mười năm
và mười mùa đông
trong hơi
thở có hương nồng em trao
có tình
em rất ngọt ngào
trong veo
như giọt sương đèo Prenn
nồng nàn
như đêm Lâm Viên
như Đà
Lạt với lời nguyền năm xưa
tôi và em
vẫn đi về
trên con
đường có nhiều hoa dã quỳ
có hò hẹn
thuở tình si
có gian
nan có nhiều khi rất buồn
mười năm
và mười mùa đông
người thi
sĩ ấy không còn làm thơ
còn chăng
là tiếng ngựa thồ
thở khi
lên dốc bụi mờ mịt bay
còn chăng
là hai bàn tay
đã chai
sạm với tháng ngày gian nan
còn chăng
là mây lang thang
trên đồi
gió hú bạt ngàn rừng thông
còn chăng
là đêm mênh mông
người
ngồi nhớ một dòng sông cạn rồi
(Người Thi Sĩ Ấy Không Còn Làm Thơ)
PHẠM CAO
HOÀNG, 1985
“mười
năm và mười mùa đông/người thi sĩ ấy không còn làm thơ”, cặp lục bát này
gợi lên điều gì, muốn nói lên điều gì, truyền đi thông điệp gì? Không còn làm
thơ! Người thi sĩ ấy không còn làm thơ! Đây là một câu thơ cung cấp một
thông tin giản dị nhưng không bình thường. Giả như nói, người nông dân ấy không
còn cày ruộng, người thợ nề ấy không còn xây nhà, người vũ nữ ấy không còn đến
vũ trường…thì đó là những thông tin bình thường, như chuyện thường ngày. Nhưng
khi nói, nhà văn ấy không còn viết nữa, nhà thơ kia không còn làm thơ nữa,
người nhạc sĩ kia không còn sáng tác âm nhạc nữa…thì tuy cũng là những thông
tin bình thường nhưng chứa đựng biết bao nỗi niềm. “Tôi không còn viết được
nữa!” là một câu nói quặn lòng. Với người cầm bút, không được viết nó đau đớn
lắm. Với thi sĩ, không được làm thơ nó thao thiết, khắc khoải khôn nguôi. Với
những nghệ sĩ đã từng biết thế nào là hạnh phúc của tự do sáng tạo thì việc tắc
nghẽn sáng tác còn đau đớn, khắc khoải bội phần. Nó trăn trở đến vật vã! Nó
khắc khoải đến thổn thức! Nó như con ngựa thồ mệt đến muốn đứt hơi, thở bụi mờ
mịt khi lên dốc.Còn chăng là tiếng ngựa thồ/thở khi lên dốc bụi mờ mịt bay.
Người thi sĩ chẳng còn gì để làm hành trang ngoài đôi bàn tay chai sạm. Đưa đôi
bàn tay chai sạm với tháng ngày gian nan ấy để mà đỡ một đám mây đang lang
thang trên đồi gió hú bạt ngàn rừng thông, trái tim người thi sĩ đã từng tê
buốt đến mức nào! Còn chăng là đôi bàn ta/đã chai sạm với tháng ngày gian
nan/còn chăng là mây lang thang/trên đồi gió hú bạt ngàn rưng thông. Rồi
còn đêm mênh mông, người ngồi với trái tim tê buốt mà nhớ một dòng sông cạn
rồi.Còn chăng là đêm mênh mông/người ngồi nhớ một dòng sông cạn rồi.
Dòng sông cạn mà máu lệ thì như chực ứa ra…
Đem thơ
ra diễn giải là điều chẳng nên, nhưng cứ để trong lòng thì nó ấm ức, bắt buộc
phải nói ra. Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền cũng đã từng tự vấn: “Tới lúc tôi phải
viết như không có gì đã xảy ra, như không có gì biến đổi.” Sau một thời
gian ông lại tiếp tục tự vấn, lần này có phần khắc khoải: “Và bây giờ tôi tự
nhủ ‘Đến lúc nào tôi có thể có được điều như vây? Để có thể viết trở lại.”
Thực tế cay nghiệt của cuộc sống cho thấy, nguồn lực sáng tạo một khi đã bị bóp
chết, sẽ không bao giờ quay lại. Một đi là mãi mãi phân lìa…
Thi sĩ
Bùi Giáng đã từng viết về việc thưởng ngoạn thi ca, đại ý, gặp được một bài thơ
hay như gặp gỡ một mỹ nhân, kẻ hào hoa phong tình nên làm thơ tặng nàng, không
“bình” về vẻ đẹp của nàng. Huống chi bình thơ là dập tắt ba đào, là khép lại
chân trời mây trắng. Tôi không làm được thơ, cho phép tôi mượn thơ của Lê
Văn Trung, để tặng Phạm Cao Hoàng:
Ta về tay
níu hoài khung cửa
Gọi xót
xa từng nỗi nhớ quên
Gọi những
lòng đi không trở lại
Gọi những
tình xuân đã úa vàng.
Em giạt
về đâu cơn bão dữ
Có biết
ta rã cuộc kiếm tìm
Ai đã
biến ta thành kẻ lạ
Giữa trái
tim người rỉ máu đen
Ta về tay
níu lòng hư ảo
Hụt giữa
bờ đau giấc mộng người
Hụt giữa
trăm năm mùa trăng vỡ
Hụt giữa
đời nhau quá ngậm ngùi
Ta về như
cánh chim bay lạc
Đậu xuống
vườn xưa lạnh tiếng kêu
Ai bắt
đời chim quên giọng hát
Lời chim
rịn máu đỏ mây chiều.
Ta gọi mà
không thành tiếng gọi
Lời ta
chìm nghẹn ở trong long
(Ai cướp
đời ta cả tiếng
nói)
Ta về đây
vườn trống nhà không.
Ta về! Ta
níu ta! Một bong
Nghe gió
oan khiên thổi buốt lòng
Đời nhau?
Còn chỉ từng con sóng
Vỗ mãi về
đâu những tiếc thương
Ta vuốt
ve từng ngọn cỏ
khô
Từng viên
sỏi vụn, tự bao giờ
Lòng ta
cũng cháy theo mùa
hạn
Cõi người
đã khát những cơn mưa.
Lòng ta
cũng cháy theo mùa hạn
Đất nẻ
sâu hằn những nếp nhăn
Ai vắt
khô rồi dòng suối
cạn
Và vắt
đời khô giọt lệ bầm.
(Đợi chờ
đến cuối cuộc tang thương)
LÊ VĂN
TRUNG
Có vẻ như
cả hai thi nhân cùng nhớ về một dòng sông đã cạn nguồn. Lê Văn Trung cất lên
một tiếng than thắt ruột: “Ai vắt khô rồi dòng suối cạn/và vắt đời khô giọt
lệ bầm.” Phạm Cao Hoàng êm đềm mà tê buốt: “Còn chăng là đêm mênh
mông/người ngồi nhớ một dòng sông cạn rồi”.
Những
dòng suối, dòng sông đã cạn khô ấy bày ra dưới đáy những đất cát, đá sỏi…Mà nào
chỉ có cát sỏi, bên dưới lớp cát bụi tro tàn ấy như còn chất chứa những giọt lệ
bầm và một câu hỏi xé lòng: “NGƯỜI THI SĨ ẤY CÓ CÒN LÀM THƠ?”
NGUYỄN ÂU HỒNG
Nguồn: Phố Văn, 10.5.2018