Theo đường dẫn dưới đây để mua sách:
_________________
NguyễnThịThụyVũ
Viết thay Lời Tựa
“Không Đứng Mãi Trong Tranh”
LêChiềuGiang
Khi
biết ý Lê Chiều Giang in tác phẩm đầu tay và duy nhất này, nhiều phần cô dành
tặng đến những bạn bè của Nghiêu Đề và bạn Cô.
Tôi
cười thú vị khi hình dung ra những khuôn mặt của chúng tôi. Những Nguyễn Đình
Toàn, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Trùng Dương, Duy Trác, Ngô Thế Vinh...
Bạn bè thời huy hoàng hay cả những ngày lang bạt, khốn khó, và thê thảm.
Chúng
tôi sẽ đọc Lê Chiều Giang, những dòng chữ chảy lui về quá khứ. Một quá khứ
không
thể nào không nhắc về, nhớ tới… Những quá khứ của thời đã “Chết đi,
sống lại”.
Và
còn thêm Bạn Bè Cô, sẽ đọc với chúng ta, trong tác phẩm đặc biệt này.
Lê
Chiều Giang viết mà như vẽ lại, như tả chân một cách vô cùng linh
hoạt. Không hề tẩy xóa, chẳng tô vẽ thêm, nhưng rất lạ, Cô đã làm mới
lại được những điều xa xưa, những tháng ngày rất cũ.
Phòng
tranh Alliance Française, với nhiều bức tranh của Hội Họa Sĩ Trẻ. Những
bước chân reo cho một đổi mới của nền hội họa Miền Nam Việt Nam thời
1960.
Hoặc
như những chuyện xoay quanh căn chung cư bên dòng sông Thanh Đa, nơi mà
Huỳnh Hữu Ủy đã nhắc: “Cư Xá Thanh Đa, căn nhà trước và sau 1975, lúc nào cũng
rất đông bè bạn, nhà NghiêuĐề và ChiềuGiang, một nơi luôn vui cười
rộn rã... Bất chấp hết mọi sự rình rập.”
Cư
Xá Thanh Đa, thời Nguyễn Đình Toàn, Chiều Giang, Trần Quang Lộc và bè
bạn, ôm đàn hát trên chiếc thuyền nhỏ trong những đêm trăng. Để đến
bây giờ Nguyễn Đình Toàn vẫn nhắc với tôi: “Sau 75, nếu chúng ta
không cùng có nhau trên “Dòng Sông Ca Hát” của nhà Nghiêu Đề, chắc chắn
cả đám đã rã rục trong khô héo…”
Điều
đặc biệt khác, tôi thích Thơ cô. Những bài thơ hiện thực đầy ẩn dụ, và bàng bạc
trong thơ
Lê
Chiều Giang, vẫn còn nguyên cái tính chất quyết liệt, không ngờ.
Quyết
liệt như mối tình thơ mộng của Cô, với người bạn tài hoa của chúng ta.
Nghiêu Đề.
Người đã bỏ chúng ta đi từ nhiều năm trước.