ĐẤT CÒNTHƠM MÃI MÙI HƯƠNGThơ
Phạm Cao HoàngThư Ấn
Quán (Hoa Kỳ) xuất bản lần thứ nhất vào năm 2015.Bản
điện tử này được thực hiện vào tháng 5.2021có bổ sung thêm một số bài.
MỤC LỤC
BẠT của Nguyễn Xuân Thiệp
Sau chiến tranh trở lại Tuy Hòa
Thăm một người bạn cũ
Người thi sĩ ấy không còn làm thơ
Trở về mái trường xưa
Chiều New Delhi
Mây khói quê nhà
Thức cùng em đêm nay
Khi dừng lại bên dòng Potomac
Rồi cuối cùng cũng phải chia tay
Mây trắng
Dù sao vẫn cám ơn đời
Bây giờ
Đã qua rồi một mùa đông
Mười ba năm, quy cố hương
Đi cùng em giữa Đà Lạt sương mù
Chia tay Đà Lạt
Ước mơ của người họa sĩ
Ngày tôi trở lại miền đông
Dran, ngày về
Chia tay Ngựa Ô
Thương nhớ Ngựa Ô
Mây ngừng bay
Đà Lạt và câu chuyện về khu vườn thi sĩ
Scibilia, ngày cuối thu
Mai kia tôi là hạt bụi
Đóa hoa hồng trong tuyết
Cũng may còn có nơi này
Cha tôi
Mùa
thu Đức Trọng
Tôi
đi dưới trời đông bắc
Trần
Hoài Thư xuống núi
Bài
cho Orlando
Dẫu
thế nào con cũng trở lại miền trung
Tôi
về Bellingham chiều nay
Ở
New Jersey, gặp lại Phạm Văn Nhàn
Chiều
đ ingang qua thung lũng Fox
Thơ
tặng người thi sĩ ở Garland
Xin
cho tôi được làm người Việt Nam
42
năm, chưa quên
Tôi
đang vẽ tâm hồn của bạn
Bò
và người
Woodbridge, buổi chiều và những nụ cười
4
năm sau ngày anh Đinh Cường ra đi
Sau
35 năm chưa một lần trở lại quê nhà
Ước mơ của Myla
Quà sinh nhật cho em
ĐẤT
VÀ NGƯỜI Bài viết của Phạm Văn Nhàn
B Ạ T
cám ơn những sáng êm đềm
khói cà phê quyện bên hiên nhà mình
Hai
câu thơ trên của Phạm Cao Hoàng thật bình dị nhưng đã ở lại trong tâm trí nhiều
người. Riêng người viết những dòng này không hiểu tại sao từ lâu nay hồn cứ vấn
vương ý thơ trong hai câu vừa trích dẫn của bạn minh.
Và
cũng xin được nói lên một điều vẫn giữ cho riêng mình, rằng tôi từng đi qua những thành phố chiến tranh
những ruộng đồng trong bóng hoàng hôn thấy trăng lên trên khu rừng cháy dẫm
chân lên đất khổ lưu đày qua nhiều hải cảng mưa buồn sân ga xứ người để rồi về
đây được ngồi lại bên hiên nhà với khói cà phê của thơ Phạm Cao Hoàng. Ôi, giản
dị, êm đềm và ấm áp biết bao - và đó là hạnh phúc vừa tìm lại được.
Thật
ra tôi chỉ mới được đọc thơ Phạm Cao Hoàng cũng như quen biết anh trong những
năm gần đây thôi, không như nhiều bạn bè đã từng gần gũi và mê thơ anh thời tóc
hãy còn xanh lòng đầy mộng tưởng. Tại sao mình có sự thiếu sót này nhỉ? Có lẽ
vì ở những năm tháng ấy đi qua chiến tranh nhưng còn mải mê theo bạn bè và những
bóng đời chung quanh - mà đôi khi ra ngoài vòng văn chương chữ nghĩa. Không
gian sống của mình có giới hạn nhưng những vườn hoa trái của người thì mênh
mông.
Tôi
tìm hiểu xem các bạn đã thấy gì, nghĩ gì về thơ và con người Phạm Cao Hoàng
trong những năm chiến tranh. Đoàn Thị Thư ghi lại: …”Trước 1975, Phạm Cao Hoàng nổi tiếng trên các tạp chí Bách Khoa, Vấn Đề,
Văn, Khởi Hành, Thời Tập, Ý Thức… với những bài thơ tình yêu. Điểm nổi bật
trong thơ của Phạm Cao Hoàng là những xúc động đẹp, nồng nàn, và nhẹ nhàng về
những điều mà tình cảm anh nắm bắt được”. Trần Hoài Thư cũng ghi nhận: …“Những năm cuối thập niên 60, và đầu 70, thơ
Phạm Cao Hoàng đến với người yêu thơ như là một hiện tượng”. Trần Yên Hòa
cho biết: …“Tôi đọc thơ anh hồi còn tuổi
thanh niên phơi phơi, bây giờ tìm lại trong tập thơ này (Mây Khói Quê Nhà), tôi vẫn giữ cảm xúc ấy, bồi
hồi và xúc động”. Mang Viên Long nữa đã viết như sau về thơ Hoàng: …“Một không gian thơ trầm lắng, xanh biếc, dạt
dào cảm xúc, chơn chất, hồn nhiên, phóng khoáng… Tôi rất thích những bài thơ mặn
nồng tình nghĩa đối với quê hương, gia đình, bạn bè và cả những bài thơ tình của
Phạm Cao Hoàng vì chúng đã gợi nhớ trong tôi bao điều uẩn khuất mà chưa có thể
giải bày. Phạm Cao Hoàng đã nói hộ cho tôi
(cũng như nhiều người) cùng thời, cùng cảnh ngộ, rất trung thực, chân
tình”.
Ôi,
cũng vì lòng yêu thơ và yêu người, tôi đã ghi nhận lan man. Bây giờ xin đi vào
tập thơ Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương. Tập
thơ gồm khoảng 30 bài Phạm Cao Hoàng viết trong 40 năm (1975 – 2015). Lại một lần nữa hai câu thơ có
khói cà phê bên hiên nhà trở lại trong trí Nguyễn. Do đâu mà đất còn thơm mãi
mùi hương? Đất nào? Quê nhà hay ở nơi đây?
Xin khoan trả lời câu hỏi. Ta hãy nói tới cái
tình của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. Cao Thoại Châu một lần đã viết về
Phạm Cao Hoàng: … “Anh đang sống ngoài
quê hương mình nhưng trong hồn anh - hồn của một nhà thơ - vẫn đọng lại những
thao thức day dứt mà đậm đà đằm thắm làm cho lòng yêu mến quý trọng của tôi đối
với anh trở nên bền vững…”
Quê
hương, mảnh đất chôn nhau cắt rốn của Phạm Cao Hoàng là Tuy Hòa. Tuy Hòa với
hình sông, bóng núi, ruộng đồng, bãi biển, ga xe lửa… Ôi, Tuy Hòa của một lần trở lại năm
1976. Xin hãy nghe lời kể của Phạm Cao
Hoàng:
khi về thăm lại cố hương
thấy quê nhà nghĩ càng thương quê nhà
hắt hiu một bóng mẹ già
một ngôi mộ cỏ xanh và khổ đau
bâng khuâng một chút vườn sau
ngậm ngùi ngõ trước lao xao nắng vàng
đã qua chưa cuộc điêu tàn
đám mây năm cũ biết tan nơi nào
(SAU CHIẾN TRANH TRỞ LẠI TUY HÒA - 1976)
Hơn
20 năm sau, năm 1999, Phạm Cao Hoàng trở về thăm lại Phú Thứ để hít thở mùi
hương ruộng đồng và mường tượng lại hình bóng người cha thân yêu. Cái tình của
nhà thơ đối với đất cũ người cũ thật là sâu xa cảm động. Trong đó có ngôi trường
về thăm lại. Vẫn còn đó gốc phượng già, cây bàng trên sân nhưng bạn bè thì đã
thất tán. Chỉ còn lại nỗi buồn nhớ và cô đơn. Ôi, đất Tuy Hòa đối với Phạm Cao Hoàng thân thương biết bao bởi ở đó có hương đất và mồ hôi nước mắt của cha
ông, có bạn bè của một thời đầy tiếng động.
Quê
hương, với Phạm Cao Hoàng, không chỉ là Tuy Hòa, mà còn là Đà Lạt nữa. Ở đó đặc biệt có Cúc
Hoa, người yêu son sắt và là bạn đời của anh.
Cái
tình đó sâu đậm, sắt son và mãi mãi. Dấu
chân hai người đã in cùng khắp - dưới chân đèo Prenn, trên những con đường dã
quỳ vàng, quán cà phê Tùng, quán nhạc Lục Huyền Cầm, con dốc Nhà Làng, rừng
thông Đa Thọ, những chiều Thủy Tạ, những sáng mù sương trên mặt Hồ Xuân Hương…
Hãy nghe lời kể nồng nàn của Phạm Cao Hoàng:
mười năm và mười mùa đông
trong hơi thở có hương nồng em trao
có tình em rất ngọt ngào
trong veo như giọt sương đèo Prenn
nồng nàn như đêm Lâm Viên
như Đà Lạt với lời nguyền năm xưa
tôi và em vẫn đi về
trên con đường có nhiều hoa dã quỳ
có hò hẹn thuở tình si
có gian nan có nhiều khi rất buồn
…
(NGƯỜI THI SĨ ẤY KHÔNG CÒN LÀM THƠ –
1985)
Đà Lạt
thân yêu là vậy mà phải chia xa:
…
và tôi lại chia tay Đà Lạt
chia tay những con đường in dấu chân xưa
chia tay rừng thông và cỏ cây sương khói
chia tay mây trời và gió núi Langbiang
mong bình yên đến với Kim Huê
và những người ở lại
mong một ngày về…
dù chưa biết khi nào
(CHIA TAY ĐÀ LẠT – 2012)
Tôi
yêu Đà Lạt bởi có Cúc Hoa trong đó. Dường như ta nghe Phạm Cao Hoàng thì thầm
như vậy. Ít người có được cái tình và những lời như tác giả Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương nói với người
bạn đời của mình. Cảm động nhất là những lúc gian nan, hoạn nạn. Như cách đây mấy
năm khi Cúc Hoa phải vào nhà thương cấp
cứu vì bị đụng xe, lúc trở về phải ngồi
xe lăn:
hôm em ở bệnh viện về
cụm hoa trước ngõ cũng vừa ra bông
đã qua rồi một mùa đông
và qua rồi những ngày không tiếng cười
em đi xe lăn mà vui
lăn đi em nhé cho đời bớt đau
tôi đưa em ra vườn sau
để nhìn lại mấy luống rau em trồng
hái tặng em một đóa hồng
và chia nhau nỗi long đong xứ người
em đi xe lăn mà vui
lăn đi em nhé cho vơi nỗi buồn
đưa em về phía con đường
có con sóc nhỏ vẫn thường chào em
hát em nghe bài Je t’aime
kể em nghe lại chuyện tình Cúc Hoa
em đi xe lăn về nhà
mùa xuân nhè nhẹ bước qua bậc thềm
(ĐÃ QUA RỒI MỘT MÙA ĐÔNG – 2012)
Cũng nhờ ngọn lửa tình yêu cháy mãi , Phạm Cao Hoàng đã vượt qua tất cả để yêu đất yêu người nơi đây. Ngoài cái tình với Cúc Hoa, ở Phạm Cao Hoàng còn có tình bạn thắm thiết. Tất cả góp phần tạo nên cuộc sống của Hoàng quê người… Người yêu Cúc Hoa và bạn bè quả đã giúp anh cảm được hơi ấm của vùng đất mới. Khác với một số người thơ cùng thời, Phạm Cao Hoàng tìm được niềm vui thanh thản, một cõi bình yên cho tâm hồn.
dù sao vẫn cám ơn đời
cỏ cây và gió mặt trời và hoa
cám ơn những đám mây xa
đang bay về phía quê nhà chiều nay
cám ơn những sớm heo may
lạnh se sắt lạnh bên này đại dương
cám ơn giọt nắng vô thường
lung linh ở cuối con đường khổ đau
dù sao vẫn cám ơn đời
biển xanh và sóng núi đồi và em
cám ơn những sáng êm đềm
khói cà phê quyện bên hiên nhà mình
đứng bên bờ vực tử sinh
vẫn nghe em hát bản tình ca xưa
(DÙ SAO VẪN CÁM ƠN ĐỜI – 2009)
Đọc
thơ Phạm Cao Hoàng, ta thấy tâm hồn anh đầy nhân hậu, bao dung và độ lượng,
luôn mở rộng đón nhận những âm vang của đất trời. Ở Phạm Cao Hoàng, không có sự
ganh ghét, thù hận hay ra vẻ trí thức triết lý với đời. Thơ anh trong sáng, tự
nhiên, bình dị; nhẹ nhàng đi vào hồn người.
Đọc thơ Phạm Cao Hoàng ta tìm được niềm an ủi trong tình yêu, gia đình, bạn bè,
quê hương đất nước và cuộc sống chung quanh mình.
NGUYỄN XUÂN THIỆP
Garland (Texas), tháng 5. 2015
SAU CHIẾN TRANH TRỞ LẠI
TUY HÒA
khi
về thăm lại cố hương
thấy
quê nhà nghĩ càng thương quê nhà
hắt
hiu một bóng mẹ già
một
ngôi mộ cỏ xanh và khổ đau
bâng
khuâng một chút vườn sau
ngậm
ngùi ngõ trước lao xao nắng vàng
đã
qua chưa cuộc điêu tàn
đám
mây năm cũ biết tan nơi nào
Tuy
Hòa, 1976
THĂM
MỘT NGƯỜI BẠN CŨ
gửi
anh Đỗ Chu Thăng
chiều
đi lên Hòa Mỹ
hỏi
thăm nhà bạn hiền
đường
xa, núi chắn lối
núi
cao cũng phải tìm
Tuy
Hòa, 1979
NGƯỜI
THI SĨ ẤY KHÔNG CÒN LÀM THƠ
mười năm và mười mùa đông
trong hơi thở có hương nồng em trao
có tình em rất ngọt ngào
trong veo như giọt sương đèo Prenn
nồng nàn như đêm Lâm Viên
như Đà Lạt với lời nguyền năm xưa
tôi và em vẫn đi về
trên con đường có nhiều hoa dã quì
có hò hẹn thuở tình si
có gian nan có nhiều khi rất buồn
mười năm và mười mùa đông
người thi sĩ ấy không còn làm thơ
còn chăng là tiếng ngựa thồ
thở khi lên dốc bụi mờ mịt bay
còn chăng là hai bàn tay
đã chai sạm với tháng ngày gian nan
còn chăng là mây lang thang
trên đồi gió hú bạt ngàn rừng thông
còn chăng là đêm mênh mông
người ngồi nhớ một dòng sông cạn rồi
Đà Lạt,
1985
TRỞ
VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA
tặng
Nguyễn Đình Cai, Phạm Thành Long,
Đoàn
Việt Hùng, Nguyễn Thị Trang,
Phan
Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Ruộng
chiều nay ghé thăm trường
cũ
nép mình bên gốc phượng xưa
chợt nghe trăm ngàn thương
nhớ
hình như thu đã sang mùa
tìm lại tuổi thơ chốn này
lần theo những tháng ngày
qua
lần theo những dòng kỷ niệm
tuổi thơ và nhũng nụ hoa
chiều nay ghé thăm trường
cũ
cây bàng xưa vẫn còn đây
hỏi thăm những người thuở
ấy
bạn tôi nay ở phương nào
tìm lại người xưa chốn này
thầy ơi, con đã về đây
ai còn, ai đi, ai nhớ?
cuối trời hiu hắt mây bay
chiều nay ghé thăm trường
cũ
nghe mùa thu hát ngoài kia
chợt nghe trong lòng man
mác
những ngày thơ ấu xa xưa
Tuy Hòa, 1996
CHIỀU
NEW DELHI
chiều
New Delhi
có
tiếng chim tu hú gọi mùa
có nắng
reo trên lối tôi về
khói
quê nhà quyện cuối phương xa
tôi
nghe chiều Delhi
xôn
xao mùa phượng tím
bên
kia trời quê hương
nhớ
em lúc Phục Sinh
tôi
thương chiều Delhi
nên
yêu màu phượng tím
yêu
con người quanh tôi
và
yêu cả đất trời
chiều
New Delhi
tiếng
sáo đâu đây rất êm đềm
bỗng
thấy nao nao nhớ quê mình
dáng
em gầy
và
mái tranh xưa
chiều
New Delhi
có niềm
vui dù rất muộn màng
có
bóng tôi
trên
xác lá vàng
với
trái tim
thơm
ngát tình người
New
Delhi, 1996
MÂY
KHÓI QUÊ NHÀ
bữa đó con về thăm Phú Thứ
gặp lại mùi hương của ruộng
đồng
gặp lại những năm và tháng
cũ
mây khói quê nhà nhẹ bước
chân
mùi hương của đất làm con
nhớ
những giọt mồ hôi những
nhọc nhằn
cha đã vì con mà nhỏ xuống
cho giấc mơ đời con thêm
xanh
mùi hương của đất làm con
tiếc
những ngày hoa mộng thuở
bình yên
nồi cá rô thơm mùa lúa mới
và tiếng cười vui của mẹ
hiền
ngày mai con lại ra đi nữa
cứ đi hoài mà chẳng đến nơi
ước mơ ngày ấy giờ chưa đạt
mà bóng thời gian đã muộn rồi
Tuy
Hòa, 20.11.1999
THỨC
CÙNG EM ĐÊM NAY
thức cùng em hết đêm nay
chia nhau hơi ấm chờ mai lên đường
là khi mình xa quê hương
ra đi cùng với nỗi buồn Việt Nam
là khi chia tay Langbiang
chia tay những đám mây bàng bạc trôi
là khi từ biệt núi đồi
những con đường của một thời thanh xuân
là khi mắt lệ tần ngần
đứng bên con dốc Nhà Làng ngẩn ngơ
là khi sương đẫm mặt hồ
nơi còn dấu vết bài thơ ban đầu
là khi chân bước qua cầu
mắt còn nhìn lại phía sau quê nhà
là
khi mình sẽ đi xa
sẽ
phiêu giạt mãi như là mây bay
thức
cùng em hết đêm nay
chia
tay Đà Lạt rồi mai lên đường
Đà Lạt, 25.11.1999
KHI
DỪNG LẠI BÊN DÒNG POTOMAC
khi
dừng lại bên dòng Potomac
em
bên tôi vẫn rất dịu dàng
gió
lồng lộng cả một trời đông bắc
tóc
em bay trong nắng thu vàng
và
như thế mình đi và đã đến
mình
đã tìm và gặp được dòng sông
tôi
ngồi xuống để nghe sông hát
và đứng
lên ôm lấy mặt trời hồng
và
như thế mình đi và đã đến
đã
bên nhau thủy tận sơn cùng
tôi
nằm xuống để nghe đất thở
tạ
ơn đời độ lượng bao dung
khi
dừng lại bên dòng Potomac
tôi
và em nhìn lại quê nhà
buồn
hiu hắt thương về chốn cũ
phía
chân trời đã mịt mù xa
Virginia, 2005
RỒI
CUỐI CÙNG CŨNG PHẢI CHIA TAY
nhớ
anh Từ Thế Mộng và chị Mộng Giao
dù rất sợ phải nói lời vĩnh
biệt
rồi cuối cùng cũng phải
chia tay
rồi cuối cùng đôi mắt anh
khép lại
rời trần gian xa cuộc khổ
đau này
đi về đâu hỡi người thi sĩ
ấy
về quê hương gió cát tuyệt
vời
một thuở Mộng Giao, một
trời bè bạn
biển của quê hương, biển
của một thời
đi về đâu hỡi người hiền sĩ
ấy
về những đêm trăng Hải Thượng
Lãn Ông (*)
về những đồi trà mênh mông
chiều Bảo Lộc
về một đời thơ lận đận long
đong
đời không vui tôi thành
người lưu lạc
có đôi lần muốn trở lại quê xưa
cụng với anh một ly, nhắc
những ngày vui thuở ấy
vậy mà bao năm rồi vẫn chưa
về
đời không vui tôi thành
người biệt xứ
không được vuốt mắt anh
trước lúc anh đi
chiều lạnh ngắt bên dòng
Potomac
vĩnh biệt anh, vĩnh biệt một đời thơ
Virginia
13.5.2005
(*)
Tên một con đường ở Phan Thiết
MÂY
TRẮNG
tặng
anh Trần Huiền Ân
ngày
đi về phía mặt trời
tôi
nghe tiếng gọi của người năm xưa
và
nghe tiếng mẹ ầu ơ
bên
dòng sông với đôi bờ quạnh hiu
xóm
thôn một thuở tiêu điều
gian
nan cùng với cuộc phiêu lãng này
ngày
về trắng hai bàn tay (*)
người
về ôm lấy cụm mây trắng buồn
khói
ngày xưa ấy còn vương
sương
còn đọng lại bên dòng cổ thi
ngày
về nhớ lúc ra đi
biển
gào lên khúc biệt ly sao đành
vậy
mà…
biền
biệt bao năm
Virginia,
2009
(*)
BÀI HÁT NGÀY VỀ, thơ Trần Huiền Ân
DÙ
SAO VẪN
CÁM ƠN ĐỜI
dù
sao vẫn cám ơn đời
cỏ
cây và gió mặt trời và hoa
cám
ơn những đám mây xa
đang
bay về phía quê nhà chiều nay
cám
ơn những sớm heo may
lạnh
se sắt lạnh bên này đại dương
cám
ơn giọt nắng vô thường
lung
linh ở cuối con đường khổ đau
mười
năm nước chảy qua cầu
chuyện
về đất nước là câu chuyện buồn
mười
năm sống kiếp tha phương
thân
nơi biển bắc mà hồn biển đông
mười năm thương ruộng nhớ đồng
lòng còn ở lại sao không quay về
mười năm nhớ đất thương quê
bước đi một bước nặng nề đôi chân
mười
năm một thoáng phù vân
tiếng
chim vườn cũ mùa trăng quê người
dù
sao vẫn cám ơn đời
biển
xanh và sóng núi đồi và em
cám
ơn những sáng êm đềm
khói
cà phê quyện bên hiên nhà mình
đứng
bên bờ vực tử sinh
vẫn
nghe em hát bản tình ca xưa
mười
năm như một giấc mơ
Virginia, 2009
BÂY GIỜ
cho Cúc Hoa và tôi, một thời lưu lạc
bây
giờ nhớ núi nhớ rừng
nhớ
sông nhớ biển nhớ trăng quê nhà
thương
em ngày nắng Tuy Hòa
chiều
mưa Đức Trọng, sáng Đà Lạt sương
thương
em và những con đường
một
thời tôi đã cùng em đi về
bây
giờ lạ đất lạ quê
bước
chân phiêu bạc biết về nơi đâu
(*)
thương
em nắng dãi mưa dầu
đau
cùng tôi với nỗi đau riêng mình
chia
cùng tôi một chút tình
của
ngàn năm trước và nghìn năm sau
về
đâu chẳng biết về đâu
thôi
thì về lại buổi đầu gặp em
dòng
sông xưa ấy êm đềm
mùa
thu năm ấy bên thềm lá bay
bàn
tay nắm chặt bàn tay
dìu
nhau qua những tháng ngày gian nan
bây
giờ ngồi nhớ Việt Nam
bên
trời tuyết lạnh hai hàng lệ rơi
Virginia, 2009
(*)
PHIÊU BẠC [飄泊]
ĐÃ
QUA RỒI MỘT MÙA ĐÔNG
hôm
em ở bệnh viện về
cụm
hoa trước ngõ cũng vừa ra bông
đã qua rồi một mùa đông
và
qua rồi những ngày không tiếng cười
em
đi xe lăn mà vui
lăn
đi em nhé cho đời bớt đau
tôi đưa
em ra vườn sau
để
nhìn lại mấy luống rau em trồng
hái
tặng em một đóa hồng
và chia nhau nỗi long đong xứ người
em
đi xe lăn mà vui
lăn
đi em nhé cho vơi nỗi buồn
đưa
em về phía con đường
có
con sóc nhỏ vẫn thường chào em
hát
em nghe bài Je t’aime
kể
em nghe lại chuyện tình Cúc Hoa
em
đi xe lăn về nhà
mùa
xuân nhè nhẹ bước qua bậc thềm
Virginia, 2012
13
NĂM,
QUY
CỐ HƯƠNG
ngủ
đi em, đêm khuya rồi
sớm
mai thức dậy cùng tôi lên đường
mười
ba năm, quy cố hương
có
đi biền biệt vẫn thương quê nhà
vẫn thương
dưa mắm tương cà
thương
con cò trắng bay qua cánh đồng
vẫn
mơ về một dòng sông
nơi
cha thương mẹ nơi ông thương bà
vẫn
mơ về đất và hoa
nơi
tôi đã gặp em và thương em
những
ngày những tháng êm đềm
em
trao tôi cả trái tim thật thà
ngủ
đi em, đêm đã khuya
sớm
mai thức dậy mình về Việt Nam
Virginia,
2012
ĐI
CÙNG EM
GIỮA ĐÀ LẠT SƯƠNG MÙ
rồi
có lúc trở về chốn cũ
đi
cùng em giữa Đà Lạt sương mù
hát
cùng em bài tình ca thuở ấy
tìm
lại dấu chân mình trên những lối đi xưa
tìm
lại mùi hương bên chiều Thủy Tạ
theo
em về những hò hẹn ngày mưa
và
thương nhớ một thời tuổi trẻ
chỉ có hoa hồng và chỉ có mộng mơ
tìm lại giọt sương trên đồi buổi sớm
bước
cùng em trên ngọn cỏ hồng
và
thương nhớ một thời lãng mạn
chỉ
có tình yêu bát ngát mênh mông
rồi có
lúc trở về chốn cũ
đi
cùng em giữa Đà Lạt sương mù
quên
đi một đoạn đời lận đận
quên
đi những ngày khốn khó gian nan
Đà Lạt, 17.1.2012
CHIA
TAY ĐÀ LẠT
và
tôi lại chia tay Đà Lạt
trở
lại quê người với những cơn bão tuyết mùa đông
tôi
mang theo nỗi buồn xa xứ
và nỗi
hoài hương nặng trĩu trong lòng
tôi
lại thấy bóng tôi bên dòng Potomac
bên
bờ Đại Tây Dương nghe quê hương réo gọi trái tim mình
đi
không phải là đi biệt xứ
thương
quê nhà còn lại phía sau lưng
lại
cùng em lang thang bên hồ Thạch Thảo
nói
với em về một đoạn đời buồn
nói
với em về những dòng sông lưu lạc
trôi
về đâu rồi cũng muốn trở về nguồn
và
tôi lại chia tay Đà Lạt
chia
tay những con đường in dấu chân xưa
chia
tay rừng thông và cỏ cây sương khói
chia
tay mây trời và gió núi Langbiang
mong
bình yên đến với Kim Huê (*)
và
những người ở lại
mong
một ngày về…
dù
chưa biết khi nào…
Đà Lạt, 27.1. 2012
(*)
Kim Huê, bạn học của Cúc Hoa
ƯỚC
MƠ CỦA NGƯỜI HỌA SĨ
chàng
ngã xuống
vào
một đêm mùa đông ở miền đông bắc
sau
những tháng năm miệt mài vẽ
vẽ
chân dung những người chàng yêu quí
vẽ
những kỷ niệm
ở Huế,
ở
Đơn Dương,
ở Lạc
Lâm,
ở Đà
Lạt
vẽ tiếng kèn trong gió xoáy (*)
vẽ cành cây chảy máu trong mùa đông
vẽ người ngồi trên chiếc ghế cũ
vẽ mùa thu chết
vẽ
những tấm lòng
độ lượng
bao
dung
chàng
ngã xuống
sau
khi đã đi nửa vòng trái đất
và dừng
chân bên khu rừng Burke
nghe
tiếng chim hót buổi sáng
nghe
tiếng lá xào xạc buổi chiều
những
ngày mưa hiu hắt
những
ngày bão tuyết hoang mang
trong
garage
đằng
sau giá vẽ
chàng
lặng lẽ
vẽ
chân dung mình
và nỗi
nhớ quê hương
chàng
bất ngờ ngã xuống
vào
một đêm rất lạnh ở miền đông bắc
trực
thăng cấp cứu đưa chàng chuyển viện
phải
cứu lấy người họa sĩ này
phải
cứu lấy những bức tranh còn dang dở
bạn bè
âu lo
người
thân khắc khoải
khi
tỉnh lại
trong
hơi thở mệt nhọc
chàng
nói về một ước mơ:
mong sao sớm trở lại với giá vẽ
Virginia,
14.1.2013
(*) Chữ in nghiêng là tên một số bức tranh của họa sĩ Đinh Cường.
NGÀY TÔI TRỞ LẠI MIỀN
ĐÔNG
ngày
tôi trở lại miền đông
tôi
mang theo một nụ hồng cao nguyên
vẫn
là tôi, vẫn là em
vẫn
khu vườn cũ, vẫn thềm nhà xưa
đi
cùng tôi nhé, Cúc Hoa
trên
con đường mịt mù mưa xứ người
và
xin cảm tạ đất trời
đã
cho em lại nụ cười hồn nhiên
đi
cùng tôi, giọt sương đêm
nhẹ
nhàng như nhạc và hiền như thơ
mơ
cùng tôi nhé, Cúc Hoa
giấc
mơ Đà Lạt thời chưa biết buồn
vẫn
là tôi, vẫn là em
vẫn
khu rừng lạnh tiếng chim gọi đàn
vẫn
là mây trắng ngàn năm
Virginia, 17.3. 2013
(Để nhớ ngày này hai năm trước, 17.3.2011)
DRAN, NGÀY VỀ
tặng anh Đinh Cường
khi
trở về chàng đứng ngẩn ngơ
giọt
nước mắt rơi trên nền đất cũ
đêm
Dran
nhớ tiếng xe thổ mộ
về
hướng Kado về phía Lạc Lâm
đêm
Dran
nhớ
quá tiếng đàn
và
giọng hát của bạn bè một thời giang hồ bạt xứ
đêm
Dran
nhớ
những mảng màu của một thời tuổi trẻ
chiếc
giá vẽ gian nan cùng năm tháng sương mù
khi
trở về
Dran
không còn mùa thu
bên
kia đèo và nơi kia Đà Lạt
nhớ
Schubert và Serenade
chiều
rất buồn chiều trên đồi thông
đêm
rất buồn đêm ở đường Hoa Hồng
đêm
và những bức tranh
vẽ
hoài vẫn còn dang dở
khi
trở về chàng đứng ngẩn ngơ
giọt
nước mắt rơi trên nền đất cũ
Virginia, 17.4.2014
CHIA TAY NGỰA Ô
ở lại nhé, Ngựa Ô thương mến (1)
tôi
sẽ đi và sẽ nhớ nơi này
nơi
bạn bè tôi một thời ấm áp
chia
cùng nhau nỗi buồn lưu lạc
nơi
anh Đinh Cường viết Đoạn Ghi Đêm Centreville
nơi
em trở về sau lần ngã gục
tôi
dìu em lên những bậc thềm đớn đau và hạnh
phúc
gần
ba trăm ngày em mới tìm lại được những bước chân
mới
biết quê người không chỉ có hoa hồng
mà
có cả những cơn lốc dữ
mới
hiểu không có nỗi buồn nào hơn nỗi buồn viễn xứ
nhớ
và thương mây khói quê nhà
ở lại
nhé, Ngựa Ô thương mến
tôi
sẽ đi và sẽ nhớ nơi này
nơi
những đêm mưa em cùng tôi nhắc chuyện ngày xưa
ngày
xưa, ngày xưa, ngày em và tôi lang thang trong sương mù Đà Lạt
ngày
xưa, ngày xưa, ngày em đạp xe chở con đi học
ngày
xưa, ngày xưa, bữa ăn chín phần mười là bắp
đêm
em nằm trằn trọc
vì
không đủ sữa cho con
rồi
cũng qua đi những tháng năm buồn
giờ
nhớ lại
thôi
thì cũng cứ cho là kỷ niệm
ở lại
nhé, Ngựa Ô thương mến
tôi
sẽ đi và sẽ nhớ nơi này
sẽ
nhớ từng ngọn cỏ hàng cây
khu
vườn phía sau nhà
và
tiếng chim buổi sáng
những
chiếc lá vô tình rơi trên mái tóc
tiếng
cười của các con những chiều Chủ Nhật
chút
khói cà phê quyện ở hiên nhà
và
những giọt sương đêm
những
giọt sương đêm em và tôi thấm đẫm
những
giọt sương đêm dịu dàng như tiếng nhạc Cortazar (2)
Virginia, 17.6.2013
(1) Ngựa Ô (Black Horse): tên một con đường ở thành phố Centreville, Virginia
(2) Ernesto Cortazar (1940-2004) : nhạc sĩ dương cầm người Mỹ gốc Mexico
THƯƠNG NHỚ NGỰA Ô
vậy
là mình chia tay Ngựa Ô đã được một năm
nhớ
Ngựa Ô là nhớ những ngày mùa đông rất lạnh
ba
giờ sáng em và tôi ra trước nhà cào tuyết
gió
tạt tê người lòng vẫn thấy vui
vì
em vẫn đi bên cạnh cuộc đời tôi
và
trong căn nhà nhỏ kia
có
những mặt trời đang mọc
có
tiếng dương cầm Giovanni như dòng suối mát
có
tiếng hát Thái Thanh và Tình Hoài Hương
nhớ
Ngựa Ô là nhớ con đường
đêm
mùa thu tôi cùng em đi về phía hồ Thạch Thảo
tiếng
xào xạc của lá vàng
và
giọt sương trên vai áo
tôi
thương Ngựa Ô và tôi thương em
vậy
là mình chia tay Ngựa Ô đã được một năm
nhớ
Ngựa Ô là nhớ những đêm bạn bè hát khúc sầu ca viễn xứ
nhớ
Nguyễn Ngọc Phong và Gửi Em, Đà Lạt
nhớ
Đinh Cường và Đoạn Ghi Đêm Centreville
nhớ
Nguyễn Minh Nữu và Mênh Mông Trời Bất Bạt
nhớ
Nguyễn Trọng Khôi và Giấc Mộng Trên Đồi Thơm
nhớ
Ngựa Ô là nhớ con đường
in dấu
chân bạn bè tôi từ những nơi xa xôi có khi là nửa vòng trái đất
ngồi
bên nhau giọt rượu cay trong mắt
ngồi
bên nhau cùng nhớ một quê nhà
quê
nhà thì xa mây thì bay qua
đời
phiêu bạc như những đám mây trôi giạt
nhớ
Ngưa Ô là nhớ những bàn tay ấm áp
tôi
thương Ngựa Ô và thương bạn bè tôi
Virginia, 1.8.2014
MÂY NGỪNG BAY
chia tay anh Nguyễn Xuân Hoàng
cũng
đành thôi, nắng tắt rồi
mặt
trời đã lặn, ngày vui đã tàn
một
vì sao – Nguyễn Xuân Hoàng
vừa
đi vào cõi vĩnh hằng sáng nay
cũng
đành thôi, mây ngừng bay
trái
tim ngừng đập, bàn tay vẫy chào
biết
đời là giấc chiêm bao
mà
sao lòng vẫn thấy đau vô cùng
cũng
đành cạn một dòng sông
người
đi là mãi mãi không quay về
bên
kia là phía hư vô
trăm
năm còn lại nấm mồ hư không
Virginia,
13.9.2014
ĐÀ LẠT VÀ CÂU CHUYỆN VỀ
KHU VƯỜN THI SĨ
và
bài thơ tôi viết đêm nay
là
bài thơ sau bốn mươi năm
kể từ
hôm tôi nắm tay em
chầm
chậm đi qua Khu Hòa Bình
xuống
con dốc Duy Tân
rẽ
sang Hai Bà Trưng
và dừng
lại nơi chiếc cầu Vĩnh Viễn
đêm ấy
Đà Lạt
có một chút mưa bay
có tiếng hát của Lê Uyên Phương, của Phụng, của Tiên
của Nhượng, của Phong, của Triền, của Chức
em mặc
chiếc áo dài màu xanh của miền đồi núi
đôi
mắt hồn nhiên như một bài thơ tình
đi
bên em trong đêm cao nguyên
tôi
nói với em về ước mơ của chàng lãng tử
chàng
lãng tử đưa em đến một khu rừng
và dừng
lại bên dòng suối
nói
với em rằng tôi yêu em
nói
với em rằng tôi sẽ không xa em
đi
bên em trong đêm cao nguyên
tôi
nói với em về câu chuyện thần tiên
tôi
và em đi đến một khu vườn
nơi
mọi người chỉ biết yêu nhau
chỉ
biết tặng nhau hoa, nụ cười và những bài thơ
tôi
gọi đó là vườn thi sĩ
em gật
đầu cười rất nhẹ:
“em
sẽ ở cùng anh trong khu vườn đó”
và
bàn tay tôi vừa chạm trái tim em
Virginia, 28.11.2014
SCIBILIA, NGÀY CUỐI
THU
Scibilia,
ngày cuối thu
tôi
đuổi theo những đám sương mù
và
khi quay lại tôi nhìn thấy
một
giọt sương buồn trong mắt em
giọt
sương đọng suốt mười lăm năm
long
lanh từ thuở xa quê mình
và
em nói rằng em rất nhớ
những
bước chân về - đêm cao nguyên
giọt
sương đọng suốt mười lăm năm
từ
khi mình bỏ núi xa rừng
và
em nói rằng em rất nhớ
một
chút mây trời Langbiang
giọt
sương đọng suốt mười lăm năm
ừ,
khóc đi em cho đỡ buồn
quê
hương còn đó nhưng xa lắm
và
biết ngày về kịp nữa không
Virginia, 12.12.201
MAI KIA TÔI LÀ HẠT BỤI
hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
để một mai tôi về làm cát bụi
(TRỊNH CÔNG SƠN)
năm
tôi vừa mười một tuổi
quê
tôi bom đạn tơi bời
bóng
ma chiến tranh quay lại
hãi
hùng ôi tuổi thơ tôi!
lớn
lên dưới trời khói lửa
mẹ
thương, lo từng bữa ăn
cha
thương, lo từng giấc ngủ
chị
thương, an ủi dỗ dành
rồi
đến ngày tôi giã biệt
đường
đời vạn nẻo tôi đi
đường
đời trăm may nghìn rủi
vẫn
mong có một ngày về
nhớ
ngày tôi đi biển khóc
bóng
cha tôi ở cuối đường
và
cánh đồng trơ gốc rạ
đất
còn thơm mãi mùi hương
nhớ
ngày tôi đi mẹ khóc
ruộng
vườn bỏ lại sau lưng
mây
mù che ngang đèo Cả
đường
xa mưa gió mịt mùng
tôi
đi và tôi đi mãi
dừng
chân ở lại cao nguyên
tưởng
đâu đất lành chim đậu
nào
ngờ đời vẫn chưa yên
tôi
đi và tôi đi mãi
quê
nhà bỏ lại sau lưng
quê
người gian nan vất vả
đường
xa mây khói mịt mùng
tôi
đi và tôi đi mãi
tôi
đi tìm một mái nhà
rồi
một ngày kia dừng lại
bên
rừng Scibilia
những
chiều mùa thu lá rụng
những
ngày lạnh buổi đầu đông
nhìn
mây bay về cố xứ
nhớ
quê hương đến thắt lòng
bây
giờ còn mong chi nữa
tha
phương gửi nắm thân tàn
mai
kia tôi là hạt bụi
bay
về phía Thái Bình Dương
Virginia,
tháng 11.2014
ĐÓA HOA HỒNG TRONG TUYẾT
thức dậy lúc ba giờ sáng
ngoài trời tuyết phủ mênh mông
tuyết ngập hồn người xa xứ
tuyết mù mịt cả miền đông
cùng em ra sân cào tuyết
gió đêm lạnh đến tê người
tuyết nhiều cào xong thấm mệt
và đôi chân bước rã rời
cùng em ra sân cào tuyết
biết là vất vả mà vui
chia nhau một đêm băng giá
ở vùng Bắc Mỹ xa xôi
cùng em ra sân cào tuyết
biết là vất vả mà vui
và cứ hồn nhiên em nhé
cùng tôi đi giữa cuộc đời
thức dậy lúc ba giờ sáng
ngoài trời tuyết trắng như bông
tôi yêu những bông tuyết trắng
và yêu em – đóa hoa hồng
Virginia,
17.2.2015
CŨNG MAY CÒN CÓ NƠI
NÀY
rồi
em và tôi đi xa
mang
theo hình bóng quê nhà thân thương
bây giờ đời đã muộn màng
nửa vòng trái đất lang thang quê người
xa
quê hương em và tôi
đã chia nhau những ngọt bùi đắng cay
cũng may còn có nơi này
có mây có khói có cây cỏ và…
có rừng Scibilia
để tôi còn nhớ chút Đà Lạt xưa
để còn mơ một ngày về
đi về phía Ngã Ba Chùa cùng em
đi tìm lại chút êm đềm
đoạn
serenade và đêm thơ tình
nụ cười em lúc bình minh
bàn
tay rất ấm hôm mình quen nhau
và căn nhà thuở ban đầu
bức tranh và những gam màu tôi yêu
đi
tìm lại những buổi chiều
qua
cây cầu nhỏ tôi theo em về
đi
tìm lại những đam mê
những
hò hẹn những đợi chờ ngất ngây
cũng
may còn có nơi này
để
tôi còn có những ngày bên em
Virginia,
tháng 3.2015
CHA TÔI
và
bài thơ tôi viết đêm nay
là
bài thơ sau bốn mươi năm
kể từ
hôm vượt đèo Ngoạn Mục xuống Sông Pha
chạy
ra Tuy Hòa
trở
vô Sài Gòn
và
nhận tin cha tôi đã chết
ông
qua đời khi chiến tranh kết thúc
để lại
trần gian nỗi nhớ khôn nguôi
để lại
đàn con trên quê hương tan tác
để lại
trong tôi vết thương mang theo suốt cuộc đời
bốn
mươi năm rồi con vẫn nhớ, cha ơi!
ngày
mùa đông cha mặc áo tơi ra ruộng
ngày
nắng lửa cha gò mình đạp lúa
những
sớm tinh mơ cùng đàn bò lầm lũi đi về phía bờ mương
rồi
mùa thu cha đưa con đến trường
con
thương ngọn gió nồm
mát
rượi tuổi thơ những ngày đầu đi học
đi
ngang qua Duồng Buồng bọn nhỏ trong thôn vẫn thường trêu chọc:
chiều chiều ngọn gió thổi lên
học trò Thầy Bốn chẳng nên đứa nào
thương
cha một đời lận đận lao đao
cầm
lấy chiếc cày để tay con được cầm cuốn sách
thương
chiếc áo cha một đời thơm mùi đất
thương
đất quê mình thơm mãi mùi hương
rồi
mùa thu cha đưa con đến trường
con
thương những con đường
cha
đã dẫn con đi về phía trước
con
vẫn còn đi sao cha đành dừng bước
bốn
mươi năm trời con thương nhớ, cha ơi!
Virginia,
tháng 3.2015
MÙA THU ĐỨC TRỌNG
đọc
lại một bài thơ cũ
nhớ
thời tôi mới quen em
lần
đầu em về Đức Trọng
mùa
thu lá rụng bên thềm
em
ơi mùa thu năm ấy
là
mùa thu của riêng mình
bàn
chân em vừa dừng lại
bên
dòng Đa Nhim lung linh
em
ơi mùa thu năm ấy
là
mùa thu của hẹn hò
của
ngày bên nhau quấn quit
của
đêm về mộng và mơ
em
ơi mùa thu năm ấy
là
mùa thu của muôn đời
bàn
chân nhẹ nhàng bước tới
đi
bên cạnh cuộc đời tôi
rồi
từ mùa thu năm ấy
thương
em cho đến bây giờ
hơn
bốn mươi năm rồi đó
mùa
thu Đức Trọng, ngày xưa…
Virginia, 25.10.2015
(*) Trong bài hát MỘNG VỀ của Hà
Thúc Sinh
TÔI ĐI DƯỚI TRỜI ĐÔNG
BẮC
Nhớ 42 Võ Tánh, Đà Lạt
bây
giờ mùa đông trở lại
rừng
xơ xác ngọn điêu tàn
bầy
chim bay xa trốn tuyết
trong
sương mù tôi lang thang
ôm
đàn qua thung lũng Fox
so
dây ghi lại đời mình
một
thời chiến tranh - tuổi trẻ
một
thời Đà Lạt và em
ôm
đàn đứng bên vách núi
so dây chơi một đoạn buồn (*)
đoạn
cho một thời xa xứ
đoạn
thương và nhớ quê hương
bây
giờ mùa đông trở lại
rừng xao xác gió sang mùa
tôi đi dưới trời đông bắc
thương và nhớ quá ngày xưa
Virginia, 14.12, 2015
TRẦN HOÀI THƯ XUỐNG
NÚI
rồi
chàng xuống núi xuôi nam
từ
cơn khổ nạn ba năm quay về
ngày
về râu tóc bạc phơ
người muôn năm cũ bây giờ ở đâu (*)
ngày
về ngang qua bãi dâu
chợt
thương ngọn sóng bạc đầu năm xưa
cụng
ly để nhớ giang hồ
cạn
ly để biết đời chưa muộn màng
ngày
về phương nam lang thang
đọc
bài thơ cũ rền vang núi rừng
Scibilia,
đêm cuối cùng
là
đêm bằng hữu cùng chung nỗi buồn
Virginia,
đêm mùa đông
chàng
về kịp viết mấy dòng chia tay
Virginia, 13.1.2016
Ngày Trần Hoài Thư về Virginia tiễn đưa
anh Đinh Cường đến nơi an nghỉ cuối cùng
(*) Thơ Vũ Đình Liên
BÀI CHO ORLANDO
giờ
tới phiên Orlando (*)
xác
vung vãi, những nấm mồ mọc lên
những
oan hồn bay trong đêm
hận
thù chi mà triền miên hở trời!
máu
người vô tội đổ rồi
ra
đi không kịp nói lời chia tay
lang
thang ở góc rừng này
tôi nghe
lạnh buốt một ngày đau thương
Virginia,
2016
(*) Tấn công khủng bố tại một night club ở
Orlando, Florida hôm 12.6.2016
làm 49 người chết và 53 người bị thương.
DẪU THẾ NÀO CON CŨNG
TRỞ LẠI MIỀN TRUNG
dẫu
thế nào
con cũng
trở lại miền trung
nơi
mẹ đã ôm con bằng vòng tay bao la của biển
nơi
giấc ngủ con được ru bằng tiếng sóng
nơi
những ngọn phi lao nô đùa cùng tuổi thơ con
mẹ
ơi!
con
muốn tìm lại mảnh trăng tròn
treo
lơ lửng đêm rằm nơi cửa biển
con
muốn nhìn nước của đại dương và bầu trời
xanh biếc
cánh
chim hải âu và ngọn hải đăng
con
yêu miền trung yêu biển quê mình
yêu
những con còng hiền lành
và
những ngư dân chất phác
yêu
những đôi tình nhân
để lại
dấu giày trên cát
đêm
và những chiếc thuyền câu lấp lóe ngoài khơi
mẹ
ơi!
xa
quê hương con ngồi ở một góc trời
con
nhớ biển nhớ vòng tay của mẹ
miền
trung năm nào cũng phải chịu những cơn bão dữ
năm
nào cũng ngâm mình trong lũ lụt kinh hoàng
và
bây giờ biển khóc dân lầm than
nhìn
cá chết trắng bờ thương miền trung quá đỗi
biển
bình yên cả triệu năm
nay
bỗng thành nạn nhân của những mưu đồ đen tối
nạn
nhân của bọn người không có trái tim
dẫu
thế nào
con
cũng trở lại miền trung
nơi
mẹ đã ôm con bằng vòng tay bao la của biển
mỗi
người một tay cùng nhau cứu biển
biển
sắp chết rồi không lẽ cứ ngồi yên?
Virginia 26.5.2016
TÔI VỀ BELLINGHAM CHIỀU
NAY
Nhớ anh Trương Quang Mỹ (1952-2017)
và anh đi thật nhẹ nhàng
như mây trên đỉnh Langbiang ngày nào
như
là một giấc chiêm bao
niềm
vui để lại nỗi sầu mang theo
như
là ngọn gió lưng đèo
rất
phiêu lãng rất đìu hiu rất buồn
sáu
lăm năm một đoạn đường
anh
đi và đến nhưng không kịp về
mịt
mù đất cũ trời xưa
bây
giờ thân xác bơ vơ xứ người
anh
đi rồi đi thật rồi
rất
bình an không một lời chia tay
tôi về
Bellingham chiều nay
mắt
anh khép lại bàn tay hững hờ
sáu
mươi lăm năm, ô hô!
đời
tha phương một nấm mồ mọc lên
Bellingham (WA), 24.1.2017
Ở NEW JERSEY, GẶP LẠI
PHẠM VĂN NHÀN
sau
chiến tranh chúng ta là những người sống sót
còn
gặp lại nhau là đủ vui rồi
đêm ở
New Jersey
nhắc
với nhau về những ngày tháng xa xôi
về
người bạn đề thơ trên vách tường năm ấy (1)
về
người bạn lên Pleime rồi chẳng bao giờ trở lại (2)
về
người bạn mấy lần bị thương ở Bình Định Qui Nhơn (3)
về
cà phê quán sớm bên đường
về căn
nhà cửa không bao giờ khóa
từ
chiến trường
bạn
trở về nơi đó
lặng
lẽ ngồi nơi chiếc bàn bên cửa sổ
viết
truyện thời chiến tranh
viết
thật nhanh - mai còn đi hành quân
viết
cho kịp - biết đâu không còn gặp lại bạn bè Khu Sáu
và bạn
tôi như thuyền không bến đậu
ngày
ở cao nguyên đêm xuống đồng bằng
ôi một
thời đi giữa chiến tranh
sống
và chết chỉ cách nhau trong tích tắc
sau
chiến tranh chúng ta là những người sống sót
còn
gặp lại nhau là đủ vui rồi
cụng
ly nào, mai mình lại chia tay
New Jersey, 7.5.2017
(1 Lê Văn Trung
Tình không không cửa không nhà
Lòng như mây trắng bay qua biển chiều...
(2) Nguyễn Phương Loan, tử trận ở Pleime năm 1969
(3) Trần Hoài Thư
CHIỀU ĐI NGANG QUA THUNG
LŨNG FOX
cho
Hoa, sinh nhật em
một
hôm mây trắng tôi về
qua
thung lũng Fox lòng nghe ngậm ngùi
nhớ
Đà Lạt quá, em ơi!
và
mây trắng với những đồi thông xưa
chờ
nhau, mấy giọt cà phê
nhìn
nhau, một nụ hôn vừa trao nhau
bây
giờ, bốn mươi năm sau
tôi
về, mây trắng trên đầu bay ngang
vẫn
cùng em đi lang thang
vẫn
yêu em đến vô vàn, biết không?
vẫn
yêu Đà Lạt vô cùng
Virginia,
7.6.2017
THƠ TẶNG NGƯỜI THI SĨ Ở
GARLAND
Gửi anh Nguyễn Xuân Thiệp
nâng
ly nào, mừng ngày chàng trở lại
mừng
người thi sĩ đến từ Garland vẫn hồn nhiên vẫn vô tư như thời Hoa Hồng (1)
tặng
cho chàng một đóa Phù Dung
và
nghe chàng đọc thơ
tôi khóc, những đôi giày bên bờ sông Danube (2)
nâng
ly nào, hỡi người thi sĩ cô đơn đến từ Texas
buổi
chiều sơn dầu ở studio Trương Vũ đầy tranh
buổi
chiều miền đông với những đồng cỏ xanh
chàng
nói về thơ
về
những bài tản mạn bên tách cà phê
(3)
về phố văn (4)
và
những tháng năm tràn đầy kỷ niệm
nâng
ly nào, hỡi người thi sĩ hào hoa của một thời Đà Lạt
buổi
chiều trở về từ ký ức chiến tranh
nhắc
với nhau những kỷ niệm chưa quên
thương
bạn bè người còn kẻ mất
và
không quên một ly cho người họa sĩ ở
đường Natick (5)
hoàng
hôn xuống dần trong nỗi nhớ mênh mang
Virginia, 3.7.2017
(1) Đường Rose ở Đà Lạt, nơi Nguyễn Xuân Thiệp
có nhiều kỷ niệm.
(2)
Tựa đề một bài thơ của Nguyễn Xuân Thiệp
(3)
Loạt bài tản mạn nổi tiếng của Nguyễn Xuân Thiệp ở hải ngoại.
(4)
Tạp chí PHỐ VĂN do Nguyễn Xuân Thiệp chủ biên (2000-2008).
(5) Đinh Cường (1939-2016)
XIN CHO TÔI ĐƯỢC LÀM NGƯỜI VIỆT NAM
mấy
anh ngỗng Bắc Mỹ bay rất nhanh rất xa
nhưng
khi đi bộ thì cứ tà tà
cách
đây sáu ngày
bọn
theo chủ nghĩa dân tộc da trắng lái xe đâm chết người ở Charlottesville, miền
đông nước Mỹ
(Charlottesville
cách chỗ tôi đang ở khoảng 2 tiếng lái xe)
và mới
hôm qua
bọn
Hồi Giáo cực đoan lái xe đâm chết người ở Barcelona, Tây Ban Nha
nhưng
với đàn ngỗng này thì bất cứ người lái xe nào
dù
là da trắng
dù
là da đen
dù
là da đỏ
dù
là da vàng
dù
là Hồi Giáo
dù
là Thiên Chúa Giáo
không
ai lái xe đâm vào chúng
ai
cũng chờ chúng qua đường rồi mới tiếp tục lái xe đi
vào
năm 2001, ở Seatlle
một
chàng ngỗng Bắc Mỹ còn nhỏ chưa biết bay
đi lạc
vào trong xóm và người dân bắt được
ông
Thị Trưởng thành phố Seattle tổ chức một buổi lễ rình rang chỉ để làm một việc
duy nhất:
trả tự do cho chàng bằng cách mang chàng thả xuống
hồ Washington
buổi
lễ trả tự do cho anh chàng ngỗng Bắc Mỹ
mang
tính biểu tượng nhằm truyền đi thông điệp của ông Thị Trưởng:
hãy tôn trọng và bảo vệ sự sống của loài ngỗng này
xem
ra, trong nhiều trường hợp
làm
ngỗng Bắc Mỹ coi bộ tự do hơn, an toàn hơn là làm người
nếu
quả thật có kiếp sau
thì
kiếp sau xin cho tôi làm ngỗng Bắc Mỹ
vì nếu
là ngỗng Bắc Mỹ
sẽ
không ai kỳ thị tôi
không
ai thù ghét tôi
không
ai lái xe đâm vào tôi
không
ai ăn thịt tôi
nhưng
bạn ơi
nếu
làm ngỗng Băc Mỹ
tôi
sẽ có một nỗi buồn mà tôi không vượt qua nổi:
tôi có đôi cánh để có thể bay đi khắp nơi
nhưng tôi sẽ không bao giờ còn cơ hội bay về quê
hương tôi
vì nếu tôi bay về đó
chắc chắn tôi sẽ biến thành đĩa tiết canh và đĩa mồi
cho mấy anh bợm nhậu
mà
tôi thì vẫn muốn trở về quê hương của mình
nên
thôi, tôi vẫn xin tiếp tục làm người
làm
một người Việt Nam
Việt
Nam
mãi
mãi
Virginia,
18.8.2017
BỐN MƯƠI HAI NĂM,CHƯA
QUÊN
vậy
là bốn mươi hai năm
từ khi
giã biệt dòng sông quê nhà
từ
khi từ biệt Tuy Hòa
tôi
lên Đà Lạt rồi qua Hoa Kỳ
đi
thì vẫn cứ phải đi
trở
về thì vẫn đôi khi phải về
dẫu
gì đất cũng là quê
là
hương của những ngày xưa êm đềm
dẫu
gì máu cũng về tim
vườn
xưa vẫn nhớ tiếng chim thiếu thời
và
tôi nhớ tuổi thơ tôi
chiều
thu nhớ nắng đêm ngồi nhớ trăng
mùa
đông nhớ một chỗ nằm
về
đây lại nhớ những năm tháng buồn
bốn
mươi hai năm, chưa quên!
Tuy
Hòa, 28.9.2017
TÔI ĐANG VẼ TÂM HỒN CỦA
BẠN
Tặng anh Trương Vũ
khi
tôi ngồi trước giá vẽ
bắt đầu
những nét chấm phá phác thảo chân dung bạn
đôi
mắt của bạn có thể mơ màng hay đầy nghị lực
khuôn
mặt của bạn có thể dịu dàng hay cương trực
nụ
cười của bạn có thể ưu tư hay hồn nhiên
vai
của bạn có thể thẳng hay nghiêng
sao
cũng được
miễn
là bạn phải là bạn
tôi
là họa sĩ tự nguyện chọn những nhân vật mà mình muốn vẽ
khuôn
mặt mỗi người có thể khác nhau
nhưng
những nhân vật tôi chọn đều có một điểm giống nhau:
các bạn là người có một tâm hồn đẹp
tôi
tin điều đó
và
khi vẽ chân dung bạn
có
nghĩa là tôi vẽ tâm hồn của bạn
tôi
vẽ tấm lòng nhân hậu của bạn
và cuối cùng nếu chúng ta có được bức chân dung đẹp
thì
chính bạn là người góp một phần rất lớn trong việc sáng tạo ra tác phẩm đó
khi
tôi ngồi trước giá vẽ
bắt
đầu những vệt sơn dầu vẽ chân dung bạn
bạn
ngồi đó nhiều tiếng đồng hồ
trên
chiếc ghế dành cho người mẫu
có
lúc bạn sẽ rất mệt mỏi và ngủ gục
thì
cứ ngủ, không sao đâu
vì
tôi đang vẽ tâm hồn của bạn mà
một
tâm hồn luôn luôn tỉnh thức
và
lúc này đây
bạn
hãy nghĩ về những người mà bạn yêu thương nhất
đất
nước của bạn
gia
đình của bạn
bạn
bè của bạn
những
ân nhân trong cuộc đời bạn
để
khuôn mặt của bạn trên bức chân dung
sẽ
là một khuôn mặt tràn đầy yêu thương và thánh thiện
Virginia,
12.10.2017
không rõ kiếp trước chúng tôi là gì
không
biết kiếp trước các bạn là gì
nhưng
kiếp này các bạn may mắn hơn chúng tôi
vì
các bạn là người
còn
chúng tôi là bò
các
bạn nhốt chúng tôi trong chuồng
tước
đoạt tự do của chúng tôi
xỏ
mũi chúng tôi
buộc
chúng tôi phải tuân phục
quất
vào lưng chúng tôi
những
lằn roi rướm máu
bắt
chúng tôi kéo xe kéo cày
mệt
lả
vắt
sữa chúng tôi
cạn
kiệt
lột
da chúng tôi làm giày để đi làm áo để mặc làm ghế để ngồi làm trống để gõ
xẻ
thịt chúng tôi
để
ăn
đêm,
chúng tôi nằm trong chuồng
nhìn
những lằn roi rướm máu trên lưng mình
mà ứa
nước mắt
đêm,
chúng tôi nằm trong chuồng
mơ
cùng nhau giấc mơ tự do
mơ về
những đám mây trắng, những đồng cỏ xanh, những thảo nguyên bát ngát
mơ để
mà mơ
ôi,
những giấc mơ chưa bao giờ trở thành hiện thưc
cứ
như vậy chúng tôi sống trong sự quản lý của các bạn
sống
hiền lành chơn chất và chịu đựng sự tàn bạo của các bạn
sống
thật thà ngay thẳng dù biết các bạn là những kẻ gian lận dối trá tham lam
chúng
tôi chỉ đem lợi ích đến cho các bạn
hoàn
toàn không phiền hà gì các bạn
không
tin, các bạn cứ mở cửa chuồng
thả
chúng tôi ra
chúng
tôi sẽ an nhiên tự tại ra đi mà không đòi hỏi gì ở các bạn
chúng
tôi trở về với thiên nhiên
chúng
tôi trở về với bao la trời đất
chúng tôi trở về với thế giới của chúng tôi
chúng tôi, những con bò Việt Nam
chỉ đem lợi ích đến cho các bạn
thế
nhưng các bạn không biết ơn chúng tôi
lại
còn độc ác với chúng tôi
trước
khi giết chúng tôi để xẻ thịt
các
bạn hành hạ tra tấn chúng tôi bằng cách bơm nước vào cơ thể chúng tôi cho đến
khi nào chúng tôi vật vã
các
bạn lấy búa đập mạnh vào đầu chúng tôi
thực
hiện bản án tử hình cho kẻ đã từng giúp các bạn
chúng
tôi đem lợi ích đến cho các bạn
nhưng
mỗi khi tức ai các bạn lại chửi: ngu
như bò
các
bạn đọc những dòng dưới đây rồi sẽ biết bò có ngu không
sau khi bị giết, chúng tôi trở thành xác chết
các bạn ăn thịt chúng tôi có nghĩa là các bạn ăn
xác chết
chúng tôi, những kẻ chay tịnh chỉ biết ăn cỏ ăn rơm
ăn rạ
các bạn, những kẻ ăn xác chết
ai mới đáng gọi là ngu?
Virginia,
23.7.2018
WOODBRIDGE,
BUỔI CHIỀU VÀ NHỮNG NỤ CƯỜI
Gửi
Lê Hân và Châu
Vẫn là không gian quen thuộc: studio Trương Vũ ở Woodbridge
khi
mùa Lễ Tạ Ơn trở về bên những chiếc lá vàng
khi
mùa thu Bắc Mỹ đã đi qua một nửa đoạn đường
khi
nhiệt độ ở miền đông đã xuống gần zero độ C.
những
nụ cười và những cái bắt tay mừng các bạn từ San Jose đến.
- Lạnh không Lê
Hân?
- Không lạnh lắm
đâu, mình đã từng ở Canada nhiều năm mà
- Lạnh không Châu?
- Không lạnh lắm
đâu, trước khi về San Jose mình là dân Michigan mà.
Vẫn
là những cốc rượu vang được cất giữ nhiều năm của người chủ nhà hiếu khách
nâng
ly nào
chúc
mừng các bạn được hít thở không khí tự do sáng tạo.
- Này Lê Hân, bạn
làm công việc xuất bản sách được bao nhiêu năm rồi?
- Trên dưới hai
mươi năm.
- Ở hải ngoại in
sách đồng nghĩa với thua lỗ. Sao bạn lại chọn con đường này?
- Vì đam mê, vì
những người yêu sách và vì niềm vui của các tác giả có sách được in.
- Lâu nay bạn có
về Việt Nam không?
- Có chứ. Về thăm
quê hương, gia đình, bạn bè và đi tìm những cuốn sách xưa quí hiếm.
Buổi
chiều, ở Woodbridge, những khuôn mặt thân quen
những
câu chuyện văn chương
những
câu chuyện về đời sống
nghe
hai người bạn đến từ San Jose nói giọng Quảng Nam đặc sệt
chơn
chất và hiền hòa
hồn
nhiên và cởi mở.
- Này Lê Hân, ai là
người giúp bạn nhiều nhất trong việc in sách?
- Đó là Châu.
- Châu ơi, bạn là gì
của Lê Hân?
- Ngày xưa Châu là học
trò của Lê Hân.
- Còn bây giờ?
- Bây giờ là vợ của
hắn.
Woodbridge,
buổi chiều,
những người bạn và những tiếng cười rộn rã
mùa
Lễ Tạ Ơn đang đến gần.
Virginia,
8 November 2019
BỐN NĂM SAU NGÀY ANH ĐINH
CƯỜNG RA ĐI
bốn năm sau ngày
anh Đinh Cường ra đi
Chân Phương cũng ra đi
Trần Doãn Nho dọn về Texas
Nguyễn
Trọng Khôi và Mai Phúc cũng sẽ dọn về nơi đó
chỉ còn Nguyễn Ngọc Phong ở lại Boston với Tôn
Nữ Phú
chỉ còn Nguyễn
Ngọc Yến ở lại New Jersey với Trần Hoài Thư
không còn nữa những chuyến xe xuôi
nam với những cuốn sách, những bức tranh sơn dầu và cây đàn guitar
không còn nữa những đêm ngồi bên nhau hát khúc
nhạc buồn thương nhớ quê hương xa vời vợi
bốn
năm sau ngày anh Đinh Cường ra đi
những buổi gặp gỡ ở miền
đông thưa thớt dần
tôi trở lại Sài Gòn Quán
Sài Gòn Quán đóng cửa
tôi tạt vào Saxbys Coffee
Saxbys Coffee đóng cửa
tôi tìm đến Le
Bledo
Le Bledo đóng cửa
tôi trở lại Tong Thái
Tong Thái đóng cửa
tôi ghé qua Phở Xe
Lửa
Phở Xe Lửa của ông Toàn Bò
đóng cửa
tôi đến thăm Gallery Lạc Việt
Gallery Lạc Việt cũng đóng cửa
đóng cửa đóng cửa đóng cửa
những nơi chúng tôi
thường lui tới bây giờ
đóng cửa hết rồi
còn chăng là nỗi ngậm ngùi và luyến tiếc những ngày tháng êm đềm giờ chỉ còn trong hoài niệm
bốn năm sau ngày anh Đinh Cường ra đi
miền đông xơ xác trong cơn đại dịch
muốn đến studio Trương Vũ xem những bức tranh
mới vẽ nhưng không thể
muốn nâng ly cùng các anh
Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Tường Giang, Phạm Nhuận, Đặng Đình
Khiết... nhưng
không thể
muốn cụng ly cùng các bạn
Nguyễn Minh Nữu, Nguyễn Quang, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Anh Chương, Đinh
Trường Chinh... nhưng không thể
các bạn tôi, nhà nào cũng
đóng cửa
stay-at-home, stay-at-home,
stay-at-home
bốn năm sau ngày anh Đinh
Cường ra đi
miền đông bây giờ tiêu điều
trong cơn đại dịch
hàng quán im lìm phố xá
hoang vu
muốn ghé Starbucks ngồi
nhâm nhi một ly cà phê nhưng không thể
drive-thru only
không còn nghe tiếng nhạc
xập xình phát ra từ sân nhà người hàng xóm Mễ Tây Cơ mỗi chiều thứ bảy
không
còn thấy nụ cười hiền hòa của người miền đông vì những chiếc khẩu trang che mất
chỉ
còn những ánh mắt nhìn nhau ngơ ngác
thầm
hỏi nhau: miền đông rồi sẽ ra sao?
thầm hỏi nhau: chúng
ta rồi sẽ ra sao?
Virginia, 12 May 2020
SAU 35 NĂM CHƯA MỘT LẦN
TRỞ LẠI QUÊ NHÀ
Gửi Tân và Lily
Bệnh viện Centre
Hospitalier
phòng 1004
anh tôi nằm trên giường
bệnh, hơi thở mệt nhọc
người con trai duy nhất của
anh ngồi bên cạnh, buồn bã
(mẹ mất sớm, hai cha con
lưu lạc sang đất Pháp, nương tựa vào nhau)
tôi ngồi trong góc phòng,
tim đau nhói
có tiếng gõ cửa phòng
một bác sĩ với khuôn mặt
hiền từ và mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ bước vào
ông thăm mạch bệnh nhân rồi
nhẹ nhàng nói với cháu tôi:
- Cha của anh sẽ ra đi
trong một thời gian không xa, anh nên sắp xếp ở lại trong bệnh viện đêm nay để
chia tay ông ấy.
Lại có tiếng gõ cửa
một bác sĩ khác bước vào
bà là bác sĩ tâm lý, đến để
chuẩn bị tâm lý cho cháu tôi khi phải vĩnh biệt người cha yêu dấu
vĩnh biệt người cha đã trọn
một đời hy sinh cho con
5 phút …
10 phút …
thời gian cứ lạnh lùng trôi
đi
đột nhiên cháu tôi ôm chặt
lấy anh tôi
- Ba cháu đi rồi, chú
ơi!
tôi nhìn đồng hồ
5 giờ 20 phút chiều ngày 12
tháng 9 năm 2019
anh tôi vừa trút hơi thở
cuối cùng
sau 35 năm ra đi chưa một
lần trở lại quê nhà
cũng như nhiều người đồng
hương khác
anh sinh ở Việt Nam và mất
ở quê người.
Bệnh viện Centre
Hospitalier
phòng 1004
dưới ánh đèn lờ mờ có ba
người đàn ông
một người nằm bất động trên
chiếc giường định mệnh
một người ngồi khóc, ngất
lên xỉu xuống
tôi đỡ vai cháu tôi
và làm chỗ dựa cho cháu
trong giờ phút đau buồn này
rồi thì im lặng
im lặng
nhiều tiếng đồng hồ trôi
qua
- Ba cháu có dặn cháu
sẽ mai táng hay hỏa táng ông ấy không?
- Không, thưa chú,
nhưng chú ơi, bao nhiêu năm qua cha con có nhau, giờ ba đi rồi, con sẽ xây cho
ba một ngôi mộ, con cần một nơi để còn thăm viếng…
tôi nghe giọng cháu tôi thì
thầm trong đêm
con cần một nơi để còn thăm
viếng…
con cần một nơi để còn thăm
viếng…
Ngày 18 tháng 9 năm 2019
anh tôi yên nghỉ ở nghĩa
trang Athis-Mons, ngoại ô Paris
đúng với ước nguyện của
cháu tôi: con cần một nơi để còn thăm viếng
và anh tôi sinh ở Việt Nam,
qua đời trên đất Pháp
sau 35 năm ra đi chưa một
lần trở lại quê nhà
Virginia, tháng 9.2020
ƯỚC MƠ CỦA MYLA
Ước mơ của Myla thật đơn
giản:
chỉ mong sao đủ tuổi để đi
học
để được mang ba-lô cùng chị
Hazel đến trường.
Mùa hè vừa rồi mẹ mua cho
Myla một chiếc ba-lô
chuẩn bị đến tháng 9 này sẽ
vào mẫu giáo
Myla thích lắm
đêm, Myla ôm chiếc ba-lô
nằm ngủ
ngày, Myla mang ba-lô chạy
tung tăng trong nhà
đếm từng ngày chờ buổi tựu
trường
rồi tháng 9 cũng đến
rồi ngày tựu trường cũng
đến
nhưng cơn đại dịch vẫn còn
đó
những con virus vẫn nằm ì
ra đó
những con virus như những
con quái vật vô hình
chẳng thấy nó ở đâu
nhưng ở đâu cũng thấy nó
con đường làng dẫn đến
trường Lees Corner mọi năm rộn rã tiếng cười (1)
bây giờ vắng hoe, im ắng
những chiếc school bus màu
vàng nằm bất động không đưa đón học sinh
vì trường học không mở cửa
học trò học ở nhà qua hệ
thống eLearning
Myla mang ba-lô ngồi trước
laptop
nghe cô giáo giảng bài
nghe cô giáo hướng dẫn các
trò chơi
vẫy tay chào các bạn qua
chiếc màn hình nhỏ
năm học đầu tiên của Myla ở
trường Lees Corner là như vậy đó
mai sau Myla chắc sẽ ngỡ
ngàng
khi có ai đọc cho nghe đoạn
văn này trong bài “Tôi Đi Học” của Thanh Tịnh:
“…Buổi sáng mai hôm ấy, một
buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con
đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này
tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi
đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học…”
Tháng 9, tháng 10, rồi
tháng 11
ba tháng đã trôi qua
những con quái vật vô hình
vẫn còn đó
trường học vẫn tiếp tục
đóng cửa
Myla vẫn tiếp tục đợi
chờ...
hôm trước, Myla theo chị và
mẹ ghé nhà
khuôn mặt rạng rỡ, ba-lô
trên lưng
- Hôm nay hai chị em đi đâu
vậy?
- Dạ, đi đến trường nhận
thức ăn free của nhà trường (2)
- Ai là người được nhận
thức ăn free?
- Ai cũng được cả, mình cần
cứ đến nhận
- Đi nhận thức ăn chứ đâu
phải đi học mà mang ba-lô?
Myla cười hồn nhiên:
- Thì cứ tưởng tượng là mình đang đi học để được mang ba-lô cùng chị Hazel đến trường.
Virginia,
30.11.2020
(1)
Trường tiểu học Lees Corner ở thành phố Fairfax, Virginia. Trường thu nhận học
sinh mẫu giáo 5 tuổi và các lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6.
(2)
Do dịch Covid-19, công chức phải làm việc ở nhà qua hệ thống telework, học trò
phải học ở nhà qua hệ thống eLearning. Hàng ngày, các trường học có thức ăn miễn
phí dành cho học sinh nhằm giúp phụ huynh và học sinh tiết kiệm thì giờ, tập
trung vào việc làm và việc học hành.
QUÀ SINH NHẬT CHO EM
ra
vườn trong sương sớm
hái
mấy đóa hồng nhung
tặng
em, mừng sinh nhật
chim
hót vang khu vườn
bao
nhiêu năm chung sống
có
lúc gạo không còn
có
khi rau cũng hết
cửa
nhà thì trống trơn
vẫn
đi về phía trước
gian
khổ cùng chia nhau
hạnh
phúc là có thật
từ
tình yêu nhiệm mầu
bao
nhiêu năm chung sống
em
là cô vợ hiền
em
là người bạn tốt
em
là một bà tiên
em
đã cho tôi hiểu
đời
chỉ sống một lần
giữ
tấm lòng chung thủy
cho
người mình yêu thương
ra
vườn trong sương sớm
buổi
sáng thật êm đềm
một
nụ hôn, em nhé
chúc
mừng sinh nhật em
Virginia,
tháng 6.2021
ĐẤT VÀ NGƯỜI
Gần
đây, đọc được bài thơ CHA TÔI của Phạm Cao Hoàng viết về người cha đã qua đời
cách đây 40 năm, tôi vô cùng xúc động.
…
ông
qua đời khi chiến tranh kết thúc
để lại
trần gian nỗi nhớ khôn nguôi
để lại
đàn con trên quê hương tan tác
để lại
trong tôi vết thương mang theo suốt cuộc đời
bốn
mươi năm rồi con vẫn nhớ, cha ơi!
ngày
mùa đông cha mặc áo tơi ra ruộng
ngày
nắng lửa cha gò mình đạp lúa
những
sớm tinh mơ cùng đàn bò lầm lũi đi về phía bờ mương
...
(CHA
TÔI – 2015)
Dạo ấy,
mỗi lần ghé Tuy Hòa, tôi ở lại cùng Phạm Cao Hoàng trong căn nhà nhỏ của gia
đình Hoàng. Đọc bài thơ CHA TÔI, tôi
nhớ đến ngôi nhà và hình ảnh của bác trai. Bác cao, hơi gầy và da ngăm đen. Cái
đen của nắng và gió, của một người nông dân thuần chất. Hiền và độ lượng. Ngôi
nhà có cái chái bếp nấu ăn bằng những thanh củi. Ngôi nhà có bộ ván ngựa mà tôi
với Trần Hoài Thư thường nằm ngủ. Ngôi nhà với lối đi từ đường Nguyễn Huệ vào với
những thửa ruộng nhỏ như vuông chiếu nằm, đầy ắp tình yêu thương. Đọc bài
thơ, hình ảnh bác trai lại hiện ra trước mắt. Sao bác lại qua đời khi chiến
tranh kết thúc vậy bác? Còn nỗi buồn nào hơn khi chiến tranh đã chấm dứt trên quê hương
mà bác lại ra đi? Sao bác không ở lại để nhìn thấy các con của bác và bạn bè
không còn phải sống trong cảnh mịt mù khói lửa của cuộc chiến tranh này?
Và
khi đọc bài thơ MÂY KHÓI QUÊ NHÀ, tôi muốn viết một chút về Phú Thứ, quê hương
của Phạm Cao Hoàng.
…
mùi hương của đất làm con nhớ
những giọt mồ hôi những nhọc nhằn
cha đã vì con mà nhỏ xuống
cho giấc mơ đời con thêm xanh
mùi hương của đất làm con tiếc
những ngày hoa mộng thuở bình yên
nồi cá rô thơm mùa lúa mới
và tiếng cười vui của mẹ hiền
(MÂY
KHÓI QUÊ NHÀ – 1999)
Bài thơ làm tôi nhớ đến con đường dọc theo mương dẫn thủy nhập điền từ đập Đồng Cam về tưới tiêu cho những cánh đồng rộng lớn. Tôi đã từng đi trên con đường này. Tôi lại nhớ đến năm tháng ở trại A.30 và ngày được thả cho về trên chuyến xe lam chạy trên con đường ấy dọc theo những cánh đồng xanh màu xanh của lúa, Tôi xuống xe tìm đến một gia đình quen: cô Mãn, ngày xưa là y tá ở Bệnh Viện Đa Khoa Nha Trang, làm chung một phòng với vợ tôi, có người em trai tên Khang cũng ở chung với tôi trong trại A.30. Ngày tôi về, Khang nhờ tôi ghé Phú Thứ thăm chị. Tôi tìm được cô Mãn khi cô đang làm cỏ lúa ngoài ruộng. Cô đưa tôi về nhà. Làng toàn tre xanh, mát rượi trên con đường quê đầy bóng mát. Những cây cau cao vút đang trổ buồng. Đêm đó tôi ngủ lại Phú Thứ. Rất rõ và thèm: nồi cá rô thơm mùa lúa mới như trong thơ Phạm Cao Hoàng.
PHẠM VĂN NHÀN
Houston,
May 2015