ĐỌC THƠ TÔ THÙY YÊN
Tôi biết ông rất muộn
Tất nhiên, lỗi ở tôi
Ếch ngồi nơi đáy giếng
Biết một tẹo bầu trời...
Tình cờ, rất tình cờ
Lướt mạng và thấy có
Một anh bạn rất trẻ
Mê thơ ông... Quá trời
Thật tình cờ thế thôi
Gọi duyên lành mới đúng
Tất nhiên, tôi nhờ mạng
Là có vài trăm bài
Và tôi đọc. Tôi đọc
Đắm chìm và mê say
Nhiều đêm là thức trắng
Nước mắt mặn trên môi
Tên ông thật mềm mại
Thơ theo khói bay bay
Khói làm cay khóe mắt
Trời xanh cũng chau mày
Thơ ông thời Sáng Tạo
Thẳm sâu không ồn ào
Ngôn từ như lơ đãng
Hiện sinh... Người ở đâu
Thời chiến chinh tàn khốc
Thơ xót tận óc tim
Chiến chinh. Ôi chinh chiến
Giữa những người anh em
Ôi những người anh hùng
Bên này và bên ấy
Tuyệt lộ và cùng đường
Ai làm ra nông nỗi?
Thơ ông câu hỏi lớn
Lịch sử phải trả lời
Thời đại sầu - thảm - khốc
Cây cũng bật rễ trôi
Tháng Tư năm bảy nhăm
Ông bên người thua cuộc
Thêm một lần khổ nạn
Hơn mười năm tù đày
Thơ viết ra từ máu
Từ nước mắt mồ hôi
Nhưng tuyệt nhiên không thấy
Oán trời và trách người
Ông gọi thời khổ đọa
Thời chủ mới lên thay
Diễn tấn tuồng bạo lực
Nước Việt, chốn lưu đày
Đạn bom đã ngừng trút
Mà hận thù còn nguyên
Thậm chí còn kịch phát
Chuyến tầu điên xuyên đêm
Thơ mực mài nước mắt
Mong xóa bỏ hận thù
Ôi. Đáng thương biết mấy
Những phế nhân lòa mù
Mùa hạn rồi cũng qua
Trở về nơi cố quận
Khắc khỏai đến nao lòng
Vui. Vì còn được sống
Được sống được làm người
Dẫu không còn trọn vẹn
Một lần. Một lần thôi
Cất tiếng lời gan ruột
Cũng như bao nhà thơ
Người Việt và thuần Việt
Chặng cuối....dặm đường dài
Ông tìm về với Phật
Thơ thắp tạ ngân rung
Nhẹ như làn khói biếc
Sáng mảnh trăng hạ tuần
An nhiên và thanh thản
Bão giông. Rồi cũng qua
Khổ đọa tiền sinh kiếp
Nam mô A di đà
Mở lòng... Buông bỏ hết
TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT NGƯỜI VIỆT XA XỨ
Tặng nhà văn Nguyễn Minh Nữu
+++++
Bất ngờ,
thật bất ngờ
Từ
phương xa...ông gọi,
Tôi sững
sờ, bối rối
Điều tôi
vẫn mong chờ
Thôi,
vòng vèo một chút
Tôi sống
ở Bắc kì,
Như
người trong ấy gọi
Từ độ
nước chia li...
Chia li
ra hai phía
Miền Bắc
và miền Nam
Ôi! Bàn
cờ thế cuộc
Thân
phận nước yếu hèn!
Mấy
triệu người bỏ quê,
Xuôi Nam
và ngược Bắc
Rùng
mình khi nghĩ lại
Lòng vẫn
còn tái tê
Đùng
đoàng ôi cuộc chiến,
Sông máu
và núi xương
Mả mới
chen mả cũ
Phế nhân
khắp ngả đường...
Những
cháu con Vua Hùng,
Tàn hại
nhau. Kinh khủng
Truy
cùng và diệt tận
Thảm
thương đến vô cùng
Bao
nhiêu người di tản?
Bao
nhiêu người vượt biên
Máu đỏ.
Ôi máu đỏ!
Hòa cùng
Thái Bình Dương
Bao
nhiêu người ra đi,
Gọi là
để đoàn tụ
Thì vẫn
là chia li
Thì vẫn
là bỏ xứ....
Tôi
thằng nhóc Bắc Kì,
Lớn lên
trong nghèo khó
Bốn bề
bưng bít cả
Nào biết
gì mô tê
Ếch ngồi
nơi đáy giếng
Trời
xanh hóa thành vung
Nửa đời
như mù điếc
Suýt thì
thành phế nhân
Tận cùng
của khổ nạn
Thôi
cũng đến ngày vui
Những
tấm màn bưng bít
Cũng đến
lúc hạ rồi
Những gì
là tốt đẹp
Dẫu trải
bao dập vùi
Vẫn còn
nguyên vẹn đó
Như kim
cương, vàng mười
Những gì
là hàng mã,
Tro bụi
và bọt bèo
Thời
gian tàn hủy hết
Còn lại
được bao nhiêu?
Những
trang sách mở ra
Bao chân
trời tri thức
Hôn ám
dần lui dần
Tin lành
lòng mở rộng
Bao văn
nhân nghệ sĩ
Bị vùi
dập một thời
Tôi đọc
lòng thanh nhẹ
Về già
bỗng được vui
Được vui
vì thêm bạn
Dẫu góc
bể chân trời
Một vài
giây - nối mạng
Được
thấy nhau nói cười
Thật
ngạc nhiên quá đỗi
Giọng Hà
Nội vang lên
Sài
Gòn...pha chút xíu
Giọng
quê hương vẹn nguyên
Ra đi từ
Hà Nội
"Thiếu
tiểu" ...đã "li gia" (*)
Cố
hương. Xa vời vợi
Ngăn
cách bởi can qua
Phận
người như búi cỏ
Cuồng
phong cuốn cuốn theo
Cánh bèo
nơi sóng nước
Cuối
trời xa phiêu diêu
"Hương
âm"...vẫn "vô cải" (**)
Cái già
đến trên đầu (***)
Mang
mang trời viễn xứ
Cố hương
giấc chiêm bao
Ông
chuyện trò vui lắm
Tôi thưa
với ông rằng
Ơn giời
nhờ có mạng
Hết xa
mặt cách lòng
Văn
chương nhịp cầu nối
Xa trở
nên rất gần
Mối
lương duyên chữ nghĩa
Kiến tạo
thành tình thân
Ông đã
thuộc vào lớp
"Nhân
sinh....cổ lai hi" (****)
Tôi kém
chừng một giáp
Biết rũ
bỏ sân si
Cầu trời
có ngày đẹp
Được gặp
ông ngoài đời
Trái đất
tròn. Bé lắm
Hẳn là
có. Thế thôi!
Hẳn là
có... Thế thôi.
++++
(*) (**)
Ý thơ Hạ Tri Chương
(***) Ý
thơ Mãn Giác Thiền Sư
(****) Ý
thơ Đỗ Phủ
NHÌN ẢNH VĂN CAO
Một
khoảnh khắc hiện hình
Thu vào
ống kính
Máy ảnh
không định kiến như mắt người
Nhìn
bằng thiện tâm, tà tâm, ác tâm, nhân tâm, quỷ sứ tâm, tà ma tâm...
Khen và
chê
Khinh bỉ
và tôn sùng
Xót thương
và dửng dưng...
Ống kính
trung thực HƯ TÂM...
Ảnh
không còn là ông
Ông Văn
Cao bằng xương bằng thịt
Ông Văn
Cao đã về với cát bụi
Để cho
đời một cái tên
Những
tấm ảnh
Người
đời mặc sức diễn giải...
Một
gương mặt già nua
Một
gương mặt nhàu nát
Một gương
mặt tàn kiệt
Một
gương mặt thẫn thờ
Đầy nghi
hoặc
Đầy lo
âu và sợ hãi
Run rẩy
bơ vơ
Như
thừa...
Ôi những
khúc hát
Bảng
lảng khói sương
Thần
tiên cổ tích
Bến xuân
thấp thoáng bóng ai
Đàn chim
bay chấp chới trong mây
Tiếng
hát Trương Chi buồn bi thiết
Chàng
hoàng tử long lanh mắt biếc
Hào hoa
đã xa vời
Từ mùa
thu lá rụng
Từ mùa
thu người rụng
Những
trận cuồng phong tơi bời....
CÓ THỂ LÀ TRÁI TAI
[Về
Văn Cao]
Đang mơ
màng bên suối
Mơ về
cảnh thần tiên
Bay theo
chấp chới cánh chim
Vi vu
gió
Long lanh
suối
Óng ả
mây...
Cuộc thế
vần xoay
Nổi chìm
chìm nổi
Và ông
cũng xoay
Theo gió
cùng cờ bay
Thề
phanh thây uống máu quân thù
Đường
vinh quang xây xác quân thù
Ờ!
Rồi khi
ông bị biến thành...kẻ thù
Hẳn
nhiên sẽ có đại tiệc
Phanh
thây
Ăn gan
Uống máu
Làm nên
vinh quang cho những ai ai
Ảnh ông
chụp thật điêu linh
Sống đọa
thác đầy
Ngặt
nghèo thay
Thê thảm
thay
Đáng
thương nữa
Nhìn ảnh
có người khen đẹp
Thì đẹp
Chén
rượu (chắc là) nhạt như cuộc đời nhạt
Chén
rượu (chắc là) đắng cay như cuộc thế đắng cay
Nhưng
ông không thành một Lí Bạch
Cũng
không thành Nguyễn Khuyến cài trốc đắp tai
Có thể
không còn Thú San
Thôi thì
đành ăn thóc nhà Chu
Đành thế
vậy.
BỖNG NHỚ K.PAUSTOVSKI
Nhẹ
nhàng tinh tế sâu đằm
Tinh
khiết trắng trong như mối tình đầu và như tuyết
Trầm
trầm hiền minh cổ tích
Ngạc
nhiên những chuyện đời thường...
Ông sống
vào thời sắt máu
Văn
chươmg tả đột hữu xung
Văn
chương như bom như đạn
Văn
chương gào thét ầm ầm...
Đất trời
ngả nghiêng đảo lộn
Văn ông
lặng lẽ âm thầm
Những
thanh âm đời rất nhỏ
Để cho
ai biết lắng nghe
Những
dòng nước ngọt róc rách
Âm thầm
chảy trong lòng đất
Một thời
chưa xa chưa xa
Một thời
chưa xa chưa xa
Trời
đất! Vô cùng kinh ngạc
Người
dịch văn ông. Là người
Nhân
sinh chịu bao khổ nạn
Nhưng
luôn thấy ông mỉm cười
Những kẻ
làm bao điều ác
Kết cục
cũng vô tăm tích
Kết cục
cũng thành hư vô
Cát bụi
không còn dấu vết
Nhưng
kìa!
Văn
chương đích thực
Cứ còn
trẻ mãi không già
Nụ cười
hiền khô còn mãi
Trong
bạn trong tôi
Nở hoa.
DU TỬ LÊ
Khi tôi
chết hãy đem tôi ra biển...
Thơ đau
tận cùng. Thảng thốt người ơi...
Lưu
vong, luân lạc, quê người
Như cụm
cỏ bật gốc
Không
thể bén rễ
Tận cùng
thê lương
Khi tôi
chết hãy mang tôi ra biển
Thái
Bình dương ngằn ngặt cố hương
Chân mây
góc biển quê người
Bơ vơ
viễn xứ
Bên kia
biển là quê nhà
Vạn dặm
xa
Vạn dặm
đường trường
Cách trở
Khi tôi
chết hãy mang tôi ra biển
Biển
rộng mồ hoang của biết bao người
Ngày nào
quyết ra đi
Nuốt
nước mắt
Ngậm
ngùi
Cúi đầu
Một lời
thề như dao chém đá
Ra đi
không bao giờ trở lại...
Hãy đem
tôi ra biển
Cho tôi
được một lần...
Góp một
chút bị thương
Làm nên
vị mặn chát đắng cay số phận
Những
người ra đi
Không có
ngày về...
TÔI KHÔNG THẤY.
..
[Ghi lại
những gì nghe được đọc được. Có thể là sai. Nhưng biết cái gì là đúng, bây giờ]
°°°°°°°°°
Tôi
không nhận thấy trên gương mặt họ
Nét
thanh quý
Sự bình
thản
Vẻ nhân
từ
Những gì
tôi mong có nơi nhà thơ
Tôi
không nhận ra
Trên
những dòng chữ
Chảy
tràn lan
Dày đặc
các phép tu từ
Ánh sáng
Tự do
Khát vọng
Tự do
Mà tôi
vẫn tin Thơ cần phải có
Tôi
không nghe thấy
Trên
nhiều trang
Được gọi
là thơ
Nỗi oan
ngập đất
Nỗi đớn
đau uất nghẹn
Của con
người
Mà tôi
tin Thơ cần phải có
Nhà thơ
hỡi
Nhà thơ
đi đâu?
Nhà thơ
ở đâu?
Trong
tháp ngà (?) cũ rích
Hóa thân
vào tùng trúc cúc mai(?) cũ rích
Nhà thơ
đang ở đâu?
Đã bán
mình hay đang mưu tính bán mình?
Nếu có
Cũng
không lạ
Nhà thơ
hỡi!
Hình như
triết gia Cổ đại từng hỏi tất cả
Những
người được coi là có chữ nghĩa
Chúng ta
không lên tiếng thì sẽ là ai?
Sẽ là
ai?
Người
chết oan tù rạc chăng?
Người
hành khất chết gục bên đường chăng?
Người
đàn ông đỡ đẻ cho vợ bên vệ đường ngày tháo chạy chăng?
Những em
bé chết thảm chăng?
Những
bệnh nhân chết trong cô đơn chăng?
Những
xác chết trong phòng lạnh chờ đến lượt vào lò thiêu chăng?
Những
người bị nước lũ cuốn, bị núi đè chết mất xác chăng?
Những
đứa trẻ khốn khổ bị vây bủa bởi nền giáo dục ngu dân nghiệt ngã chăng?
Những
người dân làm thuê trên chính mảnh đất cha ông để lại chăng?
Chúng ta
không nói thì ai nói?
Chúng ta
không nói thì ai nói?
Ai nói?
Hỡi nhà
thơ?
Hỡi nhà
thơ!
Tôi hỏi
Có nghe
thấy chăng?
ĐẶNG
TIẾN
Ghi
chú: Tác giả những bài thơ này đang sống ở Thái Nguyên, trùng tên với nhà phê bình
văn học Đặng Tiến đang sống ở Pháp.