Tôi
đến với Pleiku rất tình cờ, chỉ là một chuyến theo bà chị họ đi chơi.
Pleiku
hấp dẫn tôi ngay từ lúc mới bước xuống phi trường.
Cơn
lốc chùm lên toàn thân tôi lớp bụi đỏ. Ngồi trên chiếc xe nhà binh về thị xã
qua con đường lồi lõm vết xe tăng, tôi bắt đầu cảm nhận cái không khí chiến
tranh vây quanh.
Người
đầu tiên chị Kim, bà chị họ tôi giới thiệu, là Đại úy Ngô Văn Hòa. Chị Kim chào
hỏi xã giao với anh chị Hòa nơi cửa bếp. Tôi được mời vào phòng khách. Trước
mặt tôi là cái bàn nhỏ, trên có một tập thơ.
Qua
câu chuyện trong bữa cơm chiều, tôi được biết thêm là người quân nhân Ngô Văn
Hòa chính là nhà thơ Anh Hoa, tác giả tập thơ mà tôi đã đọc.
Khí
hậu Pleiku không thua gì khí hậu Đà Lạt nên chị Hòa đã hơn ba mươi mà còn má đỏ
môi hồng, trông rất dễ thương.
Rồi
từ tình cảm cảnh với người, người với người đã khiến tôi chọn Pleiku làm nơi
lập nghiệp.
Pleiku
rất nhỏ, nhỏ đến nỗi: “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Phố xá không nhiều, Pleiku
chỉ có vài ba quán ăn đặc biệt như Cơm Tám Thơm, Cơm Tàu Diệp Kính, Bún Bò nhà
xác...
Chiều, tối mùa đông, dân Pleiku mà được tô bún bò nhà xác thì thật tuyệt! Tô
bún bò do chủ tiệm người Huế nấu có đủ thịt bò, giò heo và đĩa rau tươi, ớt đỏ;
hấp dẫn đến độ thực khách đã quên đi những đầu ngón chân hay mớ tóc thò ra
ngoài chiếc poncho đang nằm đợi ở nhà xác bên cạnh.
Không
khí chiến tranh dần dần thấm vào hồn tôi. Những bài thơ nhỏ của tôi bắt đầu trải
giàn trên giấy.
Sau
những đêm Pleiku bị pháo kích, tôi nghĩ đến những người mẹ trẻ, những em thơ
xấu số:
VÒNG TAY MẸ
Con
vẫn trong vòng mẹ!
Hơi
thở cố truyền sang
Thương
con lay gọi khẽ
Nhưng
chẳng thấy âm vang.
Con
vẫn trong vòng mẹ!
Triền
mi khép từ lâu,
Đôi
môi không thể hé,
Cho
tôi tiếng nói đầu.
Con
vẫn trong vòng mẹ!
Tôi
không biết là tôi
Ngắm
con ngồi như thế,
Có
xong được kiếp người.
Con
vẫn trong vòng mẹ!
Thân
thể vữa từ đây.
Thương
con lòng như xé
Vùng
quê hương lưu đầy.
Con
vẫn trong vòng mẹ!
Bom
đạn chẳng buông tha
Tình
cha như trời bể
Ngàn
đời ôm thây ma.
Đứa
con hai lần chết!
Người
mẹ trẻ lìa đời!
Quê
hương hai tì vết!
Tiếng
sông dài hỡi ơi!
Rồi
qua tin những người lính Mỹ quân dịch rất trẻ chết trận nơi quê tôi, tôi như
thấy được cả hình ảnh và tâm tình của những người mẹ của họ ở bên kia bờ đại
dương:
NGƯỜI MẸ G.I.
Bên
kia Thái Bình Dương
Mẹ
mong con hồi hương,
Cho
sầu nghiêng cánh đổ,
Trả
lại con khung trường.
Bên
kia Thái Bình Dương,
Từng
chiều mong thư nhỏ,
Từng
ngày xa người thương,
Chắc
con giờ khốn khổ?
Rồi
mẹ đau mẹ đau,
Chiếc
khăn dài quấn cổ,
Tình
yêu con ngút ngàn
Vượt
trùng dương vẫn tỏ
Từng
giờ sang tìm con,
Chiếc
bình nghiêng khô mực
Năm
tháng vẫn chưa tròn
Ôi
hình hài đau nhức.
Một
hôm nhận thư xa,
Báo
tin con gửi quà,
Cùng
tin con tử trận
Từ
đồn con bay qua.
Rồi
tiếng bay xé trời,
Diều
hâu nghiêng cánh đợi
Rồi
thân mẹ rã rời
Sân
bay sầu vời vợi.
Thân
con giờ cờ đậy.
Tim
con đã không còn!
Xa
quê từ độ ấy,
Con
được gì hỡi con?
Tôi
còn thấy những người con gái thèm yêu mà phải từ chối tình yêu:
”QUÊN ĐI ANH ƠI”
Vâng
từ đây dứt đường tơ
Xin
đừng đến nữa chuyện xưa dấy buồn
Tin
yêu anh đẫm cả hồn
Nào
đâu dám tính dại khôn nỗi mình
Pleiku
vang trải lung linh
Khuôn
trăng, giải núi, chuyện tình lãng phai.
Em
đi bóng đổ đường dài
Anh
say binh nghiệp, ngày mai xá gì.
Không
ngai cuồng bạo mà chi
Cho
thân em tấy những tì vết xưa
Lời
yêu anh hẳn là thừa
Tình
yêu nhạt ánh sao thưa cuối trời
Nụ
hôn không thắm làn môi
Đời
em đã tắt tiếng cười từ lâu.
Xin
đừng dằn vặt lẫn nhau
Quên
đi anh nhé mộng đầu là mơ.
Chiếu
sau làm lỡ thế cờ
Đời
chưa trang điểm nên thơ thiếu vần.
Em
từ đây sẽ gian truân.
Vòng
tay khép kín tình xuân bẽ bàng
Đường
Phan Thanh Giản mưa giăng
Cao
nguyên phấn đỏ, con trăng trốn rồi.
Yêu
thương không biết bao người!
Bây
giời tôi vẫn là tôi lỡ làng.
Đã
toan may áo sang ngang.
Ngờ
đâu áo trắng, khăn tang cho tình.
Vị
hôn phu vẫn hiển linh,
Đêm
đêm ấp ủ khối tình dương gian.
Trong
cái khốc liệt của chiến tranh, dù có tham lam yêu thương, lì lợm yêu thương đến
khi mất còn khốn khổ, cay đắng trăm lần.
CHIẾN TRANH VÀ CUỘC TÌNH LỠ
Sau
giấc ngủ dung nhan mình xa lạ
Tôi
ngỡ ngàng nghe tên thoát từ môi
Dòng
luân lưu máu đọng đã lâu rồi
Thân
hủy diệt từng tế bào mất hút
Tuổi
đời trôi theo thời gian vùn vụt
Vượt
tầm tay nhân ảnh vật vờ bay
Vẫn
là tôi thân con gái lưu đầy
Vùng
tâm tưởng từng bàn tay triển lãm
Và
tim tôi với tình yêu điên loạn
Ôi
xa rồi lằn sáng tuổi mơ hoa
Ôi
Bắc Ninh, quê hương đã nhạt nhòa
Và
ngôi mộ người cha giờ cỏ mọc
Tôi
ôm tôi, nghe tiếng mình bật khóc
Nỗi
cô đơn đằng đẵng ngọn triền dâng.
Vùng
bình yên không dừng bước một lần
Tôi
thèm khát ngày Hòa Bình trở lại
Mái
đầu xanh, vành khăn sô ngây dại
Long
lanh màu chung thủy với tình lang
Tôi
tiếc tôi không thấy được xác chàng
Nhưng
yên ổn vẫn là niềm khát vọng.
Cuộc
chiến này đây không còn lan rộng.
Cuộc
chiến này đây, nòng thép lạnh tanh
Cho
từng đêm tôi gọi khẽ tên anh
Âm
vang lại lời thưa mừng đất nước
Sau
giấc ngủ dung nhan mình đổi khác
Từ
làn mi, đôi má đến bờ môi
Tôi
thầm thì, tôi gọi mãi tên tôi
Âm
thanh ngắn như cuộc tình thời chiến
Buổi
sơ giao mình nghe như đã hẹn
Và
hôm nay hai đứa đã rời nhau
Tôi
vẫn tôi từng ga nhỏ cúi đầu
Và
đêm lạnh nghe tim sầu nức nở.
Ngày
anh đi cho cuộc tình ta lỡ
Tên
người yêu gục chết một miền xa
Máu
đào phun cho cây cỏ thăng hoa
Và
Xương trắng làm hàng rào đất nước
Anh
là ai, đôi chân mềm xuôi ngược?
Anh
là ai, anh ôm lấy đất liền
Tôi
lạc bước trong tình riêng tê tái.
Những
mảnh tình đến trong tâm, trong thơ tôi chỉ một lần vội vã như thế!
Cái
cảnh đào xoáy tâm hồn tôi, cõi thơ tôi, đã được nhạc sĩ Phạm Duy đồng cảm mà
phổ “Thương Ca 1” của Lê Thị Ý thành bản nhạc “Tưởng Như Còn Người Yêu”
THƯƠNG CA 1
(Phạm Duy
phổ nhạc với tựa đề TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU)
Ngày mai
đi nhận xác chồng
Say đi để
thấy mình không là mình.
Say đi
cho rõ người tình,
Cuồng si
thuở ấy, hiển linh bây giờ.
Cao
nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi
góa phụ nhạt mờ dấu son.
Tình ta
không thể vuông tròn,
Say đi mà
tưởng như còn người yêu.
Phi cơ
đáp xuống một chiều,
Khung mây
bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi
hát khúc Thương Ca,
Thân côi
khép kín trong tà áo đen.
Chao ôi
thèm nụ hôn quen,
Đêm đêm
hẹn sẽ chong đèn chờ nhau.
Chiếc
quan tài phủ cờ màu
Hằn lên
ba vạch đỏ au phũ phàng.
Em không
nhìn được xác chàng
Ai thêm
lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương
cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa
trang mà ngỡ thư phòng riêng ai.
Tôi
đã xa Pleiku hơn bốn mươi năm, nhưng với tôi, hình ảnh những người góa phụ vật
vã khóc than trong lúc nhận xác chồng như vừa mới hôm qua, như vừa mới buổi
sáng...Và cuộc chiến tranh vừa qua của đất nước, vẫn mãi trong tâm, trong trí
tôi và hẳn đó cũng là tâm trạng chung của những người dân Việt.
Có
lẽ vì thế mà “Tưởng Như Còn Người Yêu”, cho đến ngày nay, vẫn còn được nhiều
người nhớ tới, bởi vì, đó cũng là một phần đời, một phần đời đau thương ngút
ngàn của chúng ta, những người dân Việt hiền hòa nhưng đã tình cờ phải đắm chìm
trong một cuộc chiến thảm khốc của dân tộc!
Lê Thị Ý