Ngay tự đầu thập niên 1970, tiếng thơ Phạm Cao Hoàng xuất hiện trên nhiều tạp chí văn học ở miền Nam, như Văn, Văn Học, Bách Khoa, Vấn Đề… đã tạo được sự chú ý đặc biệt từ văn giới.
Với hai thi phẩm xuất bản lần lượt các năm 1972, là “Đời Như Một Khúc Nhạc Buồn,” rồi “Tạ Ơn Những Giọt Sương” năm 1974, tên tuổi Phạm Cao Hoàng trở thành một trong những thi sĩ được đông đảo độc giả thời đó, yêu thích.
Không chạy theo xu hướng thời thượng ở thời điểm kể trên; thí dụ xu hướng chống chiến tranh, hay khuynh hướng mang “buồn nôn” (ảnh hưởng triết lý hiện sinh của Jean Paul Sartre) vào văn chương. Ông cũng không cho thấy có chút ý hướng biểu diễn chữ, nghĩa một cách khinh bạc (trong khi đời thường mưu cầu chức tước), với những ý niệm triết lý xào nấu, mang đầy tính khoe khoang… “đe dọa!”
Họ Phạm lặng lẽ đem mình ra khỏi trào lưu, xốc nổi thời thế. Ông tự tin, thanh thản với những đường bay thi ca bình thường mà sâu sắc, giản dị mà cảm động, qua những chủ đề, tưởng như tầm thường mà, rất gần nhân thế; rất gần tình yêu con người và; đất nước của ông.
Với tôi, đó là chủ tâm đem vào thơ những địa danh họ Phạm đã sống, như đã từng chết trong chúng.
Với tôi. Đó là hình ảnh không thể thân thiết hơn với đấng sinh thành, với người yêu (cũng là người bạn đời “Cúc Hoa”) và, với rất nhiều bằng hữu gần, xa trong đời thường của người thi sĩ, vẫn nâng niu, chữ, nghĩa, dù ở nơi chốn nào nơi xứ người…
Ở phần “Phụ Lục” cuối tuyển tập thơ mới nhất, tựa đề “Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương” do Thư Ấn Quán, in lần thứ ba, tại Hoa Kỳ, 2018, nhà văn Phạm Văn Nhàn, trong bài “Đất và Người,” viết: “Gần đây, đọc được bài thơ ‘Cha Tôi’ của Phạm Cao Hoàng, viết về người cha đã qua đời cách đây 40 năm, tôi vô cùng xúc động.
…
‘ông qua đời khi chiến tranh kết thúcđể lại trần gian nỗi nhớ khôn nguôiđể lại đàn con trên quê hương tan tácđể lại trong trong tôi vết thương mang theo suốt đời.…bốn mươi năm rồi con vẫn nhớ, cha ơi!ngày mùa đông cha mặc áo tơi ra ruộngngày nắng lửa cha gò mình đạp lúanhững sớm tinh mơ cùng đàn bò lầm lũi đi về phía bờ mương’(Cha Tôi, 2015)
Cũng từ quá khứ thơm nồng tình bằng hữu, tác giả Phạm Văn Nhàn viết tiếp: “Dạo ấy, mỗi lần ghé Tuy Hòa, tôi ở lại cùng Phạm Cao Hoàng trong căn nhà nhỏ của gia đình Hoàng. Đọc bài thơ ‘Cha Tôi,’ tôi nhớ đến ngôi nhà và hình ảnh bác trai. Bác cao, hơi gầy và da ngăm đen. Cái đen của nắng và gió, của một người nông dân thuần chất. Hiền và độ lượng. Ngôi nhà có cái chái bếp nấu ăn bằng những thanh củi. Ngôi nhà có bộ ván ngựa mà tôi và Trần Hoài Thư thường nằm ngủ…
(…)
Và khi đọc bài thơ ‘Mây Khói Quê Nhà,’ tôi muốn viết một chút về Phú Thứ, quê hương của Phạm Cao Hoàng (*)
…
mùi hương của đất làm con nhớnhững giọt mồ hôi những nhọc nhằmcha đã vì con mà nhỏ xuốngcho giấc mơ đời con thêm xanh mùi hương của đất làm con tiếcnhững ngày hoa mộng thuở bình yênnồi cá rô thơm mùi lúa mớivà tiếng cười vui của mẹ hiền”(Mây Khói Quê Nhà, 1999)
Bài thơ làm tôi nhớ đến con đường dọc theo nương dẫn thủy nhập điền từ đập Đồng Cam về tưới tiêu cho những cánh đồng rộng lớn. Tôi đã từng đi trên con đường này. Tôi lại nhớ đến năm tháng ở trại A.30 và ngày được thả cho về trên chuyến xe lam chạy trên con đường ấy dọc theo những cánh đồng xanh màu xanh của lúa… (Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương, trang 103, 104, 105).
Về tình yêu nơi chốn, ngoài sinh quán Phú Thứ, thì, Đà Lạt là nơi được Phạm Cao Hoàng nhắc tới nhiều nhất. Tựa đó là tình yêu đầu tiên và cũng là cuối cùng của ông, bên cạnh tình yêu ông dành cho những nơi chốn khác:
…Tôi yêu Đà Lạt bởi có Cúc Hoa trong đó. Dường như ta nghe Phạm Cao Hoàng thì thầm như vậy. Ít người có được cái tình và những lời như tác giả ‘Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương’ nói với người bạn đời của mình. Cảm động nhất là những lúc gian nan, hoạn nạn. Như cách đây mấy năm khi Cúc Hoa phải vào nhà thương cấp cứu vì bị đụng xe, lúc trở về phải ngồi xe lăn:
“…em đi xe lăn mà vuilăn đi em nhé cho vơi nỗi buồnđưa em về phía con đườngcó con sóc nhỏ vẫn thường chào emhát em nghe bài Je t’aimekể em nghe lại chuyện tình Cúc Hoaem đi xe lăn về nhàmùa xuân nhè nhẹ bước qua bậc thềm”(Đã Qua Rồi Một Mùa Đông, 2012)
Như đã nói, tình yêu nơi chốn, tựa bất cứ một thứ tình cảm nào, luôn là những ngọn lửa thương yêu bập bùng trong tâm-thức-thương-tích của một Phạm Cao Hoàng, thi sĩ.
Với tôi, nó không chỉ là vết son đậm trên dung nhan thi ca họ Phạm, mà hiểu rộng ra, đó còn là tình yêu gắn bó, bất biến giữa thi sĩ và đất nước của ông:
“…đi không phải là đi biệt xứthương quê nhà còn lại phía sau lưnglại cùng em lang thang bên hồ Thạch Thảonói với em về một đoạn đời buồnnói với em về những dòng sông lưu lạctrôi về đâu rồi cũng muốn trở về nguồn.”(Trích “Chia Tay Đà Lạt,” Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương, trang 37) Hoặc:
“ngồi bên nhau giọt rượu cay trong mắtngồi bên nhau cùng nhớ một quê nhàquê nhà thì xa mây thì bay quađời phiêu bạc như những đám mây trôi giạtnhớ Ngựa Ô là nhớ những bàn tay ấm áptôi thương Ngựa Ô và thương bạn bè tôi.”(Trích “Thương Nhớ Ngựa Ô,” Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương, trang 52) Hoặc nữa: “…bây giờ bốn mươi năm sautôi về, mây trắng trên đầu bay ngangvẫn cùng em đi lang thangvẫn yêu em đến vô vàn, biết không?vẫn yêu Đà Lạt vô cùng”
(Trích “Chiều Đi Ngang Qua Thung Lũng Fox,” Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương, trang 86)
Tới đây tôi xin tạm ra khỏi cõi-giới thi ca Phạm Cao Hoàng, bằng mấy câu thơ đẹp của ông, trích từ bài “Đà Lạt và Câu Chuyện về Khu Vườn Thi Sĩ”: