do nhà văn Trần Phong Giao làm chủ bút. Xem mục lục ta thấy nhà văn Nguyễn Mạnh Côn là thư ký tòa soạn (bút hiệu Nguyễn Kiên Trung):

Qua hai mục lục, chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa chủ trương của hai vị chủ bút. Nguyễn Mạnh Côn chuyên chú vào những cây bút ở Saigon, còn Trần Phong Giao thì chú trọng các người viết trẻ ngoài vòng đai Saigon!

Dĩ nhiên, muốn tờ báo sống, cần phải có độc giả. Muốn có độc giả, phải viết vì độc giả, cho độc giả. Độc giả ấy không phải là sinh viên, hay những người ở Saigon hay đô thị miền Nam, mà là số lượng đông đảo ở miền Trung, hay ở ngoài vòng đai đô thị.

Người có kinh nghiệm nhiều về việc này, không ai hơn là nhà văn Trần Phong Giao, nguyên thư ký tòa soạn tạp chí Văn.

Đó là lý do tại sao Trần Phong Giao lại được mời làm chủ bút. Và nhà văn Nguyễn Mạnh Côn chấp nhận hạ cấp từ một chủ bút xuống làm thư ký tòa soạn.

Chúng ta phải nghiêng mình ngưỡng phục nhà văn Nguyễn Mạnh Côn! Nguyễn Mạnh Côn đã biết nghe biết nhìn sự thật: Văn chương đô thị đã bị bức tử từ năm 1964!

TRẦN HOÀI THƯ