Bỗng dưng nhớ Đêm thơm như một dòng sữa của Phạm Duy
(Dạ lai hương) khi nhận được Thi tập ĐÊM của Nguyễn Thị Khánh Minh.
Hiu
hiu hương tự ngàn xa
Bỗng quay về dạt dào trên hè ngoài trời khuya…
Đêm đâu
là chốn quê nhà
Trăng
ngõ nhà ta xưa
Gần
hơn trăng nơi này
Mộng
hơn trăng nơi này
Nên
trăng vàng khắp ngõ
Hỏi
trăng gần, trăng xa
Đâu
là chốn quê nhà…
Tìm
trong đêm, mây trắng
Hỏi xem nhà ta đâu
Đêm
cúi nhìn im lặng
Đêm
guốc mùa đi tất tả
Năm
tháng năm buồn thủ thỉ
Hằn
vai quang gánh nỗi niềm
Tiếng
guốc vẹt mòn kiệt phố
Lắng
vào đêm tiếng chân quen
Năm
tháng năm buồn lựng chín
Lời
ru hồn phố chắt chiu
Tiếng
guốc mùa đi tất tả
Hội
An thức ngủ về theo
...
lục tàu xá... lục tàu xá...
Bỗng nhớ “Hội An đêm” của Đỗ
Nghê:
Hội
An đêm
Bập
bềnh cơn sóng dợn
Nghìn
lồng mắt chao nghiêng
Những
linh hồn thức dậy
Thở
cùng Hội An đêm
(ĐN)
Đêm
hai nửa điệu cong
Trăng
trên kia
Một
đường cong sáng
Nếu
xóa đi không gian
Sẽ
có được một vòng tròn đâu lại
Tôi
và trăng
Hai
nửa điệu cong
Mềm
mại.
Thân
đêm nồng nắng ủ
Mật
ngọt. Lừ chiêm bao
Một
giây bừng vĩnh cửu
Thầm
thì, tan trong nhau...
Gợn
lên từ hơi ấm
Tận
cùng. Dâng hiến đất
Cúi
xuống. Bao la trời
Trao
nhau. Đêm diệu mật..
Chàng
mở mắt
Và
trái đất có bình minh
Nàng
hỏi bằng ánh mắt thơ ngây nhất
Và
đêm có đêm rằm
Trong
phút giây hạnh phúc
Nàng
nhắm mắt
Và.
Đêm. Trăng mật
Đêm
tiếng bước thời gian
Đêm
qua anh cùng em
Dặm
đường nghe gió biếc
Đêm
nay em nhìn lên
Thấy
một vầng trăng khuyết
Nhớ chuyện kể hình như của
Tagore: người chồng có chuyến buôn xa, từ biệt vợ, nàng âu yếm đôi lần bảy lượt
dặn đừng quên lúc về mua cho nàng một tấm gương tròn sáng như vầng trăng vành vạnh
kia. Ngày về, chàng nhìn lên trăng, thấy một vầng trăng lưỡi liềm cong vút, vội
vã mua một chiếc lược ngà…
Lại nhớ Trịnh: “Em đi qua
chuyến đò, ối a con trăng còn trẻ/ Con sông đâu có ngờ, ngày kia trăng sẽ già”
(Biết đâu nguồn cội).
Một nhà thơ nữ lẽ nào “đâu
có ngờ” như con sông kia nhỉ?
Đêm
rộn lòng dâu bể
Không rộn lòng dâu bể
Tỉnh
thủy vô ba đào
Nếu mà không hạt lệ
Thử
tâm chung bất dao...*
Nếu mà không trăng sáng
Làm sao nối xưa sau...
Cho nên Đêm Nguyễn Thị Khánh
Minh đầy “rộn lòng dâu bể”, đầy hạt lệ yêu thương, cha mẹ, vợ chồng, bè bạn…
quê hương xứ sở, dịch bệnh, phân ly, kỳ thị, ngăn cách, xót xa, giấc mơ em nhỏ
châu Phi, giấc mơ em nhỏ Việt…
Ở Khánh Minh, thơ không chỉ
là thơ mà còn là tiếng nói, còn là hạt lệ… còn là vòng tay, còn là hơi ấm từ
trái tim biết đau xót nỗi đau chung:
Người
đem theo nụ cười
Đi
vào những biên giới
Những
biên giới đôi co
Những
biên giới gào thét
Bỗng
nhận ra mình
Những
phân chia hổ thẹn
Để rồi:
Nhìn
trời. Thấy cái đồng không
Hét
to. Lại thấy nỗi mông quạnh ngày
Sao
tự nhiên đứng ở đây?
Một
nơi rất lạ, cõi không nụ cười
Ngây
ngô họ xúm gần tôi
Chỉ
trỏ vào nụ tôi cười, ngạc nhiên
Quệt
vào tôi những ánh nhìn
Hỏi
tôi hạt nước mắt tìm ở đâu
Thưa,
tôi nhặt ở tim đau..
Rồi quay về chính mình:
Soi
gương thảng thốt mặt mày
Mở
hai con mắt không đầy được tôi
Thốt
lên ngọng nghịu những lời
Bóng
trong gương hỏi, tiếng người đó chăng?
Đêm
trái tim diệu mật
Nghe
gió thỉnh hồi chuông
Từ
trái tim diệu mật
Chắt
chiu tâm Phật
Chuông
giờ lành
Trái
đất đầu thai
Trong thơ Khánh Minh, ngọn cỏ
với Ta là một, cùng uống ánh mặt trời, cùng tỏa ngát hương thơm, cùng rúng động
vì tiếng chuông chùa trên núi xa kia để hòa vào
vũ trụ mênh mông không còn phân biệt bởi căn-trần-thức nữa!
Cỏ
nhé. Ta nằm xuống
Cỏ
nhé. Ta cùng uống
Vô
lượng ánh mặt trời
Cỏ
nhé. Ta đầy hương
Của
nồng nàn thơm giấc
Đưa
nhau đến ngọn nguồn…
Không thể không nhớ lữ khách nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San làm xao động giấc mơ…
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
[Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông
chùa Hàn San]
(Phong Kiều Dạ bạc, Trương Kế)
***
Đêm
thơm không phải từ hoa
Lung
linh trăng lại về nữa
Cánh gió đưa hương ngả đầu mây phất phơ…
Đêm thơm không phải từ hoa
Mà bởi vì ta thiết tha tình yêu Thái Hoà…
(Dạ lai hương, Phạm Duy)
Phải, “mà bởi vì ta thiết
tha tình yêu Thái Hoà…” đó vậy./.
ĐHN,
Saigon 24.11.2021)
……………………………………………….
(*) Ý đạo, Nguyễn Du