Red rose - Photo by Phạm Cao Hoàng, June 2020
Sau Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu, Nén
Hương Cho Bàn Chân Trái cùng một phần ba trong tác phẩm Hòa Bình Ơi Hãy Đến, in
chung với Phạm Thế Mỹ, Lê Vĩnh Thọ, tôi trình làng Rượu Hồng Đã Rót. Với mong
muốn thi phẩm này sẽ đưa tôi trở về một cách triệt để với thơ cổ hình thức,
cùng thống nhất toàn tập một nội dung thơ tình trai gái. Dự định của tôi chỉ
thực hiện được một nửa. Bởi nội dung thi phẩm có vần, không thuần nhất tình yêu
nam nữ mà cưu mang thêm tình đất nước, tình bè bạn và tình người chung chung.
Theo thói quen ở mỗi thi phẩm, gần như
tôi đều có viết lời vào tập bằng thơ. Tôi xem những dòng thơ này là những khinh
binh mở đường, sẵn sàng chịu số phận rủi ro như đạp mìn bẫy, bắn tỉa để đại đơn
vị phía sau thong dong tiến bước. Ngoài ra đây cũng là cách thông tin đôi nét
cụ thể về nội dung.
Ở Rượu Hồng Đã Rót, tiểu đội đi đầu này
không nhiều, chỉ bốn lãng tử lơ láo như vầy:
thơ
chỉ là sông cho tôi trôi nổi
thơ
chỉ la thuyền cho người lênh đênh
vậy
người cứ ngồi đây qua sông rộng
vậy
em cứ ngồi đây qua hồn tôi...
Xin mở ngoặc để nhắc sớm một kỷ
niệm.
Vào khoảng năm 1976, 77 gì đó, một hôm
vừa quá thời khắc chạng vạng một chút, chúng tôi đã đóng cửa hàng bán lẻ quần
áo, nhà thơ Vũ Hữu Định đến gõ cánh cửa hông. Ông thi tửu này đi với một trung
niên, bề ngoài rất đậm chất cán bộ. Tôi lo lắng mở cửa, hồi hộp chào đón. Tâm
tư sợ hãi cùng thái độ thủ thế, tôi đã có từ sau 29 tháng 3 năm 1975. May thật,
ông trung niên cán bộ sớm toát ra cốt cách nghệ sĩ. Dễ hiểu thôi bởi người đó
chính là tác giả những câu thơ tôi rất thích: “yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét, dù ai ngon ngọt nuông chìu,
cũng không nói yêu thành ghét...”. Tôi bớt lo lắng khi nghe danh xưng,
nhưng vẫn cứ ngờ ngợ. Cái sợ hồ nghi chung chung sau 1975, nhất là mới được rút
ra từ trại Ngô Văn Sở để về lại ngân hàng, khó xóa cái gốc Ngụy vẫn sờ sờ ở
khoảng trống dưới chân trái. Tôi tiếp chuyện e dè xa cách. Tôi tin rằng nhà thơ
Phùng Quán không biết gì tôi trước đó. Nhưng chắc anh đã hỏi Vũ Hữu Định những
ai viết lách ở thành phố này. Người bạn khá thân với tôi trong giai đoạn này,
vốn hiếu khách, dĩ nhiên không quên cái tên tôi.
Rồi cũng do Vũ Hữu Định bảo, tôi trình diện Rượu Hồng Đã Rót cùng nhà
thơ phía chiến thắng. Anh Quán rất tự nhiên đọc thành tiếng bốn câu trên, và
nói liền mấy chữ làm tôi vui đến bây giờ “thơ đây rồi, đúng là thơ”. Chỉ vậy
thôi, anh lật lật trang sách hình như không hẳn để đọc. Thái độ thiếu hiếu
khách, thật ra là lúng túng của tôi chắc đã làm anh thất vọng. Anh đâu biết tôi
luôn là người kém xã giao. Ngày nay, cả anh và Vũ Hữu Định đều đã qua đời, nhắc
lại chuyện này tự nhiên cảm thấy vô duyên như đặt điều...(Tôi có bài thơ “Mừng
Gặp Một Nhà Thơ” in trong Hơi Thở Việt Nam về chuyện tri ngộ này) - Xin đóng
ngoặc.
Theo thứ tự trang sách, sau bốn dòng mở
tập, là một bài bảy lẫn tám chữ, vẫn có chức năng phụ họa cho việc mời mọc
trình làng. Thiệp Hồng thi hành nhiệm vụ chu đáo hơn:
tôi
đoan chắc là em sẽ đến
sẽ
vào thăm cho biết trái tim tôi
cái
vạt đất đầy phân tình và nước mắt
cái
dòng sông đầy hình ảnh âm thanh...
Lời tha thiết gọi mời lê thê đến những
ba trang, trang nào cũng đầy ắp chữ. Dặn cái này, nhắc điều kia, lẫn bày ra một
cái tôi thật trân trọng si tình:
đời
đã trách tôi dật dờ lẩn thẩn
đời
đã khinh tôi lãng mạn điên khùng
tôi
muốn nói với em về chuyện người mê gái
mê
tình yêu đắm đuối viết thơ tình
...
tôi
yêu em, tôi chỉ nói với riêng em
tôi
chỉ muốn một mình em đập chén
trong
hồn tôi chếnh choáng cơn say
chuyện
chi phải ngợi ca từng ngọn lá
bởi
nhờ em đời đã đẹp lâu rồi
và
hơn nữa, tôi thiếu tài giả dối
không
ngụy trang che giấu những riêng tư
đồng
ý thế, nào em yêu, hãy đến
trăm
bài thơ tôi đã rải lót chân
...
em
đã đến dĩ nhiên là đã viết
một
đôi dòng lên đó để mua vui
đôi
dòng đó xin cho tôi mượn tạm
biến
thành thơ thay tấm thiệp mời.
Tự viết về thơ mình là một lố bịch, dù
rằng đôi lúc cũng rất cần thiết. Ở đây, tôi
không đi sâu vào nội dung cũng như đề cập về kỹ thuật. Diễn tiến hoàn thành một
thi phẩm, và những kỷ niệm phát sinh trong đoạn khởi
đầu mới chính là điều muốn kể lể để tự ôn lại cái thú vị đã được có. Trang chữ nhiều khi là một cuộc độc thoại có chiều sâu.
Tập Rượu Hồng Đã Rót tự tay tôi đánh máy
lại bản thảo, từ những trang nháp viết tay không sửa đổi chi nhiều. Để thực
hiện một bản thảo như vậy, tôi gấp đôi tờ giấy thành hai trang, không rọc, hai
đầu mí tờ giấy sẽ ở phía gáy sách. Máy in tôi dùng thuộc loại xách tay, chữ hơi
mòn. Thảm hơn, ruban mực đã có phần xơ xác, nên con chữ không sắc nét.
Chuyện in ấn vô cùng khó khăn bởi tài
chánh, do đó tôi phải thực hiện nhiều bản đánh máy, xong đóng bằng chỉ nghiêm
túc, đủ để có dáng dấp một cuốn sách. Bìa bản thảo tôi trình bày, với mẫu in
màu một họa phẩm ngoại quốc, không còn nhớ của họa sĩ nào. Nhìn tổng quát cũng
khá nghệ thuật. Mọi việc hoàn tất vào tháng 7 năm 1974.
Giấp phép để in được cấp ngày 03-9-1974,
Người thực hiện ở tận Đà Lạt, họa sĩ Nguyễn Sông Ba. Tôi chưa hân hạnh gặp mặt
anh, kể cả bây giờ. Tôi được biết anh qua giới thiệu của nhà thơ Thái Tú Hạp.
Sau đó chúng tôi làm việc cùng nhau bằng thư tín.Vừa đọc lại vài lá thư còn
giữ, xin ghi một vài chi tiết anh Nguyễn Sông Ba đã hết lòng với tôi cũng như
với thơ: Ngày 28-10-1974 hoàn tất bản vỗ chữ, bỏ dấu. Ngày 30 -10- 1974 bắt đầu
in.
Ngày 2 tháng 11-1974 anh mang về nhà
để xếp lại trang và đóng bằng chỉ thay vì bằng kim bấm đóng. Anh làm thủ công
cả ngày lẫn đêm với số lượng 1000 cuốn không phải là chuyện ai cũng làm không
công được. Ngoài ra anh còn cho in một dây bâng choàng vào sách, với chữ Luân
Hoán thật bắt mắt. Nhìn chung tập thơ giản dị nhưng trang trọng. Một lần nữa
nữa cảm ơn anh.
Tập thơ RƯỢU HỒNG ĐÃ RÓT
do Nguyễn Sông Ba thực hiện năm 1974 tại Đà Lạt
Tập Rượu Hồng Đã Rót được ăn ké dưới
hình thức ra mắt sách, trong một sinh buổi hoạt văn hóa của Hội Khuyến Học Đà
Nẵng do nhà văn Nguyễn Văn Xuân làm chủ tịch. Trụ sở Bảo Trợ Nhi Đồng Đà Nẵng,
nằm ở ngã ba Hùng Vương, Nguyễn Thị Giang là nơi dựng sân khấu, chứa non 1000
khán giả. Nhờ vậy tôi được ủng hộ, tiêu thụ một số lớn ấn bản.
Khi định cư tại Montréal, tôi không mang
theo được cuốn sách nào. Rất may một bản thảo đánh máy, Rượu Hồng Đã Rót, trước
đây đã gởi tặng người em trai, tôi xin lại. Năm 1995 chính Lê Hân lo tái bản
chừng 100 cuốn với mẫu bìa bản chụp tranh Nghiêu Đề.
Bản in của Nguyễn Sông Ba cuối
cùng tôi cũng có được hai cuốn, sau khi trưởng nữ tôi về thăm mang qua năm
1996. Hai-mươi-hai năm nhìn lại sách cũ thật cảm động, nhất là bìa đã bị sờn
rách lem luốt. Sách vở cũng long đong hẩm hiu như người.
So giữa hai bản mới cũ, về nội dung có
một số khác biệt:
1. Tôi có thay đổi một số chữ dùng, một
số câu, thậm chí cả một đoạn mươi dòng, tuy vậy không nhiều lắm, ví như bài:
Lần Về Nhà Trọ Cuối Cùng Ở Quảng Ngãi.
2. Thêm vào 5 bài ngắn ngắn, có tên Khởi
Hành, Ở Hướng Mặt Trời, Vội, Nhắc.
3. Không hiểu tại sao tôi bỏ ra ba bài:
- Qua Giòng Sông Cũ, gồm 6 khổ thơ 8
chữ, khổ cuối như sau:
Thuở
tôi đến lòng chưa hề yêu dấu
Nên
lạc quan không chịu giữ hồn mình
Em
chợt đến nên bây giờ trở lại
Tôi
nhận ra vừa đánh mất trái tim.
- Một Thuở Nào, gồm 6 khổ thơ 7 chữ, khổ cuối như sau:
Một
thuở nào trốn trong đình rộng
Viết
rất nhiều hai cái tên nhau
Than
quá đen nên đời không hồng nổi
Nên
bây giờ tôi vẫn chưa quên...
- Tạ Rượu Phan Châu Trinh Tiên Sinh (trang 77 bản in đầu tiên). Bài này
không hay gì lắm ngoài tỏ ra chút khí khái. Vào lúc đánh máy lại để tái bản, có
thể tôi không khoái nên bỏ ra, xin ghi lại đầy đủ 6 khổ:
Cùng
với rượu ta chong đèn ngồi đọc
Tiểu
sử người sang sảng vang trong đêm
Sao
quái lạ cái gì như nước mắt
Nhỏ
lên lời ta những mũi tên
Chẳng
có lẽ ta khóc người lận đân
Hay
khóc ta viên sỏi trải bên đường
Đời
đã dạy muôn năm còn tranh đấu
Nỡ
lòng nào trang điểm chút bi thương
Ta
cũng muốn bắt chước người đập đá
Giữa
Côn Sơn ngồi hát thuyết nhân quyền
Ta
cũng muốn bắt chước người kêu gọi
Toàn
dân mau cởi mở xích xiềng
Sao
vẫn cứ ngồi đây cùng cốc rượu
Tự
do đâu ? ta vùng vẫy thử thời
Không
vào khám, đang ngồi tù có lẽ
Và
áo cơm chiếc gông nặng muôn đời
Người
buồn chắc, ta hậu sinh hèn kém
Nhưng
làm gì ? còn làm được gì hơn
Thơ
ta đó đã đầm đìa những máu
Có
nghe chăng những kẻ còn tâm hồn ?
Thôi
chẳng rượu nào hơn lòng ngưỡng mộ
Ta
cúi đầu xin dâng tạ tiên sinh
Xin
hãy hiểu cho ta chàng thi sĩ
Chưa
cong ngòi bút để mưu sinh.
Rất có thể cách xưng hô, một lúc bất
chợt thấy như mình thất kính nên rút bài ra chăng? Nhưng thử vào chữ “Tôi” có vẻ yếu hẳn đi.
Như đã kể trên, tập thơ chứa đựng nhiều
nhóm tình, xin được kể tên bài theo từng nhóm, dẫu không đọc cũng có thể hình
dung đại khái:
- Tình yêu nam nữ gồm 30 bài:
Thiệp hồng, Khởi hành,Thơ cứ mọc như râu
như tóc, Mời em ngồi lại, Về nằm lại nơi mới cưới, Đầu nguồn thơ, Cùng lời tỏ
tình này, Thơ cho buổi chiều 30-31970, Xin Huế một người tình, Giày hoa, Tạ lỗi
một người tình, Chờ một người yêu xứ bắc, Lần về nhà trọ cuối cùng ở Quảng
Ngãi, Bài ca của người thất tình, Già đời gió trăng, Nụ hoa cho người em Hội
An, Vẽ em lên thơ lên cuộc đời, Ở hướng mặt trời, Ghé thăm người tình cũ, Hình
ảnh, Tập làm gã thất tình, Hạt sương, Trong cõi nhớ, Hồi âm cho người tình Sông
Vệ, Thơ ngoài trời mưa, Giọt mưa, Có phải tôi là sở khanh, Vội, Nhắc, Ví như.
- Tình bạn với 4 bài:
Ngủ trong vườn cây Khắc Minh Quảng Ngãi,
Thăm chủ quán Gió Khơi Qui Nhơn, Thư cho Lê Vĩnh Thọ, Trên Vuông chiếu đời ta.
- Tình người và quê hương, 13 bài:
Dừng dưới chân đèo Bình Đê, Khói cơm
chiều, Khai bút đầu xuân, Đêm và giấc ngủ ta, Tặng các em cô nhi viện An Hòa,
Tết ở Tam Kỳ, Tiên đoán, Một giờ trong trường làng, Trên nóc tình tôi, Bài thơ
cho Quảng Trị, Đà Nẵng, Tôi sẽ còn làm thơ, Đêm mưa về Hội An.
- Tình gia đình, 3 bài:
Bình minh hạnh phúc, Rước mẹ đầu năm,
Trên vầng trán hoàng hôn,
Tập thơ tròn 50 bài, bài ngắn nhất 8 câu,
bài dài nhất 6 trang. Số lượng thơ cho tình yêu lứa đôi chiếm tối đa. Rất phù
hợp với tên tập thơ. Và có lẽ nhờ điều này, tôi có được một số bạn đọc khá khá.
Trước 1975 tôi nhận được khá nhiều thơ gởi mua từ nhiều miền đất nước, cũng
quen thêm vài cô em, không phải “em nuôi”, “em mưa” như bây giờ, mà là em văn
nghệ rất thứ thiệt.(còn lưu một ít thư).
Tuy chủ yếu ghi lại xuất xứ của mỗi thi
phẩm, nhưng sách báo miền Nam đã trải qua một sự đốt phá hủy diệt, số lượng sách đã phổ biến chưa chắc còn nhiều người lưu
giữ. Thêm vào đó việc tái bản vô cùng hạn chế, số người có thể đọc được sẽ
không nhiều, nên ở đây, tôi xin giới
thiệu một số trích đoạn:
thôi
em chớ u mê như vậy
được
tôi yêu là quí vô cùng
thơ
không đọc làm sao ngó thấy
cái
say mê vời vợi điên khùng
thôi
em chớ ngây thơ bẽn lẽn
được
ngồi đây, đâu phải chuyện chơi
vần
với điệu chính là võng lụa
nằm
lên em, nằm đến muôn đời
...
thôi
em chớ là em tôi nữa
chác
chi lòng thanh thản trống không
thơ
cứ mọc như râu như tóc
tôi
cứ già theo mỗi gân thơ
thôi
em chớ là em tôi nữa
lại
thất tình ? giàu vậy hay sao?
(thơ cứ mọc như râu như tóc - 3/5
đoạn, trang 10)
*
ít
nhất ngày hai bận
la
cà ở nhà em
chân
thừa, tay thừa nốt
chỉ
duy có trái tim
...
thơ
thơm như tóc sữa
thơ
ngọt như giọng cười
chép
đóng đôi ba tập
tặng
em một đời người
...
lẫy
tôi, em biếng nói
đôi
lúc còn giả lơ
giận
em, tôi ti tiện
đòi
lại mấy tập thơ
...
yêu
nhau yêu lặng lẽ
xa
nhau xa âm thầm
trời
mưa tiếp trời nắng
lòng
tưởng lòng như không
bóng
ai chợt lẩn quẩn
giàu
một đời phiêu bồng
hóa
ra em: ngọn chữ
mở
cho thơ thành dòng
(đầu nguồn thơ - 5/12 đoạn trang16)
*
...
em
cứ ngồi ở đây
chỗ
của em mười năm trời tôi dành sẵn
môi
phai hồng nhưng mong em hãy hôn
hôn
một lần cho an phiền muộn
tôi sẽ là son cho em tô môi
tôi sẽ là sầu cho tình em thơm ngát
...
vậy là hết rồi đó em
những lời nồng nàn tôi đã nói
trong một bài thơ
tưởng không bao giờ viết được
muốn ghi tên em ở đầu bài
muốn đề tặng
nhưng thôi, trò trẻ con
tên em là tên một loài hoa
màu tình yêu
tên em bỗng tan như giọt nến
tôi cũng bắt ghế ngồi ở đây
chưa say, nhưng cũng vừa chóng
mặt
(cùng
lời tỏ tình này - một số câu trong 5 trang)
*
...
nước đã rót, dám mong em thành thật
trà chẳng nồng nhưng ai rót tình chung
lệ chẳng chảy nhưng lòng buồn đã vậy
xin được mời em ghé môi hôn
nắng chợt mỏi bóng vàng ngoài hiên vắng
tôi cũng vừa quì nép cửa tình ai
trên trời rộng bao nhiêu dòng mây trắng
trong lòng tôi đã giăng chật thơ sầu
...
em gắng kể cho buồn che nỗi thẹn
đời không vui nhưng vừa đoạn tang chồng
chẳng hy vọng lót lòng nhau giải lụa
nhưng tiếc chi không phung phí đời nhau
thôi em đến thăm tôi, ừ hẳn thế
hay chính tôi vừa mới đến thăm tôi
hay chính tôi vừa đến thăm chàng thi sĩ
suốt đời vui vì những chuyện thất tình
em hãy nhận nơi đây lời xin lỗi
lời cảm ơn, vì như vậy đó em
tôi còn lãi được bài thơ này nữa
mà đến bao giờ em mới được xem ?
ôi khi tiễn em về cùng bổn phận
làm mẹ hiền, làn góa phụ muôn năm
tôi thấy rõ được tôi, thằng khốn nạn
đã yêu thương để toan tính kiếm lời
...
không giọt lệ nào buồn hơn im lặng
và bài thơ không thể hay hơn
chiều ơi chiều bao la thêm chút nữa
ta vừa cho ngươi trẻ lãi mười năm
(thơ
cho buổi chiều 3,3,70 - 7/18 khổ trang 25)
*
tôi không có gì, ngoài tình sử
cả đời ôi
đã sống
và sẽ sống
bằng chừng đó
tôi đã mất tuổ thơ
nhưng không có tuổi già
tôi chỉ có tuổi yêu
tuổi thất tình
tuổi mơ mộng
tuổi làm thơ
và triệu bài thơ của tôi
chỉ là một bài thơ
chỉ là một câu thơ
vỏn vẹn
là nụ hôn trên môi em
...
(vẽ em
lên thơ lên cuộc đời - 1/2 trang, 42)
*
...
chắc phải có người về đây so đũa
trên mâm đồng san sẻ nỗi tình xưa
cha bạc tóc, anh trán nhăn chìm nổi
cho tôi hùn trời rộng những hạt mưa
...
khói bát ngát hãy chìu lòng gió đợi
triệu hạt sầu tôi đã chín như cơm
ngày hết nắng tôi bao giờ hết đợi
những người về trong một cõi cô đơn
(Khói cơm
chiều - 2/11 trang74)
*
...
bảy mươi tám năm rồi rồi có phải
cha chưa già, cha vẫn trẻ trong con
xin nước mắt hãy cho tôi nhuộm tóc
một đời người sắp vĩnh
viễn cô đơn
...
(Trên
vầng trán hoàng hôn - 1/7 trang 95)
*
...
tình
dài giấy đắt in chi thấu
viết
để mà chơi, viết đốt chơi
mai sau ta grở thành thi bá
dẫu chết, hậu sinh cũng bát ngồi
nhớ để cho ta vuông chiếu rộng
ta mời bè bạn của ta luôn
(Trên
vuông chiếu đời ta - 6/132 câu, bài cuối tập).
Tập thơ RƯỢU HỒNG ĐÃ RÓT được tái bản năm 1995
do Lê Hân thực hiện
Về hình thức ở tập tái bản do chính tôi
trình bày, bìa trước in đầy bản chụp một họa phẩm Thiếu nữ bên tàu lá chuối của
Nghiêu Đề, Bìa sau có chân dung tôi lên đồ lớn với cà vạt đàng hoàng, râu điểm
môi, kính trắng trang trí chững chạc.
Sáu
phụ bản in màu:
- giữa trang 14 và 15 là tranh sơn dầu
của Trịnh Cung,
- giữa trang 36 và 37 tranh sơn dầu
Đinh Cường,
- giữa trang 52 và 53 tranh sơn dầu
Hoàng Trọng Bân
- giữa trang 64 và 65 in tranh Bé
Ký,
- giữa trang 84 và 85 in tranh sơn
dầu Thái Tuấn,
- giữa trang 102 và 103 tranh sơn
dầu Hồ Thành Đức.
Nhắc đến phụ bản, trong lần in đầu tiên,
ở trang 65 bỏ trống, trên mục lục ghi “phụ bản Hạ Quốc Huy” không hiểu sao lúc
bấy giờ không in kịp đóng góp này của người bạn quen thân, dù đọc lại thư
Nguyễn Sông Ba, vẫn thấy anh lưu ý, nhắc điều này, thật đáng tiếc.
Ở hải ngoại nhìn
chung sách tái bản thường không có số lượng nhiều, nhất là thơ. Việc in lại có
mục đích giữ đầu sách cho tác giả hơn là đưa đến cùng bạn đọc. Trôi Sông, rồi
đến Rượu Hồng Đã Rót của tôi cũng vậy. Rất vui đã từng đươc nhà văn Phạm Xuân
Đài (Phạm Phú Minh) ưu ái giới thiệu trên tạp chí Thế Kỷ 21.
Về tập thơ RHĐR, sau này tôi gặp được
một thú vị không ngờ, sau khi tái bản không lâu, bạn tôi gởi cho một bài viết
của một nhà giáo dạy trường Phan Châu Trinh, anh Hoàng Dục, nhận định về đôi
bàì thơ tôi. Ở đây, tôi xin trích đoạn
anh viết về bài thơ Đà Nẵng trong thi phẩm này:
“.... Đà Nẵng là một mảnh đất dồi dào
chất phù sa trữ tình, rất giàu cảm xúc thơ, đã trở thành chất liệu thi ca
không bao giờ vơi cạn của hồn thơ Luân Hoán. Có thể nói rằng, Đà Nẵng
gieo hạt thơ vào mảnh đất tâm hồn màu mỡ của Luân Hoán và đến lượt
mình, hồn thơ ấy đã nở ra những bông hoa thơ làm nồng nàn thêm chất
thơ Đà Nẵng. Trong Đà Nẵng, nhà thơ tâm tình.
nhưng thôi nhé, những cành cây, chiếc lá
ta đã nằm trong mỗi một các em
hơi thở ta đã mang đủ họ tên
của Ðà Nẵng đi trong đời vời vợi
Những gì nhỏ bé hay lớn lao, những
gì là bình thường hay cao cả của Đà Nẵng đều có tên riêng, sống trong
hơi thở, điều hòa nhịp thở của nhà thơ để ông “đi trong đời vời
vợi”, đi bằng trái tim ấm nóng tình quê, đi bằng niềm tin cuộc đời
mà quê hương đã hun đúc. Những con đường, những gốc rễ, những địa
danh rất lạ, “những cành cây, chiếc lá” đã thoát xác nhập hồn tạo
nên những vần thơ của Luân Hoán. Thế nên:
cổ họng khô uống cầm chừng nước lã
cổ họng khô uống cầm chừng nước lã
ôi quê hương ta xin vẽ lên thơ
chút đỉnh ba hoa, tài nghệ phất phơ
phơi
ra hết nỗi tình ta ngờ nghệch
vụng
dại đó mong đời tha thứ hết
Như thế là biện chứng. Nhà thơ hút hương mật của quê hương mà nuôi cây thơ, nên đến lượt thơ phải quay về dâng hoa trái làm thơm ngọt quê hương. Đó không chỉ là biện chứng trong mối quan hệ giữa thơ với đời mà còn là nét đẹp văn hóa Việt - nét đẹp tình nghĩa. Thơ Luân Hoán đã tiếp nối và phát huy hằng số văn hóa của dân tộc ấy.
ôi Ðà Nẵng nhờ ngươi ta hiện diện
ta nhờ ngươi có những người tình
được nói về ngươi, như nói với chính mình
ta sung sướng trôi cùng thơ bát ngát
dù khổ nhục suốt đời ta vẫn hát
bài ngợi ca nhan sắc của quê hương
...
Yêu Đà Nẵng nên
Luân Hoán yêu luôn những phường xóm. Đúng hơn tình yêu Đà Nẵng của
nhà thơ bắt nguồn từ tình yêu những vùng đất làm nên sự đa dạng của
địa lí Đà Nẵng.
Vì vậy, đọc thơ ông, tôi thấy những tên phường, tên xóm cứ tự nhiên
hiện ra với dáng vẻ riêng, có yếu tố địa lí riêng và do đó tạo nên
nét riêng về không gian nghệ thuật - không gian phường xóm - trong thơ
ông.
Ở bài thơ Đà Nẵng,
phường xóm đã có mặt nhưng chưa có hình sắc riêng, chưa hiện ra cụ
thể với đặc trưng địa lí, cảnh quang riêng mà chỉ là một góc của
không gian:
nửa
dốc Cầu Vồng, hay một khoảng bờ sông
cửa
chính Chợ Hàn, hay Xóm Nại Hiên đông
hay
dãy phố trên đường Trần Hưng Đạo
hay
tất cả đất trời đầy huyên náo
cái
hơi người Ðà Nẵng thở hôm nay
Những mảnh đất quê hương ấy, trong ứng xử tình
yêu, nhà thơ phóng khoáng làm tặng vật cho người tình, kể cả trái tim của mình.
ta tặng em với cả trái tim này
em
không nhận ? Ta tặng ai cho hết?
(Đà Nẵng)
Nhưng với Cõi bén
tình thơ, không gian phường xóm đã có hình nét rõ ràng cụ thể hơn.
Bài thơ được viết theo thể lục bát chia thành
nhiều khổ, mỗi khổ bốn dòng bộc lộ cảm xúc về một mảnh đất cấu
thành hình hài thành phố Đà Nẵng...” (Hoàng Dục).
Nhắc về điểm sách, giới thiệu, RHĐR có
lẽ được nhà thơ Thái Tú Hạp trình giúp sách trước tiên. Xin được trích một
đoạn:
“... Rượu Hồng
Ðã Rót với 49 bài thơ được chia làm hai phần. Phần đầu với chủ đề tình yêu trai
gái gồm 26 bài. Ðây là một tập thơ được in đẹp nhất của Luân Hoán. Bìa do anh
Nguyễn Sông Ba kẻ chữ và trình bày (bìa hai lớp) in tại thành phố Ðà Lạt. Chân
dung và tiểu sử của tác gỉa được in trong tập này. Trước khi vào tập có in 4
câu thơ, có lẽ để thay lời tựa:
" thơ chỉ là sông cho tôi trôi nổi
" thơ chỉ là sông cho tôi trôi nổi
tôi chỉ là thuyền cho người lênh đênh
vậy người cứ ngồi đây qua sông rộng
vậy em cứ ngồi đây qua hồn tôi "
vậy em cứ ngồi đây qua hồn tôi "
Thơ Luân Hoán
ở tập này nhẹ nhàng và cái buồn u uất, bất mãn của thời cuộc đã vơi đi rất
nhiều. Không khí tin yêu cuộc đời sống bàng bạc trong thơ. Phải chăng sau khi
đã trả xong phần nào cái nợ làm trai, tâm hồn nhà thơ lắng dịu hơn. Hãy nghe
anh:
"
đố ai biết tôi bây giờ mấy tuổi
đang nghĩ gì và đang ao ước
ra sao
đời thân mật rũ rê tôi trở
lại
sống
bình thường như điệu ca dao "
(Khai
Bút Ðầu Xuân )
Ðạt được như thế , bởi Luân Hoán đã biết
quan niệm "hạnh phúc nào cần tìm ở đâu xa" khi chung quanh "chim
hót quanh vườn cây nẩy lộc", "vịt đầy ao gà đầy vườn chuối chín"
và "chó băng rào nhảy cởn gọi nhau vang"...Nhà thơ tưởng tượng :
"sẽ
đứng cười trong sân đất sét khô
hút với người láng giềng
điếu thuốc rê Cẩm Lệ
bàn chuyện làm ăn
hân
hoan như trái tim đều nhịp "
Cùng lúc với những "con cá diếc cá
rô...những con nòng nọc...mừng thấy đời hồi sinh" Luân Hoán hứa :
"
sẽ làm biết bao nhiêu chuyện khác
như cưới vợ
như sinh con
như
làm thơ
như
vỡ đất..."
(Trên
Nóc Tình Tôi)
Một cuộc sống mới được trang trọng đón
nhận, bởi vì "ta ví như triệu nụ hoa, trong bình trời đầy nước, hương
chở hồn thi ca, nở đầy lòng thảo mộc (Ví Như). Thi sĩ đã ví cuộc sống mỗi
một con người như hoa lá, thản nhiên tiếp rước cuộc đời một cách âm thầm nhưng
tha thiết. Sông núi không quên kẻ có lòng, kẻ có lòng không quên nhen ngọn lửa
tin yêu đời trong trái tim:
..." sông núi nào quên kẻ thiết tha
..." sông núi nào quên kẻ thiết tha
bạn hỡi hãy nghe hoa lá nở
âm thầm như một một chúng
ta
vẫn
nhen trong trái tim chút lửa
soi
ấm muôn đường ta sẽ qua ..."
(Dừng Dưới Chân Ðèo Bình Ðê)
(Dừng Dưới Chân Ðèo Bình Ðê)
Bao nhiêu tăm tối, hờn giận trong cõi
phù sinh được xóa bỏ, để đón nhau về, để đãi nhau từng hạt cơm, đã được chắt
chiu thổi yêu dấu vào. Cảm động biết bao nhiêu khi đọc bài Khói Cơm Chiều:
" bếp đã nhúm gạo đã vo sạch sẽ
" bếp đã nhúm gạo đã vo sạch sẽ
tôi
dặn lòng thổi yêu dấu vào cơm
tay từng ngón chắt chiu từng ngọn củi
lửa chiều vui tôi đốt cả căm hờn"
.....
"cha có mỏi gót trời con xin cõng
anh rã rời tay xách em xin mang
hãy vội vã trên lối về trải lụa
trên lòng người chờ đợi những hân hoan "
trên lòng người chờ đợi những hân hoan "
thật tội nghiệp cho một niềm tin dễ thương:
" chắc phải có người về đây so đũa
trên mâm đồng san sẻ nỗi
tình xưa..."
Tin bởi vì "triệu hạt sầu tôi đã chín
như cơm " và cái hình ảnh "giậu
trưa hồng phà khói thuốc lên hoa"
sao mà thân thương gần gũi quá.
Trái tim nhà thơ quả thật huyền
diệu : "không yêu thương nhưng bỗng nhớ nhung" huống chi
"tôi không có lịch sử, tôi chỉ có tình sử, cả đời tôi đã sống, và sẽ
sống, bằng chừng đó..." để mà "vẽ em lên thơ, lên cuộc đời"
mặc dù "đời đã trách tôi dật dờ, lẩn thẩn, đời đã khinh tôi lãng mạn
điên khùng, tôi muốn nói với em về chuyện người mê gái, mê tình yêu, thơ thẩn
viết thơ tình (Thiệp Hồng). Trong trái tim thi sĩ, trong "Cái vạt
đất đầy phân tình và nước mắt" đó em cũng trở thành, một "chất
liệu" cho thi ca. Biết thế, nhưng rồi thế nào em cũng đến:
" và như thế chắc là em sẽ đến
" và như thế chắc là em sẽ đến
sẽ
vào thăm cho biết trái tim tôi
không có lửa làm sao có
khói
không
yêu thương làm sao được thất tình
rượu
đã rót em hãy say một bận
trong
cõi sầu tôi sẽ ẵm em đi".
Thất tình có phải là một cái gì cao qúi,
xinh xắn nhất của một đời làm người? Một thành công rực rỡ của người biết yêu?
Thất tình như luôn luôn tạo thêm cái bề thế, cái cốt cách của một tâm hồn lãng
mạn? không thế, tại sao thi sĩ của chúng ta phải tập làm gã thất tình?
Và các thi nhân ngày xưa cũng đều
khoe cái khổ đau vì tình của mình. Coi đó như một vinh dự lớn lao của một thời
đẹp nhất đời người. Luân Hoán không phải chỉ có "một thời để yêu, một thời
để thất tình" mà:
" xin em hãy nhớ cho rằng
(Thái Tú Hạp)
" xin em hãy nhớ cho rằng
tôi
già đời vẫn gió trăng tuyệt vời "
Những nhận định trên của nhà thơ Thái Tú
Hạp, được trích trong Chân Dung Thơ Luân Hoán. Để đóng lại bi viết này, xin được
trích thêm một đoạn khác của Giáo sư Tiến sĩ Đàm Trung Pháp, ngành Ngữ học tại
đại học Texas Woman’s University, viết sau khi Rượu Hồng Đã Rót được tái bản
(bài viết in trong LHMĐT):
“...
Tập thơ RƯỢU HỒNG ÐÃ RÓT của Luân Hoán đã xuất hiện từ năm 1974 tại quê nhà,
nhưng đúng ba chục năm sau tôi mới được đọc tại hải ngoại, tất cả do hảo ý của
Lê Hân, em trai của nhà thơ cũng là người đã cho in lại tập thơ này tại
Montréal vào năm 2002.
Tứ hải giai huynh đệ, tôi đã được quen biết Lê Hân qua sự giới thiệu nồng nhiệt của em trai tôi ở Toronto, và nay qua Lê Hân tôi lại được biết thêm anh Luân Hoán. Thế gian này nhỏ quá, tôi tự nhủ lòng, sau khi tìm hiểu về cuộc đời anh Luân Hoán qua bài viết của những người quen biết anh từ lâu. Có hai điều thú vị đã làm tôi thấy gần anh hơn: anh và tôi cùng sinh cuối năm Canh Thìn tức là đầu năm 1941, và cùng tốt nghiệp Khóa 24 Trường Bộ Binh Thủ Ðức năm 1967. Chín tháng trời ‘quân trường đổ mồ hôi’ với nhau một thời, anh một nhà thơ đang lên, tôi một nhà giáo vừa du học từ Mỹ về. Và lòng tôi chùng xuống khi biết anh đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước tại chiến trường trong khi tôi bình an dạy học tại Saigon. Mong sao anh và tôi sẽ có ngày gặp gỡ để nói chuyện đời cho nhau nghe.
Hơn sáu chục năm về trước, khi nhận định về nhà thơ đa tình và mơ mộng Lưu Trọng Lư (tác giả của thi tập TIẾNG THU), nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan viết: “Cái hay trong thơ của Lưu Trọng Lư ở sự thành thực, tấm lòng sầu não của ông thế nào, sự ước mong của ông thế nào và có thể thổ lộ ra được chừng nào, ông thổ lộ ra chừng ấy” Nhận định của Vũ quân về thơ Lưu Trọng Lư cũng là nhận định của tôi về thơ Luân Hoán. Tôi muốn nói thêm, chân tâm của Luân Hoán chính là nét đẹp nhất trong thơ của anh, nhất là khi ý thơ lại đến từ một sự vỡ nước tràn bờ bất chợt của những xúc cảm mãnh liệt (the spontaneous overflow of powerful feelings) như William Wordsworth đã từng định nghĩa thế nào là thơ, qua nhãn quan của trào lưu lãng mạn tây phương. Sau đây là một vài trường hợp chân tâm hiện nguyên hình trong những cảm xúc mãnh liệt nhất để Luân Hoán thổ lộ ra những câu thơ tuyệt đẹp trong tập RƯỢU HỒNG ÐÃ RÓT.
...
(Chân Tâm của thi nhân trong Rượu
Hồng Đã Rót - Đàm Trung Pháp)
Luân
Hoán
Tham lam trích nhiều quá, mong vui thông cảm.
7,52AM
01-02-2020
(Nguồn: Ngôn Ngữ số 8 – Tháng 7/2020)