Hình 1: từ trái, cây bút chuyên khảo văn
minh Champa trên tạp chí Bách Khoa Dohamide, chủ nhiệm Bách Khoa Lê Ngộ Châu,
Ngô Thế Vinh, nhà văn Võ Phiến. [hình chụp 1994 tại Little Saigon, tư liệu Ngô Thế Vinh]
TIỂU SỬ
Dohamide, người gốc Chăm, sinh năm 1934 tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang), có thêm ba bút hiệu nhưng ít được biết đến: Linh Phương, Châu Giang Tử, Châu Lang. Khi Dohamide có bài viết đầu tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1962, Chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã giới thiệu anh với độc giả như sau:
“Bạn Dohamide, tác giả loạt bài
sau đây, là người gốc Chàm, sanh tại làng
Katambong, Châu Đốc (An Giang). Bạn đã có can đảm thoát ly những ràng
buộc khắt khe của tập tục địa phương để lên thủ đô Sài Gòn vừa đi làm nuôi gia
đình vừa đi học, và hiện nay bạn đã tốt nghiệp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.
Ngoài tiếng Chàm là tiếng mẹ đẻ, bạn Dohamide biết nói và viết các thứ tiếng
Việt, Pháp, Anh, Á Rập, Mã Lai, Cam Bốt, những thứ tiếng này đã giúp bạn
Dohamide rất nhiều trong những thiên khảo cứu như trình bày với bạn đọc.” [Bách
Khoa, số 135, 15/8/1962]
Hình 2: Lời Toà Soạn của chủ nhiệm Lê Ngộ Châu giới thiệu Dohamide, tác giả bài viết đầu tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” trên tạp chí Bách Khoa, số 135, 15/8/1962.
Dohamide và người em Dorohiêm, cả hai “đã sanh ra và lớn lên tại một thôn ấp người Chăm theo tôn giáo Islam hệ Sunni Imam Shafi’y, vốn là hậu duệ của Vương quốc Champa lưu vong từ miền Trung Việt Nam ngày nay. Do vào thời vua Minh Mạng áp dụng một chánh sách đối xử khắc nghiệt tàn sát người Chàm, họ phải đào thoát sang định cư bên đất Kampuchea và mãi về sau này, do có chính sách chiêu dụ của nhà Nguyễn, một số đã trở về tái định cư tại vùng Tây Nam Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên vùng đất mới này, có 7 làng Chăm đã được thành lập, (con số 7 có ý nghĩa thiêng liêng với người Chàm), trong đó, ngôi làng chúng tôi có từ thời thuộc Pháp, lấy tên là làng Katambong tức Koh Ta-boong thuộc tỉnh Châu Đốc.
Koh tiếng Chàm có nghĩa là cồn hay cù lao, Ta-boong là cây gậy, ngụ ý hình dáng cù lao này giống như một cây gậy.” Koh Ta-boong nguyên là một cồn cát, do phù sa từ sông Mekong tạo nên dọc theo một bên bờ sông Hậu, hàng năm đều có lụt với mùa “nước nổi, nước giựt” và hiện tượng bên lở bên bồi. Làng Katambong nằm phía bên bồi, nay là một ấp lấy tên Việt Nam là Khánh Mỹ thuộc xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
“Ngoài ra còn có 6 làng người Chăm khác là Mat Chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Ghoi, Koh Kaghia, Sabâu, với địa danh Việt tương ứng là Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, La Ma hoặc Vĩnh Trường, Bún Lớn hoặc Bún Bình Thiên, Đồng Cô Kỵ… với địa thế không liền nhau.” [1]
Làng Katambong là một xã hội Chăm thu nhỏ và khép kín. Người Việt bên kia sông thì quen gọi họ là Chà Châu Giang, trong khi người Chàm thì vẫn gọi người Việt là “Yuôn”, tuy sống kế cận nhưng họ thuộc hai nền văn minh khác nhau: một bên là nền văn minh cầm đũa (civilisation de la baguette), một bên là nền văn minh ăn bốc.
Thân phụ anh Dohamide là một trong hai
vị giáo làng trong 7 làng Chăm địa phương, một mình ông phải phụ trách luôn cả ba lớp: đồng ấu / cours enfantin, dự
bị / cours préparatoire và sơ đẳng / cours élémentaire, học đến đó là hết lớp;
muốn tiếp tục học thêm thì phải ra
trường tỉnh nhưng hầu hết các học sinh Chăm trong làng Katambong đều
nghỉ học và sau đó chỉ đến trường để được dạy thêm kinh sách giáo lý Islam.
Qua sông thăm Cồn Tơ Lụa làng Đa Phước:
Hình 3: trái, Người viết đến thăm giáo đường Mubarak (có nghĩa là được ban ân
phước) của người Chăm Islam ở làng Đa Phước Châu Đốc; công trình kiến trúc nguy
nga này được hoàn tất từ 1992 do tiền từ các cộng đồng Chăm hải ngoại gửi về,
cả được hậu thuẫn rất mạnh từ các nước Hồi giáo nhất là Mã Lai; phải, ngôi nhà
sàn ngói đỏ của người Chàm, trên Cồn Tơ Lụa An Giang, Châu Đốc, mùa lũ nước có
thể ngập tới sàn nhà. [photo by Nguyễn Kỳ
Hùng]
Hình 4: trái, Người viết đứng bên một khung dệt lụa cổ truyền, nghề này vẫn được duy trì, và đã gắn bó những người phụ nữ Chàm với gia đình trong một xã hội khép kín; phải, Tác giả bế em bé Chàm tên Karim từ tay mẹ của em. [photo by Nguyễn Kỳ Hùng]
Năm 1943, đã 9 tuổi, như một trường hợp hiếm hoi, Dohamide được thân phụ khuyến khích ra trường tỉnh học tiếp lớp nhì / cours moyen. Đi học hàng ngày, phải qua sông bằng xuồng. Ra tỉnh, được tiếp xúc với một xã hội xa lạ giữa những người Yuôn / Kinh, cũng là lúc Dohamide bắt đầu có những thắc mắc về cội nguồn của mình. Bangsa Champa, tìm về cội nguồn, có lẽ bắt đầu từ đây.
Năm 1948, sau bậc tiểu học, Dohamide lại được cha mẹ thu xếp cho đi tàu sông rời quê nhà lên Sài Gòn học tiếp bậc trung học. Tại Hòn Ngọc Viễn Đông, Dohamide được tiếp cận với một xã hội mở rộng gồm nhiều sắc tộc, không phải chỉ có người Việt, người Pháp, người Hoa mà còn có cả người Ấn Độ, người Mã Lai theo đạo Islam, họ làm ăn rất thành công và giàu có.
Nhưng cảnh sống đạm bạc của Dohamide vẫn thu hẹp trong một khu xóm lao động Nancy nghèo nàn, gồm những căn nhà cây vách ván lụp xụp thuộc quận 2. Dohamide sống chung với mấy gia đình Chăm cũng đến từ Châu Đốc, họ lên Sài Gòn kiếm sống bằng cách làm thuê, buôn bán nhỏ rải rác nhưng vẫn tìm đến với nhau để gần gũi nương tựa, lâu dần cũng hình thành được một mô thức jam’ah / cộng đồng. Để duy trì đức tin, họ tạo được riêng một giáo đường / masjid khởi đầu chỉ là căn nhà gỗ nhỏ thô sơ nhưng đó vẫn là nơi để duy trì những sinh hoạt xã hội tôn giáo y khuôn như tại quê nhà khiến chàng trai Dohamide tuy sống thiếu thốn nhưng vẫn cảm thấy được ấm lòng.
Năm 1953, xảy ra một trận hoả hoạn tại khu Nancy đã khiến cho cộng đồng người Chăm đang sinh sống ở đây bị trắng tay. Cố gắng xây dựng lại, chưa được bao lâu lại xảy ra vụ Bình Xuyên 1955, xóm Nancy một lần nữa lại bị thiêu rụi. Điều tiếc nuối nhất với Dohamide là bao nhiêu ghi chép về lịch sử Champa từ Thư viện Việt Nam cũng thành tro than. Dohamide viết: “Nhưng dầu sao, qua quá trình lần mò ghi chép, ít nhất tôi cũng có được trong đầu một ý niệm tổng quát sơ khởi về Bangsa Champa gốc nguồn và biết được những sự kiện căn bản bao quanh người Chăm Châu Đốc, trong đó có bản thân tôi.” [1]
Tuy nghèo xác xơ, nhưng những người Chăm này vẫn cố bám đất, từng bước xây dựng lại đời sống mới. Do thấy rõ được nhu cầu phải liên hệ với xã hội bên ngoài, Dohamide được mấy vị trưởng thượng đề nghị anh mở lớp dạy chữ Việt cho các đồng tộc Chăm. Qua lớp học này, qua ngôn ngữ Việt, ý niệm về cội nguồn Bangsa Champa được đánh thức dậy. Số người Chăm Châu Đốc lên sống ở Sài Gòn ngày càng nhiều, không phải chỉ ở khu xóm Nancy, nay lan ra các xóm lao động khác như Hoà Hưng, Phú Nhuận… dần dà họ kết nối lại được thành những jam’ah / cộng đồng nhỏ, nhưng xóm Nancy vẫn là khu sinh hoạt trung tâm. Và nơi đây cũng là cái nôi cho Hiệp hội Hồi giáo Việt Nam được hình thành vào năm 1959.
Xong chương trình Tú tài I, Dohamide chọn thi vào học Ban Tham sự Đặc biệt Cao Nguyên chương trình 2 năm (dành cho người sắc tộc thiểu số) thuộc Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và cũng là lần đầu tiên trong đời Dohamide được gặp một số bạn đồng khoá thuộc các sắc tộc Tây nguyên như Ê-đê, Churu, Jarai, Bahnar… và cả những người thiểu số Thái, Tày, Nùng di cư từ miền Bắc vào. Và đặc biệt hơn nữa, Dohamide còn có được hai người bạn Chăm tới từ Phan Rang, nhưng với cảm giác đau xót là họ đã không thể hiểu nhau bằng ngôn ngữ Chăm, vốn gốc là tiếng mẹ đẻ của mình, và cả ba không có cách nào khác hơn là phải dùng tiếng Việt pha với tiếng Pháp để trao đổi chuyện trò.
Dohamide tốt nghiệp Thủ khoa Ban Cao Nguyên (1958). Khi có thêm Tú tài II, Dohamide được học tiếp lên Ban Đốc sự Hành chánh Khoá 7 chương trình 3 năm, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (1959-1962). Sau khi tốt nghiệp, Dohamide được bổ nhiệm làm việc trong ngạch hành chánh công quyền.
Từ
năm 1956, do chánh sách có từ thời Đệ nhất Việt
Nam Cộng Hoà, quy định Việt Nam hoá tên họ các sắc dân thiểu số; theo anh Nguyễn Đắc Điều (Đốc sự Khoá 6), thì anh
Dohamide không tự chuyển tên mình sang tiếng Việt, nhưng khi danh sách tốt
nghiệp Đốc sự Khoá 7 (1962) trình lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì tên Dohamide đã trở thành
"Đỗ Hải Minh". [Nghị định bổ
nhiệm đính kèm]
Hình 5: trái, Nghị định của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà hợp thức hoá việc bổ dụng 56 sinh viên tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Khoá VII năm 1962, tên Dohamide đã chính thức đổi thành Đỗ Hải Minh qua Nghị định này. [tư liệu Nguyễn Đắc Điều]; phải, Dohamide nay có tên Đỗ Hải Minh (người đứng ngoài cùng từ trái) tốt nghiệp Khoá VII Ban Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh 1962. [album gia đình anh chị Dohamide]
Năm 1964, Dohamide lập gia đình
với cô giáo người gốc Việt Phan Thị Hoàng Hoa, lúc đó đang dạy học ở một trường
trung học Gia Định. Cũng khi đó Dohamide được một
vài bô lão Chăm có tinh thần Bangsa cực đoan nhắc nhở anh, việc vua Chăm Pô
Rômê ngày xưa đã chết vì cưới vợ Việt.
Hình 6: Sau đại đăng khoa là tiểu đăng khoa:
chú rể Chăm Dohamide với chiếc áo the đen, trao nhẫn cưới trong đám cưới với cô
giáo Việt Phan Thị Hoàng Hoa, ngày 24.5.1964 trước khi đi Mỹ du học. [album gia đình anh chị Dohamide]
Là người Chăm, không thể không bị xúc động thấm thía khi được đọc về câu chuyện – dù biết rõ nội dung mang nặng tính huyền thoại dân gian – vị vua Champa đã say mê sắc đẹp mỹ nhân Yuôn (là tên người Chàm và người Khmer gọi người Việt), để rồi chính nàng Yuôn đã ra tay đốn cây Krêk vốn là tiêu biểu linh hồn Vương quốc Champa khiến phải bị địch bắt đi và chết thảm.
Nhưng rồi một đám cưới Chăm-Việt vẫn cứ diễn ra. Chú rể Chăm Dohamide và cô dâu Yuôn Phan Thị Hoàng Hoa sau này đã có một cuộc sống lứa đôi rất hạnh phúc, họ có được ba con: hai trai, một gái là con út đều thành đạt khi tới tuổi trưởng thành. [Hình 6]
Vào giai đoạn đó, trên Cao Nguyên Trung Phần đang dấy lên cuộc đấu tranh đòi ly khai của phong trào BAJARAKA (là chữ viết tắt của 4 sắc tộc Thượng lớn: BAhnar, JArai, RhAdé và KAho), họ phản đối chính sách phân biệt đối xử người Thượng của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. BAJARAKA được coi là tiền thân của tổ chức FULRO về sau này.
Mặt Trận FULRO (tiếng Pháp: Front Unifié de Lutte des Races Opprimées) không chỉ bao gồm các sắc dân Thượng Tây Nguyên, mà được mở rộng kết hợp thêm với: (1) Mặt trận Giải phóng Champa (Front de Libération du Champa, FLC) tức FULRO Chăm, do Les Kosem (một tướng nhảy dù người Khmer gốc Chăm) lãnh đạo. (2) Mặt trận Giải phóng Kampuchea Krom của nhóm người Việt gốc Miên sống ở vùng Tây Nam Nam bộ (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức FULRO Khmer, do Chau Dera làm đại diện, để thành lập một tổ chức thống nhất gọi là FULRO: Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức
Do những biến động trên, Bộ Nội vụ VNCH lúc đó đã không bổ nhiệm những khoá sinh sắc tộc tốt nghiệp vào các nhiệm sở trên vùng Tây Nguyên. Dohamide ra trường được bổ nhiệm vào chức vụ không liên hệ gì tới Nha Thượng Vụ, riêng Dorohiêm, thì bị đưa ra vùng địa đầu Quảng Trị một thời gian 5 năm trước khi được về Sài Gòn làm chuyên viên văn hoá giáo dục các sắc tộc thiểu số.
Do Dohamide là thành phần người Chăm hiếm hoi có học, anh đã vận động và thành lập được một Hiệp Hội Chàm Hồi giáo Việt Nam từ 1959. Năm 1964, Dohamide được đề cử là Đại biểu Islam Việt Nam đầu tiên tham dự Hội nghị các nước Islam Đông Nam Á và Viễn Đông tại Kuala Lumpur, Malaysia. [Hình 11]
Năm 1972, anh đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Islam Thế giới tại
Thánh địa Mecca, Ả Rập Saudi. Và cũng từ đây, Dohamide đã xây dựng được
mối quan hệ chính thức giữa cộng đồng Chăm Islam nhỏ bé ở Việt Nam với Liên
Minh Islam Thế Giới.
Hình 7: Ngày 13.4.1974, cộng đồng Chăm nồng nhiệt chào đón Dohamide trở về Sài Gòn
sau một Hội nghị Quốc tế Hồi giáo tại thánh địa Mecca. [album gia đình anh chị
Dohamide]
MỐI DUYÊN BÁCH KHO
Và rồi không ai khác hơn, cũng chính là chủ nhiệm Lê Ngộ Châu, người có mắt xanh đã tìm ra và giới thiệu Dohamide trên báo Bách Khoa, và có thể nói Dohamide là người Chăm đầu tiên trở thành một tên tuổi quen thuộc với độc giả Bách Khoa từ thập niên 1960s, do loạt bài chuyên khảo về lịch sử và văn minh Champa.
Buổi đầu, Dohamide chập chững cầm bút tập viết các bài phóng sự tiếng Việt về người Chàm được chủ nhiệm Tam Mộc cho đăng trên nhật báo Buổi Sáng, tuần báo Thế Giới tại Sài Gòn. Dohamide khai thác đề tài “nghề chài rà của người Chàm Châu Đốc” do truyền thống của dân tộc Champa thời cổ rất giỏi nghề đi biển và chài lưới. Loạt bài được đón nhận hào hứng, Dohamide còn được đám độc giả Chăm bình dân yêu cầu khai thác thêm về đề tài “bùa ngải Chà Châu giang”. Đây cũng là dịp để cộng đồng nhỏ bé Chàm Châu Đốc trong khu xóm nghèo Nancy mới vừa học tiếng Việt đua nhau mua báo để được hiểu thêm về sinh hoạt nơi quê nhà.
Trong thời gian học chương trình Đốc sự tại Học Viện Quốc gia Hành Chánh, Dohamide có dịp được làm việc với GS Phó Viện trưởng Nghiêm Đằng và sau đó anh được giới thiệu với Giáo sư Nghiêm Thẩm là bào đệ của ông. GS Nghiêm Thẩm lúc đó là Giám đốc Viện Khảo cổ Sài Gòn, cũng là Giáo sư ngành nhân chủng học tại Đại học Văn Khoa. Nhờ cơ duyên ấy Dohamide được dịp tham khảo thêm các tài liệu của Viện Khảo cổ và Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises.
Vào cuối năm 1962, Dohamide đã hệ thống hoá được các ghi chép và viết loạt bài “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay”. Loạt bài này tình cờ được ông Nguyễn Ngọc Nê, là một chuyên viên trong đoàn cố vấn Đại học Michigan đọc và lấy làm thích thú nên đề nghị chuyển tới tạp chí Bách Khoa, nơi anh Lê Ngộ Châu đang là chủ nhiệm kiêm chủ bút. Lê Ngộ Châu rất bén nhạy, thấy ngay đây là một “viên ngọc ẩn thạch”, nên đã mời ngay Dohamide tới gặp tại toà soạn Bách Khoa, 160 Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Chẳng mấy chốc, hai người trở thành đôi bạn tâm giao. Bách Khoa cũng là nơi tạo điều kiện cho Dohamide gặp gỡ trao đổi với các cây bút nổi tiếng khác như nhà văn Bình Nguyên Lộc tác giả một cuốn sách gây nhiều tranh cãi “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”, học giả Nguyễn Văn Hầu nổi tiếng với các bài chuyên khảo về Nam kỳ lục tỉnh, vùng Thất Sơn Châu Đốc và cả học giả Nguyễn Hiến Lê về sau này.
Tiếp tục được sự khuyến khích và gợi ý các đề tài từ chủ nhiệm Lê Ngộ Châu, Dohamide đã viết được một loạt 36 bài trong bộ báo Bách Khoa 426 số, [cộng thêm hai bài trao đổi của hai học giả Nguyễn Văn Hầu và nhà văn Bình Nguyên Lộc]. Dohamide trở thành nổi tiếng như là một nhà văn hoá Chăm của tạp chí Bách Khoa.
Toàn bộ 426 số báo Bách Khoa nay đã được số hóa (digitized) và hoàn tất ngày 15/10/2017. Đây là công trình sưu tập của chị Phạm Lệ Hương một thủ thư lâu năm và anh Phạm Phú Minh chủ bút Diễn Đàn Thế Kỷ, nay được lưu trữ và phổ biến miễn phí trên Thư Viện Người Việt Online và độc giả có thể đọc tất cả các bài viết của anh Dohamide trên tạp chí Bách Khoa với link:
https://www.nguoi-viet.com/ThuVienNguoiViet/BachKhoa.php
Hình 8: Bìa số báo Bách Khoa 138 (1/10/1062) và bài viết “tang lễ và hôn nhân Chàm” tr.19-21 của Dohamide. [nguồn: thư viện Người Việt Online]
1/ Người Chàm tại Việt Nam ngày nay.
Dohamide. Bách Khoa, số 135 (15/8/1962), tr.27-32
2/ Giới lãnh đạo thôn ấp Chàm ở Việt
Nam. Dohamide. Bách Khoa, số 136 (1/9/1962), tr.9-13
3/ Cuộc sống gia đình của người Chàm.
Dohamide. Bách Khoa 137 (15/9/1962), tr.11-16
4/ Tang lễ và hôn nhân Chàm.
Dohamide. Bách Khoa 138 (1/10/1962), tr.19-21
5/ Người Chàm Châu Đốc.
Dohamide. Bách Khoa 139 (15/10/1962), tr.15-18
6/ Sinh hoạt xã hội của người Chàm
Châu Đốc. Dohamide. Bách Khoa 140 (1/11/1962), tr.17-22
7/ Sự trưởng thành của thanh thiếu
nữ Chàm. Dohamide. Bách Khoa 141 (15/11/1962), tr.17-24
8/ Đời sống gia đình của người Chàm
Châu Đốc. Dohamide. Bách Khoa 142 (1/12/1962), tr.31-34
9/ Tang lễ và tín ngưỡng của người
Chàm Châu Đốc. Dohamide. Bách Khoa 143 (15/12/1962), tr. 21-26
10/ Tín ngưỡng của người Chàm Châu
Đốc. Dohamide. Bách Khoa 144 (1/1/1963), tr. 25-28
11/ Một vài nhận xét về người Chàm
tại Việt Nam ngày nay: Sự hiện tồn của ngôn ngữ Chàm. Dohamide. Bách Khoa
145 (15/1/1963), tr. 63-69
12/ Một vài nhận xét về người Chàm
tại Việt Nam ngày nay: Viễn ảnh cuộc sống xã hội. Dohamide. Bách Khoa 146
(1/2/1963), tr. 19-23
13/ Vài vấn đề của cộng đồng người
Chàm tại Việt Nam. Dohamide. Bách Khoa 147 (15/2/1963), tr.15-20
[13b -- Nhân loạt bài người Chàm tại Việt Nam hiện nay của ông Dohamide,
góp ý về: Bước phiêu lưu của người Chàm
Châu Đốc. Nguyễn Văn Hầu. Bách Khoa 153 (15/3/1963), tr.33-39 ]
14/ Kỷ nguyên Hồi giáo.
Dohamide. Bách Khoa 181 (15/7/1964), tr.13-17
15/ Hồi giáo trong buổi sơ khai.
Dohamide. Bách Khoa 182 (1/8/1964), tr. 19-27
16/ Kinh Cu-ran trong sinh hoạt của
người Hồi giáo. Dohamide. Bách Khoa 183 (15/8/1964), tr. 31-38
17/ Nguyên tắc hành đạo của Hồi giáo.
Dohamide. Bách Khoa 184 (1/9/1964), tr.53-57
18/ Nguyên tắc hành đạo của Hồi giáo
/ cầu nguyện: sgo-lab. Dohamide. Bách Khoa 185 (15/9/1964), tr. 21-29
19/ Nguyên tắc hành đạo của Hồi
giáo: Hành hương Mecca. Dohamide. Bách Khoa 186 (1/10/1964), tr.29-35
20/ Tập tục của người Hồi giáo 1.
Dohamide. Bách Khoa 187 (15/10/1964), tr.47-50
21/ Tập tục của người Hồi giáo 2.
Dohamide. Bách Khoa 188 (1/11/1964), tr.25-33
22/ Gia đình người Hồi giáo.
Dohamide. Bách Khoa 189 (15/11/1964), tr.37-42
23/ Nghĩa vợ chồng trong gia đình
Hồi giáo. Dohamide. Bách Khoa 190
(1/12/1964), tr. 23-27
24/ Giá thú Hồi giáo. Dohamide.
Bách Khoa 191 (15/12/1964), tr. 25-30
25/ Hồi giáo ở nước ngoài và ở Việt
Nam. Dohamide. Bách Khoa 192
(1/1/1965), tr. 31-35
26/ Hồi giáo tại Việt Nam.
Dohamide. Bách Khoa 193-194 (15/1/1965),
tr.53-59
27/ Cuộc sống núi rừng Cao nguyên:
sắc tộc Jeh, một năm tắm một lần. Dohamide. Bách Khoa 380 (1/11/1972),
tr.19-22
28/ Thân phận người sơ khai.
Dohamide. Bách Khoa 387 (15/2/1972),
tr.47-53
29/ Thảm trạng da đỏ. Dohamide.
Bách Khoa 393 (23/6/1973), tr.23-31
30/ Những khuôn mặt sầu chai đá của
châu Mỹ la tinh. Dohamide. Bách Khoa 395
(8/8/1973), tr.35-41
31/ Thử bàn lại với nhà văn Bình Nguyên Lộc về “người Châu giang”. Dohamide. Bách Khoa 396 (30/8/1973), tr.23-30
[31b -- Về người Châu Giang: trả lời
ông Dohamide trên Bách Khoa 396. Bình Nguyên Lộc. Bách Khoa 398 (1/10/1973), tr.43-46]
32/ Những hiện tượng huyền bí trong tập tục Chàm. Dohamide. Bách
Khoa 405 (15/2/1974), tr.13-16, tr.83-86
33/ Đi vào hội nghị Hồi giáo Mecca
và kiểm điểm một chuyến đi. Dohamide. Bách Khoa 411 (1/7/1974), tr.43-54
34/ Thế lực dầu lửa 1. Dohamide. Bách Khoa 418 (20/11/1974), tr.13-18
35/ Thế lực dầu lửa 2. Dohamide.
Bách Khoa 419 (15/12/1974), tr. 15-22
36/ Sự thức tỉnh của các nước sản xuất dầu. Dohamide. Bách Khoa 420 (1/1/1975), tr.43-53
Loạt bài trên báo Bách Khoa là những tài liệu cơ bản cho tập sách “Dân tộc Chàm Lược Sử” xuất bản năm 1965 với lời tựa giới thiệu của giáo sư Nghiêm Thẩm, như “mở ra một cánh cửa sổ cho người Chăm có một tầm nhìn tổng hợp về lịch sử dân tộc gốc nguồn của mình”
Do có được sự quan tâm của ông Sabarudine
Cik, nguyên quyền Đại sứ Malaysia tại Việt Nam lúc đó, cuốn sách này cũng đã
được dịch sang tiếng Anh “A Condensed History of Cham People” xuất bản ở
Malaysia năm 1969. [1]
DU HỌC MỸ: DIỆN KIẾN CỰU TỔNG THỐNG TRUMAN
Với thành tích học vấn xuất sắc, Dohamide nhận được
học bổng đi du học Mỹ, lấy bằng Cao học M.A. về Chánh trị tại học Đại học Kansas, Hoa Kỳ (1967).
Điều cực kỳ lý thú và không bao giờ quên đối với chàng sinh viên người Chăm
Dohamide khi được gặp vị cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman, sinh quán tại
Kansas mà ai cũng biết là vị Tổng Thống
đã chấm dứt cuộc Thế Chiến thứ Hai năm 1945
bằng quyết định ném hai trái bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Hình 9: Dohamide
được diện kiến cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman tại Kansas City 1966. [album
gia đình anh chị Dohamide]
Sau đây là những dòng chữ của chính Dohamide ghi lại cuộc gặp gỡ đầy xúc cảm và nhớ đời với vị cựu Tổng Thống lừng lẫy của lịch sử Hoa Kỳ: [Hình 9]
“Có một sự việc khiến tôi –
Dohamide, vô cùng phấn khởi đồng thời cũng rất hồi hộp. Đó là dịp duy nhứt
trong đời tôi đột nhiên được mời, với tánh cách là một đại biểu sinh viên
Việt Nam đến một khách sạn sang trọng ở thành phố Kansas tham dự buổi tiếp
xúc của cựu Tổng Thống Harry S. Truman.
Để buổi gặp
có ý nghĩa, mỗi sinh viên được dặn chào mừng vị cựu Tổng Thống bằng tiếng nói
mẹ đẻ và tự giới thiệu tên họ, tên đất nước mình. Được mở cửa đưa vào phòng
tiếp kiến, tôi đã mở lời chào mừng bằng tiếng Việt, và làm như lời nhắc của ban
nghi lễ trong phần tự giới thiệu, nhưng không hiểu sao sau khi nói tên nước
Việt Nam xong thì mường tượng như một bản năng chợt đến, tôi lại thêm “gốc
Chàm”! Do đó đáp câu hỏi của Tổng Thống liền sau đó tôi đã phải cố gắng vận
dụng tiếng Anh vốn hãy còn nặng giọng phát âm tiếng Pháp, lấy hết sức bình sinh
làm rõ gốc nguồn Chàm này, và phương cách cho dễ hiểu nhứt không gì hơn là lấy
trường hợp người da đỏ mà người Mỹ quen gọi là “Indian” có mặt tại các khu dành
riêng (reservation) hiện có tại đất Kansas này, để so chiếu ra hình dung một
người Chàm tại Việt Nam. Và quả nhiên, hiệu nghiệm, ông cựu Tổng Thống nói ngay
là tại tiểu bang Kansas này có các nhóm người Indian cư ngụ và nhấn mạnh chánh
phủ liên bang Hoa Kỳ tôn trọng nền văn
hoá cổ truyền của họ...
Đi bách bộ trên con đường ngắn vào nhà trọ, tôi nôn nao ước phải chi có một đồng tộc Chăm bên cạnh ngay lúc đó, để cùng chia sẻ niềm xúc động đang dâng tràn trong người, sau buổi diện kiến có nói lên được từ “Champa” thân thương này…” [1]
Sau đó, Dohamide đã được một vị mạnh thường quân Mỹ giàu
có bảo trợ cho về sống ở một nông trại mênh mông bát ngát của tiểu bang Kansas,
và cả giúp cho Dohamide được đi thăm các khu dành riêng cho người da đỏ cùng
các cơ sở dạy nghề dành cho các sắc dân thiểu số này tại một địa điểm lân cận.
TRỞ VỀ VIỆT NAM
Học xong chương trình Cao học / Master về Chánh trị học tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ (1967), Dohamide trở về Việt Nam, trở lại với cuộc đời công chức nhưng công việc lại không liên quan gì tới ngành phát triển sắc tộc mới hình thành.
Sẵn có mối quan hệ chặt chẽ với
giới chức Mỹ, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, Dohamide được ông Châu Kim Nhân
lúc đó đang là giám đốc Cơ quan Tiếp Vận Trung Ương, mời về hợp tác, sau
này với chức vụ Phó Giám đốc. Tại đây,
Dohamide đã cùng với các bạn đồng sự vượt qua được mọi nghi kỵ khó khăn, và đã tạo
được mối giao hảo tốt đẹp giữa cơ quan Tiếp Vận Trung Ương VNCH và cơ quan Tiếp
vận Viện trợ Mỹ USAID / Logistics (U.S. Agency for International Development) thời
bấy giờ. [5]
GIAI ĐOẠN SAU 1975
Ngạch Đốc sự Quốc Gia Hành chánh được xem như thuộc thành phần quân cán chính cao cấp của chánh quyền cũ nên sau 1975, Dohamide và cả người em Dorohiêm đều phải đi trình diện tập trung cải tạo. Ban đầu là các trại giam ở miền Nam, sau đó từ trại giam Long Thành, Dohamide bị tống lên một đoàn xe bít bùng chở thẳng ra bến Tân Cảng, đổ xuống hầm con tàu Sông Hương, cùng với mấy ngàn tù nhân khác, trải qua hơn hai ngày đêm trên biển khơi ra tới Cảng Hải Phòng, để rồi từ đây Dohamide lần lượt chuyển qua các trại lao động khổ sai ngoài miền Bắc ngót 10 năm. Dohamide cũng không thể quên được vụ chạy giặc biên giới trong Cuộc Chiến Việt Trung 1979, xuống các tỉnh Trung du. Dù ở trại nào, thì tình cảnh cũng giống như mọi tù nhân khác, với ăn không đủ no đói không đủ chết, rét lạnh do quần áo không đủ mặc, và bệnh tật thì không thuốc men nhưng may mắn là Dohamide và cả người em Dorohiêm, ở tù lâu hơn, vẫn còn sống sót.
Năm 1984, từ trại tù miền Bắc, Dohamide được chuyển về Nam và sau đó được
tha về ở tuổi đã ngoài 50, tóc đã nhuốm bạc với
sức khoẻ suy yếu. Điều mà Dohamide coi như diễm phúc là được thấy lại đầy đủ
ba đứa con bên cạnh mẹ chúng, tuy tất cả đều ốm o do thiếu ăn. Vợ anh, một cô
giáo Việt dạy sử địa đã phải một mình hy sinh bươn chải nuôi nấng ba con, và
trong suốt mười năm tù đày ấy, chị Dohamide Phan Thị Hoàng Hoa chỉ có thể ra
Bắc “thăm nuôi” chồng có một lần. Rồi Dohamide chạnh nhớ tới lời khuyên năm
xưa của một vài vị bô lão Chăm nhắc nhở anh sự việc vua Pô Rômê ngày xưa đã chết vì cưới vợ Việt. Nhưng
nay anh vẫn còn sống, vẫn còn nguyên vẹn một mái ấm gia đình để trở về trong
khi một số bạn tù Việt của anh thì có người lại không may mắn vì người bạn đời
đã sang ngang.
Vẫn Tình Nghĩa Bách Khoa
Tuy chưa hết thời gian quản chế, Dohamide một hôm đi bộ trên đường Phan Đình Phùng, tìm tới toà soạn Bách Khoa thăm anh chị Lê Ngộ Châu. Sau ngót 10 năm gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, vẫn vui vẻ như thuở nào. Sau đó vài ngày, Dohamide được anh chị Lê Ngộ Châu “bồi dưỡng” (chữ của Việt Cộng từ trong tù cải tạo) cho một bữa ăn thịt bò nhúng dấm mà Dohamide bảo là vào đúng cơn thèm của một người vừa mới được trở lại với đời thường. Chị Lê Ngộ Châu, vẫn tinh tế như bao giờ, biết rõ Dohamide có đạo Islam không ăn được các món thịt heo.
Dohamide viết: “Tôi ghi lại đây bữa cơm này không phải chỉ vì cái
ngon lâu ngày mới được thưởng thức lại, mà là vì cũng nhân bữa cơm này, tôi
được gặp lại học giả khả kính Nguyễn Hiến Lê, người mà tôi đã học hỏi
được rất nhiều, trước năm 1975, trên con đường tự học về những gì bản thân ưa
thích, trong đó, có việc tìm hiểu về Bangsa Champa cội nguồn.
Hội Nhập hay Đi Kinh Tế Mới
Ra tù rồi, nhưng vẫn còn bị quản chế. Để khỏi phải đi vùng kinh tế mới, do là một chuyên viên, Dohamide xin vào làm trong Công ty xuất nhập khẩu Cholimex ở quận 5 Sài Gòn. Giám đốc Cholimex là một người gốc Hoa, nguyên là nhà thầu chuyên chở cho Nha Tiếp Vận thời VNCH, đã biết anh Dohamide từ thời ấy. Cũng tại đây, Dohamide gặp lại một số anh em chuyên gia cũ như Trần Bá Tước, Huỳnh Bửu Sơn, Hồ Xích Tú…
Không
lâu sau đó, cũng qua giới thiệu của các bạn cũ, Dohamide được mời tham gia sinh hoạt “Nhóm Thứ Sáu trong
tổ tư vấn kinh tế” của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Dohamide đã góp nhiều
công sức để hình thành cơ quan Quản trị Đầu tư IMC
/ Investment Management Inc. và cùng các bạn đồng sự đã xây
dựng được dự án liên doanh Khu
chế xuất Tân Thuận. [4]
NHỮNG NĂM Ở HẢI NGOẠI
Chín năm sau khi ra tù, phải đến tháng 3/1993, qua bao nhiêu thủ tục giấy tờ phức tạp, qua chương trình H.O. / Humanitarian Operations, Dohamide cùng gia đình được xuất cảnh sang Mỹ. Nơi đến định cư đầu tiên là thị xã Frankfort thủ phủ của tiểu bang Kentucky, do Dohamide đã được một người Mỹ quen anh trước 1975 bảo trợ, chu đáo lo cho gia đình anh nơi ăn chốn ở buổi ban đầu
Khi được tin Dohamide tới Mỹ, bà con đồng tộc Chăm từ các địa phương khác rất vui mừng. Dohamide đã được họ tới tấp gọi điện thoại hỏi thăm, có anh em còn mua vé máy bay tạo cơ hội cho Dohamide được đi thăm các tiểu bang có cộng đồng người Chăm sinh sống: từ miền đông Washington DC, New York, tới Chicago sang các tiểu bang miền Tây như Washington qua các thành phố Seattle, Olympia, tới California: Sacramento, San Jose, Santa Ana… Đi đến đâu Dohamide cũng thấy sự hình thành lớn mạnh của những cộng đồng Chăm hải ngoại, có nơi quy tụ được tới hơn 300 gia đình Chăm, sinh hoạt đủ các ngành nghề. Điều đáng nói là các bậc cha mẹ nay đã nhìn xa trông rộng, biết đầu tư vào sự học cho con cái, một số đã tốt nghiệp bậc Đại học, nhưng vẫn cố gắng giữ những tập tục cổ truyền từ bên nhà.
Đám thanh niên Chăm nhiều nhiệt huyết, vừa có cố gắng hội nhập vào dòng chính mainstream Hoa Kỳ, vừa có ý thức bảo tồn văn hoá Champa, và họ đã tổ chức được một “Liên minh người Chăm Tị nạn – Cham Refugee League”.
Các cộng đồng Chăm hải ngoại cũng đã thiết lập được những giáo đường / masjid riêng trên một số thành phố tại Hoa Kỳ, như: Seattle, Olympia, Sacramento, Pomona, Santa Ana… Nay do có thêm điều kiện tài chánh, nhiều người Chăm tại hải ngoại đã thực hiện được “giấc mơ làm haji”, đi hành hương sang tận thánh địa Mecca.
Cuối cùng gia
đình Dohamide đã chọn về định cư tại Nam California nắng ấm như vùng đất lành
chim đậu. Sau một thời gian ổn định được cuộc sống trên vùng đất mới, bắt đầu
từ 2004 Dohamide đã có những chuyến về thăm Việt Nam, như một tiếp tục cuộc
hành trình Bangsa Champa, tìm về cội nguồn.
CÁC SÁCH XUẤT BẢN
Văn Hoá:
1/ Dân tộc Chàm lược sử. Dohamide, Dorohiêm, Hiệp Hội Chăm Hồi Giáo Việt Nam in lần thứ nhất, Sài Gòn 1965. Tủ sách Chàm Châu Đốc tái bản lần 2 tại California, Hoa Kỳ 2016.
2/ Bangsa Champa: tìm về một cội nguồn cách xa. Dohamide, Dorohiêm, SEACAEF [Southeast Asian Culture and Education Foundation] & VIET FOUNDATION [Volunteers for the Integration of Ethnic Traditions], California, Hoa Kỳ 2004.
Bangsa Champa là một tác phẩm biên khảo nhưng khác với cuốn Dân tộc Chàm lược sử, các chương viết trong sách có tính cách ghi chép về văn hóa, tìm về cội nguồn và cuộc sống của dân tộc Chăm, đôi khi là các đoạn hồi ký mô tả đời sống của các nhóm người Chăm đang sống rải rác đây đó tại Việt Nam và cả ở hải ngoại.
Bangsa Champa: tìm về một cội
nguồn cách xa, đã được tổ chức ra mắt tại hội trường báo Người Việt, trên con đường báo chí Moran, Little Saigon, ngày 8/1/2005 do Bác sĩ Phạm Gia
Cổn thành viên sáng lập Viet Foundation
[Volunteers for the Integration
of Ethnic Traditions] điều phối, có thêm phần trình diễn văn nghệ Chăm, do Dorohiêm phụ trách, trên một sân khấu có hình ngọn Tháp Chàm uy nghi cổ kính. Một buổi ra mắt sách rất thành công trong một hội trường có sức
chứa 300 người chật hết chỗ. [Hình 10]
Hình 10A: Buổi ra mắt sách Bangsa Champa tại hội trường
báo Người Việt; trái, Tác gỉa Dohamide chào mừng
quan khách, phải: Bác sĩ Phạm Gia Cổn, thành viên sáng lập Viet Foundation [Volunteers for the Integration of
Ethnic Traditions],
người điều phối chương trình ra mắt sách ngày 8/1/2005 tại hội trường nhật báo
Người Việt, Little Saigon. [tư liệu Phạm Gia Cổn]
Hình 10B: Chương trình văn
nghệ Chăm do Dorohiêm tổ chức trong buổi ra mắt sách Bangsa Champa với
các vũ điệu Chàm trước hình một Tháp Chàm cổ kính và uy nghi. [tư liệu Phạm Gia
Cổn]
3/ Người Chăm Châu đốc, là một công trình
biên khảo thứ ba của Dohamide và Dorohiêm có nội dung đi sâu vào tập tục truyền thống người Chăm Châu đốc, tác phẩm còn đang dở dang thì Dorohiêm bất
ngờ bị đột quỵ mất ngày 5/1/2019; và nay, ngày 8/11/2021, Dohamide cũng đã trở thành “người
trăm năm cũ”, và tất cả chỉ còn là những trang bản thảo.
Hình 11: trái, Bìa cuốn sách Dân tộc Chàm
lược sử, đồng tác giả Dohamide, Dorohiêm, do Hiệp Hội Chàm Hồi Giáo Việt
Nam in lần thứ nhất, Sài Gòn 1965; phải, Bìa trước và sau cuốn sách Dân tộc
Chàm lược sử, do Tủ sách Chăm Châu Đốc tái bản tại Hoa Kỳ 2016. Hình ảnh nơi
bìa sau, người đứng là Dohamide Đại biểu Chăm Hồi Giáo Việt Nam đang phát biểu
ý kiến tại Hội nghị các nước Hồi giáo Đông Nam Á và Viễn Đông, họp tại Kuala
Lampur, Malaysia tháng 2/ 1964. [tư liệu Phạm Lệ Hương]
Hình 12: trái, Bìa cuốn sách Bangsa Champa:
tìm về một cội nguồn cách xa; Dohamide, Dorohiêm là đồng tác giả; do SEACAEF
& VIET FOUNDATION, California, Hoa Kỳ xuất bản 2004; cả hai cuốn sách trên vẫn bị cấm xuất bản tại Việt Nam cho tới nay; phải,
hai anh em Dorohiêm (mất ngày 3/1/2019), Dohamide (mất ngày 8/11/2021). [tư liệu Phạm Phú Minh,
photo by Ngô Thế Vinh]
Ngoài những buổi ra mắt sách chính
thức, còn phải kể tới những buổi gặp gỡ “ra
mắt sách bỏ túi” với các nhóm bạn quý mến anh Dohamide.
Hình 13: Dohamide đang cắt chiếc bánh Bangsa
Champa trong một buổi ra mắt sách bỏ túi tại nhà hoạ sĩ Nguyễn
Đình Thuần, Santa Ana 2018; từ trái, Nguyễn Đình Thuần, Dorohiêm, Nguyễn Quốc
Thái, Dohamide, Phan Thị Lệ. [photo by Ngô Thế Vinh]
Hình 14: từ trái, Dorohiêm, Phạm Phú Minh, Dohamide, Hoàng Xuân Trường, Phạm Gia
Cổn, Tôn Nữ Thu Nga, Song Thao, Phùng Minh Tiến, Thành Tôn, Nguyễn Mạnh Trinh.
Ba người trong hình, Dorohiêm (2019), Dohamide (2021), Nguyễn Mạnh Trinh (2021)
nay đã là Người Trăm Năm Cũ. [hình chụp tại Cafe Factory, Little Saigon 3/2018,
tư liệu Phạm Phú Minh]
Sách Tôn Giáo:
-- Sự nghiệp Nabi Muhammad (1994)
-- Đạo
Islam: đức tin và các ứng dụng. Hammuđah Abđalali, Dohamide Abu Talib. Tủ
sách tìm hiểu Islam, California 1995
-- Xoá
tan các ngờ vực về Islam. Dohamide Abu Talib, The Islamic Society of Indochina, Inc. California, Hoa Kỳ 2015.
DOHAMIDE VÀ INRASARA
Trong cuốn Bangsa Champa, nơi Chương 8, khi giới thiệu chân dung những đứa con ưu tú của Champa, Dohamide đã giới thiệu Phú Trạm, bút hiệu Inrasara đang sống trong nước, như một học giả Chăm đầy triển vọng đang vươn lên.
Dohamide viết:
“Đặc
biệt nhứt và sáng chói nhứt, có thể nói là Inrasara, là một học
giả say sưa dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu văn hóa Chăm được thể hiện qua
văn học Chăm là công trình nghiên cứu xuất sắc, có giá trị lịch sử, nội dung
soi rọi và khai thác một cách có hệ thống kho tàng văn học Champa từ lâu đã
được một vài học giả Pháp quan tâm tìm hiểu nhưng chỉ mới tiếp cận được từng
mảnh tản mác rời rạc. Công trình nghiên cứu văn học Chăm của Inrasara đã mang
đến niềm tự hào chung cho Bangsa Champa.
Độc đáo nhứt là Inrasara đã đơn thân độc mã hình thành và
ấn hành tập san chuyên đề xuất bản định kỳ, lấy tênTagalau. Đóng góp quý
báu của Inrasara là đã làm cho tập san Tagalau thành một
nơi gặp gỡ của các cây bút người Chăm từ những ngành nghề khác nhau, cùng chung
một tâm huyết, thể hiện các suy tư đa dạng và nhận định độc đáo của mình xuất
phát từ trong lòng xã hội Chăm.
… Inrasara, nhà thơ đồng thời là học giả trẻ người Chăm mà
tiềm năng sáng tạo phong phú và cao sâu đang độ bừng lên trong dòng chánh lưu
của xã hội Việt Nam đương thời.” [1]
Hình 15: Những đứa con ưu tú của sắc tộc Chăm;
trái, Dohamide sinh năm 1934, Dorohiêm sinh năm 1937, cả hai sinh ra và lớn lên
ở làng Katambong, Châu Đốc thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long; phải, Phú Trạm sinh năm 1957,
(sau hơn một thế hệ, 23 năm), sinh ở tỉnh Ninh Thuận, Trung Phần Việt Nam, bút
hiệu Inrasara, được Dohamide nhận định: “Inrasara là
một nhà thơ Chăm
nổi tiếng, một học giả dấn thân vào nghiên cứu văn
hóa Chăm với các công trình nghiên cứu xuất sắc, có giá trị
lịch sử, nội dung soi rọi và khai thác một cách có hệ thống kho tàng văn học
Champa, đã
là niềm
tự hào chung cho Bangsa Champa”. [1]
Và đây là những dòng đầy hoài niệm, Phú Trạm Inrasara viết về hai anh em Dohamide, Dorohiêm:
“Vào Đệ Thất trường Pô-Klong, cuốn sách đầu tiên tôi đọc là Dân tộc Chàm lược sử. Không biết từ đâu nó rơi vào tay tôi, để tôi dính luôn vào nó. Ở nhà quê có đâu sách mà đọc, vậy là cứ nhai đi nhai lại đến thuộc lòng. Năm 1992, vào Sài Gòn làm việc, tôi đạp xe qua gặp ngay anh. Lần nữa, trước khi qua Mỹ, anh mời tôi sang nhà. Anh kiệm lời, tôi thì ít nói, thế nên chúng tôi gần như không nói gì nhiều. Chỉ nhớ anh dặn tôi trau giồi sinh ngữ, văn hóa và lịch sử dân tộc, và gửi gắm tâm sự: Cần nhiều tấm lòng và thái độ hơn nữa để giúp hai bộ phận Chăm [Đông và Tây] xích lại gần nhau. Thời gian sau đó chúng tôi thường xuyên trao đổi sách vở, thư từ. Khoảng 2004 anh về Việt Nam ghé nhà tôi tại quận Tư, anh em hàn huyên chuyện tình cảm mà không gì khác. Tiếc, tôi đã không có lấy tấm ảnh chung trong khi máy ảnh ở nhà sẵn đó! Đó là lần cuối chúng tôi gặp mặt nhau.” [6]
Với tác phẩm thứ hai “Bangsa Champa, Tìm về một cội nguồn cách xa”, Inrasara viết tiếp:
“Tôi muốn mượn lời Henry Miller để nói
về công trình này: đây
không phải là tác phẩm, đụng đến nó là bạn đụng đến con người. Bangsa
Champa nói lên đầy đủ
con người Dohamide – Dorohiêm: Đứa con của Đất, yêu tha thiết quê hương, đau
đáu nỗi niềm dân tộc, làm tất cả những gì có thể để mang quê hương đến với mỗi
đứa con Chăm, và mang Chăm về hội lại một quê chung.”
[6]
MỘT CHÚT RIÊNG TƯ
Văn kỳ thanh, tôi biết anh Dohamide từ hồi báo Bách Khoa, sau này thân thiết với anh là do có cùng mối quan tâm tới các sắc dân thiểu số: vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên, người Chàm Phan Rang Phan Rí ở miền Trung, người Chăm Islam ở Châu Đốc, Tây Ninh và Cambodia. Từ thời làm báo sinh viên Y khoa Tình Thương và sau đó trong thời gian quân ngũ, tôi đã có dịp tìm hiểu thêm và cả tiếp cận với những sắc dân thiểu số.
Dohamide có đọc cuốn Vòng Đai Xanh, và sau này là hai cuốn sách Mekong của tôi. Tôi thì đọc các bài viết và hai tác phẩm về văn hoá Chăm của anh. Chính anh Dohamide đã viết một bài tựa có lẽ là hay nhất cho cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng trong dịp tái bản 2014.
Vào thập niên 1990, anh Dohamide có được
đọc bản thảo một bài viết của tôi “Những Đứa Con của Núi
Rừng”, và sau này khi Vòng Đai Xanh tái bản
lần thứ ba (2018), có thêm bài viết này nhưng với các thông tin mới được cập
nhật, với nhan đề “Người Thượng Đôi Bờ”.
Từ Vòng Đai Xanh 1970
tới Người Thượng Đôi Bờ 2017
Tin VOA, 15/ 03/ 2017. 6 người Thượng ở Tây Nguyên xin tị nạn với lý do bị đàn
áp chính trị và tôn giáo vừa bị trả về Việt Nam hôm thứ Ba, sau khi Campuchia
bác đơn xin tị nạn của họ. Cambodia Daily cho hay trong 6 người, có một bé gái
dưới 10 tuổi. Nhóm người này đã được các giới chức Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc
(UNHCR) hộ tống qua biên giới để trở về Việt Nam, theo lời ông Sok Sam An, Phó
chỉ huy trạm kiểm soát biên giới O'yadaw ở tỉnh Ratanakiri, Campuchia... Trong
khi đó, Cambodia Daily dẫn lời người đứng đầu Dịch vụ Tị nạn Jesuit, tổ chức hỗ
trợ người Thượng ở Phnom Penh, cho biết hiện vẫn còn 143 người đang chờ quyết
định về số phận của họ. Làn sóng người Thượng mới nhất vượt biên sang tỉnh
Ratanakiri bắt đầu vào cuối năm 2014. Nhưng làn sóng này đã chậm lại sau khi
xảy ra hàng chục vụ trục xuất trở về Việt Nam. Cho tới nay, chỉ có 13 người
Thượng được cấp quy chế tị nạn và tới Philippines vào tháng 5, trong khi hàng
chục người khác bị trả về Việt Nam. [hết
lược dẫn]
NGƯỜI THƯỢNG Ở VIỆT NAM
Người
Thượng là tên gọi chung cho khoảng 29 sắc dân bộ lạc sinh sống trên vùng Cao
nguyên Trung phần Việt Nam, nói nhiều thứ ngôn ngữ, mặc nhiều thứ y phục, chủ
yếu sống bằng du canh và săn bắn. Họ quen sống trên những ngôi nhà sàn, nuôi
thêm các loại gia súc: trâu bò heo gà. Ngày nay tại một số ít buôn bản, người
Thượng vẫn còn giữ được những nghi thức sinh hoạt bộ lạc cổ truyền, rất hấp dẫn
và thu hút du khách.
Trước
các cuộc chiến tranh, có thể nói người Thượng có một cuộc sống xa xôi cách biệt
hẳn với người Kinh ở đồng bằng. Nhưng cuộc sống thanh bình ấy hầu như đã bị kết
thúc kể từ Thế Chiến Thứ Hai.
Với cuộc chiến tranh Việt Pháp chín năm, lần đầu tiên người
Thượng đã phải thật sự va chạm với thế giới bên ngoài. Cuộc chiến ấy kết thúc
với sự thất trận của người Pháp. Hiệp định Genève chia đôi Việt Nam và chánh
quyền miền Nam được giao cho quyền kiểm soát cả một vùng Cao nguyên Trung phần
rộng lớn với khoảng 1,5
triệu người Thượng thuộc nhiều bộ lạc khác nhau sống rải rác trong các vùng
rừng núi phía đông dãy Trường Sơn. Ý thức được tầm quan trọng chiến lược của
vùng địa bàn Cao nguyên, ngay từ những tháng đầu tiên, chánh phủ Sài Gòn đã
tung ra hàng loạt các nỗ lực đồng hóa người Thượng vào đời sống xã hội người
Việt mà không kể gì tới những
sắc thái văn hóa đặc thù của riêng họ. Quy chế Hoàng Triều Cương Thổ riêng biệt
dành cho người Thượng có từ thời vua Bảo Đại, đã bị ông Diệm hủy bỏ (từ tháng
3/1955). Có nghĩa là không còn chính sách đãi ngộ và tôn trọng quyền lợi đặc
biệt của những người thiểu số. Với chính sách Dinh điền, hàng chục ngàn người
dân công giáo di cư từ miền Bắc đã được đưa lên Cao nguyên định cư, xâm phạm cả
những vùng đất đai màu mỡ đã từng là sở hữu của người Thượng qua nhiều thế hệ.
Cộng thêm với vô số những lỗi lầm khác của chánh quyền thời bấy giờ, như ra
lệnh đóng các tòa án phong tục Thượng, ngăn cấm các thổ ngữ và hạn chế số người
Thượng có khả năng và có học tham
gia vào các cơ cấu hành chánh. Thái độ bất mãn và không hợp tác của người
Thượng và cả chống đối nữa là điều rất dễ hiểu.
Vào
đầu thập niên 1960, cùng với sự tham dự trực tiếp của người Mỹ vào cuộc Chiến
Tranh Việt Nam – tình cảnh của người Thượng hầu như đã hoàn toàn đổi khác.
Người Thượng đã tiếp đón người Mỹ bằng vòng tay rộng mở, với những ràng buộc
gắn bó nảy nở từ cả hai phía. Các cố vấn Mỹ cần người Thượng giúp đỡ họ thu
thập các tin tức tình báo về sự xâm nhập và di chuyển của quân đội cộng sản.
Trong khi đó người Thượng lại tin tưởng rằng, những người bạn Mỹ có thể bảo vệ
họ chống lại sự đe dọa từ cả hai phía người Việt, [dù là cộng sản hay không],
hơn thế nữa cả bảo đảm nền tự trị
của họ một mai khi cuộc chiến tranh chấm dứt.
Và
trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam, người Thượng luôn luôn là nạn nhân kẹt
giữa các thế lực tranh chấp. Khoảng năm 1972, giới quân sự Mỹ ước lượng rằng đã
có khoảng 200 ngàn người Thượng bị chết trong các cuộc giao tranh, với khoảng
80 phần trăm buôn ấp có tự lâu đời hoàn toàn bị phá hủy và những bản đồ sắc tộc
đã chẳng còn mang một ý nghĩa nào.
Đến
năm 1975, bối cảnh chánh trị và quân sự Việt Nam càng ngày càng suy thoái. Sau
biến cố mất Ban Mê Thuột, bằng một quyết định sai lầm có tính cách chiến lược
của ông Thiệu khi bỏ Cao nguyên, với hậu quả là một cuộc di tản đẫm máu, kéo
theo sự tan rã hoàn toàn của chánh quyền Sài Gòn.
Dưới chế độ cộng sản mới, hàng ngàn
người Thượng do bị nghi ngờ đã sát cánh chiến đấu với người Mỹ, bị hành hạ tù
đày trong các trại cải tạo, một
số lãnh tụ Thượng bị hành quyết và những người dân Thượng sống trong các buôn
bản cũng bị kiểm soát rất chặt chẽ khiến cuộc sống của họ càng ngày khốn khổ và
trở nên bi đát hơn.
Một số người Thượng khác đã chọn cầm
vũ khí, tìm tự do trong rừng sâu, chống lại chế độ mới. Nhưng họ đã bị tổn thất
nặng nề do nhà nước Hà Nội có hỏa lực nhiều lần mạnh hơn. Nhóm người Thượng này
đã phải chạy sang Lào rồi Cam Bốt cuối cùng cho dù kiệt sức, họ cũng thoát được
sang được Thái Lan. Qua bao nhiêu vận động và thủ tục, lần đầu tiên có một nhóm
đông đảo 213 người Thượng được vào Mỹ và cuối cùng đi định cư ở tiểu bang North
Carolina, nơi có những người bạn cựu chiến binh Mũ Xanh Mỹ chờ đón và giúp đỡ
họ.
Vẫn tại Việt Nam, với không ngừng các đợt di dân lên Cao nguyên,
cho tới năm 2000, dân số trên các tỉnh Tây nguyên đã tăng vọt lên tới con số 4
triệu, mà đa số lại là người Kinh đến từ đồng bằng. Chỉ còn khoảng 1 triệu
người Thượng với ngót 30 sắc tộc bao gồm 6 bộ lạc lớn chính như: Jarai (320 ngàn), Rhadé (258 ngàn), Bahnar
(181 ngàn), Koho (122 ngàn), Mnong (89 ngàn) và Stieng (66 ngàn). Và người
Thượng nay trở thành thiểu số trên chính vùng đất đai vốn là quê hương của họ.
Với áp lực di dân khổng lồ và ồ ạt của người Kinh [do
chính sách của Nhà nước cộng sản hoặc từ các cuộc di dân tự phát], người Thượng
hầu như không còn không còn có được một khoảng không gian sinh tồn, họ không có
cách nào duy trì được nếp sinh hoạt du canh truyền thống vì họ đã hoàn toàn bị
tước đoạt quyền kiểm soát đất đai trước đây là của họ. Họ phải chấp nhận sinh
sống trên từng mảnh vườn nhỏ, làm thuê trên những vùng trồng trà hay cà phê của
người Kinh; họ cảm thấy bị kỳ thị và bị bóc lột ngay trên vùng đất đai vốn là
của tổ tiên họ.
Hình
16:
Nhóm người Thượng vượt biên bằng đường bộ từ Việt Nam sang tỉnh Ratanakiri, Cam Bốt
22/07/2004 [nguồn: Reuters]
Tôn
giáo nguyên thủy của người Thượng là đa thần và thờ cúng những vật linh, với
nhiều nghi thức thường thấy như cảnh giết trâu hay súc vật khác trong các buổi
tế lễ. Nếp sinh hoạt ấy vẫn còn được duy trì nơi một số ít buôn bản Thượng ở
Việt Nam.
Nhưng
cũng do có các đoàn truyền giáo Tây phương [Pháp và Mỹ] hoạt động rất mạnh trên
Cao nguyên từ những thập niên 1930, càng ngày càng có đông số người Thượng theo
đạo Tin lành, một số khác ít hơn theo đạo Thiên chúa [có khoảng 150 ngàn theo
đạo Thiên chúa].
Trong
số một triệu người Thượng ở Cao nguyên hiện nay, ước định có khoảng hơn 300
ngàn người theo đạo Tin lành -- hay còn được gọi là Tin Lanh Dega. Từ thập niên
1990, theo nhận định của Human Rights Watch, Tin Lanh Dega trở nên càng ngày
càng hấp dẫn đối với người Thượng không phải chỉ có thuần đức tin tôn giáo mà
nó còn được kết hợp với khát vọng độc lập và niềm kiêu hãnh về văn hóa. Đó như
một kết hợp chánh trị và tôn giáo khá tinh vi. Trong những buổi lễ rao giảng
đạo cùng một lúc cầu nguyện cho một quê hương độc lập không phải là hiếm có.
[Dega có nguồn gốc từ tiếng Rhadé:
Anak Ede Gar có nghĩa là Những Đứa Con của Núi Rừng – một từ ngữ đã được người Thượng chính-trị-hóa
/ politicized để chỉ chung cho các nhóm sắc dân thiểu số sống trên Cao nguyên. Nhiều người Thượng không muốn dùng
từ Montagnard vì cho đó là sản phẩm của thời thực dân Pháp. Giới quân sự
Mỹ trên Cao nguyên trong thời Chiến Tranh Việt Nam gọi họ là Yard, được
người Thượng chấp nhận dễ dàng hơn nhưng đó cũng chỉ là một từ rút ngắn từ chữ
Montagnard].
NGƯỜI THƯỢNG Ở MỸ
Vào
thời điểm 1975, hầu như không có người Thượng nào có cơ hội di tản khỏi Việt
Nam cho dù trước đó họ đã cộng tác rất chặt chẽ với người lính Mũ Xanh Mỹ trong
suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam.
Trước
1986, chỉ có khoảng không quá 30 người Thượng sống rải rác trên đất nước Mỹ. Tới khoảng năm 1987,
mới có một đợt những người Thượng tị nạn đầu tiên từ Thái Lan tới Mỹ. Họ khoảng
200 người đa số là đàn ông, được đưa tới định cư tại tiểu bang North Carolina.
Vào
tháng 12/1992,
thêm một nhóm khoảng 402 người Thượng từ Tây nguyên vượt biên sang các tỉnh
Mondulkiri và Ratanakiri bên Cam Bốt. Giữa hai lựa chọn phải trở về Việt Nam
hay được phỏng vấn cho đi định cư tại Mỹ, đa số đã chọn giải pháp thứ hai: họ
gồm 269 đàn ông, 24 phụ nữ và 80 trẻ em.
Cho
tới năm 2000, con số người Thượng ở Mỹ tiếp tục gia tăng. Họ bao gồm từng nhóm
nhỏ người Thượng vào Mỹ, hoặc với tính cách tị nạn sau khi được ra khỏi các
trại cải tạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, hoặc được đi theo các diện
đoàn tụ ODP [Orderly Departure Program], hoặc theo diện con lai [thường cha là
lính Mỹ, mẹ là những người đàn bà Thượng bị bỏ rơi lại từ cuộc Chiến Tranh Việt
Nam trước đây], hầu hết cũng đều được đưa tới định cư tại North Carolina.
Theo
thống kê dân số năm 2000, riêng tại bang North Carolina đã có khoảng hơn 3000
người Thượng, nơi định cư đông nhất của người Thượng bao gồm khoảng 2000 người
ở Greensboro, 700 ở vùng Charlotte, 400 ở Raleigh.
Vào
tháng 2/2001, tại Việt Nam lại xảy ra biến cố gây nhiều tiếng vang trong giới
truyền thông quốc tế và cả tạo phản ứng từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền: nhiều
ngàn người Thượng đã đồng loạt biểu tình trên các tỉnh Cao nguyên đòi độc lập,
đòi lại đất đai của tổ tiên và đòi quyền tự do tôn giáo. Và cũng là điều khiến
mọi người khá ngạc nhiên là các phương tiện
high-tech đã được người Thượng bên
trong cũng như bên ngoài vận dụng rất hữu hiệu trong cuộc tranh đấu của họ, như
liên lạc điều hợp bằng cellular phone, email và thông tin nhanh chóng qua các
mạng lưới Internet. Nhà nước cộng sản Việt Nam đã thẳng tay trấn áp mạnh mẽ
khiến ngót một ngàn người Thượng phải chạy sang Cam Bốt. Một số đã bị quân đội
cộng sản Việt Nam truy lùng và cưỡng bách trở lại Việt Nam. Phủ Cao Ủy Tị nạn
Liên Hiệp quốc [UNHCR] đã phải can thiệp, và đa số đã bày tỏ nguyện vọng không
muốn trở lại Việt Nam. Cuối cùng vào năm 2002, thêm số 900 người Thượng nữa
được nhận vào Mỹ và cũng được tới định cư tại North Carolina. Tưởng cũng nên
nhắc lại ở đây về một tình cảm chia sẻ ấm áp của cộng đồng người Việt sống tại
Nam California đối với đợt những người Thượng mới tới này bằng buổi đón tiếp họ
ở phi trường và một số hiện kim tượng trưng đã được quyên góp.
Những
người Thượng tới Mỹ sớm trước hoặc sau, tất cả đều có mẫu số chung là những khó
khăn của bước đầu hội nhập với một môi trường và cảnh vực hoàn toàn xa lạ với
họ. Cho dù từ những bộ lạc sắc tộc khác nhau nhưng họ đều xuất thân từ vùng
rừng núi Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Ngôn ngữ của các nhóm sắc tộc Thượng
này có gốc gác từ hai nhóm Mon-Khmer và Malayo-Polynesian. Đông nhất là người
sắc tộc Rhadé.
Tưởng
cần nên nhấn mạnh ở đây là những người Thượng Tây nguyên có nguồn gốc chủng tộc
khác hẳn và không có liên hệ gì với người Hmong ở Lào sống phía tây dãy Trường
Sơn và các sắc tộc thiểu số khác trên vùng thượng du miền Bắc Việt Nam.
Với
những người Thượng đã vào Mỹ, đa số theo đạo Tin lành, một số khác khoảng một
ngàn người theo đạo Thiên chúa. Các nhà thờ và trường đạo dần dà trở thành định
chế sinh hoạt xã hội của người Thượng sinh sống ở Mỹ.
Hình 17: 14 em học sinh Thượng trên đất Mỹ, tại trường học
Brookstones, vùng Westerly Hills, Charlotte, North Carolina
[nguồn: http://brookstoneschools.blogspot.com 16.09.2014]
Cũng
như với những người Chăm [sống ở Việt Nam hay bên Cam Bốt] khi chọn theo đạo
Hồi, cho dù đó không phải là đạo gốc của họ, người Thượng khi chọn theo đạo
Tin lành, đối với họ có ý nghĩa như tìm tới một sự cứu rỗi, xác định và tìm lại
một thứ căn cước chủng tộc đang bị tiêu vong và giúp họ sống còn với đầy đủ
nhân phẩm và cả bảo tồn văn hóa.
Đời
sống gia đình và xã hội của người Thượng khi còn ở Việt Nam, giữ nét mẫu hệ,
con cái mang họ mẹ. Người đàn bà đóng vai chủ động và quán xuyến mọi chuyện trong
gia đình và thường chọn chồng trong cùng một sắc tộc với mình.
Nhưng
với những người Thượng di cư vào Mỹ thì nếp sống ấy đã thật sự phải thay đổi:
dù là đàn ông hay đàn bà thì cũng phải cùng nhau chia sẻ công việc trong gia
đình và ngoài xã hội, và đã có những cuộc hôn nhân giữa các sắc tộc khác nhau, bắt nguồn từ
một nét rất đặc thù của cộng đồng người Thượng trên đất Mỹ, đó là tình trạng “trai thừa gái thiếu”, nên đã có nhiều
cuộc hôn nhân giữa người đàn ông Thượng với các phụ nữ thuộc ngoài chủng tộc
như với người Lào, Cam Bốt, Việt Nam và ngay cả với người Mỹ.
Với
thế hệ thứ nhất người Thượng tới Mỹ thường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề hội nhập, do trình độ
hiểu biết rất hạn chế lại thêm sự khác biệt quá lớn về phong tục và văn hóa nên
đã có những va chạm với cộng đồng địa phương là điều không thể tránh, ví dụ như
những vi phạm thường xuyên luật lệ ở Mỹ như say rượu lái xe, chạy xe không có
bảo hiểm, các sinh hoạt nhà cửa vệ sinh thiếu tiêu chuẩn như cảnh phơi thịt cá
khô trước nhà, đem bày hết đồ đạc cả ra ngoài
sân…
Họ
phải chấp nhận làm những công việc tay chân nặng nhọc trong các hãng xưởng, cả
vợ và chồng đều phải đi làm, có người phải làm hai jobs với đồng lương tối thiểu để trả tiền nhà và nuôi đám con cái
ăn học.
Với
những người Thượng trẻ thuộc thế thệ thứ hai, họ có khả năng thích nghi mau
chóng với nếp sống Mỹ quốc, từ trang phục cho tới cách ăn uống fast food, nói thông thạo tiếng Anh và
được tới trường đi học.
Nếu
lớp người trẻ này được hướng dẫn và không bị lạc lối, số có học sẽ có khả năng
trở thành tầng lớp lãnh đạo Cộng Đồng Người Thượng Đôi Bờ trên đất Mỹ và trên
đất Việt trong tương lai.
NGÔ THẾ VINH
California, 12/2003 cập
nhật 03/2017
Đọc xong Vòng Đai Xanh và bản
thảo bài viết “những đứa con của rừng
núi”, anh Dohamide viết thư cho tôi:
Hình 18: Thư anh Dohamide Đỗ Hải Minh gửi Ngô Thế Vinh, viết ngày 29.12.1994. [tư liệu Ngô Thế Vinh]
Đỗ Hải Minh
2533 E. Park Lane # B
Anaheim, CA 92806, U.S.A
29 – XII – 1994
Kính Anh Vinh,
Vừa nhận được sách in từ
Washington D.C. gởi qua, cũng vừa nhận được 2 cuốn sách anh gửi tặng. Cảm
động nhất là khi đọc qua quyển tiểu thuyết “Vòng Đai Xanh” của anh, vì vừa qua
như anh đã rõ, cộng đồng người Chăm đã tổ chức lễ Ka tê cổ truyền ở San Jose,
nhân đó anh em Thượng có đến dự. Đối với tôi, đây là lần đầu, sau 19 năm mới
được gặp lại các anh em trong giới người thiểu số. Tâm trạng chung, người
Thượng đều tỏ ra chán chường và bất mãn, nếu không nói là căm thù người Kinh,
mà anh em nghĩ dù là Cộng Sản hay Quốc Gia thì đều có chánh sách tiêu diệt họ.
Còn lại hai anh em K’Brink và K’Broi trước có học tại Mỹ, có quan điểm hoà dịu
hơn, còn lại thì đều tỏ ra quyết liệt.
Hình 19: trái, Vòng Đai Xanh, Nxb Thái Độ xuất bản lần đầu tiên tại Sài Gòn 1970, phải, Vòng Đai Xanh - The Green Belt Bilingual Edition Việt Ecology Press xuất bản 2021 tại Hoa Kỳ với bài viết “những đứa con của rừng núi” hay “Người Thượng đôi bờ”.
Góc độ tiếp cận của anh ở đoạn mở đầu “những đứa con của rừng núi” khá
độc đáo. Tôi định sau khi xem xong, tuần tới tôi sẽ chuyển cho anh K’Brink, để
cho anh em Thượng thấy không phải tất cả người Kinh là xấu với họ. Anh K’Brink
là người đích thân về tổ chức rước anh em Thượng cuối cùng từ trong rừng ra,
sau bao nhiêu gian khổ kêu gọi, thuyết phục.
Nhờ có anh Lê Ngộ Châu sang,
tôi mới có dịp gặp anh; mong rằng từ đây anh em mình sẽ thỉnh thoảng liên lạc
với nhau.
Tôi sang đây quá trễ, nên đang còn loay hoay lo ổn định cuộc sống gia đình, nhưng đồng thời do những quan hệ trước đây với tổ chức Hồi giáo Thế giới tại Ả Rập Saudi, tôi tận dụng thì giờ tìm hiểu sâu về Hồi giáo – loạt sách tôi sẽ in ra trong giai đoạn này thích hợp với chính người Hồi giáo hơn. Dù sao, xin tặng anh, mong có dịp tham khảo. Xin cám ơn anh nhiều.
Thân,
Dohamide
NHỮNG CỘI NGUỒN BẤT AN
Dohamide với suốt một cuộc đời đau đáu đi tìm về cội nguồn, chỉ mong sao phục hồi được nền văn hoá Champa như một căn cước của dân tộc Chăm nhưng rồi cuối đời Dohamide cũng phải đứng trước những “Cộng đồng Chăm Đôi bờ”.
Ý thức về nhu cầu hòa nhập vào xã hội Việt Nam, Dohamide có cách nhìn ôn hoà, rộng mở và tin tưởng vào con đường văn hoá. Anh ao ước hai tập sách Dân tộc Chàm Lược sử cũng như tập Bangsa Champa được phổ biến rộng rãi trong các thế hệ thanh niên Chăm không chỉ ở hải ngoại mà cả ở trong nước, để họ không bị lôi cuốn vào phong trào "hận thù mất nước", đang được nhóm đồng tộc Chăm cực đoan Champaka khích động theo chủ thuyết "dân tộc bản địa" – như một khuynh hướng phục quốc và ly khai, với những vận động quốc tế, họ kéo nhau đi trình diễn cả ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở Genève.
Họ phủ nhận hướng đi theo con đường hoà
bình của Dohamide, và cho rằng Dohamide đã thoả hiệp nếu không muốn nói là đầu
hàng. Điều ấy khiến Dohamide vô cùng nặng lòng vào những năm cuối đời.
Hình 20: trái, Hội nghị về Champa 2017 tại San Jose, California, để tưởng nhớ 185 năm Vương Quốc Champa bị xoá tên; phải, Po Dharma (1945-2019) nguyên chiến sĩ FULRO, du học Pháp 1972, tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Sorbonne về Lịch sử và Văn Bản Học 1986, là thành viên khoa học Trường Viễn Đông Pháp (École française d’Extrême-Orient), Po Dharma là bộ óc trí tuệ của tổ chức IOC – Champa, nêu chủ thuyết “dân tộc bản địa” và đòi quyền tự trị cho sắc tộc Chăm.
Người viết vẫn có những trao đổi với anh
Dohamide và cả hai cùng nhau đồng ý rằng: chừng nào Việt Nam chưa là một đất
nước dân chủ, chưa có một chính sách đối xử hợp lý, công bằng và nhân đạo với
các sắc dân thiểu số, thì mọi cội nguồn bất an – roots of unrest, vẫn còn đó.
Sự ổn định bằng trấn áp như hiện nay không phải là giải pháp dứt khoát và lâu
dài cho một quốc gia phát triển trong bối cảnh toàn cầu theo một chiều hướng
bền vững.
SALAMAT: LỜI CHÚC ĐẦU NĂM
Dohamide là một khuôn mặt đa diện và cả rất bí ẩn, anh hoạt động không mỏi mệt trong rất nhiều lãnh vực từ tuổi thanh xuân cho tới những năm cuối đời: từ trong bộ máy chính quyền VNCH, với người Mỹ qua USAID, CORP, Air America, với nhà nước Cộng Sản sau 1975, với tư cách là thành viên Nhóm Nghiên Cứu Thứ Sáu, cùng những liên hệ với thế giới Hồi giáo nhưng đi xa hơn cả vấn đề tôn giáo.
Với người viết, trong sự tin cậy, Dohamide đã cởi mở với mọi điều, kể cả
những điều mà anh gọi là tế nhị và rất nhạy cảm. Bài viết này chỉ với trọng
tâm là một Chân Dung Văn Hoá của Dohamide; riêng với những phần khác vẫn
trong một vùng xám, người viết xem như “ngoài phần ghi chép – off records”
để được Anh giữ và mang đi, chôn sâu dưới mảnh đất không phải là ngôi làng Koh
Taboong, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi anh đã được sinh ra và lớn lên – mà là
trên lục địa Mỹ châu, nơi Anh chọn để thực sự được an nghỉ.
Hình 21: Một cái Tết cuối cùng trước đại dịch Covid-19, tới với anh Dohamide; sau lần mổ óc ở UCLA, anh Dohamide vẫn rất minh mẫn nhưng hoàn toàn mất thính giác, và cuộc nói chuyện trao đổi phải qua “bút đàm”. [photo by Phan Nhật Nam]
Một năm cũ 2021 lại sắp qua đi, gửi tới anh Dohamide, anh Dorohiêm bài viết này với tấm lòng tưởng nhớ, vẫn như thông lệ hàng năm khi tới thăm anh, không quên gửi tới anh câu chúc Tết tiếng Chăm:
Salamat Thun BaHâu
Chúc mừng Năm Mới
NGÔ
THẾ VINH
Từ Cồn Tơ Lụa
2000
tới Little Saigon
2021
THAM KHẢO:
1/ Dohamide, Dorohiêm. Dân tộc Chàm Lược sử.
Saigon 1965. Bangsa Champa, SEACAEF & VIET Foundation 2004
2/ Dohamide (Đỗ Hải Minh): Điểm Sách Rie
Nakamura 2020 Về Dân Tộc Chăm
https://www.diendantheky.net/2020/09/dohamide-o-hai-minh-iem-sach-rie.html
3/ Dohamide. Vĩnh biệt
Em Dorohiêm
http://thatsonchaudoc.com/banviet2/Dohamide_DoHaiMinh/GopNhat/BK_VinhBietEmDorohiem.htm
4/ Về hai người bạn Chàm của tôi. Lê Văn Cẩn
– ĐS 10 QGHC. 8.1.2019 http://thatsonchaudoc.com/banviet2/TruyenSuuTam/BK_VeHaiNguoiBanChamCuaToi.htm
5/ Vài
Hàng Luyến Tiếc Bạn Đồng Môn Mới Ra Đi. Trần Ngọc Tôn http://thatsonchaudoc.com/banviet2/TruyenSuuTam/BK_TranNgocTonLuyenTiecDoHaiMinh.htm
6/ Urang Cham. Dohamide và Dorohiêm. Inrasara
http://inrasara.com/2021/11/10/urang-cham-dohamide-va-dorohiem/