Văn
Học Press
22
Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978
email:
vanhocpress@gmail.com
• Facebook: Van Hoc Press
PR 03/05/2022
SÁCH
MỚI
Trân
trọng giới thiệu:
theo dấu thư hương
Tạp luận
TRỊNH
Y THƯ
VĂN HỌC
PRESS xuất bản, 2022
Tranh
bìa:
ĐINH CƯỜNG
Phụ bản:
ĐINH CƯỜNG – NGUYÊN KHAI
Thiết
kế bìa:
NINA HÒA BÌNH LÊ
Trịnh Y Thư đọc văn, thơ của:
CHARLOTTE
BRONTË – VIRGINIA WOOLF – MILAN KUNDERA – JIM HARRISON – ALBERT CAMUS – NGUYỄN XUÂN
KHÁNH – NGÔ THẾ VINH – CUNG
TÍCH BIỀN – TRẦN VŨ – THẬN NHIÊN – NGUYỄN
THỊ HOÀNG BẮC –
NGUYỄN
THỊ KHÁNH MINH – PHAN THỊ TRỌNG TUYẾN – ĐẶNG MAI LAN – NGUYỄN THÀNH VIỆT – LẠI
THANHHÀ – NGUYỄN LƯƠNG VỴ – LƯU DIỆU VÂN – NHÃ THUYÊN – LƯU MÊLAN – NGUYỄN VIỆN
– HOÀNG VŨ THUẬT – KHẾ IÊM.
Phụ
lục:
Đối thoại với Trịnh Y Thư (Đinh
Từ Bích Thúy & Đặng Thơ Thơ thực hiện).
Lời
ngỏ
Cuốn
sách này là tập hợp những cảm nhận rời rạc của một người đọc sách.
Đọc sách có khó không? Tôi nghĩ là khó. Bởi
nếu dễ thì chẳng ai hoài công viết cẩm nang chỉ dạy người ta phải đọc sách như
thế nào. Cuốn How to Read a Book của
triết gia Mortimer Adler xuất bản từ năm 1940 đến nay vẫn có người tìm mua.
Đọc sách để cảm thấy nỗi thống khoái trong
lòng, để triển tăng kiến thức, để khám phá học hỏi đôi điều thú vị, để cảm
thông với đời sống, để yêu người hơn, để thấy đời sống không hẳn là tấn bi kịch,
để tìm sự an ủi, để nghe người ta nói gì, thậm chí để bớt cô đơn. Tất cả những
điều này có thể nhưng chưa hẳn hữu ích và cần thiết nếu bạn muốn sống cho ra sống.
Tuy vậy ông văn hào Gustave Flaubert đã không ngần ngại buông một câu thẳng thừng:
“Hãy đọc để mà sống!”
Tôi đồ ông Flaubert có phần hơi cực đoan
khi nói thế. Bởi hiển nhiên, có rất nhiều người chẳng bao giờ đọc mà vẫn sống,
thậm chí sống vui hơn những người đọc. Kỳ thực, ngày nay đa số người ta không đọc
sách nữa, mà chỉ liếc nhìn trên mạng những thông tin trong vài phút đồng hồ rảnh
rỗi hiếm hoi, và những thông tin ấy cũng chỉ lưu lại trong bộ nhớ không quá vài
sát-na. Xu hướng của thời đại là thế. Cuộc sống càng hiện đại tân tiến, con người
càng tất bật vội vàng, càng chóng lãng quên, một nghịch lý hết thuốc chữa của đời
sống.
Tôi thuộc thiểu số ít ỏi, bơi ngược lại xu
hướng thời đại ấy, bởi vẫn còn đọc và lại chọn đọc loại sách văn chương. (Chẳng
có gì lỗi thời hơn!) Đọc sách văn chương là để suy ngẫm, bởi đằng sau những câu
chữ là ngôi nhà suy tưởng cho người đọc tha hồ bước vào tìm tòi, khám phá, diễn
giải theo ý riêng. Và, sau khi chiêm nghiệm được điều gì mình cho là hay ho thì
muốn chia sẻ. Đó là lý do vì sao có những bài cảm nhận mà tôi thu gom in thành
tập này.
Việc đọc của tôi giới hạn lắm; tôi chẳng phải
con mọt sách, cũng không tin tưởng tuyệt đối vào một hệ thống lý thuyết nào,
nên những nhận định của tôi thuộc dạng cảm tính chủ quan nhiều hơn là phân tích
phê bình khách quan. Điều này hiển nhiên bởi tôi không phải nhà phê bình.
Nhà phê bình sử dụng lý thuyết văn học như
những ống kính hiển vi, qua đó hắn quan sát tường tận và kiến giải chất liệu
văn học dựa trên những giả thiết xác lập bên trong lý thuyết. Thí dụ, nhà phê
bình Mác-xít đọc cuốn tiểu thuyết Jane
Eyre của nữ sĩ Charlotte Brontë sẽ đánh giá tác phẩm dựa trên những quan hệ
tương tác kinh tế để từ đó đề xuất những luận đề xã hội. Nhưng đọc cùng cuốn
sách, nhà phê bình Nữ quyền luận sẽ nhìn khác, hắn tập trung vào tình huống và
tâm lý ứng xử giữa các nhân vật khác giới tính để luận giải những mâu thuẫn nam
nữ. Tôi là kẻ không có ống kính hiển vi nào, nên cái nhìn của tôi không có hệ
thống trường lớp chính quy. Tuy thế, lợi điểm của tôi là không bị ràng buộc
vào một hệ quy chiếu nhất định,
và
nhờ vậy tôi có cái nhìn phóng khoáng, tự do hơn.
Với cuốn sách, tôi chỉ mong làm công việc của
kẻ bắc cầu, để giữa tôi và bạn, người đọc, có sự thông hiểu nhau tốt hơn. Mọi
sai trái, kém cỏi, là do tôi đã không đủ trí lự và tâm tư để làm cho hoàn hảo
hơn, và tôi rất mong được nghe bạn phê phán, bình phẩm.
Cuốn sách được chia làm ba phần: Phần đầu
là những tác phẩm nước ngoài mà do cơ duyên nào đó, một số tôi đã dịch sang tiếng
Việt (dịch là một cách đọc.) Phần hai là văn xuôi và sau cùng là thơ. Văn bản
thường ở dạng bài viết, nhưng đôi khi là một cuộc nói chuyện trao đổi hay phỏng
vấn.
Xin nói đôi điều về từ “thư hương” trong
nhan đề sách. “Thư hương,” theo từ điển Hán-Việt của cụ Đào Duy Anh, được định
nghĩa là “nền nếp nhà Nho.” Cụ Nguyễn Du sử dụng nó hai lần trong tác phẩm Truyện Kiều. Nhưng ngày nay nó là một từ
không thấy xuất hiện rộng rãi, và hình như cũng không ghi trong các bộ từ điển
tân thời.
Nếu hiểu “thư hương” là cốt cách nhà Nho
thì cốt cách ấy là đọc sách, đọc để luyện chí, chứ không phải để thi đỗ làm
quan. Ở điểm này, chí ít Flaubert và các nhà Nho đi cùng con đường, và có lẽ
các cụ có gặp gỡ nhau, dù người trời Đông người trời Tây.
“Theo dấu” các cụ, nói cho cùng, chẳng qua
là sự bạo gan liều lĩnh của một cuồng tử mộng mơ.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến tất
cả những tác giả có trong tập sách, người còn người mất, đã cho tôi nguồn cảm hứng
viết những dòng chữ này.
–
Trịnh Y Thư
(2022)
@@@
Sách
đã có bán trên BARNES & NOBLE
382
trang, bìa mềm, ấn phí: US$20.00
Xin
bấm vào đường dẫn sau:
Theo
dau thu huong by Trinh Y. Thu, Paperback | Barnes & Noble®
(barnesandnoble.com)
Search Keyword: theo dau thu huong, trinh y thu