Wednesday, August 28, 2019

1232. LINH VŨ Vấn đề nhập cư ở Hoa Kỳ


Nguồn: Báo Cali Today, 27.8.2019

Trong thời gian qua nhiều tin tức trên các cơ quan truyền thông báo chí và các chính trị gia thường tranh cãi về vấn đế nhập cư. Kết quả hiện nay vẫn chưa có điều gì thống nhất trong quyết định sau cùng của hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ. Hôm nay chúng tôi tóm lượt một số tin tức và một số tài liệu về sự việc này để chúng ta có cái nhìn rõ hơn trong vấn đề nhập cư của đất nước Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ từ lâu đã được coi là một quốc gia của người nhập cư. Là phong trào Quốc tế của những người không phải là công dân Hoa Kỳ để trở thành thường trú nhân tại nước này. Nhập cư là vấn đề chính của sự gia tăng dân số và thay đổi nét văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử của Hoa Kỳ. Hàng ngàn năm trước khi người châu Âu bắt đầu vượt Đại Tây Dương bằng tàu lớn để di cư và định cư ở vùng đất Bắc Mỹ mà sau này trở thành đất nước Hoa Kỳ, Nhóm người đó chính là những người nhập cư đầu tiên đã đến Bắc Mỹ. Chính họ là tổ tiên người Mỹ bản địa hiện nay, họ đã vượt qua vùng đất nối từ châu Á với Bắc Mỹ khoảng 20.000 năm trước, trong thời kỷ băng hà cuối cùng (last ice age).

Hoa Kỳ có dân số nhập cư lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Hiện nay chính quyền TT. Trump đã trục xuất 295.000 người nhập cư bất hợp pháp vào năm 2017, con số thấp nhất kể từ năm 2006.  Vào ngày 6 tháng 3 năm 2017, Tổng Thống Hoa Kỳ đã ký một sắc lệnh hành pháp 13780 nhầm bảo vệ Quốc gia khỏi sự xâm nhập của khủng bố nước ngoài vào Hoa Kỳ. Tạm thời đình chỉ những công dân của bảy quốc gia đa số Hồi Giáo gồm Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia, Bắc Triều Tiên và Venezuela vào Hoa Kỳ. Đồng thời cấm nhập cảnh cho tất cả những người tị nạn không có thị thực hoặc giấy tờ du lịch không hợp lệ. Lệnh này bị thu hồi lại và thay thế lệnh điều hành 13769 ban hành ngày 27 tháng 1/2017. Các phán quyết của tòa án đã cấm một số điều khoản quan trọng của nó không được thi hành trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 4 tháng 12 năm 2017. Và tòa án tối cao đã giữ nguyên phiên bản mới nhất của lệnh cấm du lịch vào ngày 26 tháng 6 năm 2018.

Một mệnh lệnh hành pháp khác kêu gọi xây dựng bức tường xuyên biên giới Hoa Kỳ và Mexico với tổn phí có thể lên đến 59,8 tỷ đô la để xây dựng, Nhưng Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) mới đây đã gửi một lá thư lên Quốc hội, là họ cần $5,7 tỷ để trả tiền cho khoảng 234 dặm để xây hàng rào thép mới dọc biên giới.v.v. Đó là những chuyện liên quan đến di dân và làn sóng tị nạn hiện nay gây tranh cãi trong chính quyền Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng vấn đề nhập cư, di dân và tị nạn sẽ ảnh hưởng đến một số vấn đề như kinh tế, xã hội và chính trị, điều này cũng đã gây ra sự tranh cãi về các vấn đề duy trì tính đồng nhất dân tộc. Hay một vấn đề khác thường nói đến là người lao động và người sử dụng lao động sẽ làm ảnh hưởng với người dân bản địa. Cũng như mô hình định cư, sẽ tác động lên xã hội trong nhiều lĩnh vực như tôi phạm, quỹ an sinh xã hội và việc bỏ phiếu trong những cuộc tranh cử.v.v. Đó là một bức tranh tổng thể ngày hôm nay. 

Sau đây chúng tôi xin trở lại một số sử liệu về dân số nhập cư từ buổi đầu cho đến thời điểm này. Đầu những năm 1600, các cộng đồng người nhập cư châu Âu đã đến sống rải rác vùng biển phía Đông, gồm người Tây Ban Nha ở Florida; người Anh ở New England và Virginia; người Hà Lan ở New York và người Thụy Điển ở Delwar. Bao gồm một số người hành hương (Pilgrims) và Puritans (một thành viên của một nhóm Tin lành Anh cải cách vào cuối thế kỷ 16 và 17 dưới thời Elizabeth)  đã di cư đến HK vì muốn có sự tự do tôn giáo. Và có nhiều người ra đi với mục đích tìm kiếm cơ hội tạo một đời sống kinh tế khá hơn. Đồng thời còn có hàng trăm ngàn người châu Phi nô lệ nữa. 

Dưới đây là những sự kiện đã định hình lịch sử đầy biến động về vấn đề nhập cư ở Hoa Kỳ kể từ khi lập quốc.

Thời kỳ thuộc địa.

Trong thế kỷ 17, có khoảng 400.000 người Anh di cư đến thuộc địa Mỹ. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số đó ở lại vĩnh viễn. Trong đó có 85-90% người nhập cư da trắng. Theo như tài liệu cho biết từ năm 1701 đến 1775 chỉ có 52.000 người Anh thật sự đã nhập cư, người ta cho rằng số này quá thấp. Phần còn lại từ 400-450.000 người là người Scotland (Scotland-Ireland từ Ulster/là một tỉnh cũ của Ireland, ở phía bắc của đảo) người Đức và người Thụy sĩ, người Huguenots/ Pháp (Huguenots là những người theo đạo Tin lành Pháp, theo truyền thống Tin lành cải cách đầu thế kỷ 16). và 300.000 người châu Phi. Dân số châu Âu định cư các nơi như New York, New Jersey, Pennsylvania và Delwar, thời điểm này những nơi đó rất hỗn tạp về mặt sắc tộc, tiếng Anh chỉ chiếm 30% ở Pennsylvania, 40% ở New Jersey và 45% ở New York.

Những người nhập cư giữa thế kỷ thứ 19 hầu như đến từ Bắc Âu với một số lượng lớn người Công giáo Ireland và Scandinavi. Đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 hầu như những người di cư đến từ Nam và Đông Âu. Cũng có tài liệu nói rằng có vài triệu người nhập cư từ Canada sau năm 1965 hầu hết đến từ Châu Mỹ Latinh và Châu Á.
Thời kỳ đầu của Hoa Kỳ.

Trong những năm đầu của Hoa Kỳ, người nhập cư ít hơn 8.000 người mỗi năm, bao gồm những người tị nạn Pháp từ cuộc nổi dậy của người nô lệ ở Haiti. Sau năm 1820, nhập cư tăng dần. Từ 1836 đến 1914, hơn 30 triệu người châu Âu di cư sang Hoa Kỳ. Đến năm 1875, quốc gia này đã thông qua luật nhập cư đầu tiên. Đạo luật có tên là “The Page Act of 1875” (Sect. 141, 18 Stat. 477, 3 March 1875) hạn chế nhập cư, trong đó điểm chủ yếu nhắm đến người phụ nữ Trung Quốc, tiếp theo năm 1882 luật (Chinese Exclusion Act) tiếp tục luật cấm nhập cư lao động đàn ông Trung Quốc. Không những thế mà còn cấm những người nhập cư từ các nước châu Á với đạo luật nhập cư và còn nhiều đạo luật khác trong những năm sau đó ngăn cấm làn sóng nhập cư nữa.

Tháng 3 năm 1790 quyển sách của Thomas Paine đã xuất bản. Nội dung có nói lên, vùng đất mới này chính là một thế giới mới là nơi tị nạn của những người yêu thích tự do và nơi không bị đán áp tôn giáo giống như nhiều vùng của châu Âu.

Tháng 8 năm 1790. Cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ đầu tiên diễn ra. Người Anh là nhóm dân tộc lớn nhất trong số 3,9 triệu người nói chung, mặc dù gần một phần năm người Mỹ là người gốc châu Phi (African).

Năm 1815 làn sóng nhập cư xảy ra. Hoa bình được tái lập giữa Hoa Kỳ và Anh sau cuộc chiến tranh 1812. Tình trạng nhập cư từ Tây Âu (Western Europe) nhiều hơn điều này gây sự thay đổi dân số của Hoa Kỳ. Làn sóng nhập cư mỗi ngày càng nhiều hơn kéo dài cho đến thời kỳ nội chiến Hoa Kỳ.

Từ năm 1820 đến 1860. Người Irish theo đạo công giáo chiếm khoảng 1/3 số người nhập cư vào Hoa kỳ. Trong đó có 5 triệu nhập cư người Đức, đa số họ tìm về vùng đất Midwest như Milwaukee, St. Luois và Cincinnati để định cư và mua các nông trại để canh tác.

Năm 1849. Lần đầu tiên đảng chính trị Hoa Kỳ chống lại việc nhập cư vào Hoa Kỳ gây nhiều phản ứng mạnh mẽ từ người nhập cư Đức và người Irish càng ngày càng tăng.

Năm 1875. Sau cuộc nội chiến, một số tiểu bang đã thông qua luật nhập cư của riêng họ. Năm 1875, Tòa án Tối cao tuyên bố trách nhiệm của chính phủ liên bang và bắt buộc phải thực thi luật nhập cư.

Năm 1880.  Nước Mỹ bắt đầu một thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hóa thì một sự bùng nổ nhập cư thứ hai bắt đầu. Từ năm 1880 đến 1920, hơn 20 triệu người nhập cư đến Mỹ. Phần lớn đến từ Nam, Đông và Trung Âu, bao gồm 4 triệu người Ý và 2 triệu người Do Thái. Nhiều người trong số họ định cư ở các thành phố lớn của Mỹ và làm việc trong các nhà máy.

Năm 1882. Người Trung Quốc bắt đầu xâm nhập vào Hoa Kỳ, đến năm 1850 các công nhân Trung Quốc đã di cư vào Mỹ làm việc ở các mỏ vàng, các nhà máy may mặc, xây dựng đường sắc và công việc nông nghiệp. Đây cũng là giai đoan chống Trung quốc khá cao khi thấy họ thành công, người da trắng cho rằng họ đã chiếm hết việc làm của họ với đồng lương quá thấp. Mặc dù, người nhập cư Trung Quốc lúc đó chỉ khoảng 0.002 phần trăm.

Năm 1891. Đạo luật Di trú năm 1891 được ban hành việc được nhập cư vào hoa kỳ và không thể vào Hoa Kỳ như. Những người đa thê, những người bị kết án với một số tội ác và những người bệnh hoặc bị tật nguyền.v.v.

Năm 1892. Đảo Ellis là trạm thu nhận nhập cư đầu tiên của Hoa Kỳ, là một địa điểm lịch sử mở ra vào năm 1892 tại Cảng New York đã phục vụ hơn 60 năm cho đến khi đóng cửa năm 1954. Đảo này nằm ở cửa sông Hudson giữa New York và New Jersey. Hơn 12 triệu người nhập cư vào Hoa Kỳ thông qua Đảo Ellis trong khoảng thời gian từ 1892 đến 1954. Đa số từ phía nam và phía đông châu Âu.

Năm 1907. Nhật Bản đồng ý hạn chế sự di cư người Nhật sang Hoa Kỳ. Đổi lại, Tổng thống Theodore Roosevelt cũng kêu gọi San Francisco chấm dứt sự phân biệt học sinh Nhật Bản với học sinh da trắng trong các trường học ở San Francisco.

Năm 1917. Đạo luật Di trú năm 1917 thiết lập một yêu cầu xóa mù chữ đối với người nhập cư vào Mỹ và tạm dừng nhập cư hầu hết các nước châu Á.

Năm 1924. Các Luật Di Trú năm 1924 do TT Calvin Coolidge ký giới hạn số lượng người nhập cư được phép vào Hoa Kỳ nghiêm ngặt nhất. Người Mỹ muốn cô lập mình khỏi thế giới sau thế chiến thứ nhất ở châu Âu vì sợ hải sự lan rộng của các ý tưởng Cộng sản. Nó cũng phản ánh tính phổ biến phân biệt chủng tộc trong xã hội Mỹ thời bấy giờ. Trong những năm đầu thập niên 1900 Hoa Kỳ đã nhìn thấy dòng người nhập cư phần lớn không có kỹ năng, không có trình độ học vấn, cho nên vấn đề cấp thị thực nhập cư khá khó khăn. Đồng thời việc nhập cảnh bị từ chối đối với người Mexico, cũng như với người Đông và Nam Âu và Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Á khác. Đồng thời, luật pháp cho phép nhập cư nhiều hơn từ các Quốc gia Bắc Âu như Anh, Ireland và các nước Scandinavi. Đạo luật hoàn toàn loại trừ người nhập cư từ châu Á, ngoại trừ Philippines là thuộc địa của Mỹ.

Năm 1942. Tình trạng thiếu người lao động trong Thế chiến thứ II khiến Hoa Kỳ và Mexico đã hình thành chương trình “Bracero” cho phép công nhân nông nghiệp Mexico tạm thời được vào Hoa Kỳ. Chương trình kéo dài đến năm 1964. (Xin nói thêm là trong thế chiến có hàng ngàn công dân Mexico sống ở Hoa Kỳ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự trong Thế chiến II. Phi đội không quân tinh nhuệ của Mexico, được gọi là Đại bàng Aztec, đã bay hàng chục phi vụ cùng với Không quân Hoa Kỳ trong quá trình giải phóng Philippines vào năm 1945.) Đó là một lý do mà Mexico được ưu tiên nhập cư vào Hoa Kỳ nhiều thời điểm đó.

Năm 1948. Hoa Kỳ thông qua luật định cư và tái định cư đầu tiên để đối phó với dòng người châu Âu tìm kiếm nơi thường trú tại Hoa Kỳ sau Thế chiến II.

Năm 1952. “Đạo luật McCarran-Walter”, đạo luật này được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Pat McCarran (Dân chủ Nevada) và Francis Walter (Dân chủ- Pennsylvania), thay đổi hệ thống hạn ngạch nhập cư vào Hoa Kỳ đã được thiết lập trong Đạo luật di trú năm 1924.  Đạo luật McCarran-Walter chính thức kết thúc việc loại trừ người nhập cư châu Á đến Hoa Kỳ.

Năm 1956-1962. Hoa Kỳ thu nhận khoảng 38.000 người nhập cư từ Hungary sau một cuộc nổi dậy chống Liên Xô thất bại. Họ là những người tị nạn đầu tiên thời Chiến tranh Lạnh. Đồng thời cũng trong thời chiến tranh lạnh này Hoa Kỳ đã thu nhận hơn 3 triệu người tị nạn.

Năm 1965. Đạo luật Di trú và Quốc tịch đã được đại tu hệ thống nhập cư Mỹ do Ted Kennedy bảo trợ được gọi là Hart-Cellar. Đạo luật này chấm dứt hạn ngạch và nguồn gốc Quốc gia trước đây đã được ban hành vào năm 1920. Hệ thống hạn ngach được thay thế bằng hệ thống mới, là ưu tiên nhấn mạnh đến 7 tiết mục như đoàn tụ gia đình, có tay nghề cao, có trình độ học vấn.v.v. Đồng  thời 5 năm sau đó thì phong trào nhập cư từ các khu vực bị chiến tranh tàn phá ở châu Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia và Lào sẽ nhiều hơn gấp bốn lần.

Tháng 4 và tháng 10 năm 1980. Có khoảng 125.000 người tị nạn Cuba đã vượt biển bằng thuyền đến Florida xin tị nạn chính trị. Cũng như ân xá cho một số người nhập cư bất hợp pháp.

Năm 1986. Tổng Thống Ronald Reagan đã ký thành luật “Đạo luật Simpson-Mazzoli” để ân xá cho hơn 3 triệu người nhập cư sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.

Năm 1990. George HW Bush đã ký Đạo luật Di Trú 1990, tăng nhập cư hợp pháp vào Hoa Kỳ thêm 40%. Năm 1991 Bush ký đạo luật điều chỉnh nhập cư lực lượng vũ trang, cho phép các thành viên dịch vụ nước ngoài đã phục vụ 12 năm trở lên trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ đủ điều kiện cư trú vĩnh viễn. Năm 1990, số người nhập cư phụ nữ chỉ chiếm hơn một nửa trong số người nhập cư hợp pháp đa số là những người trẻ ở độ tuổi từ 15 đến 34.

Năm 2001. Hai Thượng nghị sĩ Dick Durbin (D-Ill.) Và Orrin Hatch (R-Utah) đã đề xuất Đạo luật Phát triển, Cứu trợ và Giáo dục gọi là (ước mơ Hoa Kỳ/DREAM) cho những người nhập cư không có giấy tờ ở Mỹ bất hợp pháp vì họ đã đi theo cha mẹ của họ khi còn nhỏ. Trong năm 2001 TT Tổng thống George W. Bush đã có cuộc thảo luận về một thỏa thuận với Tổng thống Mexico Vincente Fox nhưng không thành vì xảy ra vụ 9/11. Tuy nhiên, từ năm 2005 đến 2013, Quốc hội Hoa Kỳ đã thảo luận nhiều cách khác nhau để kiểm soát nhập cư. Nhưng Thượng viện và Hạ viện không đạt được thỏa thuận nào. Năm 2013 người nhập cư đông nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico. Gần 8 triệu người nhập cư vào Hoa Kỳ từ năm 2000 đến năm 2005 gồm 3,7 triệu trong số họ nhập vào không có giấy tờ.

Năm 2012.  Tổng thống Barack Obama ký sắc lệnh (Deferred Action) hoãn lại việc trục xuất những em còn bé (DACA) và tạm thời được bảo vệ và giữ lại. Nhưng không phải là con đường để cung cấp quyền công dân.

Năm 2017. Tổng thống Donald Trump ban hành hai lệnh hành pháp, cả hai đều có tiêu đề là Bảo vệ Quốc gia khỏi Khủng bố nước ngoài nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Ám chỉ việc hạn chế du lịch và nhập cảnh 6 Quốc gia Hồi giáo (Chad, Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia) kể cả Bắc Triều Tiên và Venezuela. Cả hai lệnh cấm du lịch này đều bị phản đối tại tòa án tiểu bang và liên bang.

Năm 2018. Tháng 4 năm 2018, các hạn chế đi lại đối với Chad được dỡ bỏ. Vào tháng 6 năm 2018, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ giữ nguyên phiên bản thứ ba của lệnh cấm đối với bảy quốc gia còn lại. Năm 2018, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ giới hạn số người tị nạn được phép vào nước này ở mức 30.000 người cho tài khóa năm 2019.

Đó là những tóm lượt trong suốt thời gian Hoa Kỳ có những đạo luật và lệnh ngăn cấm nhập cư hợp pháp, nhập cảnh bất hợp pháp, tị nạn và di dân.v.v. Vấn đề nhập cư dường như đã từng xuất hiện trong các cuộc tranh luận chính trị và trong công đồng hiện nay ở Hoa Kỳ. Vấn đề này thường làm chủ đề trong các chiến dịch tranh cử Tổng Thống. Cũng vì lý do đó, cuộc đối thoại của lưỡng viện Quốc hội về xây dựng bức tường biên giới, cắt giảm tái định cư người tị nạn, chia cách trẻ em và cha mẹ chúng trong gia đình họ và nhiều vấn đề liên quan khác nữa vẫn chưa chấm dứt. Hiện nay dòng nhập cư vào Hoa Kỳ ở biên giới đã thay đổi đáng kể, dù thế nhưng vẫn chưa giải quyết một cách ổn định rốt ráo. Tuy nhiên, vẫn có một số được tái định cư và một số đông đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

Theo tài liệu cho thấy đã có 47 triệu người nhập cư năm 2015 con số này chiếm 19.1% trong số 244 triệu người di cư trên toàn thế giới và 14.4% dân số Hoa Kỳ. Có một số Quốc gia khác cũng có tỷ lệ nhập cư lớn hơn như Thụy Sĩ 24.9% và Canada 21.9%. Năm 2016 Hoa kỳ chấp nhận 1,18 triệu người nhập cư hợp pháp, trong số này 48% là người thân trực tiếp là công dân Hoa Kỳ (người đã có Quốc tịch HK) 20% là do gia đình bảo trợ. 13% là người tị nạn/ và người xin tị nạn. 12% là người có kỷ năng đặc biệt về công việc làm. 4.2% nằm trong chương trình Visa di dân đa dạng. 1.4% là những nạn nhân của tội phạm hoặc trong gia đình họ (U 2 đến U 5) và 1.0% là người được cấp Visa đặc biệt (SIV) người Iraq và người Afghanistan do Chính phủ Hoa Kỳ tuyển dụng. Và 0.4% còn lại là số lượng nhỏ với những loại đặc biệt khác (Z 13) gồm có những người được thừa nhận theo Đạo luật cứu trợ Nicaragua và Trung Mỹ, trẻ em sinh ra sau khi cấp visa cho cha mẹ. Và một số tạm tha từ Liên Xô cũ, Campuchia, Lào và Việt Nam. Và 44.5 triệu người nhập cư ở Hoa Kỳ năm 2017.

Trong năm 2017, người Mexico chiếm khoảng 25% người nhập cư ở Hoa Kỳ, họ là nhóm được sinh ra ở nước ngoài có tỷ lệ cao nhất. Người Ấn Độ và Trung Quốc (bao gồm cả người nhập cư từ Hồng Kông, không phải Đài Loan). Hai nhóm lớn nhất tiếp theo, mỗi nhóm chiếm gần 6%.  Người Philippines với tỷ lệ 5%, nằm trong top 10 là El Salvador, Việt Nam, Cuba và Cộng hòa Dominican (mỗi nước khoảng 3%); Hàn Quốc và Guatemala (khoảng 2 phần trăm). Tất cả nằm trong 57 phần trăm dân số nhập cư Hoa Kỳ vào năm 2017.

Người nhập cư và con cái của họ được sinh ra ở Mỹ có khoảng 89,4 triệu người, tương đương 28% dân số Hoa Kỳ, đó là hồ sơ Điều tra dân số hiện tại năm 2018 (CPS). Và Trung tâm nghiên cứu Pew dự đoán rằng nguồn gốc con cái của người nhập cư sẽ tăng lên khoảng 36% vào năm 2065. Và dân số sẽ tăng lên 417 triệu trong năm 2060.

Vấn đề này vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra về chính sách di cư (MPI) Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn, quý vị có thể vào các nguồn dữ liệu hướng dẫn, được tạo bởi Viện Chính sách di cư và Cục Tham chiếu Dân số/ Migration Policy Institute and the Population Reference Bureau). 

Điều quan trọng mà nhiều người quan tâm về việc nhập cư là các khía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị đã gây ra tranh cãi. Dĩ nhiên là có những lý lẽ khác nhau từ mọi sắc tộc của các cộng đồng di dân, các chinh trị gia, các đảng phái chính trị.v.v. Theo như các tin tức trên các tờ báo thì việc di dân ảnh hưởng đến sự duy trì tính đồng nhất dân tộc, người lao động, tác động đến xã hội như tôi phạm và việc bỏ phiếu. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng người nhập cư vào Hoa Kỳ có lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Việc hội nhập và đồng hóa những người nhập cư ở Hoa Kỳ của nhiều thế hệ thành công hơn so với nhiều nước phương tây. Tỷ lệ tôi phạm thấp hơn so với người bản địa. Đồng thời họ cũng cho rằng, cần phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với người nhập cư, để bảo đảm an ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Hay việc cho phép tiếp tục nhập cư ồ ạt người từ Mỹ Latinh, đặc biệt là Mexico, có thể dẫn đến sự chia rẽ của Hoa Kỳ.v.v.
Vấn đề này không phải hôm nay mới có tranh cải mà nó đã có từ nhiều năm qua. Đầu thế kỷ XXI này cũng lập lại cuộc tranh luận về nhập cư đã kêu gọi tăng cường thực thi các luật hiện hành, điều chỉnh lại việc nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ như xây dựng một hàng rào dọc theo biên giới Mexico-Hoa Kỳ dài 2.000 dặm (3.200 km) Tuy nhiên, thời kỳ TT Trump đã đòi hỏi xây bức tường biên giới ở một số khu vực quan trọng chứ không phải hoàn toàn hai ngàn dặm. Cuộc tranh luận này vẫn chưa có kết quả chỉ một một phần đã được phê duyệt và sau đó bị hủy bỏ.

Chúng tôi xin liệt kê sau đây những khảo sát của các nhà nghiên cứ về những người nhập cư ảnh hưởng như thế nào đối với Quốc gia Hoa Kỳ:

1-Kinh tế.

-Tác động lên người bản địa không lớn lắm có xu hướng nhỏ hơn và tích cực. Tóm lại dù là tiêu cực hay tích cực thì cũng không lớn lao hay nguy hại gì với người dân bản địa.

– Người nhập cư có thể làm các công việc mà người bản địa hầu như không muốn làm, có nghĩa là họ không làm ảnh hưởng công việc của người bản địa. Họ đã góp một phần vào sự thịnh vượng chung trong toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Ví dụ như trong nông nghiệp, thủ công nghệ hay những công việc nhiều rủi ro.v.v. Một nghiên cứu năm 2018 trên Tạp chí Kinh tế Mỹ cho thấy chương trình Bracero (cho phép gần nửa triệu công nhân Mexico làm lao động nông nghiệp) không có bất kỳ tác động bất lợi nào đến kết quả thị trường lao động của Công nhân nông trại sinh ra ở Mỹ.

2-Kinh doanh.

-Người nhập cư vào Hoa Kỳ tạo ra các doanh nghiệp với tỷ lệ cao hơn người bản xứ. Theo một bài báo năm 2018, “người nhập cư thế hệ đầu tiên tạo ra khoảng 25% các công ty mới ở Hoa Kỳ và tỷ lệ này vượt quá 40% ở một số tiểu bang.

-Theo một báo cáo, người nhập cư đã có một số công ty khởi nghiệp ở Mỹ có trị giá  từ 1 tỷ USD trở lên và là thành viên chủ chốt của các nhóm phát triển sản phẩm hoặc quản lý hơn 70% (62 trên 87). 

-Tầng lớp sinh viên, những người có bằng cấp cao như kỷ sư, tiến sĩ, Bác sĩ.v.v. từ nước ngoài là một nguồn sáng tạo và phát triển chính trong nền kinh tế Mỹ hiện nay. Năm 2013, lao động ở nước ngoài chiếm 19,2% (STEM) họ có bằng cử nhân, 40,7 phần trăm có bằng thạc sĩ và hơn một nửa của họ khoảng 54,5 phần trăm có bằng tiến sĩ. Năm 2000, có 23% các nhà khoa học có bằng tiến sĩ ở Mỹ là người nhập cư, trong đó có 40% những người làm về kỹ thuật và máy tính. Năm 2011, 28% sinh viên tốt nghiệp về khoa học, kỹ thuật và y tế là người nước ngoài. Số lượng cử nhân khoa học và kỹ thuật (S & E) đã tăng đều đặn trong 15 năm qua.

– Người nhập cư đã tham gia vào việc thành lập nhiều công ty công nghệ cao nổi tiếng của Mỹ như: Google, Yahoo, YouTube, Sun microsystems và eBay.v.v. Trước đây trong cuối thế kỷ 19 người nhập cư Scotland ông Andrew Carnegie đã lãnh đạo mở rộng ngành thép ở Hoa kỳ. Hay người nhập cư Fazlur Rahman Khan gốc Bangladesh đã thiết kế kỹ thuật cho tòa tháp Sears (nay là Tháp Willis), tòa nhà cao nhất thế giới trong thời điểm năm 1998.

3-Ngôn ngữ.

Trong báo cáo trong năm 2017, khoảng 78 phần trăm (239,3 triệu) trong số 306 triệu người từ 5 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ chỉ nói tiếng Anh tại nhà. 22 phần trăm còn lại (66,5 triệu) họ nói ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh tại nhà. Trong số các ngôn ngữ hàng đầu nói tại nhà, tiếng Tây Ban Nha là phổ biến nhất (62 phần trăm). Những ngôn ngữ khác là tiếng Trung Quốc (5 phần trăm, bao gồm tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông), tiếng Tagalog (gần 3 phần trăm). Tiếng Việt, tiếng Ả Rập, tiếng Pháp (bao gồm tiếng Cajun) và tiếng Hàn (khoảng 2 phần trăm cho mỗi Quốc gia). Các ngôn ngữ còn lại trong top 15 chiếm khoảng 1 phần trăm như: Tiếng Nga, tiếng Đức, Haiti Creole, Hindi, Bồ Đào Nha, Ý, tiếng Ba Lan và tiếng Urdu.

4-Giáo dục.

Năm 2017, có 31 phần trăm (12 triệu) trong số 39 triệu người nhập cư tuổi từ 25 trở lên có bằng cử nhân hoặc cao hơn, so với 32 phần trăm người trưởng thành sinh ra ở Hoa Kỳ. Đáng chú ý là tỷ lệ người nhập cư có trình độ đại học cao hơn nhiều, khoảng 47% trong số những người vào nước này trong (giữa năm 2012 và 2017).

Trình độ học vấn thay đổi tùy theo nước xuất xứ. Năm 2017, năm quốc gia nhập cư nước ngoài có bằng cử nhân trở lên là Ấn Độ (79%), Đài Loan (72%), Ai Cập (68%), Latvia (67%) và Kuwait (65%).

5-Bảo hiểm y tế

Trong năm 2017, khoảng 57 phần trăm người nhập cư Hoa Kỳ có bảo hiểm y tế tư nhân (so với 69 phần trăm người Mỹ sinh ra) và 30 phần trăm có bảo hiểm y tế công cộng (so với 36 phần trăm người bản địa sinh ra).

Kể từ năm 2014, khi thực hiện Đạo luật chăm sóc sức khỏe với giá cả phải chăng, bảo hiểm y tế đã được cải thiện cho tất cả những người sinh ra và người nhập cư Hoa Kỳ. Từ năm 2013 đến 2017, tỷ lệ người di dân không có bảo hiểm đã giảm từ 32 phần trăm xuống còn 20 phần trăm. Và tỷ lệ bảo hiểm của người bản địa đã giảm từ 12 phần trăm xuống 7 phần trăm.

6- Người nhập cư trái phép

Viện Chính sách di cư (MPI) ước tính khoảng 11,3 triệu người nhập cư trái phép đang cư trú tại Hoa Kỳ trong năm 2016. Khoảng một nửa số người nhập cư trái phép đó cư trú ở ba tiểu bang: California (27 phần trăm), Texas (14 phần trăm) và New York (8 phần trăm). Đại đa số trong (82 phần trăm) đó sống ở 174 quận với 10.000 người nhập cư trái phép trở lên, trong đó năm quận hạt hàng đầu là Los Angeles, CA; Quận hạt Harris, TX; Quận Cook, IL; Quận Cam, CA; và Quận Queens. NY, chiếm 20 phần trăm của tất cả những người nhập cư trái phép.

Người Mexico và Trung Mỹ được ước tính chiếm khoảng hai phần ba (67 phần trăm trong 7,6 triệu) người nhập cư trái phép ở Hoa Kỳ vào năm 2012-2016 theo ước tính của Bộ KH & ĐT. Khoảng 1,8 triệu có (16 phần trăm) từ châu Á với 685.000 (6 phần trăm), từ Nam Mỹ- 579.000 (5 phần trăm) từ Châu Âu, Canada hoặc Châu Đại Dương- 351.000 (3 phần trăm) từ Caribbean và Châu phi với 318.000 trong số đó có (3 phần trăm) từ Châu Phi.

Năm quốc gia hàng đầu về sinh con của người nhập cư trái phép là Mexico (53%), El Salvador (6%), Guatemala (5%), Trung Quốc và Honduras (3% mỗi nước).

7-Có bao nhiêu người bị ICE bắt giữ tại Hoa Kỳ hàng năm?
ICE đã thực hiện 158.581 vụ bắt giữ hành chính vào năm 2018, tăng 11% so với một năm trước đó. Một vụ bắt giữ hành chính là việc bắt giữ một cá nhân vì vi phạm dân sự luật nhập cư Hoa Kỳ, sau đó được xét xử bởi một thẩm phán di trú hoặc thông qua các quy trình hành chính khác.

8-Có bao nhiêu người bị trục xuất mỗi năm?

Năm 2018 đánh dấu một năm thành công trong nỗ lực an ninh biên giới, giảm di cư bất hợp pháp qua biên giới, tăng cường thực thi ngăn ngừa trong nội địa và triệt phá các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Hiện nay vẫn còn nhiều thách thức trong việc cung cấp cho các quan chức kiểm soát nhập cư thêm quyền lực và các công cụ cần thiết để ngăn chặn tội phạm trên đường phố và loại bỏ các tụ điểm mua bán ma túy của những người nhập cư bất hợp pháp. Đồng thời cũng loại bỏ người nước ngoài đã đến Hoa kỳ bất hợp pháp ra khỏi đất nước.

Chính quyền Trump đã đẩy mạnh đáng kể các vụ bắt giữ và trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ trong năm ngoái, theo dữ liệu của chính phủ vừa công bố trong chương trình nghị sự nhập cư cứng rắn của Tổng Thống đã bị Quốc hội và tòa án chặn lại.

Tóm lại, bây giờ chúng ta nhìn lại bối cảnh đó ra sao. Câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu người nhập cư sống ở Mỹ bất hợp pháp và bao nhiêu người bị bắt mỗi năm khi cố vượt qua biên giới Tây Nam? Có bao nhiêu trong số họ là gia đình hoặc trẻ em không có người đi cùng? Và những thống kê này đã thay đổi theo thời gian như thế nào? Chúng ta hãy nhìn vào những con số sau đây.

-Theo ước tính gần đây nhất của Bộ An Ninh Nội Địa thì có 12 triệu người nhập cư sống ở nước này bất hợp pháp kể từ tháng 1 năm 2015. Trung tâm nghiên cứu Pew ước tính con số 10,7 triệu vào năm 2016 và Trung tâm nghiên cứu di cư cho biết có 10,8 triệu người vào năm 2016 sống ở Mỹ bất hợp pháp. Đó là khoảng 3,3 phần trăm đến 3,7 phần trăm của tổng dân số Hoa Kỳ trong năm 2015 hoặc 2016.

DHS ước tính rằng sự gia tăng dân số nhập cư bất hợp pháp đã chậm lại đáng kể. Tất cả ba nhóm cho thấy người Mexico chiếm phần lớn dân số không có giấy tờ khoảng 55% vào năm 2015, theo số liệu của IBM.  Nhưng số lượng và tỷ lệ người Mexico đã giảm nhiều trong những năm gần đây.

Có bao nhiêu trẻ em không có cha mẹ đi cùng, bao gồm cả trẻ em bị tách khỏi cha mẹ chúng, đang bị giam giữ trong các nhà tạm trú ở Mỹ?

Trẻ em không có người đi cùng được chuyển đến Văn phòng Tái định cư người tị nạn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. HHS cho biết trong một hội nghị vào ngày 26 tháng 6 có 11.800 trẻ em trong các nhà tạm trú ORR, với 2.047 trong số đó là những đứa trẻ đã bị tách khỏi cha mẹ. Phần còn lại khoảng 83 phần trăm đã vượt biên giới mà không có cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đi theo.

Đến đầu tháng 7, Thư ký HHS Alex Azar cho biết cơ quan của ông sẽ đoàn tụ 3.000 trẻ em đã bị tách khỏi cha mẹ. Có bao nhiêu người bị trục xuất mỗi năm? 

Bộ An ninh Nội địa cho biết 340.056 người đã bị loại ra khỏi Hoa Kỳ trong tài khóa năm 2016. Vụ loại bỏ là một phong trào bắt buộc và được xác nhận là những người nước ngoài đó không thể chấp nhận, họ phải bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ dựa trên lệnh loại bỏ 39 của niên giám thống kê nhập cư năm 2016) (See Table 39 of the 2016 Yearbook of Immigration Statistics.)

9-Có bao nhiêu người nhập cư được nhập tịch?

Trong năm 2017, 22 triệu người nhập cư được nhập quốc tịch là công dân Hoa Kỳ  chiếm 49% trong tổng dân số sinh ra ở nước ngoài (44,5 triệu). Và gần 7% dân số Hoa Kỳ (325,7 triệu), theo ước tính của ACS.

Trong số 22 triệu công dân nhập tịch, 27 phần trăm được nhập tịch từ năm 2010 đến 2017, 31 phần trăm từ năm 2000 đến năm 2009 và 42 phần trăm trước năm 2000.

10-Người nhập cư giúp định hình nước Mỹ.

Không chỉ ở Hoa kỳ mà thế giới không thể ngừng nói về nhập cư. Đó là một chủ đề thúc đẩy các cuộc tranh luận chính trị và các tiêu đề giật gân, tạo ra xung đột và cơ hội, cũng như sự ảnh hưởng đến toàn thế giới. Chúng ta quay lại thời gian trước đây xem người nhập cư đã làm được điều gì cho Hoa Kỳ, chúng tôi không đề cập đến người nhập cư bất hợp pháp hay hợp pháp. Cho dù bạn là người đã trải qua 2,3,4 thế hệ bạn cũng là sản phẩm của người nhập cư. Hôm nay chúng tôi chỉ nói đến sự thành công và đóng góp của họ cho đất nước này.

–Thời kỳ rất lâu trước đây có nhà vật lý học Einstein ông gốc Đức –> Ý -> Thụy Sĩ –> Áo –> Bỉ -> Mỹ.
– Sergey Brin người Nga là người đồng sáng lập Google.
– Levi Strauss người Đức ông là người thành lập công ty đầu tiên bán quần jean xanh.
– Dikembe Mutombo người Cộng hòa Dân chủ Congo là một cầu thủ NBA xuất sắc nhất chơi cho 6 đội bóng, là cầu thủ sút xa và hay nhất.
– Joseph Pulitzer người Hungary đã nhận giải thưởng Pulitzer sự nghiệp ấn tượng của ông trong ngành báo chí.
– Rupert Murdoch tên đệm (Keith, Rupert) gốc người Úc là một tỷ phú và ông trùm truyền thông. Ông là CEO và chủ tịch của News Corporation, tập đoàn truyền thông lớn thứ hai trên thế giới.
– Anne Elisabeth ” Liz” Claiborne gốc người Bỉ Bà là nữ doanh nhân trên toàn thế giới, bà đã cách mạng hóa cho phụ nữ về cách làm việc và ăn mặc vào năm 1986. Bà sáng lập Fortune 500, là CEO của công ty. Claiborne là một nhà bảo vệ môi trường và đã tài trợ cho loạt phim trên PBS.
– Madeleine Albright người Tiệp Khắc nay là Cộng hòa Zech. Năm 1996, Albright trở thành người phụ nữ đầu tiên làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Và trước đó, bà là Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc.
– Jan Koum gốc Liên Xô /Ukraina. Koum là người đồng sáng lập và CEO của ứng dụng cách mạng. Facebook Inc. Và đã mua lại Whatsapp vào năm 2014 với giá 19 tỷ USD.
– Isabel Allende là người Peru Chile Mỹ. Là một trong số tác giả người Tây Ban Nha sách của Allende được nhiều đọc nhất trên thế giới, Allende đã được trao Giải thưởng Văn học Quốc gia ở Chile và Huân chương Tự do của Tổng thống tại Hoa Kỳ.
– Freddy Adu- gốc người Ghana anh là một cầu thủ bóng đá, khi Adu mới 14 tuổi, anh đã trở thành vận động viên trẻ nhất từng ký hợp đồng ở Mỹ. Khi Adu lên tám, mẹ anh đã có Thẻ xanh, cho phép họ được di cư sang Mỹ.
-Oscar de la Renta gốc Cộng hòa Dominican nhà thiết kế thời trang, người đã từng may quần áo cho nhiều người nỗi tiếng như: Jackie Kennedy đến Hillary Clinton, Penelope Cruz đến Taylor Swift…. Oscar de la Rent thành lập nhà thời trang nỗi tiếng với tên của riêng mình.
– Steve Chen người gốc Đài Loan & Jawed Karim người Đông Đức cả hai là đồng sáng lập Youtube. Karim đã tải lên video đầu tiên của YouTube vào năm 2005. Thật ra video này không thú vị lắm, nhưng hiện tại nó đã có hơn 26 triệu lượt xem.
– Arianna Huffington gốc Hy Lạp. Một trong 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới (theo Forbes), Huffington là người đồng sáng lập và cựu tổng biên tập của trang tin tức The Huffington Post. Cô đã chạy đua với Arnold Schwarzenegger (một người nhập cư khác!) trong một cuộc bầu cử Thống đốc California năm 2003.
– Mariano Rivera gốc Panama. Một trong những cầu thủ ném bóng baseball nổi tiếng và được kính nễ nhất của “Major League” Rivera đã ném bóng cho đội New York Yankees trong 19 mùa. Đã giành được một triệu cho giải thưởng (World Series).
– Arnold Schwarzenegger gốc người Áo Arnold Alois Schwarzenegger là một diễn viên người Mỹ gốc Áo, người mẫu, nhà sản xuất, giám đốc, nhà hoạt động, doanh nhân, nhà đầu tư, nhà văn, nhà từ thiện, cựu vận động viên thể hình chuyên nghiệp và chính trị gia (Thống đốc California).
-Jerry Yang, sinh ra ở Đài Loan người đồng sáng lập Yahoo, tốt nghiệp Stanford năm 1990. Yang bắt đầu với công trình Yahoo năm 1995 và rời khỏi công ty đa quốc gia vào năm 2012, đã tích lũy được tài sản ròng trị giá 1,15 tỷ đô la.
– Andrew Ly gốc Việt Nam, là người sáng lập Sugar Bakery. Công ty đã trở thành một doanh nghiệp trị giá 400 triệu đô la.
– Elie W Diesel sinh ra ở Transylvania, nay là Romania. Đã xuất bản hơn 40 cuốn sách. Tác giả nhận giải Nobel Hòa bình, ông đã chết năm 2016 tại Manhattan.
– Andy Grove sinh ra ở Hungary là người đồng sáng lập Tập đoàn Intel vào năm 1968. Ông đã giúp Intel trở thành một tổ chức trị giá hàng tỷ đô la. Ông qua đời năm 2016.v.v. Thật ra còn nhiều nữa, như có một số người Việt là tướng tá trong quân đội Hoa Kỳ, là triệu phú, tỉ phú….Xin lỗi vì trang báo có giới hạn, chúng tôi không liệt kê nhiều hơn được.

Nhập cư và tội phạm ở Hoa Kỳ

Các nghiên cứu năm 2014 và 2018 cho thấy nhập cư không có giấy tờ vào Hoa Kỳ không làm tăng tỷ lệ tôi phạm. Thật ra người nhập cư dù là hợp pháp hay bất hợp pháp chúng ta không thể kết luận là xấu hay tốt ngay. Phải nhìn người di cư đó họ là ai, nhất là hãy nhìn vào những bản tường trình hằng năm về tôi phạm của những thành phố và các nhà tù của tiểu bang, thì chúng ta có thể có cái nhìn tương đối dễ hơn. Có một số nghiên cứu cho rằng nhập cư Mexico làm tăng tội phạm ở Hoa Kỳ, đồng thời cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng số đó ít hơn người bản địa.

Tóm lại, mặc dù là người Mỹ lo ngại về những người nhập cư mà họ thu nhận, nhưng họ không có bằng chứng nào chứng minh rằng nhập cư Mexico là nguyên nhân gây lo ngại, đe dọa cho sự an toàn của họ và gây nhiều tôi ác cho Hoa Kỳ. Chúng tôi đã đọc rất nhiều bài báo cũng như các cơ sở nghiên cứu về tôi phạm, chúng tôi vẫn chưa có kết luận nào chính xác là người nhập cư gây tôi phạm. Những tuyên bố gần đây của TT Trump cho là những người nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía nam là mối đe dọa đối với sự an toàn, an ninh và phúc lợi tài chính của tất cả nước Mỹ. Trump nói. “Trong những năm qua, hàng ngàn người Mỹ đã bị giết hại dã man bởi những người xâm nhập bất hợp pháp vào đất nước chúng ta. Và hàng ngàn người khác sẽ bị giết nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ”. Hay một câu nói khác ““Lòng khoan thứ cho những người nhập cư bất hợp pháp không phải là lòng từ bi mà là một sự tàn nhẫn đối vối họ sau này”. Có thể đây là vấn đề chính trị hay sách lượt hiện nay của chính phủ Hoa kỳ để ngăn chận người nhập cư bất hợp pháp và để xây bức tường biên giới!.

Tóm lai chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn trong vấn đề này về mối quan hệ giữa nhập cư, tôi phạm và nạn nhân. Loại bỏ người tị nạn cũng không làm giảm được tội phạm. Hoa Kỳ và các quốc gia khác tập trung vào an ninh biên giới có thể đang đặt sai nỗ lực của họ trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Vấn đề nhập cư luôn là một vấn đề nan giải. Hoa kỳ và thế giới sẽ mất rất nhiều nhân tài nếu không dành chỗ đứng cho người nhập cư. Chúng ta sống trong một thế giới kết nối, nơi những ý tưởng và văn hóa được chia sẻ và mọi người đều xứng đáng có cơ hội. Di cư là một phần rất lớn của điều này.

Vấn đề nhập cư không phải xảy ra trong thời buổi hôm nay mà nó đã có từ lâu, nó thay đổi tùy theo thời gian và hoàn cảnh của từng Quốc gia có thể nhận ít hay nhiều. Hoa kỳ đã có lịch sử của người di dân trong vài trăm năm qua chứ không phải mới bắt đầu. Họ đã giúp đỡ khá nhiều Quốc gia trên thế giới từ hoàn cảnh chiến tranh, đến bất ổn xã hội, bạo lực và sự nghèo đói.v.v. Cho nên, kết tôi hành động ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp là vô nhân đạo thì không đúng lắm. Mỗi chính phủ họ có quyền giải quyết theo phương cách và nhu cầu của họ hiện tại, theo chúng tôi đây chỉ là giai đoạn, nhận ít hay nhiều, gạn lọc cẩn thận thêm mà thôi.  Chúng ta là người đứng ngoài cuộc, không có thẩm quyền, cũng không phải là một chính trị gia, không phải là người điều hành Quốc gia. Cho nên, việc phán đoán có thể không chính xác. Hay nhìn lại cuộc di tản của chúng ta như thế nào với những suy nghĩ và phản ứng của một số chính trị gia thời đó ra sao? Có lẽ, chúng tôi không cần nhắc lại tên tuổi hay đảng phái quý vị ai cũng đều biết. Tóm lại hãy suy nghĩ người Mỹ đã làm điều gì cho chúng ta trong cuộc di tản hơn 42 năm qua?

Trở lại chuyện các chính trị gia hôm nay đang lên án chính phủ Trump ngăn cản người nhập cư bất hợp pháp là hành động vô nhân đạo. Chúng tôi chỉ đưa ra một ví dụ, nếu Chính phủ kêu gọi mỗi Thượng nghị sĩ và dân biểu Hạ viện đang lên án hiện nay, mỗi người chỉ bảo lãnh cho một gia đình người nhập cư, liệu họ có giám làm hay không? Hay bỏ chút tiền túi của mình để giúp cho người nhập cư lập cuộc sống mới như trường hợp năm 75 của người Việt. Liệu họ có vui lòng giúp không? Xin lỗi, chính trị gia là những người có tài đấu võ mòm và nói dối hết thuốc chữa.

LINH VŨ
Ghi chú:
-HHS. “U.S. Department of Health & Human Services” – DHS.  Department of Homeland Security.  -OMB. The Office of Management and Budget – DACA. Deferred Action for Childhood Arrivals -SIV. Special Immigrant Visa -ASC. The Accounting Standards Committee. 
Những tài liệu trên, chúng tôi tham khảo và tổng lượt ngắn gọn một số bài viết của các nhà nghiên cứu, những tài liệu của chính phủ và một số website của báo chí. Nếu có gì sơ sót xin quý vị thông cảm