Tựa:
Đoàn Nhã VănTranh
bìa: Đinh Trường ChinhThiết
kế bìa: Lê Giang Trần356
trang, ấn phí: US$20.00 Tìm
mua trên BARNES & NOBLEKeyword:
co nhung dem trang voHoặc
bấm vào đường dẫn sau:
https://www.barnesandnoble.com/w/co-nhung-dem-trang-vo-vu-dinh-kh/1138639133?ean=9781666236989
Khi
bị bứng ra
khỏi quê
hương, người ta
thường hướng về nơi chôn
nhau cắt rốn. Là
nhà văn, khi
phải viết bên
ngoài xứ sở,
không khí trong tác phẩm của họ thường ẩn hiện một vùng
đất, một thổ ngơi, hay
in đậm nét
một nhân
vật của địa phương đã ám ảnh họ suốt một thời mới lớn. Vũ Đình Kh
cũng
không ra ngoài thông lệ đó.
Vũ Đình Kh đã viết về quê hương thu
nhỏ của mình với một giọng văn nhẹ nhàng và đượm ngọt. Cái ngọt của những đợt
trái đầu mùa nơi quê hương ông: Thành. Địa danh chỉ có một chữ duy nhất, nhưng
nếu ai đã đi dọc đất nước đều nhớ, đó là ngã ba Thành. Hướng bắc chạy ra Ninh
Hòa. Hướng Nam về vùng Cam Ranh, Phan Rang, và hướng đông về thành phố biển Nha
Trang. Cũng tại nơi đây, trước kia đã xảy ra những trận đánh long trời lở đất,
dai dẳng giằng co, giữa binh lính hai bên: Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Cửa Thành
Đông, Tây, bây giờ chỉ còn lại những rêu phong, mà ngay cả người dân sinh ra và
lớn lên ở đây cũng hiếm khi chú ý đến một vùng đất mang đầy những dấu tích lịch
sử cùng bước chân của những người đi trước giữa một thời chinh chiến điêu linh.
Không xa Thành là bao, nơi con sông Cái, nhà cách mạng Trần Quý Cáp đã ngã
xuống, đem máu mình nuôi dưỡng những niềm tin trong một thời loạn lạc. Rộng
thêm một chút, đó là cả vùng đất Diên Khánh mà Vũ Đình Kh đã có chút tham vọng
mang cái tên Diên Khánh, mang quê hương mộc mạc, đượm thắm tình người vào những
trang chữ của mình. Ở đó, không chỉ cho một cái tên sống lại, mà còn mở ra
những rung cảm, để thấy rằng mỗi vùng đất của quê hương luôn ẩn chứa những sức
sống tiềm tàng. Ông đã thành công, vì đã tạo được nhiều xúc cảm và để lại không
ít những ray rứt nơi bạn đọc, qua nhiều truyện ngắn, trong đó có “Những Mùa Ớt
Trong Đời” và “Gió Sang Mùa”. Cũng có thể nói rằng: chính không khí đầy tình
người của vùng đất này đã nuôi dưỡng và làm nên những trang chữ mang tên Vũ
Đình Kh.
Rời quê hương để đi về hướng mặt
trời, lòng ai cũng đều xát muối. Riêng hoàn cảnh của Vũ Đình Kh có khác với
nhiều người trong chúng ta, bởi thân phận trước khi ra đi của ông. Nhưng cũng
chính ở cái đặc biệt này, chúng ta được cơ hội nhìn lại, được biết rõ thêm về
cuộc sống, được bước sâu vào vùng suy nghĩ và tâm trạng của những người thanh
niên vào đời sau 1975, nhất là ở giai đoạn chuyển mùa 1975-1979. Tuổi trẻ
vào đời, không có sự chọn lựa, họ phải mang màu áo lính, của chính quyền mới.
Truyện ngắn Vũ Đình Kh dựng lại những mảng đời rất tiêu biểu của thanh niên
trong giai đoạn này. Sau hơn 20 năm nhìn lại, ông cho chúng ta thấy một
bao dung, đầy tình người. Ở nhiều đoạn, trong nhiều truyện, ông tạo cho người
đọc những cái sững sờ, như truyện ngắn “Niềm Đau” chẳng hạn.
Viết về cuộc sống trên xứ người, Vũ
Đình Kh đi thật cặn kẽ vào một điều mà ông cho là quan trọng nhất trong đời
người: Niềm tin. Khi mất niềm tin, con người mất tất cả. Vũ Đình Kh dựng một
nhân vật Ba Lan, Ivan, vì mất niềm tin đã để cuộc đời mình rớt xuống bùn nhơ,
chẳng thèm đi làm, để khỏi phải đóng thuế, khỏi phải nặng gánh cấp dưỡng vợ
con, sau khi đã ly dị trong một hoàn cảnh thương tâm. Và từ đó, nhân vật này có
một lối sống khá đặc biệt và có một lối “trả thù” lạ lùng. Viết về những mối tình
ngang trái trong một cộng đồng mới trên xứ người, ông cho thấy đằng sau những
nụ cười trìu mến là những thủ đoạn, lọc lừa. Những thủ đoạn ấy được thực hiện
đối với bạn bè thân nhất, và ngay cả với người phối ngẫu tật nguyền.
Ra đi là có một niềm hy vọng để quay
về. Mỗi người có một cách thế trở về khác nhau. Riêng Vũ Đình Kh, ông trở
về và nhìn lại quê hương với những niềm đau rát buốt. Nhìn cái tụt hậu mà quặn
tấc lòng. Nhìn cái dối trá chung quanh để thấy cả một xã hội quay cuồng trong
cơn lốc. Ở đó, tình cảm giữa người với người, ngày càng co lại, để thay vào đó
là những giành giật, những tha hóa, những tầm nhìn hạn hẹp, và nhất là những
buông tuồng, sợ sống không đến ngày mai. Trước một xã hội đã tạo nên những con
người như mất dần, có khi mất hẳn, nhân tính, Vũ Đình Kh đã không ngần ngại
dựng lại điều đó trên trang sách của mình dù biết rằng nó là con dao hai lưỡi
trong nghệ thuật. Ở đây, đôi lúc ông châm biếm, lắm khi ông nhoẻn cười, nhưng
là những cái cười gượng, nát lòng, khi nhìn dâu bể tang thương.
Truyện của Vũ Đình Kh chuyên chở
nhiều nét đặc thù của xã hội: một bên trong Việt Nam và một cộng đồng bên ngoài
Việt Nam. Sống trên xứ người, sầu muộn bởi ngăn cách, đã đành. Bước đi trên quê
hương, mà nghe những niềm đau thốn lên từ tâm can, dậy lên từ phế phủ mới là
điều đáng nói. Đi giữa nơi chôn nhau cắt rún mà như đi vào một vùng đất chưa
bao giờ đặt chân đến. Ông thấy mình bơ vơ giữa chốn chợ đông. Ông thấy mình lạc
lõng giữa phố phường chật hẹp. Ông thấy mình lẻ loi giữa phố xá đầy người. Vì
thế, khi đọc Vũ Đình Kh, ta bắt gặp những cái cô đơn: cô đơn trong suy nghĩ, cô
đơn trong tiềm thức, cô đơn đến lặng người của một kẻ trở về mảnh đất xưa, nơi
bắt đầu tiếng khóc vào đời, nơi nuôi dưỡng những tấm lòng quê, nơi ẩn chứa muôn
vàn kỷ niệm, mà không có được một cảm thông, một chia sẻ.
Khi vẽ những chiếc mặt nạ gớm ghiếc
trong cõi nhân sinh; khi ném những cái nhìn ghê tởm vào những thay trắng đổi
đen; khi muốn xóc tung quá khứ của một đời người; ở tập truyện ngắn này, Vũ
Đình Kh muốn bước về tương lai, muốn nhìn về phía trước với cái nhìn đẹp
hơn và người hơn. Giọng văn của ông trong những truyện ngắn này như chậm lại và
có khi giãn ra như một vết chùng, để kéo dài nỗi buồn man mác, lắm cảnh thương
tâm, đã tấp vào những cuộc đời vốn chứa đầy những vết cắt.
Cho dù mở ra và đóng lại ra sao đi
nữa, chúng ta sẽ không ngạc nhiên thấy Vũ Đình Kh nuôi dưỡng và nâng niu những
trang chữ bằng nhịp đập trái tim mình. Vì thế chữ nghĩa dễ tạo được rung cảm ở
người đọc cùng một góc nhìn. Nhưng ngược lại, có khi nó làm người khác dị ứng,
khi đứng ở một góc độ khác. Và, như tôi đã thấy, ông chấp nhận điều này, bước
thoải mái về hướng mình muốn bước.
CÓ NHỮNG ĐÊM TRĂNG VỠ không phải là
tập truyện đầu tay của Vũ Đình Kh. Tuy nhiên, tập truyện này đã chứng nghiệm
cái “tình” mà Vũ Đình Kh đã dành cho một vùng đất mang tên Diên Khánh. Mà Diên
Khánh là một vựa trái cây của Khánh Hòa. Phải chăng, vì yêu từng hòn sỏi quê
hương, yêu từng ngọn cỏ, luống rau nơi mình khôn lớn, yêu từng con dế của những
buổi thiếu thời, v.v., mà ông đã viết tắt hai chữ Khánh Hòa, làm bút hiệu cho
mình?
Những tấm lòng nặng tình với quê
hương như thế, dù sống bất kỳ nơi đâu trên trái đất này, đều rất đáng được trân
trọng.
ĐNV
(2000, hiệu đính 2020)