Ảnh: Google Image
Con
gái còn nhỏ mà năm nào cha cũng đi xa. Để cha viết cho con vậy.
"
Cha hái cho con bông hoa này trên cồn cát... Bông hoa dại tưới bằng sóng nước đại
dương... Sau đó, thiên thần của cha ơi, cha đã viết tên con trên cát: DIDI. Đêm
nay sóng nước sẽ xoá sạch đi, nhưng có một thứ không có gì xoá được, là tình yêu
cha dành cho con đó. (...) "
"
Tạm biệt con, Didi của
cha. Con giữ thư này lại nhé. Khi con lớn lên, cha sẽ già đi, con đưa thư cho cha xem và cha con ta sẽ yêu thương
nhau nhiều, rồi đến khi con già, cha không còn nữa, con sẽ đưa thư cho các con
của con xem, chúng sẽ yêu con như cha yêu con vậy. Hẹn con lần sau."
Didi, Didine, là tên thân mật. Tên thật
của con gái dài lắm, Léopoldine Cécile Marie-Pierre Catherine Hugo. Con gái thứ
hai, nhưng vì anh trai vắn số, chỉ thấy mặt trời được 5 tháng nên con gái thay
làm trưởng, và, tất nhiên rồi, được cha cưng chiều lắm. Con gái thường quấn quít
bên cha và lớn lên trong không khí gia đình văn nghệ sĩ, với sự hiện diện thường
xuyên của các nhà văn, nhà thơ như Théophile
Gautier, Lamartine, Georges Sand, Balzac...
Con
gái lớn nhanh, và biết yêu sớm. Mùa hè năm
1839, khi mới 14 tuổi, nhân dịp cùng cả nhà đến thăm người bạn của gia đình, là
chủ tàu buôn ở le Havre, con gái gặp con trai chủ nhà, Charles Vacquerie, 21 tuổi, và cả hai cùng
bị tiếng sét ái tình ngay lần đầu gặp gỡ này và muốn tiến xa.
Cha
nghĩ là con gái còn nhỏ quá nên chưa tán thành việc hôn nhân. Cha không thích
chàng trai kia lắm, cha thấy hắn có vẻ tẻ nhạt, hơi nhu nhược và nhất là chẳng
có chút kiến thức văn chương, trong khi con gái thật thông minh, linh hoạt. Nhưng
rồi cũng chỉ trì hoãn
được 5 năm. Hôn lễ tổ chức tại nhà thờ Saint-Paul ngày
15 tháng 2 năm 1843, khi con gái được 19 tuổi.
Ngày
hôm đó, ngay trong nhà thờ, cha viết cho con một bài thơ ( bởi cha là nhà thơ,
nhà văn, nhà viết kịch, nhà chính trị Victor Hugo ) bày tỏ nỗi niềm " hạnh phúc đớn đau
" khi giao con gái yêu quý của mình cho người khác ( bonheur
désolant de marier sa fille):
"Aime celui qui t’aime, et sois heureuse en lui !
Adieu !- sois son trésor, ô toi qui fus le nôtre !
Va, mon enfant chéri, d’une famille à l’autre.
Emporte le bonheur et laisse-nous l’ennui
!
Ici,
l’on te retient ; là- bas
on te désire.
Fille,
épouse, ange, enfant,
fais ton double devoir.
Donne-nous un regret, donne lui un espoir.
Sors avec une larme ! entre avec un sourire !"
Dịch
nghĩa:
"Hãy
yêu người yêu con, cùng sướng vui bên
người ấy
-
Tạm biệt - hãy là kho
báu nhà người, nhé con, kho
vàng bao ngày nhà ta,
Con
gái yêu ơi, từ nhà này chuyển
sang nhà kia,
Cứ
đi, đem theo hạnh phúc, buồn lo hãy để
lại nhà !
Nơi
đây, muốn giữ con lại, ở kia, mong đón con về
Con
thảo, vợ hiền, thiên
thần, trẻ nhỏ, bổn phận đôibên
hãy lo tròn,
Để
lại
nhung nhớ, mang tới ước mong,
Bước
ra lệ tràn
khoé mắt! Đi vào
nụ cười trên
môi!"
Tình
cảm quyến luyến, lời dặn dò tiễn con đi, tưởng đâu chỉ có ở người phụ nữ, như trong
bài Lòng mẹ của Nguyễn Bính:
Gái lớn ai không phải lấy
chồng
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi, mặc áo ra chào
họ
Rõ quý con tôi, các chị trông!
(...)
Ðưa con ra đến cửa buồng
thôi,
Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi!
Con ạ! đêm nay mình mẹ khóc
Ðêm
đêm mình mẹ lại đưa thoi.
Vậy
mà, ở đây người cha cũng chẳng khác:
"Tôi
buồn lắm, cái buồn sâu lắng, khác nào tình cảm của người trồng hoa khi khách
qua đường ngắt đi đoá hoa của mình. Lúc nãy, tôi đã khóc..."
Bài
thơ không có nhan đề, sau này in lại trong tập Contemplations ( Trầm tư ) chỉ ghi là " 12 février 1843 ".
Vì
không có nhan đề nên đã có lúc, thoát khỏi hoàn cảnh xuất xứ của bài, có người đã
giới thiệu nó như lời nhắn gởi cô dâu mới ( À une jeune mariée ) và mang ra đọc trong các
tiệc cưới, có thể kèm theo bản dịch của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc:
Đáp
lòng yêu
tân lang,
Hạnh
phúc cùng chia xẻ,
Con
đến chốn người thương
Như
ở đây ta quý.
Bước
sang thềm nhà chồng
Con
cho người hoan hỉ.
Ở nhà ta ra đi,
Ưu
tư, con luống
để.
Nhà ta giữ con lại,
Nhà người đứng trông chờ.
Đấy,
làm con làm
vợ,
Đây,
thiên thần, trẻ thơ :
Con
ơi, nhớ bổn phận,
Đôi
vai chớ hững hờ ...
Cho
ta chút luyến
tiếc,
Cho
người một ước mong.
Rời
đây tuôn giọt lệ,
Sang
đó nở môi hồng ...
(Gửi
Cô Dâu Mới, bản dịch của Lãng
Nhân Phùng
Tất Đắc – 1907- )
Rồi
cha vẫn tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình, còn con gái cùng chồng về xứ. Mọi
việc sẽ êm xuôi nếu không có cái ngày 4 tháng 9 định mệnh đó.
Ngày
4 tháng 9 năm 1843.
Sáng
sớm, Charles Vacquerie chuẩn
bị đi gặp luật sư để hỏi về thủ tục thừa kế. Nơi đến cách nhà vài cây số, ven sông
Seine. Cùng đi là ông chú, Pierre
Vacquerie,và con trai của chú. Léopoldine không tháp tùng vì chuẩn
bị chưa xong. Cả ba khởi hành trên chiếc thuyền buồm ông chú mới tậu, hẹn sẽ về
kịp bữa ăn trưa. Một lát sau, thuyền quay trở lại để trang bị thêm tải trọng dằn
cho vững hơn. Léopoldine lúc
này đã sẵn sàng ngỏ ý muốn đi cùng. ( Ôi! Định mệnh trớ trêu! )
Sau
khi đến nơi, làm việc xong, vị luật sư đề nghị mọi người trở về bằng xe ngựavì trời
lặng gió, thuyền buồm di chuyển chậm, sẽ về rất trễ. Tuy nhiên đoàn khách không
chịu và vẫn đi thuyền về.
Chú
Pierre, cựu thuỷ thủ, cầm lái điều khiển con
thuyền êm ả lướt về. Đến khúc sông giữa hai ngọn đồi, một cơn lốc mạnh bất ngờ
đập trên cánh buồm khiến con thuyền lật úp. Hai cha con người chú bị cuốn trôi.
Dân trên bờ bên kia thấy có người nhô lên ngụp xuống nơi chiếc thuyền, cứ tưởng
là trò đùa nghịch, nào hay đó là những nỗ lực của anh chồng muốn nắm lấy tay vợ
kéo lên vì quần áo Léoploldine vướng
vào đáy thuyền cột chặt lấy cô. Tuy biết bơi rất giỏi, anh vẫn không thể cứu được
vợ và đành chấp nhận buông xuôiđể dòng nước
cuốn theo.
Léopoldine lúc này mới 19 tuổi và lấy
chồng chưa đầy 7 tháng.
Khi
con gái gặp nạn, cha đang cùng nhân tình ( Juliette Drouet ) du lịch tận miền Nam, và năm
ngày sau, lúc đọc báo mới biết được tin dữ. Cha trở về Paris thì con gái đã yên nghỉ tại nghĩa
trang Villequier,
trong cùng huyệt mộ với chồng. Ba năm sau, cha mới có dịp về thăm mộ con gái,
nhìn tấm bia khắc tên đôi vợ chồng trẻ, ngày cưới và ngày mất.
Suốt
nhiều năm sau khi con gái bị nạn, cha không công bố thêm tác phẩm nào. Năm
1845, cha bắt đầu đi vào chính trị. Năm 1848, ông được bầu làm nghị sĩ hội đồng lập hiến. Ông lên án cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12 năm 1851 của hoàng tử Louis-Napoléon (cháu của Napoléon
Bonaparte). Ngay lập tức, Ông bị buộc đi đày ở Bỉ, sau đó là đảo Jersey và Guernesey.
Mãi
đến 1853 cha mới cho ra đời tập thơ: "les Châtiments", và sau đó"les Contemplations" (1856) và tiểu
thuyết les Misérables (1862) .
Cha
dành cuốn số 4 ( 17 bài ) trong sáu cuốn
của tập thơ les Contemplations để
viết về con gái, kỷ niệm ấu thơ, chiêm nghiệm về tình yêu, lẽ sống và cõi chết.
Bài thơ viết trong nhà thờ ngày con gái vu quy nói trên ( 12 février 1843 ) được in kèm với bài 4 septembre 1843 là trang giấy trắng, với
một dòng gồm những dấu chấm lửng.
Cũng
trong tập này, có bài thơ không tên, thường được nhắc tới với mấy chữ đầu tiên
là Demain, dès l'aube:
Demain,
dès l'aube, à l'heure où blanchit
la campagne,
Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m'attends.
J'irai par la forêt, j'irai par la montagne.
Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.
Je marcherai les yeux fixés sur mes pensées,
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.
Je ne regarderai ni l'or du soir qui tombe,
Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,
Et quand j'arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.
Dịch
nghĩa:
Ngày mai, ngay lúc rạng đông, khi vùng
quê bừng sáng,
Cha
sẽ lên đường. Con thấy
không, cha biết con đang
chờ đợi cha
Cha
sẽ đi qua rừng,
cha sẽ đi qua núi.
Cha
không thể nào ở
xa con lâu hơn nữa.
Cha
sẽ bước đi, mắt chìm sâu trong suy tưởng
Không
nhìn quanh, chẳng
nghe động tĩnh chi,
Cô
đơn, lạc lõng, lưng khòm, tay chắp,
Sầu
đau, với cha ngày cũng sẽ như đêm.
Cha
sẽ không ngắm ánh chiều vàng
đang xuống,
Cũng
không nhìn những cánh buồm xa thẳm hướng Harfleur,
Và khi tới, cha sẽ đặt trên
mộ con
Chùm ô rô xanh lá và thạch thảo trổ hoa.
(
Dịch sang tiếng Việt nên je - tu phải viết ngay là cha - con. Đọc nguyên bản tiếng
Pháp, với những câu như "je
sais que tu m'attends", "Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps"
..., cho đến hết câu thứ 10, người đọc dễ cảm nhận đây là cuộc hẹn hò của đôi tình
nhân. Đến
hai câu cuối
Et quand j'arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.
thì
mới bàng hoàng vì cuộc hẹn hò đặc biệt này. )
Bản
dịch của Trần Mai Châu
Cha
đã biết ngày mai con đợi
Nên khởi hành lúc mới rạng đông
Quá
dài ngày tháng chờ trông
Xăm
xăm vượt núi băng rừng đến con.
Đầu
óc cha dập dồn mọi nỗi
Mắt
biếng nhìn
tai mỏi không nghe.
Tay
khoanh đầu cúi ủ ê
Một
mình ngày nắng khác gì đêm mưa.
Cha
không thấy trời vừa chạng vạng
Mấy
cánh buồm ghé cảng Haflơ
Viếng con cha đặt trên mồ
Một chùm
thạch thảo đến giờ nở hoa.
Bản
dịch của Vương Ngọc Long
Rạng
ngày mai khi cánh đồng
trắng xoá
Cha
sẽ đi... vẫn biết con chờ cha
Băng
rừng sâu vượt núi thẳm non xa
Cha
không thể đợi chờ lâu
mòn mỏi
Đôi
mắt mãi trầm tư cha bước
vội
Không
nhìn quanh chẳng
nghe tiếng động nào
Khom
lưng cong tay vắt chéo
nghẹn ngào
Đêm sầu đau cũng như ngày nuối tiếc
Hoàng hôn phủ chiều vàng cha chẳng thiết
Chẳng
nhìn xa phía cảng ngập màn sương
Cha
đến đặt trên
mồ con gái
thương
Hoa
thạch thảo ô rô màu
thắm biếc...
Con
gái yêu thương Léopoldine, Didine,
Didi,
mười chín mùa xuân, là một nốt nhạc buồn trong cuộc đời lắm vinh quang mà đầy sóng
gió của người cha Victor Hugo, đại
văn hào nước Pháp.
THÂN
TRỌNG SƠN
(10/2017)