Bạn
bè khuyên tôi phải nghỉ ngơi, làm tuỳ sức, tuổi 80 rồi còn gì. Tôi cứ thắc mắc
nghĩ ngơi nghiã là làm sao. Ngủ ? Tôi rất khó ngủ. Đọc sách ? Phần lớn những
sách tôi thích đều đọc trong thời tuổi trẻ. Sách bây giờ đọc càng nhức đầu
thêm. Thiền ? Tụng kinh ? Gym ? Đó cũng chỉ là những công việc đòi hỏi công sức.
Vậy thì tôi phải làm gì đây để nghe lời khuyên của bạn bè thân mến.
Trưa nay con tôi chở tôi đến thăm mẹ nó ở Viện Dưỡng Lão. Thăm để
thấy mặt, để càng đau lòng vì những con kiến càng, kiến lưả, kiến thợ của thời
gian càng ngày càng đục khoét thân xác người bệnh. Vậy thì tôi phải làm gì, bạn
khuyên tôi đi. Hay là tôi sẽ ngồi trước maý như bạn, xem youtube, hay 12 ngôi
chuà đẹp nhất ở Huế… Trong khi cả thân hình tôi như xiêu đổ, tay chân tôi cuả
thời mang giày saut giờ mang 2 caí cùm hay hai cục đá của thời gian.
Bạn
bè khuyên vì còn thương tôi. Có nghĩa là mấy lão trượng ấy chưa “đoạn trường ai
có qua cầu mới hay”. Chúc mùng bạn vì bạn không bốc nhầm lá thăm xấu. Lá thăm ấy
đã có kẻ khác bốc nhầm rồi.
Chỉ
có một kẻ không khuyên tôi nghỉ ngơi như bạn. Kẻ đó là con trai của tôi. Thỉnh
thoảng nó mang về thùng giấy nặng trĩu, để tôi in ấn sách báo hay mang ra bưu
điên những thùng sách báo nặng trĩu giúp tôi gởi trả lại thư viện Cornell
hay những thân hữu order sách của tôi. Nó là bác sĩ chuyên khoa về cấp cứu
tại một bệnh viện cách nhà tôi hai tiếng đồng hồ xe chạy. Chỉ có nó
mới bắt tôi làm việc, không nghỉ ngơi. Cứ mỗi lần tôi nằm lâu trên giường, nó gọi
bảo ba phải hoạt động. Đi trong nhà. In sách..
Hoạt
động. Nó không phải là bác sĩ về therapy để dạy tôi hoạt động như thế nào. Phần
ấy là do tôi đảm trách. Tôi tự nghĩ ra, và tự làm. Không ai có thể
nghĩ như tôi. Để bây giờ dù qua phim MRI, cái cục maú như cái mô vẵn
tồn tại. Nó không phát triển để làm tắc nghẻn đường dây thần kinh. Nó chừa một
khoảng trống. Và dù muốn dù không, nó cũng ảnh hưởng it nhiều đến sự vận
hành của trí não, tay chân, và cơ thể.
Cái
toa thuốc ông bác sĩ cho tôi là uông baby aspirin mỗi ngày để làm loãng
máu. Phòng ngừa stroke mới. Không có thuốc làm tan cuc máu nghẽn. Ông nói với
tôi như thế – trừ mổ. Nhưng với cục máu rất nhỏ mổ thì rất nguy hiểm. Nhân viên
therapy tập tôi một tháng như tập đứa con nít. Nào là tập bước chừng 5 thước. Tập
leo tam cấp. Tập mở của vào xe (phía hành khách). Tập ráp đồ…
Và
việc tập lâu hay mau tuỳ thuộc vào insurance. Insurance cho bao nhiêu thì
còn tâp, hết cho thì tốt nghiệp.
Thú
thật, có tiến bộ thật. Tiến bộ ở đây là cầm chiếc càng walker mà bước. Nhưng cầm
đũa muỗng thì run. Cơm hay thức ăn thường hay vuơng vãi ra ngoài. Nhiều lúc tủi thân
muốn rưng rưng nước mắt.
Vậy
mà bây giờ, tôi đã đánh maý xong 140 trang khi thực hiện Giai phẩm TQBT số 97.
Phép lạ ? Hồi phục ? Không phép lạ gì hết, Mà phải cảm tạ ông ký giả Lô
Răng vì ông viết tạp ghi quá hay. Và cũng cái sáng kiến gõ thơ, gõ văn trên
keyboard, đã khiến những ngón tay của tôi thuần nhuyễn diệu kỳ. Tôi có thể xỏ
chỉ vào kim khi thực hiện bộ thơ 5 cuốn cho một độc giả bên Úc mới
đây. Lúc naỳ tôi mới hiểu được sự mầu nhiệm do “gõ chữ” mang lại. Cậu
bác sĩ con tôi tấm tức khen. Cô nhân viên ở trung tâm Rehab cũng thú nhận: cách
cuả ông tuyệt vời. Tôi nói quá lời chăng. Không. Bàng chứng là cuốn Giai phẩm
TQBT 97 được hoàn tất, do một mình tôi bao dàn từ A-Z được phát hành sau khi Bộ
cũ TQBT thương lệ đình bản. Bạn bè nói là tôi điên hay thêm một lần tôi nghiệp cho
tôi. Có người giận vì tôi không nghe lời họ. Phân trần cách mấy họ cũng không
nghe. Thôi đành chịu mất lòng bạn bè chứ sao .
Hôm
qua, cha con tôi đi thăm Y. Nhà tôi được người giúp việc đẩy xe lăn
từ phòng ra ngoài phòng khách. Cha con tôi tiếp tục la gào: em/mẹ
biết ai không ? Stroke mới nhất đã đánh nhà tôi, lần này ác liệt. Bên
ngoài dôi mắt ấy. là vô hình. Đàng sau đôi mắt ấy là vô ảnh. Tôi nói với con
tôi, phải chi mẹ bị stroke lúc naỳ, ba sẽ cưú mẹ, như ba tự cưú ba.
Lợi
dụng cơ hội này, tôi tự tập physical therapy. Đoạn đường hành lang khá dài. Cuối
hành lang là phòng Rehab (phục hồi), Tôi nhìn vào. Những ngưởi đang ngồi đạp
xe. Một ông giả hét tao không muốn chụp khi cô chuyên viên thảy quả bong bóng về
phía ông ta. Hay trên hành lang 2 người nhân viên đang tập một bệnh nhân
đi bằng walker. Tôi không cần người dìu, vịn, Bởi tôi có Y. , có xe tình. Tôi đẩy
xe, hai chân bước thong thả. Y. đang ngủ. Tôi chợt bàng hoàng. Hôm nay người
giúp việc cắc cớ cột sợi dây thun vào máí tóc, làm như kiểu đuôi
gà. Tôi nhớ lại những câu ca dao:
Một
thương tóc bỏ đuôi gà
Hai
thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba
thương má lúm đồng tiền,
Bốn
thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm
thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu
thương nón thượng quai tua dịu dàng.
Bảy
thương nết ở khôn ngoan,
Tám
thương ăn nói lại càng thêm xinh.
Chín
thương cô ở một mình,
Mười
thương con mắt có tình với ai.
Như
vậy “tóc bỏ đuôi gà” đưọc chiếm hàng đầu trong danh sách “anh thương”. Đừng chế
nhaọ lão già này nhé. Cái đẹp là của chung mà. Cả một hình tượng trầm luân trước
mặt bị che khuất vì tôi ở đằng sau lưng, chỉ thấy một dòng suối mun đen chảy
trên lưng, óng ánh dươí ánh đèn nhiều nến. Đó là kiểu tóc bắt tôi mê mệt
một thời. Nay nó đang trở lại, khiến đôi chân tôi bước mạnh thêm, con tim ấm áp
thêm hơn bao giờ.
Tôi
khoe với con tôi là hôm nay tôi đã đẩy xe mẹ đến 20 vòng. Tôi dấu việc maí
tóc đuôi gà của mẹ đã giúp tôi đi khoảng 2 miles.
TRẦN HOÀI THƯ
New
Jersey, 3.2022