Ngày
Nay phóng sự
Thế
Lữ – Trọng Lang – Thạch Lam
Sự
ra đời của Ngày Nay
Ngày
Nay được quyết định ra đời cuối năm 1934, khi Phong Hóa in tới số 130
(28-12-34), vì nhiều lý do:
-
Phong Hóa đang ở trong thời kỳ cực thịnh, với hai vạn độc giả [dân số lúc đó 20
triệu người][1], có đủ phương tiện tài chính để mở
thêm một tờ báo mới, dưới hình thức mới: chiếu ống kính vào đời sống thực của
người dân qua ngả phóng sự với hình ảnh đi kèm.
-
Cùng thời điểm ấy, Nguyễn Tường Cẩm (anh Nhất Linh) về Hà Nội chữa bệnh, muốn ở
lại làm báo, bỏ nghề kỹ sư canh nông thường hay phải đi xa.
-
Nhất Linh giao cho Nguyễn Tường Cẩm làm Giám đốc và Nguyễn Tường Lân (Thạch
Lam) làm Chủ bút báo Ngày Nay, với một ban biên tập trẻ: Việt Sinh (Thạch Lam),
Nhất Chi Mai (Thế Lữ), Tường Bách (em út Nhất Linh) và Trọng Lang, một cây bút
mới.
Ngày
Nay từ số 1 đến số 15[2] do Thạch Lam quán xuyến, có hai mục
đích chính:
-
Phát triển thể văn phóng sự, mô tả cuộc sống hàng ngày của người dân, chủ đích
làm lộ bộ mặt trái của xã hội Việt Nam thời thuộc địa, với những hình ảnh đi
kèm.
Bài
xã luận trên Ngày Nay số 1, ký Tự Lực Văn Đoàn, viết:
"Mục
đích của Ngày Nay là làm cho các bạn biết rõ sinh hoạt của dân ta trong buổi
bây giờ, về mọi phương diện, cả hình thức lẫn tinh thần (…) Chúng tôi sẽ đưa
các bạn đi từ rừng đến bể, từ thành thị đến thôn quê, xem các trạng thái hiện
có ở xã hội."
-
Ngay từ những số đầu, Việt Sinh (Thạch Lam) và Minh Trúc (Nguyễn Tường Cẩm) đã
nhiệt thành giới thiệu những thành quả của trường Mỹ thuật Đông Dương. Tờ báo
là bệ phóng của Mỹ thuật và hậu thuẫn cho kế hoạch đem mỹ thuật vào đời sống
của giáo sư Victor Tardieu mà chúng tôi đã trình bày trong chương Trường Mỹ
thuật Đông Dương.
Trong
số những cây bút đầu tiên của Ngày Nay, phải kể đến Tường Cẩm và Tường Bách,
anh và em ruột Nhất Linh. Nguyễn Tường Cẩm[3], trong thời kỳ làm giám đốc
Ngày Nay, đã viết một số bài ký tên Minh Trúc, như La Khê dệt lụa (phóng
sự, viết về nghề dệt ở La Khê, một trong những làng đầu tiên học được nghề dệt
lụa từ thời Lê sơ, nhờ 12 người Tàu di cư sang lập nghiệp truyền lại); Năm
mới (xã luận, mừng xuân), Nền Mỹ thuật Việt Nam (tiểu luận) và
Dân quê (xã luận, nói về đời sống khốn khổ của dân quê)[4]. Sau khi ông bỏ Ngày Nay, bút hiệu
Minh Trúc cũng không thấy xuất hiện nữa.
Nguyễn
Tường Bách, em út Nhất inh, lúc đó còn đang đi học, thỉnh thoảng có thơ văn
đăng trên Phong Hóa từ trước. Trên Ngày Nay, thời kỳ đầu, viết mấy bài sau đây:
Sắm tết, Gió bấc lạnh lùng, Dưới bến trên thuyền, Thủy tiên ngày Tết
và Tục ngày tết, và ba bài phòng sự: Ngày giỗ trận… ở chùa Đồng
Quang, Trên đồi Lim hội hè đinh đám, Lạng Sơn ngày hội.[5] Phóng sự của Tường Bách hơi
giống lối viết tùy bút của Thạch Lam, có tích cách văn chương nhưng chưa sâu
sắc, nên không để lại dấu ấn lâu dài.
Trên
Ngày Nay số 2 (10-2-35) còn có phóng sự ngắn Tết của Tù của Vũ Trọng
Phụng.
Nhưng
báo Ngày Nay chỉ thực sự khởi sắc nhờ loạt phóng sự của Việt Sinh (Thạch
Lam), Nhất Chi Mai (Thế Lữ), và nhất là của Trọng Lang, cùng với loạt phóng sự
toà án Trước vành móng ngựa của Tứ Ly[6].
Nhưng
Ngày Nay gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu, trước hết về nhân sự:
Nguyễn
Tường Cẩm làm giám đốc được năm số thì ngừng, có lẽ vì không thạo việc quản lý
và điều khiển một tờ báo, nên ông đã trở lại nghề kỹ sư canh nông.
Ngày
Nay số 13 (21-5-35) in một trang quảng cáo của Tự Lực văn đoàn với hai ý chính:
"Hết
số này, Ngày Nay không ra hàng tuần nữa, sẽ ra mỗi tháng một kỳ, đóng thành
tập".
"Những
món đặc sắc hiện có ở Ngày Nay sẽ liệt vào Phong Hóa, để làm tờ Phong Hóa trở
thành hoàn toàn, đầy đủ, cho vừa lòng các bạn của Tự Lực văn đoàn và số hai vạn
độc giả ngày một tăng thêm".
Sau
số 13, Ngày Nay ngừng sáu tháng. Số 14 (13-11-35) hoàn toàn thu hẹp, rất
ít bài vở.
Sau
số 14, Ngày Nay ngừng năm tháng. Có lời bố cáo trên Phong hóa số 151
(31-8-35): Dù in mỗi số 4, 5 nghìn số, nhưng tiền in hình ảnh đắt quá,
mà không thể tăng giá bán, nên mỗi số bị lỗ vốn 1, 2 trăm đồng.
Ngày
Nay số 15 (3-4-36), thu hẹp với những bút hiệu xa lạ. Sau đó ngừng.
Hai
tháng sau Phong Hóa bị đóng cửa vĩnh viễn sau số 190 (5-6-36).
Hơn
một tháng sau, Ngày Nay xuất hiện trở lại, với số 16 (12-7-36) và toàn bộ biên
tập Phong Hóa như ta đã biết.
Phóng
sự
và hình ảnh là hai điểm chính của Ngày Nay trong thời kỳ đầu, với ý định
chụp ảnh sự lầm than của xã hội Việt Nam để in trên báo. Ý định này
không kéo dài được vì tiền in tốn kém, báo lỗ, nên phải ngừng sau số 15.
Ngày
Nay sống lại từ số 16, nhưng chuyển qua một giai đoạn tranh đấu khác, phóng sự
không còn chỗ đúng ưu tiên như trước nữa, nhưng sự hình thành thể văn phóng sự
trên báo Ngày Nay đã để lại dấu ấn lâu dài.
Nguồn
gốc thể văn phóng sự
Phóng
sự là một thể loại rất mới lúc bấy giờ, bắc cầu giữa thông tin và văn chương,
giữa nhà văn và nhà báo, và theo Tam Lang, đang là cái mốt bên Tây tràn sang[7]. Không hiểu ở trong Nam, phóng sự đã
bắt đầu với ai, từ bao giờ, còn ở ngoài Bắc, Tam Lang là người được Vũ Ngọc
Phan ghi nhận như tác giả phóng sự đầu tiên.
Nhưng
theo sự khảo sát của chúng tôi, bài Quang cảnh một tiệm hút thuốc phiện ở Hà
Nội của Khái Hưng ký tên Thảo Thượng Phong và Trần Đỗ in trên Phong Hóa số
3 (30-6-32) và số 4 (7-7-32), mới là bài phóng sự đầu tiên.
Tam
Lang (Vũ Đình Chí) viết loạt bài phóng sự Tôi kéo xe, hoàn tất tháng
6-1932, in thành sách năm 1935[8], vậy công bố sau Quang cảnh một
tiệm hút thuốc phiện ở Hà Nội, nhưng vì bài của Khái Hưng ký tên Thảo
Thượng Phong và in trên Phong Hóa số 3 và số 4, lúc đó chưa ai để ý, nên Vũ
Ngọc Phan xếp Tam Lang là người đầu tiên viết phóng sự, cũng dễ hiểu.
Tháng
3 năm 1933, Việt Sinh [Thạch Lam] viết phóng sự Hà Nội ban đêm cùng với
Tràng Khanh in trên Phong Hóa từ số 37 (10-3-33) đến số 60 (18-8-33).
Và
năm tháng sau, Vũ Trọng Phụng viết phóng sự Cạm bẫy người, in trên Nhật
Tân số 2 (9-8-33). Đó là những thiên phóng sự đầu tiên ở Bắc.
Phóng
sự là lối viết điều tra của nhà báo, nôm na là viết chuyện người thật việc
thật. Dưới thời Pháp thuộc, phóng sự có nhiệm vụ phanh phui mặt trái xã
hội, còn đối với chúng ta ngày ngày nay, phóng sự cho biết đời sống thực
thời ấy của những người bị gạt ra ngoài lề, mất quyền sống như một con
người. Thế giới ăn chơi trụy lạc ở Hà Nội thập niên 30, nằm trong hai khu: Khâm
Thiên và ngõ Sầm Công mà các nhà phóng sự, đặc biệt Trọng Lang, tìm cách vén
màn lên sự thật sau cánh cửa.
Bài
phóng sự đầu tiên của Khái Hưng
Quang
cảnh một tiệm hút thuốc phiện ở Hà Nội, là bài viết của Khái Hưng về một tiệm
hút thuốc phiện, kiêm những hoạt động ám muội khác. Mở đầu như sau:
"Một
gian nhà tây hai từng trong ngõ Sầm Công đường vào đi ngoắt ngéo (…) Tầng dưới
có có bốn bộ ghế ngựa cạnh sập, nước sơn dầu lâu ngày đã phai, hầu như người ta
lăn lộn đã nhiều lắm thì phải. Gần chỗ cái tủ "buffet" trong để những
thuốc, những sái, dầu đèn, tiêm móc đủ cả, kê một bộ ghế ngựa trên chải chiếc
chiếu hoa cạp điều có cái bàn đèn thực lịch sự thực sạch sẽ. Hai bên trải đôi
đệm vóc hồng điều còn mới tinh, lại có đôi gối da để gối đầu. Ngọn đèn dầu lạc
trong cái chụp pha lê thắp sáng chưng xuốt đêm xuốt ngày. Cái hộp đồi mồi non
non ngón chân cái lúc nào thuốc cũng sấp sỉ đầy".
Tác
giả chú ý đến từng chi tiết nhỏ, ông tả đứa bé gái con ông chủ tiệm hút như
sau:
"Đứa
con gái độ chừng ba tuổi, tóc húi kiểu ma-ni, hai má bánh đúc trắng hồng, cổ
đeo chiếc vòng vàng, mình mặc áo satin hoa thêu, phủ ngoài cái quần lục soạn
trắng nõn, đi đôi giầy mang cá cao gót, đương tung tăng chạy chơi với con búp
bê to tướng mới mua."
Con
bé này là cái đinh của màn kịch diễn ra sau đó: nó được bố âu yếm bồng lên ngồi
ở cái đệm gấm cạnh mình, đoạn ông nằm xuống hút và gọi bồi tiêm hãm nước trà,
chẳng may anh ta vô ý, đánh đổ nước lên đùi con bé, nước cũng không nóng mấy,
nhưng làm ướt cái quần lụa của nó "mới là ngầy"! Thế là con bé
tru tréo khóc oà lên, ông chủ vội vàng đứng dậy, bế xốc con lên dỗ dành, nhưng
con bé "lên cơn hờn ghê gớm, cầm con bút bê đập đôm đốp mãi vào đầu cha
và chửi cha chửi mẹ thằng làm ướt cái quần đẹp của nó". Thế là loạn cả
một cửa tiệm hút lịch sự, đang đông khách, tầng trên cũng đổ dồn xuống, nào
những me tây, những bà phán, đang ù dở ván bài… như cái chợ vỡ. "Năm
người đàn bà đổ xuống. Người đi sau rốt, lùn mà béo, mặt rỗ, mặc quần lụa
trắng, ngoài mặc cái "bu-lơ-vơ", búi tóc lộn, dáng mặt hầm hầm, chẳng
nói chẳng rằng, giằng sấp ngay lấy con bé ẫm tuốt lên lầu".
Cách viết phóng sự của Khái Hưng rất khác những nhà viết phóng sự sau đó và ông cũng chỉ viết có một bài này, nhưng đã cho thấy rõ lối tả chân của ông: động tác rất nhanh, lời lẽ chính xác, không sót một chi tiết nhỏ, không ba hoa, làm cho độc giả có cảm tưởng bịa đặt, điều mà nhiều nhà phóng sự mắc phải. Khái Hưng xây dựng phóng sự như một truyện ngắn, bố cục chặt chẽ, về một ổ thuốc phiện kiêm cờ bạc, đĩ điếm, sang trọng ở ngõ Sầm Công. Ông chủ tập thể, dẫn đầu, cù lần, bất lực; con bé ba tuổi, trung tâm, đáo để tuyệt mức; và bà mẹ rỗ huê đi đoạn hậu, nắm tất cả quyền bính trong tay. Tổ chức đồi trụy này, nằm trong căn nhà tây, là một toàn diện gia đình trị mà hai lãnh đạo là đàn bà, rất đúng đường lối "nữ trị" sẽ thấy trong tác phẩm của Khái Hưng sau này.
Tôi
kéo xe của Tam Lang (Vũ Đính Chí)
Xe
kéo
là xe có hai bánh lớn, người phu đứng trước cầm hai càng xe kéo mà chạy, lúc đó
chưa có cyclo. Cyclo ba bánh, người phu ngồi trên yên sau xe, đạp, đỡ vất vả
hơn nhiều. Theo Tam Lang, hơn mười năm sau khi tác phẩm của ông ra đời, xe
kéo bị bãi bỏ hẳn[9]. Tam Lang bắt đầu phóng sự như sau:
"-
Ông cho nhà cháu xin chiếc xe.
-
Mày ở đâu, tên là gì?
Soạc
rộng cái mồm đầy hai hàm răng cáu bựa như những múi na, anh cai T. nới một lỗ
khuy chiết thắt lưng da to – to ngang chiếc giây lưng đeo cát tút của người đi
săn – tráo trợn hỏi như nhổ vào mặt người anh ta coi là lạ.
-
Bẩm, cháu ở Thái Nguyên, tên là Tý"[10]
Lối
mở đầu rất khéo, đã tạo được "không khí trấn áp" từ đầu, văn Tam Lang
rất sống động. Nhưng ông phạm một lỗi, là ngay đầu đã mô tả tay Cai xe như một
thứ cặn bã, đồ bỏ: "hai hàm răng cáu bựa như những múi na",
"tráo trợn hỏi như nhổ vào mặt". Đây là nhược điểm chung của
nhiều người viết văn hiện thực tả chân: Nguyễn Công Hoan bảo: viết người ác thì
phải tả mặt mũi như thế nào… hoặc Vũ Trọng Phụng đổ tất cả mọi xấu xa tội ác
lên đầu Nghị Hách. Lối tả này ta gọi là phóng họa, Pháp gọi là caricature,
rất ít tính nghệ thuật.
Cái
lầm thứ hai của Tam Lang là để cho có vẻ "thành thực", ngay chương
đầu, ông kể đã được Bùi Xuân Học, chủ nhiệm Ngọ Báo, gợi ý nên đi làm phóng sự
như các nhà báo bên Tây, thường sang Hồng Kông, Thượng Hải làm phóng sự. Tam
Lang bèn đóng vai một anh phu xe đi kiếm việc, đến gặp ông Cai, v.v. "Sự
thật" này hơi khó tin, bởi vì một "công tử Hà thành" như Tam
Lang, chưa bao giờ tập kéo xe, mà chỉ một thoáng đã biến thành
"cu-li" kéo xe chở một ông Cai Tây bự, chạy một cuốc dài từ Đồn Thủy
lên Yên Phụ!
Tôi
ké xe là tác phẩm rất mới thời đó, người đọc dễ tính không thấy
những sơ hở và họ thích vì tác giả mô tả được tất cả những cái "dã man tàn
bạo" của tên Cai xe, mụ vợ nặc nô cũng ác như chồng và sự bần tiện của
thằng cha Cai Tây mập ú, bắt chẹt phu xe, trả rẻ… đúng như ý họ muốn. Đó là
cách viết của một số tác giả hiện thực xã hội tả chân thời ấy, nhiều tính trào
phúng, phóng đại, nhưng ít sự thật, mà lại rất được ưa chuộng.
Cơm
thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng
Hơn
một năm sau, Vũ Trọng Phụng, viết Cạm bẫy người, ký Thiên Hư, đăng lần
đầu trên báo Nhật Tân số 2 (9-8-33), được Annam xuất bản cục (nhà xuất bản đầu
tiên của Tự Lực văn đoàn) in thành sách năm 1934.
Cạm
bẫy người kể lại câu chuyện do một người bạn – là kẻ đánh lừa cha –
thuật lại: vì có ông bố keo kiệt nhưng thích cờ bạc, y bèn dẫn về nhà một tay
cờ bạc bịp, tay này lột tiền của ông bố rồi chia cho y. Cờ bạc bịp có nhiều
trường phái mà lừa đảo cũng vậy… Cạm bẫy người là tác phẩm đầu, Vũ Trọng
Phụng viết khá cẩn thận, tôn trọng sự thật, có lẽ vì thế mà được Tự Lực văn
đoàn in. Nhưng Cạm bẫy người chưa phải là một phóng sự mà chỉ là câu
chuyện nghe kể lại. Chất phóng sự rõ hơn, trong hai tập sau: Kỹ nghệ lấy Tây
và Cơm thầy cơm cô[11]. Kỹ nghệ lấy Tây, ghi lại
lời tâm sự của những người đàn bà lấy Tây kể về hoàn cảnh éo le của mình. Cơm
thầy cơm cô mới đích thực là phóng sự, bởi vì tác giả đã nhập hẳn vào môi
trường khảo sát.
Cơm
thầy cơm cô, viết về "thế giới con
ở" mà Vũ Trọng Phụng trà trộn vào để nghe chúng kể lại những chuyện tồi tệ
của chủ. Trước hết ông giả làm người đi tìm việc, được mụ mối dẫn đến trọ ở một
hàng cơm:
"Tôi
không cần nói rõ hàng cơm nào, ở phố nào, làm gì. Các ngài chỉ biết rằng một
hàng cơm cũng như nghìn vạn hàng cơm khác, nghiã là khi ta mới bước chân vào
thì bổn phận ta là thấy lập tức buồn nôn. Nào là mùi cá mè, mùi thịt trâu, thịt
lợn thiu, mùi lòng lợn, lòng bò, mùi mẻ chua, mùi dưa khú… Thôi thì đủ một trăm
nghìn thứ mùi khó chịu, mà lạ nhất là nó không hề bận tâm đến hai lỗ mũi của bà
chủ luôn luôn nắm trong tay cái quạt nan, cởi trần trùng trục và thỉnh thoảng
lại cao hứng vén quần lên đến bẹn và gãi sồn sột, tự nhiên như đàn ông chúng
ta"[12].
Đoạn
văn này khá tiêu biểu cho lối viết của Vũ Trọng Phụng: khiêu khích và phóng
đại. Hàng cơm ông tả khi ta mới bước chân vào thì bổn phận ta là thấy lập
tức buồn nôn, vì những mùi cá mè, mùi thịt trâu, thịt lợn thiu, mùi lòng
lợn, lòng bò, mùi mẻ chua, mùi dưa khú… mà nó lại giống như nghìn vạn
hàng cơm khác. Vậy tất cả những hàng cơm ở Hà Nội đều như thế ư? Hai chữ
"bổn phận" có nghiã gì? Lại còn bà chủ cởi trần trùng trục và
thỉnh thoảng lại cao hứng vén quần lên đến bẹn và gãi sồn sột nữa: Bạn đã
thấy ở nơi nào có hàng cơm với mụ chủ quán cởi trần trùng trục ngồi tiếp
khách? Rồi phóng viên được đưa vào nhà trong, lên gác, vẫn lối tả chân sống
sượng, viết phứa, sản xuất ra những câu: "Bọn cơm thầy cơm cô nằm ngổn
ngang như lợn cả, bọn đực nằm phía bên kia, bọn cái, phía bên này"[13].
Vũ
Trọng Phụng đẩy xa sự phóng đại gấp mấy lần Tam Lang, cho nên, dù ông có biệt
tài viết rất sống động, lôi cuốn, có những đoạn hay, nhưng những câu văn như
trên đã tạo ra cảm giác một thứ hoạt họa tiếu lâm tàn ác hơn là một thiên điều
tra về cảnh lầm than của kiếp người.
Theo
Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Trọng Phụng là người sống nghiêm túc, đạo đức, chẳng bao
giờ đi chơi đêm, vậy mà ông lại viết những phóng sự "kinh hồn" như Cạm
bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô, dĩ nhiên là phải hư
cấu, mà viết rất nhanh, không kịp đọc lại, nên đã có nhiều chữ gây tai hại cho
tác phẩm. Tuy nhiên ông đã tạo được một "trường phái phóng họa" mà
sau này Hoàng Hải Thủy là môn đệ trung thành.
Phóng
sự của Nhất Chi Mai (Thế Lữ)
Trên
Ngày Nay, phóng sự do ba người đảm nhiệm: Việt Sinh (Thạch Lam), Nhất Chi Mai
(Thế Lữ) và Trọng Lang, một cây bút mới. Cả ba đều có lối viết khác hẳn lối hư
cấu của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng.
Thế
Lữ, dùng lại bút hiệu Nhất Chi Mai, đã từng ký trên Phong Hóa, năm 1932[14]. Bẵng đi hai năm, ông không dùng
bút hiệu này nữa[15]. Khi được điều động sang Ngày Nay,
trên Phong Hóa số 125 (23-11-34), Thế Lữ có làm một bài thơ trả lời độc
giả hỏi: Thế Lữ ở đâu mà không thấy có mặt trên Phong Hóa? Cũng kể từ
lúc này, ngoài bút hiệu Thế Lữ, ông còn lấy bút hiệu Nhất Chi Mai để trình làng
trên Ngày Nay như một tác giả mới, với lối viết phóng sự sinh động, lôi cuốn,
tại Hải Phòng, nơi gia đình ông cư ngụ.
Thế
Lữ bắt đầu với bài phóng sự Một cái chợ người giữa nơi thành thị,
ký tên Nhất Chi Mai, trên Ngày Nay số 1 (30-1-35). Tiếp đó là loạt phóng sự Buôn
người[16], Tong-Hin,[17] và loạt bài Ngày Nay điều tra
Ăn cướp của Trọng Lang và Thế Lữ[18]. Cũng trên Ngày Nay, Thế Lữ bắt đầu
loạt tiểu thuyết trinh thám Lê Phong phóng viên trinh thám[19].
Một
cái chợ người giữa nơi thành thị của Nhất Chi Mai, mô tả cảnh "chợ
người" ở Hải Phòng, là nơi những người đi tìm việc tụ tập, tiếp xúc với
các mụ mối chuyên kiếm việc cho kẻ thất nghiệp để lấy hoa hồng. Giọng phóng sự
của Thế Lữ như sau:
"Haiphong,
một buổi sáng mùa đông, trên trời mây kéo đen ngòm; lác đác mấy hạt mưa lạnh
buốt đến xương.
Thu
mình trong chiếc áo cao-xu, tôi rảo bước trên bờ hè phố Bonnal. Bỗng có tiếng
gọi giọng lanh lảnh:
-
Ông tìm người làm?
Dừng
bước, thấy trước mặt tôi, trên bờ hè, sế [xế] vườn hoa bãi
sông Lấp, bầy ra một cảnh tượng khiến ai thấy cũng phải chú ý.
Một
bọn người vừa đàn ông, vừa đàn bà, trẻ có, già có, quần áo rách rưới, co ro,
sắp hàng ngồi thành một rãy. Những khuôn mặt hốc hác, những da vàng ỏng, những
con mắt sâu hoắm".
Giọng
Thế Lữ thành thật, nên đã chiếm được lòng tin của độc giả. Một cái
chợ người giữa nơi thành thị chỉ là bài mở đầu cho chủ đề Buôn người.
Buôn
người là phóng sự dài và chính của Thế Lữ, đăng trên Ngày Nay từ
số 2 đến số 8, cho ta thấy lại văn tài tác giả Vàng và máu, nhất là ở
những đoạn mô tả bọn lái buôn hành động trong đêm tối:
"Trên
mặt nước đen như mực, chiếc thuyền không đèn, không đóm cứ việc đè sóng vùn vụt
chạy như bay. Một tên khách lực lưỡng, vẻ mặt dữ tợn, mắt sáng quắc như mắt vọ,
lạnh lùng ngồi lái.
Tuy
là đường thủy mà lại khúc khuỷu khó đi vì đá mọc ngầm dưới biển rất nhiều.
Thuộc
lòng từng tảng đá, tên lái khách thản nhiên cho thuyền chạy quanh co, săm săm
đâm vào trong đêm tối…
Những
tiếng gió vi vút, gầm thét trong hang, những tiếng hò não nuột của lũ chim đêm,
những tiếng sóng dạt dào, những cái bóng đen lù lù của đàn cá mập bơi theo,
những cảnh tượng thâm u, sầu thảm của trời nước, một đêm không có trăng sao,
không đủ làm nao lòng bọn "lái thán", bọn khách chuyên nghề chở người
từ Haiphong ra Moncay.
Bọn
này toàn là giặc bể trở về. Trên lương tâm mỗi đứa đếm ra cũng được dăm cái án
mạng gớm ghê.
Bọn
"lái thán" công ty với bọn "mẹ mìn" chở những món hàng
người qua Moncay, về nẻo Đông Hưng. Mỗi chuyến đi thoát, bọn "lái
thán" cũng được trăm bạc hay hơn tiền hoa hồng".
(Ngày
Nay số 2, 10-2-35).
Văn
trong Buôn người có nhiều đoạn tuyệt hay như thế, nên đã lôi cuốn độc
giả, khiến họ dù có nghi ngờ đôi chút về "sự thực", cũng bỏ qua, vì
cho rằng nhà văn có quyền hư cấu cảnh vật, miễn là nội dung buôn người
có thật, do Thế Lữ điều tra chứ không bịa đặt.
Ngày
Nay số 3, vẫn trong Buôn người, tác giả chuyển sang chuyện mẹ mìn. Theo
ông, năm 1929, là năm mẹ mìn. Chuyện mẹ mìn dẫn đến chuyện
người Tàu giấu của; tất những chi tiết ly kỳ này, dĩ nhiên tác giả không trông
thấy mà chỉ nghe kể lại: họ mua một thiếu nữ đồng trinh, chờ lúc trăng lặn, làm
lễ chôn sống người con gái Annam cùng với của cải châu báu để làm thần giữ của,
tục này có từ thời Tô Định, Liễu Thăng. Còn ngày nay [1935] người ta dùng mẹ
mìn trong việc "hiện đại" hơn: bán người cho bọn mộ phu đi Tân
thế giới. Trước tệ nạn này, dân chúng đứng lên lên trừ mẹ mìn, nghiã là cứ thấy
một "con mẹ" lanh lẹ mon men vào chợ, lân la hỏi chuyện là người ta
xông vào đánh "cho chết bọn mẹ mìn". Sau việc này và việc tay tổ mộ
phu Bazin bị ám sát ở chợ Hôm, hoạt động mẹ mìn và buôn người mới
lắng xuống. Tình cờ một hôm phóng viên Nhất Chi Mai gặp được cụ Bát, kể lại:
Con gái cụ bị bắt cóc sang Tàu lúc 12 tuổi, bán cho một nhà giầu làm con ở. Năm
20 tuổi, cô gái gặp được một người [Tàu] tốt đưa cô trở về với gia đình.
Cũng
có trường hợp không đi thoát, vì thuyền gặp bão đánh giạt vào đảo, bị nhà đoan
vây bắt với cả "thuyền hàng" gồm mười người phụ nữ. Hoặc trường hợp
bi thảm của một đứa nhỏ bị bắt, bán làm con ở, sau lớn lên làm vợ chung cho
chủ, là ba tên lái lợn.
Phóng
sự Buôn người để lại dấu ấn hãi hùng về một thời ở Bắc: trẻ con nào lớn
lên trong thời ấy, nghe thấy hai tiếng mẹ mìn là sợ mất viá. Ngày nay
đọc lại phóng sự của Thế Lữ Nhất Chi Mai, ta mới thấy rõ cảnh mẹ mìn bắt cóc ấy
như thế nào.
Phóng
sự Tong-Hin quê hương của Trần Tế Đường, không có gì đặc biệt: Tong Hin
là một làng nhỏ bên Tàu sát biên giới. Từ Moncay sang Tong Hin phải qua cái cầu
nhỏ dài 100 mét, bắc ngang sông Đông Hưng. Tong Hin là quê hương của Trần Thế
Đường, Tổng đốc Quảng Đông. Sang Tong Hin phóng viên gặp kỹ nữ Xuân Đào, một
người đẹp, hát hay nhưng số phận long đong.
Ngày
Nay điều tra ăn cướp của Trọng Lang và Thế Lữ, đăng trên
Ngày Nay từ số 6 đến số 13, là một phóng sự thành công. Hai phóng viên đi sâu
vào những tổ chức ăn cướp ở thôn quê. Người dân bị cướp thường trực, nhưng
không có vũ khí chống lại, chính quyền làm lơ.
"Tiếng
chó sủa, tiếng tù và, tiếng trống ngũ liên và những tiếng cầu cứu kêu thất
thanh trong đêm tối! Dân quê luôn luôn sống trong sự sợ hãi: sợ cướp và sợ bao
nhiêu thứ khác nữa". Đám cướp được tổ chức rất dễ dàng:
"Cứ
một bọn hai mươi người biết cách xếp đặt hẳn hòi thì đến bất cứ nhà nào ở thôn
quê cũng ăn cướp được" đó là lời tuyên bố đáng sợ của của một tên tướng
cướp".
Nhờ
khôn khéo và may mắn, phóng viên được tướng cướp tin cậy, cho dự một vụ đánh
cướp thực sự và "trả lời phỏng vấn" nữa, tiết lộ mánh lới khảo của,
cách tháo chạy như thế nào, sự trừng phạt kẻ phản bội ra sao, làng cướp cũng có
kỷ luật sắt như luật mafia sau này, không ai dám tố cáo lẫn nhau, cho nên những
kẻ nhúng vào tội ác, giết người, vẫn ở ngoài vòng pháp luật, cho đến khi tự ý
ngừng hoạt động, về hưu, làm người hiền lành như một ông đồ!
Kèm
chuyện ăn cướp, hai tác giả còn mô tả những bức tranh quê sống động trong ngày
phiên chợ, cảnh đấu đô vật hấp dẫn, những lý luận đặc thù của xã hội bất lương,
cả đến những người dân "vô tội", cũng không chỉ là đáng thương, là
nạn nhân mà còn, một cách nào đó, đã "đóng góp" vào tội ác. Ngày
Nay điều tra ăn cướp là một phóng sự có giá trị sâu sắc, nhưng rất tiếc,
không được mấy ai chú ý.
Phóng
sự của Trọng Lang (Trần Tán Cửu)
Trọng
Lang[20] là cây bút chính về phóng sự của
Ngày Nay. Trọng Lang vượt trội Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, vì tính chất thành
thật, nhân đạo và nghệ thuật tả chân trong tác phẩm của ông. Ông nói thẳng mình
là nhà báo được trả tiền đi làm phóng sự.
Trọng
Lang xuất hiện lần đầu trên Ngày Nay số 1[21] với phóng sự Lạc vào động bà
chúa Hàng Bạc, tả lại cái động của bà Bé Tý, nhân vật nổi
tiếng ở Hà thành. Lúc ấy ông mới 19 tuổi, gửi thử bài viết đầu tiên cho Ngày
Nay, không ngờ được đăng ngay.
Bà
chúa Hàng Bạc người Tầu lai Tây, sống bên Annam, và động của bà – ngày
chủ nhật thỉnh thoảng mở cửa cho khách vào xem – có đủ mọi trò hấp dẫn, có ảo
thuật, có đội vũ nhạc, có nhẩy fox Tây theo điệu đàn Tàu; có hát cô đầu lối
Tàu, có lên đồng… nghĩa là không thiếu trò gì cả. Với bài phóng sự này, Trọng
Lang xác định giọng văn đặc biệt của mình, ông giới thiệu động bà chúa Hàng Bạc
như thế này: "Ra Hà Nội, một ông Lý Toét ít ra phải được xem hai cái kỳ
quan: Vườn bách thú và nhà bà Bé-Tý". Và ông đã mô tả quang cảnh và
không khí "động tiên" ấy như một màn xiệc sống, đủ trò lai căng mà ta
có thể mường tượng được.
Tiếp
đến Trong làng chạy[22] là một thiên phóng sự
sống động về thế giới trộm cắp, ông bắt đầu như thế này:
"Chợ
Đồng Xuân, một buổi sáng… Lấy chỗ những con chó cụp đuôi đứng liếm lá gói bánh
hay đống rác ở các chợ nhà quê, hai thằng bé đứng "hít" một mẹt bún
chả.
Hai
tay khoanh để sau gáy, chúng thỉnh thoảng nuốt nước rãi.
Người
gầy, quần áo rách. Người ta không hiểu hai bộ tã ấy còn duyên nợ gì với hai cái
thân ốm yếu ấy mà chưa rời."
Tất
cả ngụ trong cách tả và sắp đặt: hai thằng bé – sắp giật gói bánh ga tô
– chiếm chỗ con chó cụp đuôi liếm lá, đứng hít mẹt bún chả, nuốt nước rãi, không
hiểu hai bộ tã ấy còn duyên nợ gì với hai cái thân ốm yếu ấy mà chưa rời.
Lối tả lạnh lùng đến "vô nhân" như thế, mà lại vô cùng nhân đạo
thương tâm trong chiều sâu, chưa mấy nhà văn đạt được, khác hẳn với lời văn thô
và miệt thị "Bọn cơm thầy cơm cô nằm ngổn ngang như lợn cả" của
Vũ Trọng Phụng mà ta vừa thấy ở trên. Trọng Lang đưa ta vào thế giới ăn cắp,
từ tỉnh về quê, đủ mọi hoàn cảnh, tình thế, đủ loại thủ đoạn, mánh khoé, khác
nhau. Ông đã tạo ra bức tranh bi hài tột độ về xã hội đạo chích đương thời.
Trong
phóng sự Đàn bà hút thuộc phiện[23] ông chiếu ánh sáng vào những
đàn bà nghiện, sang hèn khác nhau, trong những tình huống khác nhau, đặc biệt
những người thường xuyên nằm đét trong các tiệm hút tồi tàn, chỉ ngóc đầu lên
để đi khách, có tiền hút tiếp, họ chính là hình ảnh của địa ngục trong con
người: tự mình đưa mình xuống âm ty.
Phóng
sự Đời bí mật của sư vãi[24] kém Trong làng
chạy, bởi tác giả có thành kiến với giới tu hành, ông cho rằng chín mươi
phần trăm người đi tu thuộc vào bốn loại sau đây: 1-Trong tử vi có chữ "tu
hành". 2- Mồ côi cha mẹ hoặc lười biếng. 3- Muốn chết nhưng sợ đau không
dám tự tử. 4- Cha là sư, mẹ là vãi. Với một thành kiến chắc nịch như thế, ông
chỉ tạo ra hoặc nghe lại những mẩu chuyện về các loại sư hổ mang, hoặc những
chi tiết ly kỳ về cuộc đời xác thịt của một sư bà… rồi phóng ra mà không điều
tra chiều sâu của cuộc sống trụy lạc – nếu có thật – của giới tu hành. Phóng sự
Gà chọi[25] hay hơn, tác giả tìm
hiểu khá sâu về thế giới chơi gà chọi, đưa ra những trang phóng sự thật sống
động. Phóng sự Đồng bóng[26]cũng tìm hiểu cặn kẽ về thế giới lên
đồng.
Nhưng
tác phẩm chính ông là phóng sự dài Hà Nội lầm than, đăng
trên Ngày Nay năm 1937[27] về cuộc sống bùn lầy của đám
phụ nữ giang hồ (gái nhảy, cô đầu, gái điếm) và của phường ăn mày kiêm ăn trộm.
Tất cả Hà Nội lầm than đều là thần tử của thuốc phiện, trong hai khu Sầm
Công và Khâm Thiên.
Làm
dân[28]
viết
về tình trạng tồi tệ, hủ lậu, dốt nát của một làng nhỏ ở ngoại ô mà những người
con gái nhẹ dạ, chỉ mơ được ra Hà Nội, đã sa vào vòng trụy lạc. Làm tiền[29] viết về những thủ
pháp làm tiền quỷ quyệt của đủ mọi hạng người.
Đói[30]
là
phóng sự mà cũng là tài liệu văn học sớm nhất về nạn đói năm Ất
Dậu ở miền Bắc, mô tả cảnh chết đói kinh hoàng trên đường phố, của những người
dân quê tiến về Hà Nội: "chúng cháu cả làng chết tiệt mất cả" nên
rủ nhau đi bộ liều lên đây "vì nghe họ bảo rằng ở Hà Nội thì cứ nhặt
hạt rơi hạt vãi, cứ khóc một tiếng, vái một vái, là đủ no cho cả đống rồi".
"Chín người, mà là chín bức tượng gầy đen kịt. Những người lớn thì đã
vượt tuổi, sớm đến cõi chết: nghiã là họ đã mắt trũng, răng hô, lêu đêu, ghê
gớm như ma quỷ cả rồi. Những đứa bé thì như trở lại thời sơ sinh: nghiã là mắt
tròn xoe, má răn thành sóng đến tận mang tai, chúng bé rúm lại, như những khỉ
con mới đẻ".
Sống
sót[31],
đúng như lời giới thiệu của tác giả: "Thiên phóng sự này tả tình
cảnh của bọn thực dân Pháp sống sót lại sau đêm mùng 9,[9-3-1945, ngày Nhật
đảo chính Pháp] của tụi Việt gian đã sống sau gót thực dân, của lũ
"me" lỡ bước, của những kẻ vong bản đã nhập Pháp tịch."
Trọng
Lang và Nguyên Hồng là hai nhà văn lớn do Tự Lực văn đoàn khám phá.
Trong
mười 10 năm, từ 1935 đến 1945, Trọng Lang, một mình, trên Ngày Nay, đã tìm cách
phơi bày tất cả bộ mặt tối tăm của xã hội thực dân, qua ngả phóng sự.
Phóng
sự của Trọng Lang về tình trạng lầm than sa đọa ở Hà Nội, tiểu thuyết hiện thực
xã hội của Trần Tiêu về đời sống tăm tối của dân quê, và tiểu thuyết phóng sự
của Nguyễn Hồng về xã hội trộm cắp, là ba mặt công phá khác của Ngày Nay, ngoài
tiểu thuyết Khái Hưng, Nhất Linh, và truyện ngắn Thạch Lam.
Hà
Nội lầm than là tác phẩm chính của Trọng Lang, đăng
trên Ngày Nay năm 1937[32], với bốn đề tài: Gái nhảy, Cô
đầu, Nhà thổ và Ăn mày.
Tiệm
khiêu vũ, khi đứng ngoài, tiếng nhạc vọng ra cho ta cảm giác quyến rũ, êm dịu,
mơ màng, cực kỳ thanh lịch:
"Ngồi
nhìn, từ 9 giở cho tới nửa đêm, những cặp "nhảy" dịu dàng và trai
trẻ, giữa tiếng cười, hoa và giây giấy, giữa những điệu nhạc mê hồn, người ta
yên chí rằng nghề "nhảy" là một nghề nhã nhặn, kiếm được, cho các cô
nhảy tiền và chồng rất dễ.
Nhưng
từ mười hai giờ đêm đến ba giờ sáng, hay đến lúc bình minh, lúc phấn sáp đã
trôi qua những làn da xám nhợt, người ta mới thấy rõ cái bã của cuộc vui, bộ
mặt thực của nghề nhảy, nó cũng gớm chết như bộ mặt xanh vàng, hết phấn của các
cô nhảy.
Rồi,
nhìn thấy các cô nặng nề, khổ sở, cố lê theo mấy ông lực lưỡng, lắc trên lắc
dưới như một thằng múa rối, người ta tưởng tượng ngay ra rằng các cô là
"cu-li nhảy" chứ không phải là gái nhảy nữa".
"Một
lát nữa tôi thấy cô nhảy tăng gô với khách, lưng cong lên, cầm cô tựa vào vai
khách, há mồm ra mà… ngủ như thường". (Ngày Nay. 50)
Trọng
Lang đã vào bên trong tiệm nhẩy, đã nhìn thấy cái bã của cuộc vui, đã
thấy những "cu-li" nhẩy, bởi họ đúng là phu nhảy, loại phu phen hạng
bét, hàng đêm phải gánh đủ mọi hạng người, hôi hám, say khướt, thô tục, không
biết nhảy, giẫm lên chân. Bằng mọi giá, cu-li nhảy phải kéo cho được những tạ
thịt này đi theo điệu nhạc, có cô bị giẫm nát cả mấy ngón chân, phải vào bệnh
viện. Một đời sống quay cuồng, trông bề ngoài đẹp như tranh, mơ như luân vũ,
nhưng bên trong là những cái xác không hồn, nhảy đến tan thân, rách áo, gãy
giày, hai chân rã rời muốn qụy, để nuôi một thân hình không còn sinh lực, không
còn sức sống.
Cô
đầu
cũng không khá hơn. Đây là cảnh năm, sáu cô đầu, đội khăn trắng, tiếp khách:
"-
Em đã nhất định không chịu để tang. Nhưng mà bà ấy bắt phải đội khăn trắng.
-
Đội khăn trắng thì họ bảo mình cóc có tiền mua khăn nhung, phải giả có trở để
đội khăn trắng, rẻ tiền, giặt được.
-
Dù mình có để trở bố mình đấy, họ cũng bảo là mình để trở ông Bôn-be."
Một
cô đầu kiêm nữ sĩ than:
"-
Chỉ vì cái con phải gió, con X. kia! Đưa cho nó một đồng để nó mua thuốc phiện
dấm thanh về hai đứa uống. Nó lại đi mua có năm hào!"
Nên
cô mới còn ngồi đây. Con phải gió đã đi thoát, nó chẳng nghe được lời cô
trách.
"Em
có chết, thiên họ tất họ sẽ nói: chẳng chết những đứa đó thì chết đứa nào! Nhà
báo sẽ đăng là chết vì tình! Các anh may ra sẽ được một câu điếu: Thế à! và một
cái tắc lưỡi, như gọi chó!"
Những
nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng… thường tụ họp bên
bàn đèn, để mơ nàng tiên nâu, uống từng âm thanh "tom chát", có đọc
những dòng này, chắc không khỏi "chạnh lòng". Trọng Lang đã ép trọn
đắng cay, tàn ác, trong vài câu ngắn ngủi, nhỏ xuống những số phận không ai
tin, không ai thương: dù mình có để tang bố, chúng nó cũng không tin, thì tang
làm gì? Mà cái con phải gió bảo đi mua thuốc phiện dấm thanh, lại còn hà tiện,
cho chết một mình đáng kiếp! Nhưng không hề thấy xác. Chỉ thấy mùi âm khí. Còn
em, một cô đầu-văn sĩ, em có chết, chắc cũng chỉ được các anh đồng nghiệp tặng
cho một cái tặc lưỡi như gọi chó là cùng! Kinh khủng. Bái phục. Sao lại có ngòi
bút gói ghém được toàn diện cái ai oán trong tiếng tom chát Khâm Thiên đến thế.
Nhà
thổ còn ghê hơn. Bởi "tôi quyết rằng không ai dám nhận
đã đi vào… "nhà thổ" dù chỉ một lần nhỏ thôi, trong đời mình. Là vì
nhà thổ là chỗ ô uế cực kỳ, một chỗ để chứng rằng tâm hồn và xác thịt của một
đám đàn bà trụy lạc đã thối nát đến bực nào…
Tôi
đã đàng hoàng bước vào nhà thổ với ngòi bút và lòng thương."
Đấy
là nói cho oai, chứ chàng phóng viên này đến ngõ Sầm Công đi qua một căn nhà
thổ bốn bận mà không dám vào, dù bị chế giễu, mời mọc, đủ kiểu:
"-
Giời mưa, ới hỡi giời mưa:
Có
thằng thích chết mà chưa dám vào!"
Một
mụ già mắng át con bé hát láo, thì thào vào tai chàng:
"-
Chả có ai cả đâu! Mời cậu vào đi!"
Bấy
giờ chàng mới nghiệm thấy "thì ra bao nhiêu ngày tháng sống chung với
"kẻ cướp" và "kẻ cắp" dạo trước, vẫn chưa gây cho tôi đủ
can đảm để vào "nhà thổ". Rồi chàng cũng thuê được hai quân sư nghiện
dẫn chàng vượt cửa khẩu vào vùng đất cấm:
"Tôi
đã được nghe những tiếng cười, khóc, điên dại và ghê gớm của một đám người hãy
còn tỉnh để nhớ rằng họ đã từng là… "đàn bà". Tôi đã thấy hết cả các
thứ bẩn thỉu, cái vô nghĩa trong kiếp sống ở một người đàn bà, khi người đó đã
không còn gì là "đàn bà" nữa".
Nhưng
vẫn có "một mụ" phân biệt nghề mình với nghề cô đầu:
"-
Chuyện! Cô đầu khác, mà nhà thổ khác. Cô đầu khổ sở bỏ mẹ đi… Thằng nào cũng
phải tiếp. Đang ngủ nó dựng cổ dậy, nó có bệnh nó đổ cho cũng không biết nữa.
Nó hành hạ không kêu vào đâu được, chủ nó đánh đập như con chó cũng phải chịu.
Ăn thì ăn uống khổ sở. Thử hỏi tụi cô đầu N.7 xem có sướng hơn chúng tôi chưa?
-
Nhưng mà ở nhà chứa nghe nói: "không chịu tiếp khách, mụ chủ nó lột
truồng ra, lấy tóc buộc vào cột mà đánh, lại có lúc nó buộc phải tiếp nhiều
khách quá trong một đêm, thì phải nắm lấy chầy mà cán bụng. Hai việc đó sướng
cái gì?"
Mụ
lại phải giải thích: bây giờ không làm thế được, chủ hành hạ thì đã có phép
(lên khóc lóc mách bà đầm lục xì). Còn khách hàng lôi thôi, tống ra cửa (bảo y
có bệnh, cách khám đã có quan đốc lục-xì dạy cho rồi).
Nhà
thổ
còn có phép trị bọn khách quý. Một lũ khách gian, tiếng lóng là càn long,
sai hai đứa đi mặc cả trước, rồi dẫn "con Oanh" vào xăm[33]. Oanh khét tiếng anh chị, bao nhiêu
thằng nó cũng thầu hết. Hai thằng vào trước, mở hé cửa sau cho bọn càn long
vào lậu. Oanh cho cả bọn 10 thằng vào xăm, đoạn nó tự thoát y rồi ra lệnh: các
anh đông quá mà chỉ thả ra có một đồng rưỡi, lại mặc cả suốt đêm cho hai người.
Thôi thì đã đến đây, chả lẽ lại về không, vậy anh nào muốn ở lại, phải lập tức
cởi hết quần áo ra. Nhìn tấm thân hộ pháp của con Oanh, chín thằng mất viá, líu
ríu xin rút lui, chỉ một thằng trẻ chuyên môn tắm truồng, can trường ở lại. Thế
là mất toi một đồng rưỡi bạc. Giá hạng bét chỉ có hai hào.
Nhà
thổ
là một xã hội đủ mọi hạng người: từ những công tử đẹp trai con quan lỡ bước,
mặt xanh rớt, hành nghề cho Tây, đến những người đàn bà "không còn là
đàn bà" mà là những "đống thịt trâu xám ngoét", ngửa
ra trên bàn lục xì cho quan khám, nghe chửi, hoặc nằm chịu trận trong ngõ Sầm
Công hôi hám, để nuôi thằng chồng nghiện hút, mắc bệnh lậu, đánh vợ tàn nhẫn.
Đó là mặt trái của Hà Thành thanh lịch áo dài Lemur Cát Tường, và là thành quả
của chế độ nha phiến bảo hộ.
Chưa
đủ, Trọng Lang còn đào sâu hơn: phần thứ tư của phóng sự: Trong hang tối, chứa
chất những cuộc đời tăm tối nhất trong ngõ Sầm Công và Khâm Thiên. Là loại
người đã ở trong bùn, ăn gì cũng không chết: ngốn thịt gà toi, thịt trâu chết,
ở với lợn, mà lại sợ vào nhà thương, con lên kinh sài, thì mua hương "cửu
trùng" cúng, hôm sau thấy bảo nó hỏng đêm qua rồi, chỉ chép miệng:
"Ối chào! Trẻ con ấy mà!". Trẻ chết có đáng gì. Lại có kẻ hành
nghề "chôn người". Bởi vì người lớn hay trẻ con chết mà gia
đình ngại lôi thôi, không muốn dính, vứt xác ra đường; hoặc ma cà bông, chết
nghiện, vô thừa nhận… thì đã có ông chôn người lượm về chôn tuốt. Lại
còn phải kể hạng người giết… người, là những bà mụ, đỡ đẻ bằng mảnh
chai, mảnh sắt rỉ, bằng lá ngón; lang băm giết người vì cho uống bùa ngải; lang
Mường (giả mường) bán bùa đeo rốn, cam đoan sau trăm ngày sẽ có mang.
Nhưng
đây mới là cái đáy: trong Một "tổ cốc" (tổ ăn mày, ăn cắp,
nghiện) ở phố S.C, họ nuôi chuột cống làm bồi tiêm, nuôi mèo luyện nghề ăn cắp.
Mèo, chuột, đi ăn cắp thuốc tha về, nghiện nặng như chủ, sau mỗi
"vụ", chúng được thưởng, hít khói thuốc phiện.
Một
ông ăn mày kiêm ăn trộm, nguyên gốc quan Thừa kiêm thi sĩ, ngâm:
Ngàn
năm văn vật đất Thăng Long
Thuốc
phiện là đây có phải không?
Bởi
vì, "nếu chỉ kiếm được có hai Bảo đại, tức là hai "con" thì
đành phải uống tạm một bát nước "cam lồ" nghiã là nước canh nấu bằng
dẻ lau bàn đèn, các thứ bẩn thỉu của bàn đèn, có đá hơi thuốc phiện.
-
Nếu không kiếm được một trinh nào?
-
Thì… như thường lệ! Nghiã là nổi cơn ho hen lên, rồi nằm chết rũ một xó hè nào
đó…"[34]
Ai
lại muốn chết?
Sự
xuống cấp từ người xuống dưới người là nhờ thuốc phiện, nguồn thu nhập
lớn lao mà nhà nước bảo hộ độc quyền khai thác, cho phép dân dùng không hạn
chế.
Tệ
nạn nha phiến, vua Gia Long đã thấy, nên từ năm 1802, vua đã cấm người Anh vào
đất Việt, cấm luôn người Pháp, để tránh ganh tỵ. Vua Minh Mạng càng đề phòng
hơn, chuẩn bị kỹ càng về binh bị, trong các buổi họp cơ mật, vua rất quan ngại
vấn đề nha phiến và việc người Âu xin vào "buôn bán", vua đã thấy Lâm
Tắc Từ phải đối phó với thuốc phiện Anh trồng ở Ấn Độ đem lậu vào Trung Quốc,
vua tiên đoán nhà Thanh sẽ thất bại trong chiến tranh nha phiến (1839-1842).
Đầu năm 1841 vua băng hà. Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều cấm ngặt dân hút
thuốc phiện. Nhưng từ khi Pháp đổi nền bảo hộ thành nền đô hộ trên toàn lãnh
thổ, thuốc phiện công khai tàn phá từ quan đến dân, bởi vì nó là một trong
những nguồn lợi chính của mẫu quốc.
Hai
cường quốc Anh Pháp đã thành công trong việc đầu độc hóa hơn nửa Á Châu bằng
nha phiến, vậy mà vẫn còn có người Việt ngây thơ tin rằng, vì các vua Nguyễn
"bế quan tỏa cảng", không để cho người Pháp vào "buôn bán",
lại cấm đạo nên chúng ta mới mất nước. Bức tranh Tam anh chiến nhất bố
của Nguyễn Gia Trí, vô tình hay hữu ý, chỉ vào việc này.
Phóng
sự của Thạch Lam
Việt
Sinh (Thạch Lam) bắt đầu viết những bài phóng sự ngắn trên Phong Hóa, năm 1933,
như: Trên đồi Lim, Nghe hát quan họ một đêm ở Lũng giang, Xoè của các
cô nàng, và Phong dao Mường[35]. Những bài này chưa hẳn là
phóng sự mà giống tuỳ bút.
Đến
loạt bài Hà Nội ban đêm ký Việt Sinh và Tràng Khanh, mới là phóng sự
đúng nghiã. Hà Nội ban đêm còn là phóng sự đầu tiên về nghề làm điếm tại
Hà Nội, vạch trần sự sa đọa và tồi tệ của thủ đô về đêm, chúng tôi đã giới
thiệu trong chương Hoàng Đạo và Thạch Lam.
Trên
Ngày Nay, Việt Sinh viết ba phóng sự ngắn Nhà cửa Annam[36], Đánh cá Hồ Tây[37] và Bóng người Yên Thế[38]. Phóng sự của ông vừa có
tính cách văn chương vừa thành thực, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu lắng.
Một
tháng ở nhà thương[39]:
Tự nhiên bị sưng hạch ở cổ, bác sĩ cho biết là bệnh lao hạch (tuberculose
glanglionnaire), phải mổ, Thạch Lam vào nhà thương Robin ở Cống Vọng. Nhờ bài
phóng sự này ta biết Thạch Lam cao một thước bảy mươi, nhưng không chỉ có thế,
ta còn biết được đời sống trong bệnh viện dưới thời Pháp thuộc:
"Qua
cổng nhà thương, đến chỗ khám bệnh, tôi đã thấy dòng người chờ đợi: ba, bốn
chục người như ma quỷ hiện hình: những người xanh xao, vàng võ, gầy như que
củi. Đó là những người nhà quê nghèo ở các tỉnh, mắc những chứng bệnh ghê sợ đã
đến thời kỳ cuối, lặn lội lên đây để xin vào nằm".
Trước
khi có nhà thương Robin, mỗi ngày bệnh viện chết trung bình tám người, trong số
đó 5 người có thể chữa được nếu đến sớm, nhưng người ta sợ nhà thương,
không dám vô, gần chết mới xin vào. Hỏi người dân quê tại sao sợ? Họ bảo tốn
tiền quá, khi vào phải qua mấy cửa là đã mất vài đồng rồi, chưa kể tiền thuốc
men.
Nhà
thương có ba giai cấp: các quan (bác sĩ), các thầy (khán hộ, sinh
viên, nhân viên), ma-lát (malade, con bệnh) và hai khu vực: khu làm
phúc, khu trả tiền. Một khán hộ phải lo cho cả trăm bệnh nhân. Vệ sinh không
bảo đảm trong vùng làm phúc: một thùng nước uống cho cả phòng, ma-lát cứ việc
thò tay bẩn cầm ống bơ vục nước mà uống! Một tuần ba ngày người thân được vào
thăm: thứ ba, thứ năm, chủ nhật, từ 2 giờ đến 4 giờ chiều, cũng là ngày phô sự
bất bình đẳng giàu nghèo: vào thăm phải có giấy phép quan ký, nhưng
người nghèo thường không biết chữ, không biết xin giấy, mà các quan lại
bận. Có người từ quê ra, không biết cách xin vào, đành phải về không. Có người
đem quà đến thăm chồng, lạy lục mãi mới vào được, mới hay chồng chết đã mấy
hôm. Người vú em [làm cho gia đình Thạch Lam] nằm bệnh viện, lỡ để cái chén lên
bàn [ma-lát làm phúc không được để đồ dùng của mình lên bất cứ đâu] bị quan tát
cho một cái: "Đây có phải nhà của chúng mày đâu?" Ma-lát làm
phúc, phải ăn đứng, cơm đỏ như gạch, vừa mốc vừa hôi, nửa hột cơm nửa sạn. Chuẩn
bị đón ông Công sứ Godart, bệnh viện được lau chùi sáng loáng, mấy hôm chờ ông
Công sứ đến hụt, ma-lát được ăn menu khác hẳn. Tết, cây đào nở hoa, đêm người
ta thi nhau cắt trộm vất ra ngoài tường, sáng sau cây đào trụi.
Lối
viết của Thạch Lam luôn luôn nhẹ nhàng, nhưng làm ta đau đớn, không chỉ vì
người bản xứ vẫn bị đối xử như tôi đòi, trong bệnh viện, mà còn cả đến thói ăn
cắp vặt của người mình, cây hoa trong nhà thương cũng không từ, thực nhục nhã,
nhưng Thạch Lam không trách gì cả, chỉ kể lại, mới là đau.
Hà
Nội băm sáu phố phường đăng trên Ngày Nay
năm 1940[40]. Không ai giới thiệu Hà Nội của
Thạch Lam hay và đầy đủ hơn Khái Hưng:
"Và
Thạch Lam thủ thỉ – bao giờ Thạch Lam cũng chỉ thủ thỉ, dù tức giận đến đâu.
Những
thanh sắt ở đó (chùa Ngọc Sơn) cũng khá lâu rồi thì phải, mà chưa thấy ủy ban
nào đó làm việc gì cả. Việc thì rất giản dị: nghiã là bỏ những cái đó đi là
xong".
Nhưng
Thạch Lam lưu tâm nhất đến cuộc sống hàng ngày của Hà Thành, đến những cái thú
con của dân thành phố, cũng là những nhân vật bé nhỏ, đã gây cho thành phố cái
tính cách đặc biệt của nó.
Ta
hãy nghe Thạch Lam mở mục quà Hà Nội với một giọng yêu đương mà tự phụ của một
dân Hà Nội: "Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Ở
các thôn quê, chút "quà Hà Nội" là của mong đợi, và tỏ được lòng quý
hóa của người cho…"
"…
Nếu chúng ta về các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng
ta mới biết quà Hà Nội có vị ngon là chừng nào! Cũng là thứ bún chả chẳng hạn,
cũng rau ấy, bún ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái
mùi thơm, cái nước chấm ngon đi."
Ta
nghe như thấy tiếng nhai và tiếng xuýt xoa của người ăn bún chả. Ngon thật! Và
cái ngon, cái đặc sắc của Hà Nội ấy đáng được người ta nói đến và chép lại như
người ta đã nói, đã chép lịch sử bà Bé Tý, bà Tư Hồng, hai nhân vật Hà Nội nhất
của thời nay." (Tựa của Khái Hưng).
Bài
Tựa này đề ngày 20-7-43. Ngày ấy Khái Hưng đã được tha về, ông vội thu thập
những bài viết cuối cùng của Thạch Lam trên Ngày Nay: Hà Nội băm sáu phố
phường, in thành sách. Thạch Lam mất đã hơn một năm[41], Nhất Linh còn lánh bên Tàu và
Hoàng Đạo chắc chưa được thả. Hà Nội băm sáu phố phường, trong giây phút
ấy, là chứng nhân của tình bạn, tình yêu, tình đoàn kết, giữa đất nước và con
người. Lời Khái Hưng gắn bó sâu sắc với lịch sử hơn một ngàn năm, với Long
Biên, tên thứ nhất của Hà Nội, khi Cao Biền đắp, tất cả chỉ để nói rằng: tình
yêu, tình đoàn kết dân tộc ngàn năm, luôn luôn nằm trong chữ nghiã.
Bóng
người Yên Thế
Chúng
tôi dành những dòng cuối cho bài Bóng người Yên Thế[42], một phóng sự lịch sử, mà
ngoài ngòi bút tế nhị của Việt Sinh (Thạch Lam), không chắc mấy ai viết được.
Năm
1935, ít ai dám công khai nhắc đến Hoàng Hoa Thám như một vị anh hùng, vì người
Pháp đang còn hân hoan kiêu hãnh gửi bưu thiếp đầu lâu pirates (bọn
cướp) về nước. Việt Sinh có lẽ là người đầu tiên.
Thực
hiện phóng sự Bóng người Yên Thế, Việt Sinh đã đến tận sào huyệt cuối
cùng của Đề Thám để tìm lại những nhân chứng cuối cùng đã sống với
người anh hùng Yên Thế. Ngòi bút ông không còn là của một nhà báo đi làm phóng
sự, mà của một nhà văn yêu nước tìm đến vùng đồi núi thiêng liêng, phanh phui
tâm khảm rừng sâu Yên Thế:
"Vùng
Yên Thế: một vùng hiểm trở, toàn đồi, toàn những rừng rậm tối tăm, những bụi
cây gai góc, những ngàn lau sắc và những nội cỏ mênh mông mà chỉ khi gió đến,
ngả nghiêng rập rờn như sóng chiều lên mặt bể ngoài khơi".
Hai
phụ nữ can trường của Tướng quân
Thạch
Lam đến đất Yên Thế, nơi người anh hùng đã tung hoành, đã thất thế, tất cả đã
xong, chẳng còn lại gì, trừ Hoàng Văn Vi, người con trai độc nhất của Đề Thám,
sống sót, trong thờ ơ, lãnh đạm của dân quanh vùng. Văn Vi được mô tả như một
người rụt rè nhút nhát lúc đầu, rồi dần dần khi bước vào rừng núi, trở lại với
bản lĩnh kế vị người cha. Nhưng điều đáng chú ý ở đây, không phải là Hoàng Văn
Vi, mà là hai người phụ nữ, mà chúng ta chưa từng biết đến tên, nói chi những
hành động phi thường của họ, nếu không được Văn Vi kể, Việt Sinh ghi lại:
"Tôi
ra đời năm 1908, trong lúc cha tôi còn đang cầm cự với nhà nước. Bấy giờ, thế
quân đã yếu, thường cứ phải trốn tránh luôn, nay đóng chỗ này, mai đóng chỗ
khác. Đẻ tôi cũng theo thầy tôi ở trong trại, sinh hạ được hai người con: chị
tôi là Hoàng Thị Thế và tôi.
Người
vú nuôi tôi có kể lại cho tôi biết cái đêm tôi ra đời chính là một đêm hãi
hùng, lo sợ. Đêm ấy, ngày mồng hai tháng mười, sau một trận to, thầy tôi lui
quân đóng ở Phồn Xương. Trong trại quân nhung, đẻ tôi không muốn cha tôi và
quân lính, vì một người đàn bà mà bận lòng, nên nửa đêm, lẻn ra ngoài trại, đến
gốc cây rẻ, chính mình lại đỡ đẻ cho mình. Rồi từ đây làm một mưu sĩ và một
người tướng xông pha tên trận, đẻ tôi cũng không có lúc nào bận đến con thơ
nữa. Vì vậy, ngay sau khi đẻ, giao tôi cho một người quen là bà Lý Chuột ở cùng
làng."
Người
đàn bà thứ nhất là "đẻ tôi", tên Đặng Thị Nhu, đang đêm lẻn ta ngoài
trại đẻ một mình, rồi trao con cho vú trở lại bộ chỉ huy bàn tính
kế hoạch chống Pháp. Người ấy là bà Ba Cẩn, Tướng của Đề Thám. Bà và con gái bị
bắt năm 1909[43]. Theo Claude Gendre, Đề Thám bị ám
sát hồi 6 giờ sáng ngày 10 tháng 2 năm 1913[44]. Cái chết của bà Đặng Thị Nhu các
nơi ghi khác nhau: Theo Ngày Nay, bà tự vận năm 1913, khi bị đi đày ở Guyane[45]. Theo Philippe Chaplain, bà qua đời
vì bệnh lao ở trại cách ly Alger trên đường sang Guyane ngày 25-11-1910[46]. Nhưng có ai biết được hành động
phi thường tự đẻ con, trao cho vú của người mẹ nữ tướng trong đêm
địch tấn công mãnh liệt vào đại bản doanh?
Người
đàn bà thứ hai "u tôi" là mẹ nuôi, gắn bó với thân phận đứa bé mới
sinh: Hoàng Văn Vi[47]:
"U
nuôi tôi thương tôi hơn con đẻ. Vì tôi mà chịu bao nhiêu nỗi long đong, khổ sở.
Năm tôi lên một, có người con rể làm lý trưởng lẻn ra tỉnh báo, nhà nước sai
lính về bắt tôi, u nuôi tôi cùng mấy người con. Nhưng hỏi thế nào, u nuôi tôi
cũng cứ nhất định một mực nhận tôi làm con đẻ. Người ta đã bắt người con trai u
nuôi tôi, năm ấy 17 tuổi, bỏ vào rọ lăn qua đám trông gai, u nuôi tôi chỉ ứa
nước mắt mà lắc đầu. Sau cùng lắm, không biết làm thế nào, họ đưa tôi và u nuôi
tôi đi khắp đó đây, tỉnh này sang tỉnh khác, đến những người quen biết thầy tôi
trước để hỏi xem tôi có giống thầy tôi không. Nhưng may lúc bấy giờ tôi giống u
nuôi tôi lạ[48].
Vì thế nên sau khi đi chán các nơi, họ cũng lại đành để cho u nuôi tôi ẵm tôi
trở về làng.
Suốt
mấy năm được yên ổn. Người con rể đi báo ngày trước, thầy tôi bắt trói ngược
lên cây gạo toan chém. Nhưng vì u nuôi tôi xin mãi, nên thầy tôi cũng
tha".
Nếu
Đề Thám đã gặp trăm ngàn kẻ phản bội trong cuộc đời tranh đấu, thì chỉ một
tấm gan của bà Lý Chuột, cũng đủ phủ nghiã can trường lên tất cả những hành vi
đê hèn phản phúc.
Rồi
đến cụ già Giáp Văn Phúc, 76 tuổi, Cai Cờ, đã từng vào sinh ra tử bên Đề Thám,
bị bắt, bị đi đầy ở Guyane, trở về, ngồi bên chiếc quan tài kê sẵn góc
tường, kể với Việt Sinh: "Ấy, tối hôm qua, tôi vừa nằm mộng thấy quan
tôi đấy. Ở đây năm nào chúng tôi cũng nhớ ngày cúng giỗ, ngày mồng tám tháng
giêng. Lắm lúc ngồi, tôi cứ phảng phất như thấy hình bóng người ở bên mình, lại
nhớ cái hồi tuổi trẻ…"
Và
bà vợ Cai Cờ, chưa hề phai nhạt khí phách xưa: "Bà Cai đôi mắt long
lanh, cất tiếng nói sang sảng: "Tôi còn nhớ những ngày theo "quan lớn
tôi" ở trong trại, thật lắm bữa gian nan khổ sở…"
Khu
rừng cuối
Sau
khi giới thiệu những bộ mặt trung thành tuyệt đối với tướng quân Đề Thám, Việt
Sinh tìm đến căn cứ cuối cùng, nơi những trận đánh kinh hồn đã diễn ra:
"Chúng
tôi sang đồn Gò để tìm xem trên những dẫy đồi trùng điệp ấy còn có những dấu
tích gì còn lại của một thời Đề Thám xưa.
Đến
đây, nội cỏ mênh mông và bụi rậm bắt đầu nhường chỗ cho những khu rừng lau rậm
rạp, cây cối sầm uất, um tùm. Rừng rẻ và rừng lim, sát chen lẫn nhau, những cây
trò cao vút, thân cây thẳng và trắng kẻ nổi lên trên cái nền xanh đen của muôn
vàn thứ lá rườm rà…
Ở
trong những bụi cây như thế, một nguời ẩn núp thì trăm người cũng khó mà sục
tìm được (…) Cái sức mạnh của Đề Thám là ở chỗ đó. Những đoạn đánh giết nhau
kịch liệt chính đã xẩy ra ở giải đồi này…
Mà
cũng chính trong khu rừng rậm ở đồi này đã kết liễu một cách khốn nạn không ai
ngờ cái đời mãnh liệt của ông chủ Yên Thế.
Người
ta cho là số mệnh. Vì trong trận Nhật Lệ cuối cùng, còn có một thầy với hai
trò, mà ngoài quân lính vây trùng điệp, đốt cỏ cho chết cháy, thế mà trời mưa
tắt lửa, thế mà Thám ra thoát vòng vây như không…
Mấy
tên quân của Đường Tam Kỳ sang, Thám đã nghi rồi, sao còn chù chừ không giết?
Mà
buổi sáng ấy ở trong rừng Thám xưa nay nằm ngủ không che mặt bao giờ, hôm ấy
lại kéo chăn trùm kín, để đến nỗi mấy tên quân kia vác cuốc đến mà không biết.
(…)
Một
cái cảm giác buồn rầu, lạnh lẽo mà buổi chiều lại làm lạnh lẽo thêm như thấm
thía vào trong người… Tôi lặng yên nhìn ông Vi! Ông ta đứng sững bên bờ thành,
mắt đăm đắm như nhớ lại những sự đau đớn xót thương…
Bóng
mây chiều bỗng che rợp dẫy đồi… Tôi tưởng như bóng người Yên Thế lẩn quất đâu
đây, mênh mông, rộng rãi như ôm ấp cả một vùng…"
Tại
sao đúng lúc đó Thạch Lam lại lên Yên Thế? Lại viết như thế? Viết những
dòng khắc sâu vào tâm khảm người Việt, ở bất cứ nơi nào, thời nào, như thế?
Thạch
Lam là một người bí mật có hành động đột xuất và khai phá. Những việc người
thanh niên này đốt đèn trong Hà Nội ban đêm, hay lên bản Mường xem múa Xoè,
rồi đi tìm Bóng người Yên Thế, dường như liên hệ mật thiết với
nhau, có gì như tiên tri, dẫn đường: Hà Nội ban đêm khai phá nền phóng
sự; múa Xoè ảnh hưởng đến tuỳ bút nói chung, Nguyễn Tuân nói
riêng, và Yên Thế, phải chăng đã mở màn cho cách mạng Tự Lực văn đoàn?
Thạch
Lam đã khai trương báo Ngày Nay bằng chân dung hai người phụ nữ phi thường, bên
chiếc bóng chập chờn của vị anh hùng Yên Thế.
(còn
nữa)
Thụy
Khuê
thuykhue.free.fr
[1]
Theo quảng cáo đăng trên Ngày Nay số 13 (21-5-35).
[2]
Ngày Nay mới đầu 10 ngày ra một lần. Trên số 5 (10-3-35) quảng cáo: Ngày Nay
tạm nghỉ một kỳ và bắt đầu từ tháng sau, 1-4-35, ra hàng tuần. Số 6 (2-4-35),
bỏ tên Nguyễn Tường Cẩm và Nguyễn Tường Lân. Số 7 (9-4-35) đầu báo đề: Giám đốc
Nguyễn Tường Tam. Chủ bút: Nguyễn Tường Lân. Quản lý: Nguyễn Văn Thức. Nguyễn
Văn Thức sẽ biển thủ ngân quỹ Phong Hóa Ngày Nay (xem chương: Khái Hưng và
Phong Hóa).
[3]
Nguyễn Tường Cẩm đã viết hai bài trên trên Phong Hóa, là Thomas Bata, nhà
đóng giầy trứ danh mới từ trần, Phong Hóa số 16 (6-10-32) và truyện ngắn Bích
Châu, trên Phong Hóa số 67 (6-10-33).
[4]
Phóng sự La Khê dệt lụa, in trên Ngày Nay số 1 (30-1-35); Năm mới,
Ngày Nay số 2 (10-2-35); Nền Mỹ thuật Việt Nam, Ngày Nay số 3 (20-2-35);
Dân quê, Ngày Nay số 4 (1-3-35).
[5]
Sắm tết và Gió bấc lạnh lùng, Ngày Nay số 1 (30-1-35); Dưới
bến trên thuyền, Ngày Nay số 2 (10-2-35); Thủy tiên ngày Tết và Tục
ngày tết, Ngày Nay số 3 (20-2-35); Ngày giỗ trận… ở chùa Đồng Quang, Ngày
Nay số 3 (20-2-35); Trên đồi Lim hội hè đinh đám, Ngày Nay số 4
(1-3-35); và Lạng Sơn ngày hội viết chung với Thế Lữ, Ngày Nay số
5(10-3-35).
[6]
Trước vành móng ngựa in trên Phong Hóa từ số 151 (31-8-35) và ngừng ở
Ngày Nay số 140 (10-12-38).
[7]
Chương 1, Tôi kéo xe (bản Xuân Thu in lại tại Hoa Kỳ, không đề năm,
trang 9).
[8]
Trong cuốn Tôi kéo xe in năm 1969, tại Sài Gòn, ở cuối có đề: Hanoi,
Juin 1932, và Tam Lang, trong bài bạt viết rằng: "Năm 1932, viết
thiên phóng sự Tôi kéo xe, cho đăng trên Hà Thành Ngọ Báo, và năm 1935, tự bỏ
tiền ra in thành sách". Vũ Ngọc Phan không nói đến việc Tôi kéo xe
in ở Ngọ Báo và chúng tôi đã tìm trên Hà Thành Ngọ Báo, bản điện tử của Thư
viện Quốc Gia, cũng chưa thấy Tôi kéo xe, vì bản này cũng thiếu nhiều
số.
[9]
Tam Lang, trong bài bạt Tôi kéo xe.
[10]
Tôi kéo xe, bản Xuân Thu chụp in lại tại Hoa Kỳ, trang 11.
[11]
Kỹ nghệ lấy Tây (in trên Nhật Tân từ số 69, 3-12-34), Đông Phương in
thành sách năm 1936 và Cơm thầy cơm cô (đăng trên Hà Nội báo từ số 12
(25-3-36), Minh Phượng in năm 1937.
[12]
Trích Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập I, nxb Văn Học, Hà Nội, 1996, trang
581.
[13]
Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập I, trang 582.
[14]
Bút hiệu Nhất Chi Mai được ký dưới bài Quần trắng áo lam (Phong Hóa số
4, 7-7-32) và Một buổi diễn kịch làm phúc (Phong Hóa số 5, 14-7-32), xem
chương Tú Mỡ và Thế Lữ.
[15]
Đúng ra, ông có dùng hai lần, trên Phong Hóa số 122 (2-11-34) với bài phóng sự Từ
viện dân biểu cho đến ô tô hàng ký Nhất Chi Mai. Và Phong Hóa số 124 (16-11-34)
với bài phóng sự Đi thăm mấy ngôi mả sống ở Thái Bình ký Nhất Chi Mai,
nói về những ngôi sinh phần (mả sống) đồ sộ của các tuần phủ, dân biểu ở tỉnh
Thái Bình.
[16]
In trên Ngày Nay, từ số 2 (10-2-35) đến số 8 (16-4-35).
[17]
In trên Ngày Nay số 4 (1-3-35) và số 5 (10-3-35).
[18]
In trên Ngày Nay, từ số 6 (2-4-35) đến số 13 (21-5-35).
[19]
In trên Ngày Nay từ số 6 (2-4-35) đến số 13 (21-5-35).
[20]
Theo website Nhân vật lịch sử Việt Nam, Trọng Lang sinh ngày 2-10-1916
tại Hà Đông, mất ngày 29-4-1986 tại Sài Gòn.
[21]
Lạc vào động bà chúa Hàng Bạc in trên Ngày Nay số 1(30-1-35), số
2 (10-2-35), số 3 (20-2-35) và số 4 (1-3-35).
[22]
Phóng sự này in trên Ngày Nay từ số 3 (20-2-35) đến số 13 (21-5-35).
[23]
Đăng trên Ngày Nay từ số 6 (2-4-35) đến số 9 (23-4-35).
[24]
In trên Ngày Nay từ số 11 (7-5-35), đến số 13 (21-5-35) rồi chuyển sang Phong
Hóa từ số 151 (31-8-35) đến số 157 (11-10-35), vì Ngày Nay ra không đều.
[25]
In trên Phong Hóa, từ số 152 (6-9-35) đến số 157 (11-10-35).
[26]
In trên Phong Hóa, từ số 164 (29-11-35) đến số 173 (7-2-36).
[27]
Đăng trên Ngày Nay, từ số 48 (27-2-37) đến số 75 (5-9-37). Đời Nay xuất bản
1938. Nhã Nam mới tái bản.
[28]
In trên Ngày Nay, từ số 95 (23-1-38) đến số 120 (24-7-38).
[29]
In trên Ngày Nay, từ số 177 (2-9-39) đến số 194 (30-12-39).
[30]
In trên Ngày Nay kỷ nguyên mới, từ số 1(5-5-45) đến số 4 (26-5-45). Bản điện tử
Ngày Nay kỷ nguyên mới, thiếu 3 số: 5, 6 và 7, nên không biết phóng sự Đói
kết thúc ở số nào.
[31]
In trên Ngày Nay kỷ nguyên mới, từ số 8 (23-6-45) đến số 16 (18-8-45).
[32]
Từ số 48 (27-2-37) đến số 75 (5-9-37). Đời Nay in năm 1938. Nhã Nam tái bản
2015.
[33]
Xăm hay săm là chambre (phòng ngủ).
[34]
Trích Ngày Nay, từ số 68 (18-7-37) đến số 75 (5-9-37).
[35]
Trên đồi Lim (Phong Hóa số 33, 10-2-33), Nghe hát quan họ một đêm ở
Lũng giang (Phong Hóa số 34, 17-2-33), Xoè của các cô nàng, (Phong
Hóa số 77, 15-12-33) và Phong dao Mường (Phong Hóa số 78, 22-12-33).
[36]
In trên Ngày Nay số 4 (1-3-35), viết về tình trạng nhà cửa tối tăm, chật hẹp,
lầm lội, nhớp nháp, trẻ con chơi trong bùn, ở thôn quê, với hình ảnh đi kèm.
Bài này có mục đích giới thiệu những nhà mẫu cho dân quê của kiến trúc sư
Nguyễn Cao Luyện (đã in trên Phong Hóa) mở đầu chương trình Nhà Ánh Sáng,
thực hiện hai năm sau.
[37]
In trên Ngày Nay số 5 (10-3-35) cũng với hình ảnh đi kèm, Việt Sinh đi theo
những thuyền chài, khám phá đời sống của họ, tìm hiểu những thủ thuật trong nghề
đánh cá.
[38]
In trên Ngày Nay số 8 (16-4-35) và số 9 (23-4-35).
[39]
In trên Ngày Nay, từ số 59 (16-5-37) đến số 65 (27-6-37).
[40]
Từ Ngày Nay số 201(2-3-40) đến số 223 (31-8-40).
[41]
Thạch Lam mất ngày 27-6-1942.
[42]
In trên Ngày Nay số 8 (16-4-35) và số 9 (23-4-35).
[43]
Hoàng Thị Thế được toàn quyền Albert Sarraut nhận làm con nuôi, cho sang Pháp
học, cựu toàn quyền Paul Doumer đỡ đầu, năm 1925, đỗ tù tái I, trở về nước làm
ở Phủ Thống sứ Bắc kỳ. Năm 1927 trở lại Pháp, năm 1930, bắt đầu đóng phim, năm
1931, kết hôn với Robert Bourges, người Bỉ, có một con trai, Jean-Marie
Bourges. Năm 1960, bà trở về nước, mới đầu ở Hà Nội, sau lên Bắc Giang rồi trở
về lại Hà Nội ở đến lúc mất năm 1988. Xem Kỷ niệm thời thơ ấu Hoàng Thị Thế,
hồi ký của con gái Hoàng Hoa Thám, do Lê Kỳ Anh (Hoàng Cầm) dịch từ tiếng Pháp,
Khổng Đức Thiêm hiệu đính, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2017.
[44]
Theo Claude Gendre, Le Dê Thám (1846-1913) Un résistant Viêtnamien à
la colonisation française (Đề Thám (1846-1913) một người Việt kháng chiến
chống chế độ thực dân Pháp), L’Harmattan, Paris, 2009, trang 195.
[45]
Theo lời ghi dưới ảnh bà, in trên Ngày Nay số 7 (9-4-35), trang 7.
[46]
Le Dê Thám (1846-1913), sđd, trang 181.
[47]
Hoàng Văn Vi là tên đặt để trốn Pháp, nguyên tên là Hoàng Hoa Phồn, do cha mẹ
đặt để kỷ niệm đồn Phồn Xương. Hoàng Văn Vị mất năm 1945, ở tuổi 37, sau Thạch
Lam 3 năm, trong hoàn cảnh nào, không thấy đâu ghi rõ.
[48]
Bây giờ thì trông nét mặt ông lại giống nét mặt Đề Thám (chú thích của
Việt Sinh).
Nguồn: Văn Việt