2a
Paulo Coelho, nhà văn
người Brazil,
sinh năm
1947 tại Rio de Janeiro, 40 tuổi
mới viết và xuất
bản cuốn
sách đầu tiên. Ông được xem là nhà văn ( còn sống ) được đọc nhiều nhất thế giới: tuy số lượng tác
phẩm đến nay chỉ trên 30 cuốn, nhưng đã phát hành đến
210 triệu bản tại 170 quốc gia, trong đó có nhiều
cuốn luôn ở trong danh sách best-seller ( số liệu tính đến tháng 6/ 2015 ). Ngày 22/12/2016, trong danh sách
200 tác giả có ảnh hưởng lớn nhất thế giới do công ty Richtopia đề xướng, Paulo Coelho được
kể tên ở vị
trí thứ 2
"Như dòng sông đang chảy" vừa như tuỳ bút, vừa như truyện ngắn, tạm
gọi là tản
văn. Đây là tập hợp 101 bài viết ông đã
đăng trong nhiều nhật
báo và tạp chí khắp nơi trên thế giới từ
năm 1998 đến năm 2005. Chuyện kể về lẽ
sống, cái chết,
về định mệnh, số phận, về tình yêu lỡ mất và tìm thấy lại...,
giọng văn
có khi hài hước,
có khi nghiêm túc, nhưng lúc nào cũng
thâm trầm sâu sắc. Viết đăng báo
nên bài ngắn nhất chỉ dăm bảy dòng, dài nhất
là hai ba trang. Đọc "Như dòng sông đang chảy" ta như bắt gặp bản
tóm tắt những giai đoạn của cuộc
đời sống động của tác giả, nhiều trắc trở lắm gian truân mà không thiếu những lắng đọng trầm
tư.
NHÀ VĂN PAULO COELHO
TỰA
Khi lên mười
lăm, tôi nói với mẹ:
" Con đã thấy
được thiên hướng
của mình. Con muốn làm nhà văn."
Mẹ buồn rầu đáp: " Con ạ, ba con là kỹ sư. Ba là người biết lẽ phải, có cái nhìn rất rõ ràng về nhân gian. Con có thực sự biết làm nhà văn là thế nào không?"
" Là làm một người viết sách."
" Chú Haroldo của con là bác sĩ, chú
cũng viết sách, và cũng đã xuất
bản mấy cuốn. Nếu con học kỹ
sư, con vẫn có thể viết sách khi rảnh."
" Không đâu mẹ, con muốn làm nhà văn, không phải là kỹ sư viết sách."
" Nhưng con có gặp nhà văn
nào chưa? Con có thấy nhà văn
nào chưa?"
" Chưa hề. Chỉ nhìn ảnh
thôi."
" Vậy sao con có thể
muốn trở thành nhà văn khi chưa thực sự biết nhà văn
là thế nào? "
Để
trả lời câu hỏi của mẹ, tôi quyết định đi tìm
tòi nghiên cứu. Và đây là những
gì tôi tìm hiểu được về việc làm nhà văn là thế
nào vào đầu thập niên 1960.
(a) Nhà văn luôn luôn đeo kính và không bao giờ chải đầu. Một nửa thời gian ông cảm thấy tức giận về mọi chuyện, một
nửa kia thì thấy
buồn chán. Ông mất nhiều thời gian trong đời ở quán rượu, mải tranh cãi với những nhà văn
tóc rối và đeo kính khác.
Ông nói những chuyện "thâm sâu". Lúc nào ông cũng có những
ý tưởng làm kinh ngạc về tình tiết cuốn tiểu thuyết sắp viết của
mình và ghét
bỏ cuốn vừa mới in.
(b) Nhà văn có bổn phận và nghĩa vụ không bao giờ để cho người cùng thế hệ thấu hiểu, ông đoan chắc rằng, người như ông đã sinh ra trong một thời đại tầm thường, ông
tin tưởng được thấu hiểu là mất
đi cơ hội để được coi như là thiên
tài. Nhà văn xem lại, và viết lại một câu cả ngàn lần. Vốn từ vựng của một người trung bình bao gồm 3000 từ, một nhà văn
thực thụ không bao giờ dùng từ nào
trong số đó, vì còn tới 189 000 từ khác nữa trong từ điển, và ông không phải là người trung bình.
(c) Chỉ những nhà văn khác mới hiểu được những gì mà nhà văn
cố diễn đạt. Dù vậy,
ông cũng ghét tất cả nhà văn khác,
bởi vì hết thảy họ đều mưu
mô tranh giành mấy
chỗ trống mà văn
học sử qua nhiều
thế kỷ để lại. Và vì thế mà nhà văn với những
người đại loại như thế
phải ganh đua tranh giải thưởng " cuốn sách rắc rối nhất ", cuốn nào đạt giải sẽ là cuốn thành công trong việc trở nên khó đọc nhất.
(d) Nhà văn hiểu về những thứ mang những cái tên gây hoang mang, như là ký
hiệu học, nhận
thức luận, tân cụ thể luận. Khi ông muốn làm ai đấy
kinh sợ, ông sẽ nói những
điều như là: "Einstein là một
người điên", hoặc "Tolstoy
là anh hề của
tầng lớp tư sản." Mọi người đều thấy bị xúc phạm, tuy nhiên
họ sẽ không đi nói với người khác rằng thuyết tương đối là nhảm nhí, hay Tolstoy là người
bảo vệ tầng lớp quý tộc
Nga.
(e)
Khi muốn quyến rũ một phụ nữ, nhà văn
sẽ nói: " Tôi là nhà văn"
và viết nguệch ngoạc một
bài thơ trên khăn bàn ăn. Làm như thế lúc nào cũng
chắc ăn.
(f)
Phô bày
kiến thức rộng rãi của mình, nhà văn có thể hoạt động như một nhà phê bình văn học. Với vai trò này, ông có thể tỏ ra độ lượng khi viết về tác phẩm của bằng hữu. Phân nửa những bài phê bình như thế
được lấy từ trích dẫn các tác giả nước ngoài, phân nửa kia là phân tích câu cú, luôn luôn dùng những
thuật ngữ như " lát cắt nhận thức luận", hay " một cách nhìn cuộc đời hai chiều được hợp nhất lại". Bất cứ ai đọc bài phê bình này cũng sẽ nói: " Thật là một con
người
học cao biết rộng!" Nhưng
họ sẽ không mua sách vì sợ sẽ
không biết đọc làm
sao khi lát cắt nhận thức luận xuất hiện.
(g)
Khi được
mời phát biểu về cuốn sách đang đọc, nhà văn luôn nêu tên cuốn sách mà không ai nghe tới bao
giờ.
(h) Chỉ
có một
cuốn sách gợi lên sự khâm phục thống nhất cho nhà văn và những người đại loại như thế: cuốn Ulysse của James Joyce. Không có nhà văn nào
phát biểu bất lợi về tác phẩm này nhưng khi có ai hỏi
sách viết về vấn đề gì, thì ông
không giải thích được, gây nên sự
nghi ngờ rằng không biết ông ta đã đọc sách này chưa.
Trang
bị tất cả thông tin này, tôi trở về giải thích cho mẹ chính xác nhà văn
là thế nào. Mẹ
tôi hơi ngạc nhiên.
" Vậy làm kỹ sư vẫn dễ hơn con ạ. Hơn nữa, con có đeo kính đâu!"
Tuy nhiên, tôi đã có sẵn đầu tóc rối bù, gói thuốc lá
Gauloises trong túi, kẹp dưới nách bản thảo một vở kịch ( Những giới hạn của
sự phản kháng, mà, vui mừng thay, một nhà phê bình đã nói đó là “ thứ ly kỳ
nhất tôi chưa từng xem diễn trên sân khấu” ); tôi cũng đang nghiên cứu Hegel
và, một cách nào đó, đã quyết tâm tìm đọc Ulysse. Thế rồi một ca sĩ nhạc rock
xuất hiện, yêu cầu tôi viết lời cho những bản nhạc của anh ta, vậy là tôi từ bỏ
cuộc kiếm tìm cái bất tử để một lần nữa dẫm lên lối mòn của những người bình
thường.
Con đường đó đưa tôi đến nhiều nơi và khiến tôi phải thay
đổi quốc gia thường xuyên hơn là thay giày dép, như Bertolt Bretch hay nói. Những
trang sách sau đây chứa đựng nhữngchuyện
kể về những quãng đường tôi đã trải qua, những câu chuyện tôi được nghe thuật lại và những
chiêm nghiệm tại mỗi khoảnh khắc trong từng chặng hành trình
trên dòng sông đời tôi.
Những truyện ngắn và bài viết này đã từng được in trong
nhiều tờ báo khắp thế giới và tập hợp lại đây theo yêu cầu của bạn đọc.
CHIẾC HỘP CỦA
PANDORA
Chỉ
trong thời gian một
buổi sáng, tôi nhận
được ba tín hiệu từ những
lục địa khác nhau. Một
điện thư của nhà báo Lauro Jardim, yêu cầu tôi xác nhận vài thông tin trong một bài báo ngắn viết về tôi và nhắc đến
tình hình tại
Rocinha, Rio de Janeiro. Vợ tôi, vừa đáp máy bay
hạ cánh tại Pháp, gọi điện thoại kể chuyện cô ấy có dẫn một cặp vợ chồng
là bạn chung của chúng
tôi tới Brazil để cho họ nhìn thấy
đất nước này, và kết cục là họ cảm thấy vừa sợ hãi, vừa thất vọng. Cuối cùng, một nhà báo
đến phỏng vấn
tôi cho truyền hình Nga, hỏi xem có đúng là hơn nửa triệu người ở Brazil đã bị sát hại từ năm 1980 đến năm 2000 không.
Tất nhiên sự
thật không phải vậy, tôi nói.
Nhưng
anh ấy đưa cho tôi xem những
số liệu thống kê lấy
từ "một
viện nghiên cứu Brazil" ( hoá ra là Viện Địa lý và Thống kê Brazil
).
Tôi
lặng người. Bạo lực ở
đất nước tôi đã vượt cả đại dương và núi non để đến tận vùng Trung Á.
Tôi còn nói gì được?
Chỉ
nói thôi không đủ, vì ngôn
từ mà không chuyển hoá thành hành động
là ngôn từ " gieo rắc bệnh truyền nhiễm", như William Blake nói. Tôi đã cố gắng làm tròn
bổn phận của mình: tôi đã thành lập một tổ chức, cùng với
hai người có phẩm chất anh hùng,
Isabella và Yolanda
Maltarolli, ở đó chúng tôi cố gắng mang lại giáo dục, tình cảm và yêu
thương cho 360 trẻ em từ khu ổ chuột Pavão-
Pavãozinho.
Tôi biết rằng, vào lúc này
đây, hàng ngàn người dân Brazil đang làm nhiều
việc có ý nghĩa hơn, lặng lẽ âm thầm, không có sự trợ giúp chính thức nào, cũng
không có hỗ
trợ cá nhân,
đơn giản chỉ với
mục đích không để bị vùi dập
bởi kẻ thù tồi
tệ nhất: sự tuyệt vọng.
Tôi
từng nghĩ rằng nếu mỗi người làm tròn phần việc của mình, thì mọi
việc sẽ thay đổi,
thế nhưng, đêm nay, khi nhìn những
ngọn núi băng giá ở biên giới
với Trung Hoa, tôi bỗng nghi ngờ điều đó. Có lẽ, ngay với người đang làm bổn phận của mình, câu
ngạn ngữ từ bé tôi đã học có khi vẫn
đúng: " Không
thể tranh cãi với
bạo lực".
Tôi
lại nhìn những
ngọn núi dưới ánh trăng. Có thực
rằng với bạo lực không thể tranh cãi được không? Giống như những
người Brazil khác,
tôi đã gắng sức, chiến đấu và vật lộn để tin rằng tình trạng đất nước tôi, một ngày kia, sẽ tốt hơn, nhưng với
mỗi năm qua đi, mọi việc dường như trở nên phức tạp hơn, bất luận ai là tổng
thống, đảng phái chính
trị nào cầm quyền,
kế hoạch kinh tế của
họ ra sao, hoặc, tất nhiên, bất kể cả việc thiếu vắng những điều này.
Tôi đã chứng kiến cảnh bạo lực
khắp mọi ngóc ngách trên thế
giới. Tôi nhớ có lần, ở Lebanon, ngay sau cuộc chiến ác liệt, tôi đi giữa đống đổ nát của thành
phố Beirut với cô bạn Soula Saad. Cô ấy bảo tôi là thành
phố của cô cho đến
nay đã bị tàn phá bảy lần. Tôi hỏi đùa rằng thế thì sao người ta bỏ thôi không xây dựng lại nữa và di chuyển
đi nơi khác. " Vì đó là thành phố của chúng tôi," cô đáp. " Bởi vì người nào
không trân trọng mảnh đất
nơi tổ tiên mình được chôn cất sẽ bị nguyền rủa muôn đời."
Kẻ nào làm ô nhục
đất nước mình là tự làm ô nhục chính mình.
Trong thần thoại cổ của
Hy Lạp, thần Zeus vì tức
giận chuyện Prometheus ăn trộm lửa và đem lại sự độc lập cho loài
người, đã gửi
nàng Pandora xuống để cưới em trai của Prometheus là Ephemetheus. Pandora mang theo mình chiếc hộp mà không được phép mở. Tuy nhiên,
cũng giống như
Eve trong thần thoại Thiên
Chúa, nàng
cũng không thắng nổi sự tò mò. Nàng
mở nắp hộp ra để xem có gì bên
trong, và,
ngay lúc đó, tất cả mọi
điều ác trên thế
giới bay ra và phát
tán khắp trái đất. Chỉ còn một
thứ còn lại bên trong chiếc hộp: sự Hy vọng.
Bởi
vậy, bất chấp
trong thực tế mọi thứ đều phủ nhận
việc này, bất chấp nỗi buồn và cảm giác bất lực của tôi, bất chấp việc
tôi gần như tin chắc rằng trong thời điểm này không có gì tốt
đẹp hơn, tôi vẫn không thể
đánh mất điều giúp tôi sống
sót; " hy vọng ", cái từ mà những người trí thức giả hiệu mỉa mai sử dụng và coi như là đồng nghĩa với " lừa dối ". Từ này, thường bị các chính phủ vận dụng khi đưa ra những lời hứa hẹn mà họ
biết sẽ không thực hiện và do vậy gây ra nhiều vết thương hơn nơi trái tim con người. Từ này thường thức dậy cùng chúng ta mỗi buổi sáng, bị tổn thương nghiêm trọng
theo giờ khắc trôi qua, chết đi khi đêm xuống và lại
tái sinh vào ngày
mới.
Vâng, quả là có câu ngạn ngữ nói rằng " Không nên tranh cãi với
bạo lực" nhưng cũng có một câu
khác cho rằng " Nơi nào có sự sống, nơi đó có hy vọng." Và tôi
vẫn cứ bám víu câu này
khi nhìn qua những
ngọn núi tuyết phủ nơi biên giới
với Trung Hoa.
PHÁ HUỶ VÀ TÁI THIẾT
Tôi
được mời tới thăm Guncan- Gima, nơi toạ lạc một ngôi đền Phật giáo thiền. Lúc đến,
tôi rất ngạc nhiên thấy một kiến trúc tráng lệ đặc biệt nằm giữa
một khu rừng thật rộng, lại sát cạnh một vùng đất mênh mông
bỏ hoang.
Tôi
hỏi khu đất bỏ hoang đó dùng làm gì,
người phụ trách giải
thích:
"Đây là nơi chúng
tôi sẽ xây ngôi đền sắp tới. Cứ mỗi hai
mươi năm, chúng
tôi phá huỷ ngôi đền ông đang thấy trước mặt đây và chúng tôi xây dựng lại ngay bên cạnh. Điều
này có nghĩa là những
tu sĩ đã được huấn luyện làm thợ
mộc, thợ hồ và kiến
trúc sư luôn có cơ hội
để thi thố tài
năng của họ và truyền
lại cho những người học nghề. Cũng là để chứng tỏ cho họ rằng trên đời này
chẳng có gì vĩnh cửu và ngay cả đền đài cũng cần phải được cải tiến không ngừng.”
NGƯỜI PHỤ TÁ THÔNG MINH
Tại
một căn cứ không quân ở
châu Phi, nhà văn Saint- Exupéry đã làm một
cuộc quyên góp trong số bạn bè vì người
phụ tá người Ma rốc của
mình muốn trở về thành phố nơi anh sinh trưởng. Ông xoay xở quyên được
một ngàn quan.
Một
trong những người phi công
đã đưa người phụ tá bay về Casablanca, khi trở về, ông thuật lại những
gì đã xảy ra.
"
Ngay khi tới nơi, anh ta vào ăn trong một tiệm ngon nhất thành
phố, thưởng tiền boa hậu
hĩ, đãi mọi người uống rượu, rồi còn
mua búp bê cho
trẻ con trong làng. Anh chàng này chẳng có chút ý thức nào về chuyện làm sao để có được món tiền cho anh ta!"
" Ngược lại
đó, Saint- Exupéry
đáp lại, anh ta biết rằng
đầu tư vào con người là phương cách đầu tư tốt nhất. Bằng cách chi tiêu
thoải mái như vậy, anh ta đã chinh phục được sự tôn trọng của người đồng hương, những người này rồi thế nào cũng
cho anh việc làm. Kết
cuộc, chỉ người chiến thắng mới biết rộng lượng như thế."
ĐÁM MÂY
VÀ CỒN CÁT
“
Như mọi người đều biết, đời sống một đám mây rất bận rộn và rất ngắn ngủi", nhà văn Bruno Ferrero đã viết như
vậy. Và sau đây là một câu
chuyện có liên quan đến
điều này.
Một
đám mây trẻ sinh ra trong lòng một cơn bão lớn trên biển Địa Trung Hải, nhưng nó cũng
không có đủ thời gian để lớn
lên ở đó, bởi một cơn gió mạnh xua hết mây về phía châu Phi.
Ngay
khi mây bay đến lục địa này,
khí hậu thay đổi: mặt trời chói chan sáng rực bầu trời, và trải dài
bên dưới là cát vàng
sa mạc Sahara. Bởi vì trên sa mạc hầu như không có mưa bao giờ nên gió tiếp tục đẩy những đám mây về phía những cánh rừng phương Nam.
Trong
lúc đó, giống như những người trẻ tuổi, đám mây trẻ cũng quyết định rời cha mẹ và bè bạn lớn hơn mình để
đi khám phá thế giới.
" Nhà ngươi
làm gì thế?", ngọn gió la lớn, " Sa mạc ở đâu cũng giống nhau. Hãy nhập bọn
trở lại với những
đám mây kia, chúng ta sẽ đến vùng Trung Phi, nơi có núi non, cây cối hấp dẫn lắm!"
Nhưng
đám mây trẻ, vốn ưa chống
đối, không chịu nghe lời, và từ từ
hạ xuống cho đến khi gặp
được một cơn
gió nhẹ, êm
ái, độ lượng, cho phép cậu bay lửng lơ trên những bãi cát vàng. Sau khi lượn tới lượn lui nhiều lần, cậu
để ý thấy có một cồn cát đang mỉm cười với mình.
Cậu
thấy là cồn cát này cũng còn trẻ, mới được cơn gió vừa bay ngang tạo ra. Thế là cậu thấy yêu mái tóc vàng của nàng ngay tức thì.
" Xin chào,"
cậu nói. " Cuộc sống dưới đó ra sao nhỉ?"
" Tôi kết bạn với những cồn cát khác, với mặt trời và gió, và với những đoàn lữ hành
thỉnh thoảng đi qua đây.
Đôi khi trời
thực sự rất nóng, nhưng vẫn còn chịu đựng được. Thế cuộc sống trên đó như
thế nào?"
" Chúng tôi cũng có mặt trời và gió, nhưng
điều tốt đẹp là tôi có thể
đi lại khắp bầu trời và nhìn thấy nhiều thứ hơn."
" Với tôi, " cồn cát nói, "cuộc sống
ngắn ngủi lắm. Khi cơn
gió từ rừng
quay trở lại là tôi
biến mất."
" Và điều đó làm bạn buồn phải không?"
" Nó làm tôi cảm
thấy rằng mình chẳng có mục đích gì ở đời."
" Tôi cũng
cảm thấy như vậy.
Ngay khi có cơn
gió khác
thổi tới, tôi bay về phía nam và chuyển
thành mưa, nhưng số phận của tôi là vậy."
Cồn
cát ngập ngừng một lát rồi nói:
" Bạn có biết là ở đây, nơi sa mạc, chúng tôi gọi mưa là Thiên
đường?"
" Tôi chẳng
có khái
niệm gì việc tôi có thể
trở nên quan trọng như thế,"đám mây kiêu hãnh nói.
" Tôi có nghe
những cồn cát khác lớn
tuổi hơn kể chuyện về mưa. Họ nói là sau
cơn mưa, chúng tôi được cỏ và hoa phủ đầy. Nhưng tôi chưa bao giờ trải nghiệm
điều đó vì ở sa mạc
hiếm khi có mưa."
Bây
giờ lại đến lượt đám mây ngập ngừng. Sau đó, nó cười phóng khoáng và nói:
" Nếu bạn muốn, tôi có thể
mưa lên người bạn ngay bây giờ.
Tôi biết tôi chỉ vừa
mới tới đây, nhưng tôi yêu bạn
và muốn ở lại nơi này mãi
mãi."
" Khi tôi thấy bạn lần đầu trên bầu trời, tôi cũng yêu
bạn vậy," cồn cát nói,
" nhưng nếu bạn chuyển mái tóc trắng đáng yêu của bạn thành mưa
thì bạn sẽ chết đó."
" Tình yêu có chết bao giờ đâu,"đám mây nói. " Nó chỉ chuyển hoá thôi, hơn nữa, tôi muốn cho bạn thấy Thiên đường ra sao."
Và cậu ta bắt đầu ve vuốt cồn cát bằng những hạt mưa nhỏ, bằng cách đó, họ sẽ được gần bên nhau lâu
hơn, cho đến khi một cầu vồng xuất hiện.
Ngày hôm sau, cồn cát được bao phủ đầy hoa. Những
đám mây khác bay ngang qua để
tiến thẳng về
châu Phi, cứ ngỡ
đây là một phần của cánh rừng chúng đang tìm nên
rải xuống nhiều
mưa hơn nữa. Hai mươi năm sau, cồn cát đã biến
thành một ốc đảo che mát cho những khách lãng du bằng
bóng râm những
hàng cây của mình.
Và tất cả chỉ
vì, đã có ngày, một
đám mây đã yêu và đã không ngại hiến cả cuộc đời mình cho tình yêu
đó.
LÀM THẾ
NÀO ĐỂ LEO LÊN
NHỮNG NGỌN NÚI
(a) Hãy chọn
ngọn núi bạn muốn leo: Đừng bị
ảnh hưởng bởi những gì người khác nói: "'ngọn núi kia đẹp hơn"
hoặc " ngọn núi kia có vẻ dễ hơn". Bạn sẽ bỏ ra nhiều năng lượng và nhiệt tình để hoàn thành mục tiêu, và chính bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, vậy hãy thật chắc chắn về điều đang làm.
(b) Hãy tìm cách để đi đến ngọn núi: Thường bạn có thể nhìn thấy
ngọn núi ở đàng xa- đẹp đẽ, lôi cuốn, đầy thử thách. Tuy nhiên, khi bạn cố
đến nơi, điều gì xảy ra? bao quanh nó có nhiều
đường đi, rừng cây chắn lối giữa bạn
và mục tiêu, và những thứ nhìn thấy
rõ trên bản đồ thực ra phức tạp hơn nhiều.
Bởi vậy bạn phải thử hết những
lối đi và đường mòn
cho đến một ngày nào đó, bạn tự tìm thấy đỉnh núi mà bạn muốn leo.
(c) Hãy học
hỏi từ người nào đã từng
leo lên đó rồi: Dù bạn
nghĩ bạn khác hết mọi người, luôn có ai đó trước kia từng có ước mơ như bạn và là người đã để lại những dấu
vết giúp cho cuộc leo núi đỡ phần nhọc nhằn:
điểm tốt nhất để
buộc dây thừng, những đường
mòn có người đã đặt chân lên, những
cành cây đã được bẻ gãy để dễ đi qua. Đây là cuộc leo núi của bạn,
là trách nhiệm của
bạn, nhưng đừng bao giờ quên
rằng kinh nghiệm của những
người khác luôn
luôn có ích.
(d) Những
nguy hiểm, khi xem xét gần, có thể được chế ngự: Khi bạn bắt đầu leo ngọn núi mơ ước của bạn,
hãy chú ý tới những thứ chung quanh. Tất nhiên sẽ
có những vách
đứng. Sẽ có những kẽ nứt hầu như không nhìn
ra. Sẽ có những tảng đá bị mưa gió bào mòn
đến phẳng lì nên trơn trợt như băng. Nhưng nếu bạn biết bạn đang đặt chân mình nơi nào, bạn sẽ nhận ra các cạm
bẫy và có thể tránh được.
(e) Phong cảnh thay đổi, vậy hãy tận hưởng chúng: Tất nhiên bạn
phải luôn nhớ đến
mục tiêu của mình - leo lên tới đỉnh. Tuy nhiên, khi bạn
đang leo, phong cảnh thay đổi, và chẳng
có gì sai nếu bạn thỉnh thoảng dừng lại để ngắm cảnh. Cứ leo lên mỗi
mét, bạn có thể nhìn xa hơn một chút, vậy hãy dành
thời gian để
khám phá những
điều bạn chưa hề
để ý trước đó.
(f)
Hãy tôn trọng cơ thể mình:
Bạn chỉ có thể leo lên đỉnh núi nếu bạn biết chăm sóc cơ thể của mình. Bạn còn tất cả
thời gian cuộc sống ban cho, vậy đừng đòi hỏi ở cơ thể mình quá nhiều. Nếu bạn đi quá nhanh, bạn sẽ thấy mệt và bỏ
cuộc nửa chừng.
Nếu bạn đi quá chậm,
màn đêm sẽ buông xuống và bạn
có thể
lạc đường. Hãy tận
hưởng cảnh đẹp chung quanh, uống nước suối mát lành và ăn những loại trái cây mà Thiên nhiên hào
phóng tặng cho bạn, nhưng nhớ tiếp tục đi.
(g) Hãy tôn
trọng tâm hồn mình: Đừng
lặp đi lặp lại: "Tôi sẽ
làm việc đó." Tâm hồn bạn biết điều này rồi. Điều cần làm là sử
dụng cuộc đi dài
hơi này để lớn lên, để vươn xa ra đến tận chân trời, để chạm được bầu trời. Nỗi ám ảnh sẽ không giúp gì bạn
trong cuộc tìm đạt
mục tiêu và rốt cuộc sẽ làm hỏng niềm vui của
việc leo núi.
Mặt khác, cũng đừng lặp lại:
" Nó khó hơn mình tưởng", bởi vì điều này
có thể
sẽ làm bạn nhụt chí.
(h) Hãy chuẩn bị đi thêm một dặm nữa: Khoảng cách
đi đến đỉnh núi
luôn xa hơn bạn tưởng. Sẽ có những
lúc bạn tưởng như đã gần
đến đích mà thực ra còn xa lắm.
Nhưng vì bạn đã chuẩn
bị để có thể
đi xa hơn nên khoảng cách kia không còn là vấn
đề nữa.
(i)
Hãy vui sướng khi bạn lên đến đỉnh:
Hãy khóc lên, vỗ tay, la thật to rằng bạn đã làm được,
hãy để gió ( vì trên cao lúc nào cũng
lộng gió ) gột
sạch đầu óc của bạn, làm
mát dịu đôi bàn chân nóng bỏng, rã rời của bạn,
hãy mở mắt nhìn, hãy rũ sạch bụi bặm trong tim bạn. Điều mà có lúc tưởng chỉ là giấc
mơ, chỉ là ảo giác xa xôi, nay trở thành một
phần đời sống của bạn. Bạn đã làm được điều đó, và đó là điều tốt đẹp..
(j)
Hãy hứa hẹn: Giờ đây bạn đã khám
phá được một sức mạnh mà bạn thậm chí
không nghĩ là mình có, hãy tự nhủ
rằng bạn sẽ sử dụng sức mạnh đó trong quãng đời còn lại, và hãy tự
hứa với bản thân là sẽ
khám phá ngọn núi khác nữa và sẽ bắt
đầu cho một cuộc thám hiểm mới.
(k) Hãy kể lại câu chuyện của mình: Vâng, hãy kể
lại câu chuyện của chính bạn.
Hãy là một tấm gương cho những người khác. Hãy nói với mọi người rằng mọi việc đều có thể thực hiện được, và những
người khác sẽ tìm thấy
sự can đảm để leo lên những
ngọn núi của họ.
PHƯƠNG CÁCH CỦA
CÂY CUNG
Sự quan trọng của việc lặp lại:
Hành động
là ý nghĩ được biểu lộ ra.
Một cử chỉ nhỏ
nhặt nhất
phản bội chúng
ta, do vậy chúng ta phải trau chuốt mọi
thứ, hãy nghĩ đến những chi tiết, học hỏi kỹ thuật làm sao để nó trở thành trực giác. Trực giác chẳng liên quan gì đến lề
thói hằng ngày, mà liên quan đến trạng thái tinh thần vượt trên kỹ thuật.
Bởi
thế, sau khi luyện tập thường xuyên, chúng ta không còn nghĩ tới những động tác cần thiết, chúng đã trở thành một phần của cuộc sống
của chúng ta. Nhưng để cho điều đó xảy ra, bạn phải luyện tập, và lặp đi lặp lại.
Và nếu nó chưa đủ, bạn phải lặp đi lặp lại và luyện tập nữa.
Hãy nhìn
người thợ đóng móng ngựa thành
thạo thao tác trên miếng
thép. Dưới mắt nhìn không chuyên, anh ta đơn giản chỉ lặp đi lặp lại động tác gõ búa, nhưng ai đã từng
theo dõi phương cách của cây cung sẽ
biết rằng mỗi lần anh ta nhấc
búa lên và hạ búa xuống, cường độ của nhát búa khác nhau. Bàn
tay lặp lại cùng một
động tác, nhưng khi hạ xuống gần miếng kim loại, nó biết rằng phải chạm vào với nhiều hay ít lực hơn.
Hãy nhìn cái cối xay gió. Với ai chỉ thoáng nhìn những cánh quạt của
nó chỉ
một lần, cứ nghĩ là nó chuyển động với tốc độ như nhau, lặp lại
động tác như nhau, nhưng với
người quen thuộc với cối
xay gió thì biết rằng những cánh quạt
được gió điều khiển và đổi hướng lúc cần thiết.
Bàn tay của người thợ đóng móng ngựa được rèn luyện bằng cách lặp đi lặp lại cả ngàn
lần động tác đập búa. Những cánh quạt của cối xay gió có thể quay nhanh khi gió thổi mạnh và do đó phải bảo đảm những bánh răng vận
hành trơn tru.
Người
bắn cung cho phép nhiều
mũi tên bay xa hơn mục tiêu, bởi vì ông ta biết mình chỉ có thể học được sự quan trọng của cây cung, tư thế cầm cung, dây cung và mục
tiêu bằng sự lặp đi lặp lại hàng ngàn
lần những động tác của mình và bằng cách không ngại mắc phải sai sót.
Và rồi sẽ đến lúc ông ta không còn nghĩ đến việc mình đang
làm nữa. Từ lúc này, người bắn cung trở thành cây
cung, mũi tên và mục tiêu
của mình rồi.
Làm thế nào để quan sát đường bay của mũi tên:
Mũi tên là một ý định được phóng vào
không gian.
Mỗi khi mũi tên được bắn đi, người bắn cung không thể làm gì hơn
được nữa, ngoại trừ việc theo dõi hướng
đi của nó đến mục tiêu. Từ thời điểm này, áp lực đòi hỏi để bắn mũi tên không còn lý do để
tồn tại.
Bởi
vậy, người bắn cung đưa mắt dõi
theo đường bay của mũi tên, và lòng
thanh thản, ông ta mỉm cười.
Nếu
ông ta đã tập
luyện đầy đủ, nếu ông ta đã thành công
trong việc phát triển bản năng, nếu ông ta đã duy trì sự
ung dung và tập trung tinh thần trong suốt quá trình bắn mũi
tên, lúc ấy, ông ta sẽ cảm nhận được sự hiện diện của vũ trụ và sẽ biết rằng hành động
của mình là đúng đắn và xứng đáng.
Kỹ
thuật cho phép đôi tay được sẵn sàng, hơi thở được chính xác,
và đôi mắt được rèn
luyện nhắm đến mục tiêu. Bản năng làm cho thời điểm buông cung được hoàn hảo.
Bất cứ ai đi ngang qua gần đó và thấy
người bắn cung giang tay, mắt nhìn theo mũi tên, có thể nghĩ là chẳng có chuyện gì xảy ra. Nhưng những người thân thiết với người bắn cung
thì biết rằng tâm trí người
vừa mới thực hiện cú bắn đã thay đổi kích cỡ, giờ này đã tiếp
cận với toàn thể
vũ trụ. Tâm trí vẫn tiếp tục hoạt động, học hỏi
tất cả những điều tích cực về cú bắn ấy, điều chỉnh sai sót có thể
mắc phải, đón nhận những mặt tốt của nó, và chờ đợi xem mục tiêu đáp ứng thế nào khi bị bắn
trúng
Khi người bắn cung kéo dây cung, ông có thể thấy toàn thể vũ trụ trong cây cung của mình. Khi ông theo dõi đường bay của mũi tên, thế giới vươn lên gần gũi với ông hơn, mơn trớn ông và cho
ông
cảm giác mãn
nguyện khi nhiệm vụ hoàn thành.
Khi làm xong nhiệm vụ, biến ý tưởng thành hành động,
người chiến binh ánh sáng
không còn sợ
hãi gì nữa: anh
ta đã làm xong việc cần
phải làm. Anh không cho phép mình để
cho sợ hãi làm tê liệt.
Ngay cả khi mũi tên không trúng vào mục
tiêu, anh vẫn còn cơ hội khác, bởi anh không đầu hàng sự hèn nhát.
XÂY LẠI NHÀ
Một
người quen của
tôi lâm vào tình trạng khó khăn tài chính
trầm trọng vì anh ta
không
thể nào kết hợp mơ mộng với thực tiễn. Tệ hại hơn, anh ta lôi kéo những người khác sa sút theo anh, làm hại những
người anh chẳng
muốn hại.
Không
thể nào trả hết những món nợ chồng chất, anh nghĩ đến cả việc tự tử. Thế rồi,
một chiều kia, khi đang đi
ngoài đường, anh nhìn thấy
một căn nhà đổ nát. "Đây là nhà của tôi," anh thầm nghĩ, và ngay lúc đó, anh chợt cảm
thấy muốn xây lại căn nhà đó vô cùng.
Anh
tìm ra được chủ nhân
căn nhà và ngỏ
ý muốn giúp làm cả công trình cần
thiết; chủ căn nhà đồng ý, tuy không thể hiểu bạn tôi lợi
lộc gì trong việc đó. Cả hai xoay xở tìm kiếm được ngói lợp, gỗ và xi măng. Bạn tôi để hết tâm trí vào công
trình, tuy không hiểu tại sao và làm cho ai đây. Nhưng, việc xây lại nhà càng tiến triển thì anh ấy
thấy cuộc sống riêng
tư cải thiện hơn.
Đến cuối năm, căn nhà sửa xong. Và tất cả vấn đề cá nhân của anh bạn cũng được giải quyết hết.
VIÊN
GẠCH BỊ THIẾU
Có lần vợ chồng tôi đang đi du lịch thì tôi nhận
được một bản fax do cô
thư ký gởi đến.
"
Trong công trình sửa chữa nhà bếp
bị thiếu một viên gạch,"
cô nói, " Tôi gởi
cho ông bản vẽ gốc cùng với bản vẽ mà nhà xây dựng đề ra để bù vào đó."
Một
mặt là thiết kế do vợ tôi vẽ trước, với những hàng gạch hài hoà,
có khe
hở để thông gió. Mặt khác là thiết
kế đề ra để giải quyết
viên gạch bị thiếu, như là một trò chơi
ghép hình thực sự với những ô gạch sắp xếp lộn xộn xem thường khiếu
thẩm mỹ.
" Cứ mua một viên gạch khác thôi," vợ tôi viết trả lời.
Họ làm theo như vậy, tức là trung thành với bản
vẽ gốc.
Chiều
hôm đó, tôi suy nghĩ thật
lâu về chuyện đã xảy
ra; thật quá
thường xuyên, chỉ vì thiếu một viên gạch, chúng ta đã hoàn toàn
làm sai kế hoạch ban đầu của
cuộc sống.