Photo courtesy of minecraftforum.net
Hôm
nay, một viên chức cao cấp thuộc cơ quan NSA, trong một cuộc phỏng vấn với FOX
NEWS đã cảnh báo:
"
Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn là 4 địch thủ hàng đầu của Hoa Kỳ về
"cyberspace", và không có gì giới hạn về cuộc chiến trên mạng này gồm
có vũ khí nguyên tử "
(The
United States' top four nation-state cyber adversaries are Russia, China, Iran
and North Korea, and nothing is off limits, including the nuclear arsenal, a
senior NSA official told Fox News in an exclusive interview.)
Tháng
1-2017, rôi có post bài post tựa đề
"Sau Hacking đến gì", để cảnh báo về những nguy hiểm đe doạ nhân loại
từ cái thế giới Cyber này. Nay xin post lại những cảnh báo mà tôi đã gióng lên
cách đây 6 năm, nay TT Trump mới đề cập là "space army" và
viên chức NSA chánh thức gióng lên những nguy hiểm vô hình nhưng khốc liệt này:
Sau Hacking đến gì ?
(Post
lại bài post ngày 5 tháng 1-2017)
(Tác giả Trần Hoài Thư đã làm việc cho AT&T và IBM trong vòng 25
năm với nhiệm vụ: programming, software testing, và software security . )
Hiện
nay, chúng ta nghe rất nhiều về Hack. Chính quyền Obama trục xuất 35 nhà ngoại
gia Nga, đóng cửa hai cơ sở mà chính quyền cáo buộc là dính líu trong vụ Hack.
Bài
này không dính dáng gì đến vụ đột nhập để chôm những dữ kiện quan trọng mà tổng
thống Obama đã cáo buộc chính phủ Nga, nhưng đưa lên một vấn đề khác, có tầm mức
vô cùng nguy hiểm cho nhân loại, gây bởi computer. Bài này được viết và post
cách đây 5 năm.
…Ví
dụ một tay programmer tài ba được giao viết một program bao gồm những phần hành trong việc bắn một hoả
tiễn đầu đạn hạch nhân, chẳng hạn khi nào bấm nút, khi nào phi đạn sẽ được
phóng lên về mục tiêu, sau khi phóng lên, làm sao phi đạn được hướng dẫn, và hướng
dẫn cách nao…
`
Sau
khi hắn viết xong, kết quả từ bước
“development” sẽ được chuyển giao đến một bộ phận khác. Bộ phận này gọi là bộ
phần test hay nôm na gọi là quality assurance – bảo đảm tốt chất lượng – để xem thử những yêu cầu được thoả mãn không.
Có
điều giữa hàng triệu giòng của ngôn ngữ điện toán, ví dụ C, C++, hay Unix vv….
mà người programmer dùng để thảo những chương trình, người phụ trách thử ấy (tester) làm sao biết, có thể có một vài
giòng được giả trang, giả hình, nguỵ trang với một ý đồ đen tối nào đó. Người
test chỉ thử kết quả (output) chứ không ngồi mà đọc từng giòng, từng chữ trong
program do kẻ khác viết, để nêu ra tra vấn, truy nguyên tại sao. Trong nghề
nghiệp chuyên môn, việc chạm tự ái kẻ khác là điều bất đắc dĩ.
Mục
đích của bài viết này là cố đưa mặt trái, mặt phải của điện toán.
Computer
chỉ là con chó tuân phục tuyệt đối. Chính những bộ óc mới lèo lái computer theo
chỉ thị của con người.
Cầu
cho mọi sự tốt đẹp trôi qua trên quả đất này. Nhưng mà, nếu chúng ta tin ở luật
tương đối, thì cái gì cũng tương đối. Nếu chẳng may, phần hành ấy lọt vào bộ óc
của kẻ gian hay kẻ thù, thì chắc sẽ kinh hoàng cho cả loài người nếu hắn thảo
ra một mệnh lệnh như sau:
Nếu
đúng vào ngày giờ xyz, backup !!! (F5)
Với
con mắt trần của chúng ta, chúng ta nghĩ rằng, cái mệnh lệnh kia không có gì
đáng để ý. Chỉ là click vào cái key F5 trên bàn phím để copy những dữ kiện trong máy và lưu vào một
cái đĩa khác hay hard drive khác để đề phòng
máy bị hu…+ Nhưng với kẻ gian, hắn có thể định nghĩa backup là “ban”,”nổ”,”ngới
nổ nguyên tử cham”. vv...
Và
dùng cái key trên bàn phím nào đó để che giấu những mệnh lệnh mà hắn thảo. Ai
mà biết được!
Bằng
chứng là đã có một thời gian một tay toán gia đã làm FBI điên đầu vì những
phong thơ bom tai hoạ nếu ai cầm tờ giấy mà đọc!!!
Có
phải vậy không?
TRẦN
HOÀI THƯ
Tháng
3.2018.