Nhìn
vào các con số. Vào khởi đầu thập niên 1930s, có 259 nhà văn xuất bản sách
trong Liên Bang Xô Viết. Vào cuối thập niên 1930s – chỉ còn 36. Như thế nào 80%
các nhà văn đã biến mất? Có 17 người bị bắn, 8 người tự sát, 7 người chết vì lý
do tự nhiên, và 175 người bị bắt và giam trong các trại. Và 16 người mất tích.
Những
con số này cho một ý tưởng về trái độ Liên Bang Xô Viết đối với giới ưu tú văn
hóa Ukraine, một thái độ đã áp đặt một kiểu im lặng văn hóa trong nhiều thập niên.
Trong thập niên 1960s, một thế hệ mới, trẻ hơn xuất hiện và mang khu vực vào một
thời kỳ nghệ thuật chói sáng mới. Nhưng nó cũng sớm lụi tàn: nhà thơ Vasyl Symonenko
bị đánh tới chết, họa sĩ Alla Horska và nhà soạn nhạc Volodymyr Ivasiuk chết
trong các hoàn cảnh kỳ lạ, và nhiều người khác bị đẩy vào nhà tù, ép vào các bệnh
viện tâm thần, và bị cấm xuất bản.
Chết
độ Xô Viết khởi dậy cuộc chiến chính trị nhắm vào các khuôn mặt văn học Ukraine
trong thập niên 1920s và kéo dài tới cuối thập niên 1980s, ngay trước khi Liên
Bang Xô Viết sụp đổ. Vài năm sau đó, Putin, người đã tuyên bố rằng, “Cái chết của
Liên Bang Xô Viết là thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ,” và tìm cách để
“gỡ ngược lỗi lầm này,” khởi đầu bằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
Nhớ như thế, bây giờ là lúc nên đọc lại lịch sử về giới ưu tú văn hóa Ukraine, những người sống và chết dưới một chế độ mà Putin rất mực hài lòng: đặc biệt, chuyện về các nhà thơ Vasyl Stus, Yevhen Pluzhnyk, Volodymyr Svidzinsky, và Pavlo Tychyna.
Vasyl
Stus
Chết
năm 1985 trong trại tù VS-389/36-1 ở miền trung tây Nga.
Vasyl Stus đã sống thời thơ ấu và thiếu niên tại Donetsk, nơi bây giờ là trung tâm của cái gọi là “Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk,” một thành phố bị tuyên truyền của người Nga gọi là Nga trong nhiều năm. Tuyên truyền đó nói rằng thành phố đó không có chút gì gọi là văn hóa Ukraine.
Vào
ngày 4/9/1965, cuốn phim biểu tượng The Shadows of the Forgotten Ancestors
(Bóng Tối của Các Tổ Tiên bị Bỏ Quên) chiếu ra mắt ở rạp hát Ukraine tại Kyiv.
Tại sự kiện này, nhà thơ Stus cùng với một số người khác, những người rồi sẽ được
gọi là bất đồng chính kiến, kêu gọi lên án những cuộc đàn áp chính trị tập thể
trong Liên Bang Xô Viết và các vụ bắt bớ những khuôn mặt văn hóa Ukraine. Anh cũng
là một trong những người đầu tiên trong Lien Xô ủng hộ “Đoàn Kết,” một phong trào
do công đoàn Ba Lan hình thành để chống Chủ nghĩa Cộng sản, gọi họ là “thiện
nguyên viên vì tự do.” Stus bị trục xuất ra khỏi viện Pedagogical Institute (Học
Viện Sư Phạm) tại Stalino (bây giờ là Donetsk) nơi anh nghiên cứu văn học và lịch
sử.
Năm
1972, cuốn sách Cheerful Cemetery (Nghĩa Trang Vui Mừng) của Stus, mà một
nhà phê bình Xô viết gọi là một ngọn hải đăng nghệ thuật ngay cả khi ông chỉ trích
sách này như là một cuộc bôi nhọ, đã trở thành một phần trong tiến trình tòa án
xét xử, khi nhà thơ lần đầu bị bắt. Anh sẽ tiếp tục bị giam nhiều lần trong các
trại Xô Viết, nơi anh bị ngăn cấm gặp vợ và người con trai nhỏ; dù vậy, không gì
làm anh lùi trong cuộc chiến vì quyền của anh, quyền của người khác, và nhân
quyền nói chung. Nhà thơ đã viết Letters to Son (Những Lá Thư Gửi Con
Trai) và các tác phẩm khác trong khi không bao giờ tự mình mùi bước. Trong các
lá thư này, anh dạy con trai anh hãy sống can đảm và vinh dự, nhưng không thể nói
những lời này trực tiếp với con. Những lá thư này dịu dàng, nồng ấm và minh họa
với các kinh nghiệm cá nhân. Khi chúng được xuất bản như một cuốn sách --- nhiều
năm sau, khi đất nước độc lập --- chúng trở thành một khuôn mẫu giáo dục cho một
người chính trực.
Một
trong những chuyện kể kỳ bí nhất trong văn học Ukraine là lịch sử của The Soul
Bird (Cánh Chim Tâm Linh), một tuyển tập thơ viết bởi Stus trước khi anh từ
trần. Sách này, mà Stus nhắc tới trong các lá thư năm 1983, chứa đựng 40 bài thơ.
Bản thảo bị tịch thu ngay sau khi nhà thơ từ trần trong trại --- nó có lẽ là đã
bị tiêu hủy, nhưng có thể vẫn còn nằm trong văn khố KGB ở Moscow.
Sẽ
nhận ra cùng lúc sự phi lý và cảm hứng khi đọc các phê phán Xô viết trong thơ của
Stus. Nhà phê bình Xô viết A. Kaspruk, nhận ra đặc điểm về cái mà ông gọi là “suy
thoái ý thức hệ” trong sách Winter Trees của Stus, viết, “Tinh thần của
một người thích nghi chỉ có thể đọc sách này là với sự ghê tởm và khinh bỉ đối với tên thi sĩ đã bôi nhọ đất nước và dân
tộc của hắn trong kiểu như thế này.”
Vasyl Stus chết năm 1985 trong trại VS-389/36-1 ở Perm, Nga. Hoàn cảnh về cái chết của anh không rõ ràng, như thường xảy ra với các văn nghệ sĩ Ukraine bị bắt trong Liên Xô.
“Hãy cho
em biết, Modigliani là một gã khờ?”
nàng đã
hỏi tôi
trong khi
tôi nghịch với các ngón tay tôi như dương cầm thủ khéo léo
trên bộ
ngực rám nắng của nàng.
“Hắn là
cùng một gã khờ như mọi người khác trong cõi này,”
tôi giảng
cho nàng trong khi ôm
cái va
chạm lặng lẽ của bộ mông của nàng.
“Anh biết
thế đấy, em thường nghĩ
về cái kỳ
lạ của nghệ thuật.
Đó là cái
xa hoa dư thừa.”
“Vâng,
nghệ thuật luôn luôn là dư thừa,”
tôi trả
lời, hôn hai đầu gối của nàng.
“Nhưng dư
thừa chỉ cứu chúng ta khỏi khó nghèo.
Chỉ có
một thứ để lại cho cõi người:
ít nhất
là dư thừa một chút ---
trong đức
tin,
trong
thói quen,
trong
khẩu vị,
một cách
đơn giản --- với thèm muốn.”
“Vâng, em
tuyệt vời của anh.
Một cách
chính xác.
Như luôn
luôn, em nói chính xác,”
Tôi lập
lại,
trong khi
nghiến răng đam mê.
“Như thế
khi chúng ta có một bé gái,
chúng ta
sẽ chỉ đặt hoa hồng
nơi đầu
giường của bé,”
nàng nói
giọng khàn.
“Vâng.
Nơi đầu giường,
và chắc
chắn là với
hoa
hồng,” tôi khiêm tốn đồng ý
với giọng
nói rất lạ.
“Con ruồi
làm phiền quá kìa ---
cứ vo ve
và vo ve kìa.
Anh thương, giết nó đi kìa.”
Yevhen
Pluzhnyk
Chết năm 1936 trong trại tập trung Solovky ở phía tây bắc Nga.
Vào
năm 1937 tại Sandarmokh, một ngôi mồ tập thể ở phía bắc nước Nga, nhiều văn nghệ
sĩ Ukraine bị xử tử: Mykola Kulish, một nhà soạn kịch hàng đầu trong thời đại của
ông, giám đốc sân khấu Les Kurbas, tiểu thuyết gia tài năng Valerian
Pidmohylnyi, và Mykola Zerov, một trí thức tinh hoa. Tất cả họ đều trong lứa tuổi
bốn mươi. Trong khi đó, nhà thơ Yevhen Pluzhnyk bị giam trong các trại tàn bạo
của chế độ, nơi ông sẽ chết trong vòng một năm vì lao phổi.
Pluzhnyk
không hề viết các bản văn chính trị, và không đặc biệt nổi tiếng. Tuy nhiên, ông
bị gọi là một kẻ khủng bố trong thời đại khủng bố của Stalin. Đó là một thời đại,
khi các nhà thơ, các họa sĩ và những người biên soạn tự điển bị chế độ gọi là
những tên khủng bố, cùng với những người
phần lớn không bận tâm chính trị, nhằm gán chính nghĩa cho hành vi của họ về
tra tấn, tống giam và xử tử.
Vào
một thời, khi các nhà văn khác ném những lời kết án vang dội vào Lenin, Stalin
và những người cộng sản, Pluzhnyk đã chọn cách nói tới sự im lặng, lập đi lập lại
các chữ “hãy giữ lặng lẽ,” “sự vắng lặng,” và “hãy tịch lặng.” Ngay cả khi các
xe rồ máy, các xe đầu kéo gầm gừ, và các đường ống của các nhà máy điện rầm
vang, ông nài nỉ xin im lặng: “Ô, bạn tôi ơi! / Tôi mất sức mạnh cuối cùng củ tôi
rồi, / Sống trong một đất nước tưởng tượng, / Nơi hình ảnh của em đã mất, nơi hình
ảnh của em ngọt ngào, / Nơi giọng nói của em… Hãy tịch lặng! Hãy tịch lặng! Hãy
tịch lặng!”
Pluzhnyk nói ngắn gọn và lặng lẽ. Ông nuốt chữ: nhiều bài thơ của ông có một đoạn kết bị đứt khúc. Ông không la hét, không đòi hỏi hay kinh hoàng. Ông chỉ hiện diện --- nơi mép lề của nhà in và của sự chú ý xã hội. Và đó là tội của ông: ông đã không dùng tài năng để ca tụng các lãnh tụ, để hát những tụng ca cho đảng cộng sản, để yêu thương thế giới Xô Viết mới và tuyên dương nó trong từng chữ một. Vì thế, ông bị bịt miệng vĩnh viễn.
Đã gặp
một viên đạn trong thung lũng.
Đó là nơi
tôi gieo hạt lúa mạch!
Ô thương
ơi, thê thảm vậy kìa
Tôi đã
sống xuyên qua quá nhiều thời gian!
.
Cụ bà
khóc cả giờ đồng hồ.
Xuyên be
sườn là một lỗ màu xám nâu
Vâng, dĩ
nhiên --- nhan sắc và quyền lực
.
Đoàn xe
tang đi qua!
Pavlo
Tychyna
Chết vì lý do tự nhiên vào năm 1967 ở Kyiv
Pavlo
Tychyna, thường được gọi là một trong các nhà thơ Ukraine quan trọng nhất trong
thế kỷ 20, là một khuôn mặt gây tranh cãi vì quan hệ của ông trong chế độ Xô Viết.
Khỏi đầu tư thập niên 1920s, ông đã viết chỉ để ủng hộ chế độ và rồi trở thành
Chủ tịch Xô Viết Tối Cao của Cộng Hòa Xã Hội Xô Viết Ukraine, trong chính phủ Xô
Viết Ukraine.
Khi
còn thơ ấu, Tychyna đã hát trong dàn đồng ca của một tu viện. Ông dạy nhạc cho
người khác. Ông từng gợi nhớ lại nỗi huy hoàng ông cảm thất trong khi trình diễn
với một dàn đồng ca trong Chernihiv, một thành phố mà lính Nga bây giờ đang chiếm
đóng trong khi dân địa phương và Quân Lực Ukraine đang anh hùng chống lại họ. Có
một âm vang đặc biệt trong các phòng triển lãm và các nhà thờ bí mật, một âm
vang cho một ý nghĩa của nhiều ngàn năm lịch sử, như dường vang vọng mọi thứ từng
hiện hữu trước chúng ta và sẽ hiện hữu mãi.
Vào
lứa tuổi hai mươi, Tychyna xuất bản vài tuyển tập thơ và hiển lộ cho một tương
lai ưu thắng. Dù vậy, từ nửa sau của thập niên 1920s trở đi, độc giả không hiểu
những gì xảy ra cho ông: những gì ông viết như dường của người khác. Các dòng
thơ của ông ngợi ca các nhà độc tài gây kinh ngạc với sự thô kệch của chúng ---
thiếu vắng tính nhân đạo, chúng kêu gọi bạo lực và nghèo nàn về mỹ học. Khi bạn
nhận ra một Tychyna tuổi trẻ trong vài dòng thơ về Lenin và Stalin, bạn cảm thấy
bối rối. Rõ ràng rằng, dưới áp lực chính trị, Tychyna nhượng bộ cho sức co cụm
cơ bản để tự bảo vệ mạng sống không bị nghiền nát. Một vài bạn của Tychyna, bị
bắt trong thời kỳ này, đã quyết định tự sát để khỏi bị tra tấn --- những người
khác bị bắn trong các căn hầm thành phố, hay bị đẩy vào trại tập trung.
Vasyl
Stus đã viết, “Hiện tượng Tychyna là một hiện tượng của kỷ nguyên đó. Cuộc đời ông
sẽ chứng thực về thời đại của chúng ta, không kém hơn những bài viết kinh hoàng
của các sử gia. Nhà thơ đã sống trong một thời đại nơi đã biến một thiên tài thành một thằng hề.”
Hệ thống bạo lực chính trị kiểu Nga có nghĩa là bẻ gãy một nhân cách. Khi một nhân cách bị bẻ gãy, ý tưởng về chủ nghĩa nhân đạo cũng bị tổn thương.
KHỦNG
BỐ
Một lần nữa chúng ta nhận lấy Kinh Thánh, các triết gia, và các
nhà thơ. Một người đã nói: “Ngươi chớ giết người!” – vào buổi sáng, được tìm thấy
một phát đạn xuyên sọ. Và nơi bãi rác, lũ chó giành nhau ăn xác.
Hãy ngủ, đừng thức dậy, mẹ ơi!
Một ý tưởng cao thượng cần tới phẩm vật hiến tế. Nhưng có phải là
một hiến tế
khi dã thú ăn thịt dã thú?
--- đừng thức dậy, mẹ ơi…
Cái đẹp mỹ học dã man! --- khi nào bạn sẽ ngừng ngưỡng mộ
những cái cổ họng bị dao xẻ dọc?
Dã thú ăn thịt dã thú.
ĐOẢN
CA CHỮ NGƯỢC
Các phi cơ và tất cả kỹ thuật mới nhất ---
hữu dụng thế nào, khi người ta không nhìn
thẳng vào mắt nhau?
Đừng ném những kẻ giận dữ vào tù, họ là chính
nhà tù của họ.
Các đại học, các bảo tàng viện và các thư viện không có thể cho ra
những gì có thể tìm
trong
những đôi mắt
nâu,
xám
hay xanh…
--- Virlana Tkacz và Wanda Phipps dịch từ tiếng Ukraine ra tiếng Anh
VolodymyrSvidzinskyi
Bị giết năm 1941: xác thiêu trong một nhà kho nông trại vùng Kharkiv, phía đông Ukraine
Volodymyr
Svidzinskyi trong thế hệ các nhà thơ Ukraine thế kỷ 20, những người không có nấm
mồ --- chuyện về đời ông rất thường được kể từ đoạn kết. Ông bị những người Xô
Viết bắt và tố giác là “kích động chống Xô Viết” vào tháng 10/1941, khi quân Đức
tiến tới gần Kharkiv, một thành phố nơi dân chúng đang trú ẩn dưới các trận bom
của Không quân Nga. Cùng các tù nhân khác, ông bị NKVD (công an chìm Xô Viết)
chở tới vùng đồng trống chung quanh Kharkiv. Nhóm tù nhân này bị khóa vào trong
một nhà kho nông trại, và bị thiêu chết nơi đây.
Svidzinsky
không đặc biệt nổi tiếng với các độc giả Xô Viết. Các sách của ông được vài bài
điểm sách mờ nhạt: nhà phê bình Xô Viết Ivan Dniprovskyi viết rằng Svidzinsky vô
dụng cho chế độ, viết, “Giai cấp công nhân không cần các sách kiểu này” và “một
giọng thơ nông dân của nhà thơ chủ nghĩa cá nhân không cho ra được bất cứ cái gì
với đám đông lao động.”
Các
nhà văn “giai cấp công nhân” sẽ cố ý đơn giản hóa ngôn ngữ của họ cho dễ hiểu và
minh bạch cho mọi người; thay vậy, Svidzinskyi đã lặn sâu vào đại dương ngôn ngữ
Ukraine. Svidzinskyi khám phá nhiều phương ngữ độc đáo và dùng chúng để làm
phong phú thêm ngôn ngữ Ukraine. Mặc dù thơ tới với độc giả Ukraine quá trễ,
ngay cả trong thập niên 1990s, nó đã tạo ra một ấn tượng tươi mới.
Các
nhà thơ của thời kỳ đó thường được định hình bởi các sự kiện trong thời của họ;
trong khi đó, Svidzinskyi sống tách ra ngoài thời đại của ông, dịch thuật các cổ
thư Hy Lạp và các hài kịch của Aristophanes (448-380 BC). Ông đã cười vui trong
một thời đại không có gì tức cười. Ông sống trong thế giới này một cách ngây thơ.
Thái độ dè dặt của ông và kiểu “di cư vào nội tâm” --- một khái niệm phát triển
bởi nhà văn Đức Frank Thiess để mô tả những người chệch hướng ra ngoài nền văn
hóa bản địa của người cầm bút --- bị chính quyền Xô Viết xem như một tội hình sự.
Vì thế, họ đã xử tử Svidzinskyi.
.
KINH
HOÀNG
Kinh hoàng --- Tôi từng là một con thú.
Kinh hoàng --- con cháu tôi sẽ nói, tôi đã từng là một con người.
--- Do Virlana Tkacz và Wanda Phipps dịch từ tiếng Ukraine qua tiếng Anh
QUẢ
LẮC MỆT MỎI…
Quả lắc đã mỏi.
Ngày, đêm,
Mùa hè, mùa đông ---
Lắc, hãy lắc nỗi niềm câm lặng!
Quả lắc khò khè như người bị thương.
.
Nhưng vì sao tôi không nghe những tiếng rên đau đớn
Khi mối tình tôi tới bên tôi
Có những lúc nàng sẽ nằm xuống
Và rồi tôi sẽ đọc truyện cho nàng nghe.
.
Ngày, đêm
Mùa hè, mùa đông,
Những cuốn sách chúng ta đọc đã vàng úa,
Các góc sách ám đen mốc meo
Con nhện giăng lưới trùm lên các thứ cũ kỹ này ---
Nhưng không thể.
.
Ngày, đêm ---
Đếm từng khoảnh khắc.
Quả lắc giọng khàn thêm.
--- Do Virlana Tkacz và Wanda Phipps dịch từ tiếng Ukraine qua tiếng A
Năm
2010, Putin tuyên bố, “Không ân hận về sự sụp đổ của Liên Xô là không có trái
tim. Muốn hồi phục lại Liên Xô là không có trí tuệ.”
Trong
phần thứ nhì của câu vừa dẫn, Putin nói đúng. Bây giờ Putin đang tấn công 40
triệu người “không có trái tim.” Những người này biết giá của tự do. Họ ghi nhớ
tới cuộc đời và tác phẩm của các nhà thơ. Trái tim của dân tộc Ukraine nồng
cháy, và cái đầu thì lạnh.
Cuộc chiến của họ đang tiếp diễn.
________________________
Xin
gửi lời cảm ơn tới Bohdana Neborak và Kate Tsurkan đã giúp biên tập và quản lý,
và tới Virlana Tkacz và Wanda Phipps về các bản dịch thơ của Tychyna và Svidzinsky.
.
Myroslav
Laiuk
Sinh
ra và lớn lên trong một ngôi làng nhỏ miền Tây Ukraine, Myroslav Laiuk là tác
giả ba tuyển tập thơ, hai tiểu thuyết, và một sách thiếu nhi sắp ấn hành. Ông
thắng các giải thưởng văn học Smoloskyp Literary Award (Ukraine), the Kovaliv
Fund Award (USA), the Oles Honchar Prize (Germany and Ukraine), và the
Litakcent Literary Award (Ukraine). Tiểu thuyết đầu tiên của ông là cuốn Babornia
vào chung kết giải 2016 BBC Book of the Year Award tại Ukraine. Tác phẩm
Myroslav được dịch ra 11 ngô ngữ, và thơ của ông được phổ nhạc bởi hai ban nhạc
nổi tiếng quốc tế có bản doanh ở Kyiv: Dakh Daughters và Oy Sound System. Ông có
bằng Tiến Sĩ về Nghiên Cứu Văn Học tại Kyiv-Mohyla Academy ở Kyiv, nơi ông bây
giờ giảng dạy. Năm 2018, Myroslav được vinh danh như một trong các lãnh đạo trẻ
sáng tạo nhất tại Ukraine trong chương trình giải thưởng The Kyiv Post’s Top
Thirty Under Thirty.
GHI
CHÚ:
Bản Anh văn: https://lithub.com/on-the-ukrainian-poets-who-lived-and-died-under-soviet-suppression