Photo courtesy of drt.danang.vn
Cô em từ Đà Nẵng gọi điện
thoại:
- Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội toàn
thành phố. Nằm nhà buồn quá em muốn đi
chợ nhưng phải có thẻ…
Vợ tôi xen vào:
- Thẻ chi? Mi mở messenger cho đỡ tốn tiền.
Khuôn mặt em hiện ra hốc
hác:
- Thẻ đi chợ. Từ 12/8, mỗi gia đình được
phát 5 thẻ đi chợ trong 15 ngày, gồm thẻ ngày chẵn và ngày lẻ. Cứ 3 ngày đi chợ
một lần…
- Dượng Khang đâu?
- Không biết ổng đi đâu từ tờ mờ sáng chưa
về hay là bị túm cổ cách ly đâu đó rồi…
Vợ tôi làm ra vẻ hiểu biết
và cảnh giác:
- Khi ổng về mi khoan cho vô nhà, mở
“Bluezone” kiểm tra…
Thật là khó chịu với con
Coronavirus này. Tôi có việc phải đi Saigon mấy hôm, về lại nhà ở Đồng Nai, chờ
thật lâu mới thấy bà vợ ra mở cửa, trên tay cầm điện thoại huơ huơ vào người
tôi như thầy pháp rà âm binh. Không có phương tiện nào khác, dòng chữ:“Những
người bạn tiếp xúc không ai nhiễm Covid 19” của Bluezone đã đem lại an lòng cho
bà nhà tôi. Sự giãn cách xã hội khiến tôi cô đơn, mỗi nhà là một ốc đảo, biết rằng
giữ gìn cho bản thân không bị lây nhiễm nghĩa là đồng lòng chống dịch, không
làm bận lòng xã hội. Mở máy laptop ra ngồi nhìn mông lung, đầu óc mụ mị bay
theo thông tin : Tính đến 17/8/2020 (Nguồn WorldOMeters): Bắc Mỹ: 6.565.774 –
Châu Á: 5.662.188 – Nam Mỹ: 5.284.188 – Châu Âu: 3.165.717 – Châu Phi:
1.123.142 - Ở nơi nào đó trên đất nước Hoa Kỳ, Pháp, Canada… gia đình các bạn
tôi có được an vui?
Trước đó, dịch WuhanCovid
19, ở Việt Nam chưa có ca nào tử vong, nhưng tái dịch WuhanCovid 19 ở quê nhà
tôi – Đà Nẵng, từ giữa tháng 7 đến nay đã có 24 người chết. Sự xúc động tràn
lên mi mắt vì hình ảnh anh bạn văn nghệ: Nhà thơ Giang Hà Vỹ chăm sóc cha ở bệnh
viên, ngày 28.7 cha mất, đến ngày 12.8 anh cũng qua đời vì Covid 19. Những đám
tang thê lương, người thân bái vọng từ xa, chưa bao giờ câu nói:“đời là cõi tạm”
lại hiện hữu và rõ nét hơn lúc này khi truyền thông Trung Quốc cho biết đã có
40 "cabin xử lý rác và xác động vật" đã được chi viện cấp tốc cho tâm
dịch Vũ Hán. Mỗi ca-bin này có thể duy trì "thiêu hủy trong 2 giây"
và đốt 5 tấn xác chết mỗi ngày…". Lướt qua BBC News: Virus corona: - New
York tăng tốc đào hố chôn tập thể. Số người chết ở tiểu bang New York tăng thêm
799 người vào hôm thứ Tư, con số cao kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp…”
Theo The Guardian, “những
cỗ quan tài chờ chôn cất xếp hàng dài trong các nhà thờ, và thi hài của những
người qua đời tại nhà thì được giữ trong các căn phòng kín suốt nhiều ngày,
trong khi công ty dịch vụ tang lễ vật lộn để đáp ứng nhu cầu tại Bergamo - địa
phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch virus corona ở Italy.
Những người qua đời trong
bệnh viện đã chết trong cô độc, với đồ đạc tùy thân để trong những chiếc túi
bên cạnh quan tài, trước khi được nhân viên nhà tang lễ đến đưa đi…”
Theo Tổ chức Y tế Thế giới
WHO, từ 1940 đến 2004 đã có 154 bệnh do virus mới xuất hiện, trong đó ¾ là các
bệnh lây từ động vật sang người. Bên cạnh đó biến đổi khí hậu là một nguyên
nhân chủ yếu khác. Tiêu biểu là virus HIV/AIDS có nguồn gốc từ loài vượn hắc
tinh tinh ở Châu Phi, gây thiệt hại sinh mạng nhiều nhất với gần 40 triệu người
chết. Mặt khác, các bệnh dịch mới nổi cũng có thể do các “biến đổi về gen của
các virus”, đây là điều quan sát thấy ở các virus cúm. Một virus có thể “nổi
lên” ở một khu vực khi người bệnh hay động vật di chuyển qua đường biên giới.
Tiêu biểu là trường hợp của virus phía tây sông Nil, lan truyền thông qua muỗi.
Virus này được xác nhận vào năm 1937 tại Ouganda rồi “tái xuất” tại Trung Đông
trong những năm 1950, trước khi xâm nhập vào Mỹ năm 1999, khiến hàng trăm người
chết, phần lớn do viêm màng não. Tiến sĩ Arnaud Fontanet, viện Pasteur, lưu ý
trước khi tấn công vào người, virus có thể ở rất lâu một loài động vật, đa số
là loài chim hoang hay dơi. Để truyền đến người các virus này cần “vật chủ
trung gian” như lợn, gà hay muỗi (Virus H5N1 phổ biến tại miền nam Trung Quốc
theo con đường này). Loại virus là nguồn gốc của dịch SRAS (hay hội chứng suy
hô hấp cấp) khiến gần 800 người chết vào năm 2003. Virus Ebola được phát hiện
năm 1976 tại Châu Phi nhưng virus này chỉ lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp
với người bệnh.
Dù cuộc đời mong manh và
ngắn ngủi nhưng tình yêu thương con người và cuộc sống khiến lòng ta cứ bám víu
thế gian này. Công nghệ thông tin đã đưa ta xích lại gần nhau hơn, bên kia đại
dương nhà văn Nguyễn Minh Nữu cũng đang ngày đêm “lóng ngóng” mong về, nhưng “về
hay sang” hỡi nhà văn kiêm dịch giả Trương Văn Dân?
Nơi đâu trên trái đất này
cũng là quê hương yêu dấu, nơi dung thân dù một thoáng mơ màng. Sự tưởng nhớ về
nhau là “thiên lý nhãn” ngóng trông, cầu mong một sự bình an.
“Ta cứ tưởng trần gian là
cõi thật
Thế cho nên tất bật đến
bây giờ !”
(Bùi Giáng)
NGUYỄN CHÂU