Beautiful
girl with flying hair – By Iryna Sevastianova
TRẦN YÊN HÒA hơn năm mươi lăm năm THƠ là tập thơ phản ánh tâm trạng của nhà thơ qua nhiều
thể loại thơ khác nhau.
Từ một cậu học trò xuất thân trong một gia đình văn hóa xứ Quảng, Trần
Yên Hòa bắt đầu làm thơ lúc mười hai tuổi. Từ những bước đầu chập chững đến
nay, sau hơn năm mươi lăm năm làm thơ, nhà thơ nhìn lại chặng đường dài đã đi: "Cha tôi cũng mê thơ. Ông có làm thơ đường,
thơ thất ngôn bát cú và họa thơ (…). Hay mẹ tôi, thường hát ru tôi bằng những
câu ca dao thắm đượm mùi vị quê hương, tình yêu trai gái, nên tôi thấm sâu vào
lòng những âm thanh ấy, để rồi sau này tôi yêu thơ và làm thơ…".
Phần tự sự trên đăng trong tập thơ TRẦN
YÊN HÒA hơn năm mươi lăm năm THƠ là một phần đời của Trần Yên Hòa được tác
giả kể lại bằng thi ca.
Sáng tạo nghệ thuật trong suốt tập thơ dầy 338 trang gồm 123 bài, Trần
Yên Hòa đã hình dung được hình tượng, phác họa ra chữ nghĩa vọng âm như một tiếng
thở dài. Bài thơ Khúc Tôi mở đầu
trang thơ cho tới bài Tạ ở cuối tập, đã
là một tiếng thở dài. Nỗi hoài vọng trong suốt Khúc Tôi là hình ảnh quá khứ những người thân từ hồi nào đã không ở
cùng tác giả mà… ở đâu đó. Ngữ pháp u trầm nhưng rất sắc qua quan hệ tình cảm ruột
rà của tác giả là một thí dụ:
…
Mẹ yêu dấu cũng trở về với đất
đất
thì im lặng tiếng, mịt tăm
nên
lời mẹ đã ngút ngàn phơ phất
bỏ
mình tôi cùng đá cuội, lăn tăn
Cha
thương nhớ cách xa như cổ tích
mệt
nhoài tôi đứng lặng, thư phòng
nhìn
quanh quất đâu dấu hài, tịch mịch?
dấu
hài em lặn mất giữa dòng
Còn
lại chị, còn lại anh, đâu đó
không
thấy ai, hú gọi tôi về
còn
lại con… con còn đang cất vó…
hồng
ân chưa cập bãi sông mê…
Nhưng thiết nghĩ hình ảnh cố nhân, là đối tượng Em của tác giả mới là tâm ý của bài thơ,
có điều cuối cùng cũng xa lắc từ bao
giờ:
Tôi
còn lại em, mà em xa lắc
nên
còn lại tôi, chỉ một tôi thôi
vì
em, biển, còn tôi, là cát biển
lũ
dã tràng kia, se, cũng, lở, bồi
Khúc Tôi, tr. 16
Đọc trang tự sự của Trần Yên Hòa cho thấy người thơ cô
đơn cả ngoài đời lẫn trong thơ, vì chiến tranh, Trần Yên Hòa đã nhận rõ vị trí
lính chiến của mình, xông pha ngoài mặt trận. Do đó, bài thơ viết trên ba-lô,
trên mặt đá hay bên bờ sông, dốc núi, bìa rừng khẽ bật lên một lời xin nhỏ, dù
chỉ một lần thôi:
Cho
tôi được ngủ nhà đêm nay
cho
tôi ngủ nhà đêm nay rồi mai đưa tôi đi đâu cũng được
bao
nhiêu tháng bao nhiêu năm
tôi sẽ xa thành phố xa mái tóc em xa những đứa con yêu
dấu
hãy
cho tôi ngủ nhà đêm nay
không
còn gì để van xin
sao
đẩy tôi đi quá xa như vậy quá xa như vậy
hở
chiến tranh loài người…
Lời Xin, tr. 20
Ngoài tình thương gia đình, có thể nói tình yêu đôi lứa
trong thơ Trần Yên Hòa là một loạt tình yêu không có màu xanh của bầu trời và
biển cả. Đồng ý sức mạnh tinh thần của người thơ tạo ra thơ, nhưng hình ảnh những
người tình trong thơ đều như gió bay đi xa lăng lắc, không để lại một vạt áo
nào để người thơ rưng rưng đề thơ. Cho nên Em có bàng bạc bay đi, bay về, qua lại
từng trang thơ trữ tình, rốt cuộc vẫn là Em…
lê thê bào ảnh:
Em
đến thăm anh trong chốc lát
trời
bên ngoài đổ cơn mưa
mưa
rất dầy, mù mịt
làm
sao anh giữ được em
Chốc
lát em trở thành thánh nữ
ở
đâu cũng thấy em ngời sáng
cả
vườn đời anh nở rộ
những
đóa hoa hồng thắm
Rồi
em ra về như gió bay
Bỗng
dưng em xa lắc
Bỗng
dưng em mịt mù như cơn mưa…
Em Xa Lắc, tr.31
Ngay cuộc tình thứ nhất vì cơn mưa đã làm cho ủ dột:
Có
lẽ rất xưa – ngày em vào xuân
đôi
má em hồng như trái bồ quân
đôi
mắt em đen như nhung, ướt rượt
đốt
cháy hồn anh cùng nắng sân trường
Rồi
thế rồi thôi lạc mất nhau
lạc
nhau đành đoạn suốt nửa đời
lạc
nhau trong giấc chiêm bao cũ
biển
loạn đời ta, thân nổi trôi…
Bài Trăm Năm, tr.39
Mưa miền Trung thường dầm dề. Mưa của nhà thơ Trần Yên
Hòa cũng không khác. Từ cuộc tình thứ nhất mưa đành đoạn, mưa dầm dề, lê thê cho
tới cuộc tình cuối vẫn mưa không ngớt hột:
Em
về đâu từ bao lâu nay
Anh
xa em như chim xa bầy
Mưa
bay ướt áo em đang mặc
Đành
đoạn rời đi như đám mây
Mưa Em,
tr. 326
Rón rén lần theo những cuộc tình thơ đẹp mà buồn được
miêu tả qua từng trang Rượu Tình Say, Gởi
Khổ Lụy Một Đời, Tạ Tình, Xa Người, Phượng Hề, Cô Gái Tam Kỳ Đất Khổ, Nhớ Em
Khi Qua Cầu Cỏ May, Tôi Và Em, Tình Quay Lưng, Tình Em Xa Ngái, Bài Tình Cho
Diên Khánh, Thà Người Phụ Ta v.v…, người ta cảm thương cho người thơ tội
nghiệp ra sức bơi trên sóng tình yêu hầu mong tìm nguồn hạnh phúc khổ đau. Từ
bơi ngửa với cuộc tình dịu ngọt vội xấp mặt trên dòng nước lạnh tê. Từ vòng ôm rưng
rưng xiết chặt chợt hụt hẫng giữa khung trời hiu hắt. Từ những lời thỏ thẻ của
em Hiền, em Thu, qua những tiếng cười rơi xuống của em Hoa, em Phụng, hơn nửa đời
nhen nhúm mê vọng bỗng nhiên quay ngoắt đến nỗi người lầm lỡ phải ta thán "hất
anh ra phân nửa cuộc đời, mùi tình xưa trở nên đắng nghét".
Trần Yên Hòa với hơn năm mươi lăm năm ăn nằm cùng thơ
đã trở thành một mối lợi cho sự hình thành tập thơ gối đầu. Thế nhưng trong khi
mượn thơ để thổ lộ tâm tình, lịch sử tình yêu lại làm chứng cho cơn thất tình rực
rỡ của người thơ. Nhưng không phải lần duy nhất người tình bỏ đi mà về sau những
Em Uyên, Em Phượng, Em Tam Kỳ, Đà Lạt, Sài Gòn, Tân Định, Mỹ Tho… lần lượt trở
thành Em xa lắc như tranh cổ tích, em
thiên thu đâu tận cõi ngoài, như Trần Yên Hòa thở than. Rồi em trích tiên, em điệu,
em phù thủy cũng là một cái "khổ ách" xô người thơ ra khỏi "mái
hiên đời":
Em,
tình ta, mái hiên đời nắng dịu
sao
bỏ đi xa ngút tận trời nào
Khản Cổ Gọi Tình Về (1), tr. 68
Em
ơi, đã quá xa tay với
mù
mịt người từ độ chiến chinh
mù
mịt nhau nên đành lạc mất
Khản Cổ Gọi Tình Về (2), tr. 70
Từ
em, bỏ cội bỏ nguồn
bỏ
con sông nước đứng buồn nhìn theo
nhánh
sông chảy miết qua đèo
anh
heo hút đợi, chèo queo một mình
Khản Cổ Gọi Tình Về (3), tr. 75
Bị tước mất tình yêu, không thể níu lại chút mảnh vụn
của thế thái nhân tình, người thơ cay đắng mà thiệt thà biến những Em xinh tươi, lộng lẫy thành giấy bút trắng tinh khôi, một trang vở mới (Thuở Em Là Nữ Sinh), Thiên nga bé nhỏ (Bài Tình Năm 2000), Mùa vàng rưng hoa cúc (Lãng Mạn Thu), Con chim nhỏ (Thảng thốt tôi)… Thậm chí, biến Sài Gòn thành em; cả con mắt cũng hóa trăng rằm "Mắt em một thuở trời trăng rằm" (Chung
Một Nhánh Sông). Lãng mạn thật nhưng cũng thật cảm động với lời Tự Tình Cùng Dất
Nước: "Vì Em cùng nghĩa với Mẹ. Cùng
nghĩa với Quê Hương, Đất Nước" (tr.63).
Mà cũng lạ. Giữa nỗi buồn chênh vênh tưởng người thơ không toét nổi miệng
cười, người đọc bất ngờ nhận ra câu ví von khá ngộ nghĩnh về mưa. Nhà thơ xứ Quảng
ra Huế đụng phải cây mưa mà ngẫu hứng nảy sinh một ý tưởng đầy thi vị, cái thi
vị không giống với bất cứ nhà thơ nào. Nhờ sự thành tâm của tác giả khiến đặc
tính của câu thơ trong bài Huế Mưa được
miêu tả theo kiểu "kích thích tính dục" bỗng trở nên hào hứng, vuốt
ve tình tứ mà trong trẻo khác thường:
tôi
nghĩ mùa mưa ở Huế nồng nàn như đêm hợp cẩn
bởi
vì cái lạnh tê da ngoài Huế cho ta cảm giác ái ân.
Huế Mưa, tr. 23
Cái cảm giác ái ân của người thơ Quảng Nam đâu có khác
chi cái ái ân tái tê cuồng dại:
Xin
ca tụng em bài thơ mới viết
Giữa
ta và say, như một tình cờ
Ta
chếnh choáng em, mùi hương mới
Là
chanh và sả buổi mai tươi
Em
đã xông em. Trong ngày thứ bảy
Nên
em thơm lừng, hương gió bay
Nên
em thơm lừng, mùi da thịt
Anh
cúi xuống vùng em, mùi thơm ngát
Vùng
em thơm rất đượm. Tình Ơi.
Ru Tình Tôi, tr.188
Đặc tính trong thi pháp Trần Yên Hòa là ngữ vựng. Bài thơ
dài hơi "Nhặt Khoan Cho Ngày Sinh Nhật" gồm 64 câu, đã có 5 lần kêu Huớ, nghe ra thật ồn ào:
Huớ
em tôi, những ngày tình với Nẫu
Huớ
em tôi, hãy bỏ xa tiền kiếp
Huớ
em tôi, mùa xuân xanh lại đến
Huớ
em tôi, ngày mai anh sinh ra
Huớ
em tôi, không quay lui lại nữa
Tiếng Huớ diễn
tả niềm vui trong ngày sinh nhật của tác giả, với tôi là lạ tai. Dù vậy, tiếng Huớ dễ thương của "dân nẫu" có
phải là tiếng Bớ của người miền Nam: Bớ người ta! Bớ làng nước ơi! Bớ em!?
Bài "Bắt Đầu" có hai câu: Mới rợi này em, ngày mới rợi. Bỏ đàng sau, năm tháng, cô đơn. "Mới rợi"
nghĩa là gì? Có phải là "Mới tới"?
Bài "Bờ
Em": Khi tình cuốn ta trôi chấp chới.
Giữa cuồng lưu biết bíu vào dâu. "Bíu" có phải lài Níu? Chao ôi! Ngôn ngữ của Nẫu quả là… nẫu nẹt,
là lạ tai tôi.
Trần Yên Hòa sống trọn đời, tận tụy cho nghiệp thơ.
Làm thơ vì đời, vì người (nghệ thuật vị nhân sinh). Hơn năm mươi lăm năm hướng
về thế giới thơ, nghệ thuật Trần Yên Hòa nặng nợ với những đối tượng rục rỡ, thủy
chung với những hình thể chói lòa để rồi chất chứa nỗi u sầu rã mục, dẫn lối
vào không gian đơn chiếc độc thoại với âm u. Nghĩ lại mà tội người thơ đã lầm
yêu phải thứ tình yêu chớp mắt, thứ tình yêu con bướm (đậu rồi bay đi), nó ray
rứt não nề, nó ruồng rẫy biệt ly ngay từ cuộc tình đầu tay. Ta đọc lại đoạn cuối
"Bài Trăm Năm" (tr.37):
Nửa
đời ta như mưa phơ phất
Bỗng
nhặt được lòng nhân ái từ tâm
của
em, đánh rơi vào tình thứ nhất
để
ta ôm hoài đi giữa nhân gian
Nhân gian ở đây rõ ràng không bình thường như người
bình thường sống giữa đời thường mà nhân gian của người thơ là lai láng
"sông mê" không bờ bến. Con sông mê muội chảy ngược xuôi giữa hồn đời
sắc sắc, không không rồi thấm vào Bát Nhã. Người thơ thất tình lục dục lúc bấy
giờ hốt nhiên đốn ngộ, dứt bỏ hết khổ ách (năng trừ nhất thiết khổ), biến thành
"sa di" gánh cái chân tình tự ngã lững thững đi vào trang Tự kinh:
Thầm
thì, thầm thì, rậm rịt
Tiếng
cầu kinh trong đêm thâu
Ba
la mật đa yết đế
Hãy
quên cuộc sống nát nhầu
Đã
qua bên bờ bỉ ngạn
Lời
kinh chảy suốt qua tâm
Gió
ngoài hiên tuôn thốc tháo
Dội
qua tiếng kệ âm thầm
Ba
la mật đa thời
Quên
giọt máu bầm năm tháng
Quên
hết những trò gian lận
Trở
về gốc cội nghỉ ngơi
Thầm
thì, thầm thì, tiếng mõ
Ngũ
uẩn phút giây cuồng nộ
Hãy
quên, hãy quên, hãy quên
Nằm
kề trang kinh bát nhã.
Mang âm hưởng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh của Phật
Giáo Đại Thừa trải qua từ bảy thế kỷ đến nay, bài "Tự Kinh" (tr. 229)
của Trần Yên Hòa với thi phong an nhiên tự tại thấm thía một đạo lý thâm hậu.
Phan Ni Tấn