Nguồn ảnh: Google image
O’Henry (
1862-1910 ) , nhà văn Mỹ, tác giả của gần 400 truyện ngắn đăng trong các nhật
báo và tạp chí, sau được in trong mười tập truyện. Cuộc đời của Ông rất phong
phú : làm nhiều nghề khác nhau ( dược sĩ, vẽ kỹ thuật và kiến trúc, thư ký, đầu
bếp nhà hàng, nhân viên công ty địa ốc, nhân viên xưởng in… ), từng tham
gia ca hát, diễn kịch, vẽ hí họa, có lúc bệnh nặng, có lúc ở tù. Có lẽ vì thế
mà bối cảnh các truyện ngắn của Ông cũng rất phong phú, khắc họa xã hội nước Mỹ
thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Phần lớn truyện ngắn của Ông có cốt
truyện đơn giản, với nhiều tình tiết oái oăm, khắc nghiệt, có khi khôi hài để
kết thúc bất ngờ.
Nhan
đề trong nguyên tác là “Món quà của những
nhà thông
thái” ( The Gift of the Magi ), theo sự tích từ sách Phúc Âm, tác giả có giải
thích ở đoạn cuối truyện. Để dễ
hiểu hơn, người dịch mạn phép đổi lại, như bên trên. Giới
văn học thường cho rằng đây là truyện ngắn hay nhất viết về đề tài Giáng sinh.
O. HENRY (1962-1910)
Một đô la
và tám mươi bảy xu. Tất cả chỉ có
thế. Và trong đó sáu mươi xu là những đồng xu lẻ, tích cóp mỗi lần một hay hai xu khi kỳ kèo với những người bán tạp hóa, rau cải hay thịt thà cho đến khi
mặt mày xấu hổ đỏ bừng lên vì cái kiểu
mặc cả như thế bị ngầm hiểu là bủn xỉn. Della đếm tới đếm lui ba lần. Một đô la
và tám mươi bảy xu. Và hôm sau là lễ Giáng sinh.
Tình cảnh này thì không biết làm gì hơn là ngồi bệt
xuống chiếc ghế nhỏ tồi tàn và gào khóc. Della làm như thế
thật. Đúng với cái quy
luật tâm
lý con người rằng
cuộc sống hình thành từ những tiếng nức
nở, tiếng sụt sịt và tiếng
cười, trong đó nổi trội là tiếng sụt
sịt.
Trong khi cô chủ nhà đang từ từ giảm bớt từ
trạng thái thứ nhất sang trạng thái thứ hai, ta thử nhìn một chút vào cái tổ ấm. Một căn hộ có sẵn đồ đạc tiền thuê 8 đô la một tuần. Không cần mô tả dài dòng, chữ
“khốn cùng” khỏi cần ghi rõ trước cửa.
Trước phòng ngoài ở bên dưới có một thùng thư mà không lá
thư nào nhét vào được, và một nút chuông điện
mà không ngón tay nào chạm vào ấn cho
chuông rung. Cạnh bên là một tấm các ghi tên “ Ông James Dillingham Young”.
Danh xưng “Dillingham” đã nức tiếng xa gần trong suốt thời kỳ huy hoàng khi mà sở hữu chủ được trả tới 30 đô la một tuần. Giờ đây,
khi thu nhập đã tụt xuống còn 20 đô
la một tuần thôi, đành phải nghĩ đến việc viết tắt lại thành một chữ D. khiêm tốn,
nhún nhường. Dẫu sao, mỗi lần Ông James
Dillingham Young đi về căn hộ nói trên, ông vẫn được bà James Dillingham Young, tức là Della như đã được
giới thiệu, gọi là “Jim” và ân cần ôm chặt lấy. Điều này thật
tuyệt vời.
Della
không khóc nữa và lấy phấn
hồng thoa lên má. Cô
đến đứng tựa cửa sổ, buồn rầu nhìn con mèo xám
đang lững thững trên bức
tường thành xám
trong khoảng sân u tối. Ngày mai là lễ Giáng sinh và cô chỉ có môt đô la tám mươi bảy xu để mua quà cho Jim.
Kết quả đó là cô đã tằn tiện
để dành từ mấy tháng nay. Hai mươi đô la mỗi tuần thì chẳng làm được gì. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống. Chỉ có một đô la tám mươi bảy xu để mua quà cho Jim.
Jim của cô. Cô đã mất nhiều
giờ tính toán nghĩ cho ra món quà gì thật đẹp dành cho anh. Món quà đẹp, hiếm và có giá
trị … món quà thực sự xứng đáng cho Jim hãnh diện.
Trên tấm vách ngăn giữa hai cửa sổ có một chiếc gương lớn. Có lẽ bạn đã thấy một
chiếc gương như vậy trong căn hộ thuê 8 đô la.
Một người thon gầy, mảnh mai soi vào đấy,
ngắm hình ảnh phản chiếu qua những đường nét theo chiều thẳng đứng, có thể hài lòng về ngoại hình của mình. Della vóc người thon thả từng cảm thấy
như vậy.
Cô chợt quay lưng phía cửa sổ và đến đứng trước gương, mắt sáng
rực, nhưng trong vòng hai mươi giây mặt cô
tái nhợt dần. Cô vội thả mái tóc cho nó chảy dài xuống lưng.
Gia đình James
Dillingham Young có hai vật sở hữu mà cả hai người đều tự hào. Một là chiếc
đồng hồ vàng của
Jim, do bố anh và trước nữa là ông nội anh để lại. Thứ hai là mái tóc của Della. Nếu hoàng hậu Sheba sống ở căn
hộ trước mặt, có ngày Della sẽ ngồi hong tóc bên cửa sổ để thấy bao ngọc ngà châu báu của hoàng hậu lu mờ đi. Nếu hoàng đế Salomon là người gác dan, với cả kho vàng chất
dưới hầm, Jim sẽ rút chiêc đồng hồ
ra mỗi lần đi ngang qua, chỉ để thấy
ông bứt đầu bứt tai vì ganh tị.
Giờ này đây Della buông suối
tóc của cô chảy dài xuống,
óng ả, mượt mà. Mái tóc
thả dài xuống tận gối, ôm lấy người như một chiếc áo
khoác ngoài. Rồi cô cuộn tóc lại, bồn
chồn, vội vã. Cô
loạng choạng một lát, rồi
đứng yên, một giọt nước mắt chảy xuống, loang trên tấm thảm đỏ tồi tàn.
Thoắt cái cô khoác chiếc áo nâu cũ, thoắt cái cô đội cái mũ nâu
cũ. Chân xoay vòng làm tung chiếc váy,
mắt lóe sáng, cô lách ra khỏi cửa và xuống bậc
cấp bước ra đường. Nơi cô dừng có
tấm biển ghi : “ Bà Sofronie, Tóc thật tóc giả đủ loại”. Della vụt chạy đến, và dừng lại, kìm hơi,
trấn tĩnh. Bà chủ mập
mạp, nhợt nhạt, lạnh lùng, chẳng
có chút hình ảnh mà cái tên
Sofronie gợi lên.
“Bà có mua tóc tôi không?” Della hỏi.
“Tôi chuyên mua tóc
mà. Chị giở mũ ra cho tôi xem tóc của chị.”
Suối tóc huyền buông xuống.
“Hai mươi
đô la”, bà vừa nói
vừa nâng mái tóc với bàn tay thành thạo.
“Đưa cho
tôi nhanh lên”, Della nói.
Trong hai
tiếng đồng hồ sau đó, Della tung tăng trên đôi cánh hy
vọng, theo kiểu sáo mòn của
phép ẩn dụ. Cô lục soát hết các cửa hiệu để tìm cho ra món quà cho Jim.
Cuối cùng cũng tìm ra. Có
vẻ như nó dành sẵn
cho Jim chứ không ai khác. Không
có cái nào giống như thế trong bất cứ tiệm nào cô đã ghé đến,
đã săm soi săn lùng từ trong ra ngoài. Đấy là cái dây đeo đồng hồ bằng bạch kim, kiểu dáng đơn sơ
giản dị, giá trị thực sự từ chất liệu, không
cần trang trí hoa hòe hoa
sói. Nó xứng đáng với Chiếc
Đồng Hồ. Vừa nhìn thấy nó
là cô biết ngay rằng nó phải là của anh, thanh nhã và quý giá,
giống như anh vậy. Cô
trả hai mươi mốt đô la để mua rồi vội vàng trở về
với tám mươi bảy xu còn lại. Với chiếc dây đồng hồ này từ nay Jim có thể đàng hoàng xem giờ dù đang đi
với ai. Chiếc đồng hồ quý như thế mà thỉnh
thoảng Jim phải kín đáo xem giờ chỉ vì chiếc dây
bằng da tạm bợ hiện nay.
Về đến nhà, cơn phấn khích của Della dần dần nhường chỗ cho tính thận trọng, đắn đo.
Cô lấy những kẹp sắt uốn tóc ra, bật bếp ga và bắt tay vào việc sửa chữa những thiệt hại do tình yêu và lòng độ lượng gây ra. Đúng là một công việc vất
vả, tốn nhiều công sức.
Trong vòng bốn
mươi phút, đầu cô đầy những lọn tóc nhỏ xoăn tít khiến cô trông giống như
một cậu học trò lêu lổng.
Xong việc cô đến soi gương thật lâu, lòng đầy lo âu.
“Nếu Jim
không giết mình,” cô
tự nhủ, “khi nhìn kỹ lại có lẽ anh sẽ bảo mình giống như một vũ nữ ở hý viện. Nhưng biết làm gì, ôi, biết làm gì được với môt
đô la tám mươi bảy xu?”
Bảy giờ.
Cà phê đã pha sẵn, chảo đã bắc lên lò chuẩn bị
cho món sườn chiên.
Jim không
bao giờ về trễ. Della nắm chặt chiếc dây đồng hồ trong lòng bàn tay,
đến ngồi ở góc bàn cạnh
cửa ra vào. Cô
nghe tiếng bước chân anh xuống cầu
thang, mặt tái xanh một lúc. Có thói quen việc gì cũng cầu nguyện, cô thì thầm: “ Lạy Chúa, cầu sao trong mắt anh mình vẫn còn đẹp.”
Cửa mở,
Jim bước vào rồi
đóng lại.Trông anh gầy và trầm
lặng. Tội nghiệp, anh
chỉ mới hăm hai đã phải lo gánh nặng
gia đình. Đến
áo khoác ngoài và găng tay anh cũng chẳng có.
Jim dừng
chân và đứng bất động, như chó săn đánh hơi thấy con mồi. Anh nhìn chăm chăm vào Della với một
ánh mắt kỳ lạ khiến cô không hiểu nổi và lo sợ. Không phải là giận dữ, ngạc nhiên, chê bai, ghét
bỏ, không phải một trong những tình cảm mà Della chuẩn bị đón
nhận. Anh chỉ nhìn cô chăm chú, vẻ khác thường.
Della lách khỏi chiếc bàn đến bên anh.
“Jim yêu quý, đừng
nhìn em như thế. Em đã cắt tóc bán rồi vì em không thể thấy lễ Giáng
sinh đến gần mà không
tặng anh món quà nào. Tóc sẽ
mọc lại nhanh thôi – anh không
lo điều đó
phải không? Em phải làm như vậy. Tóc em mọc lại nhanh lắm. Thôi,
chúc mừng Giáng sinh đi, chúng
ta sẽ hạnh phúc. Anh không biết món quà em tặng anh đẹp đến cỡ nào đâu!”
“Em đã cắt tóc rồi sao?”, Jim hỏi một cách khó nhọc,
chừng như anh không thể
hiểu được sự thực hiển nhiên
đó tuy đã mất công suy nghĩ.
“Cắt rồi
và bán rồi,” Della đáp, “ Nhưng anh vẫn cứ yêu em chứ? Không
có tóc em vẫn là Della của anh
thôi, phải không?”
Jim thẫn
thờ nhìn khắp phòng.
“Em nói là em bán
tóc rồi à?”, Jim
hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn.
“Đừng mất
công tìm kiếm”, Della nói, “Em nhắc lại là em bán rồi. Ngày mai là lễ Giáng sinh. Đừng giận, em hy sinh mái tóc vì anh. Có thể tóc em quý thật đấy, cô nói tiếp, giọng êm ái mà nghiêm túc,
nhưng không ai tính được cái giá của tình yêu em dành cho anh, Jim ạ. Bây giờ em chiên sườn
nhé?”
Jim như
chợt tỉnh cơn mê. Anh ôm
ghì lấy Della. Ta hãy kín đáo quay nhìn chỗ khác trong mười giây. Tám đô la mỗi tuần hay một triệu mỗi năm, điều ấy có gì khác nhau? Nhà toán học hay người hóm hỉnh đều trả lời sai.
Những người thông thái mang đến các
món quà giá trị, nhưng trường hợp này không phải thế. Điều quả quyết khó
hiểu này sẽ được soi sáng lát
nữa đây.
Jim lấy
một gói nhỏ từ túi áo khoác và ném lên bàn.
“Đừng
hiểu sai về anh, Della. Không thể nào
có chuyện một
kiểu tóc cắt hay uốn hay gội khác đi lại làm cho anh bớt yêu em. Nếu em mở gói này ra thì em sẽ
hiểu tại sao lúc nãy anh lại
ngỡ ngàng như thế.”
Những
ngón tay thon mềm lanh lẹ tháo tung dây buộc và mở gói giấy. Một tiếng reo mừng thích thú, và rồi, hỡi ơi, lập tức chuyển thành tiếng sụt sùi nức nở, cần có ngay sự vỗ về an ủi kịp lúc của chủ nhân căn hộ.
Bởi vì, trước mắt Della là những chiếc lược, cả
một bộ lược, xếp xuôi và ngược, mà Della từng khao
khát nhìn trong
tủ kính một cửa tiệm ở Broadway. Những chiếc lược xinh xắn, làm bằng mai rùa, viền
ngọc – Della biết là rất đắt tiền, lâu nay cô chỉ thầm
mong ước mà không mảy
may hy vọng có ngày sắm
được. Giờ đây chúng đã là của cô
nhưng những lọn tóc cho chúng trang
điểm lại không còn nữa.
Della ôm mấy chiếc lược vào lòng, mơ màng nhìn chúng rồi nở nụ cười dịu dàng nói: “Tóc em mọc nhanh lắm, Jim à!”
Rồi Della nhảy nhót như chú mèo con phỏng lửa và kêu lên :”Ôi, ôi”.
Jim vẫn
chưa thấy món quà của anh. Cô vội vàng xòe bàn tay đưa quà ra. Ánh kim khí lóe sáng như phản chiếu nét hân hoan rạng rỡ trong cô.
“Thật
tuyệt vời, đúng không, Jim? Em lùng khắp phố để kiếm nó. Bây giờ anh có thể
mỗi ngày xem giờ cả trăm lần. Đưa đồng hồ đây, để em xem có dây này nó
trông ra sao.”
Thay vì làm theo lời cô, Jim
đến ngồi trên ghế,
tay ôm lấy đầu và mỉm cười.
“Della, cứ cất những món quà Giáng sinh này đi.
Chúng thật quý, không
cần phải dùng ngay .
Anh đã bán đồng hồ, lấy tiền mua lược cho em. Thôi, em chiên sườn
đi!”
Magi, như
các bạn biết đấy, là những
người thông thái, những nhà thông thái tuyệt vời - đã tặng quà cho chúa Hài đồng trong máng lừa. Họ đã sáng tạo ra nghệ thuật
tặng quà Giáng sinh. Bởi họ là nhà thông
thái nên quà tặng của họ chắc chắn cũng khôn ngoan, có thể được
ưu tiên thay đổi trong trường hợp trùng lặp. Và ở đây tôi đã chắp vá thuật lại cho
bạn một chuyện thời sự chẳng mấy ly kỳ về hai
đứa bé ngu ngốc sống trong một căn hộ chung cư đã hi sinh cho
nhau một cách
ngớ ngẩn để mất đi những tài sản quí báu nhất. Tuy nhiên điều
muốn nói sau cùng với những người khôn ngoan ngày nay là: trong tất cả những người tặng quà, hai
người này là thông
thái nhất. Trong tất cả người tặng quà và nhận quà, họ là hai người thông thái nhất. Ở nơi đâu họ cũng là người thông thái nhất. Họ là những Magi.
THÂN TRỌNG SƠN
Dịch từ
bản tiếng Anh The Gift of the Magi