Photo by PCH - Thung lũng Fox (2016)
Thu đã về. Từ phương bắc Texas, nghe thấy gì trong hơi
gió heo may, tác giả Tôi Cùng Gió Mùaviết cho tôi mấy giòng: Thu về rồi đấy, dịch
Thu Hứng của Đỗ Phủ đi. Hay là viết về
Lý Hạ.
Thưa, xin lãnh ý mà dịch một trong
tám bài Thu Hứng Bát Thủ. Còn
thơ của Thi Quỷ Lý Hạ thì xin hẹn cùng con chim hồng tước nơi cánh rừng thu của
Nguyễn quân một dịp khác.
Thu Hứng
Sương buốt
rừng thu, xót cánh phong,
Khí thu u-uất, ngút song-song.
Trường giang sóng dựng, lưng trời thõng,
Biên ải mây ùn, nách đất long.
Chắt lệ ngày nao vàng-vọt cúc,
Neo thuyền
vườn cũ sắt-se giòng.
Ai may giá rét, len trong áo,
Gióng-giả chày đêm thốn đáy lòng.
Sao gọi là ngày nao?
Thưa ngày nao là tha nhật,là ngày
nào, một ngày nào khác trong những ngày lãng đãng của tha nhân. Nó có thể là ngày ấy, một ngày nào đó đã qua
trong quá khứ, cũng có thể là ngày nọ, một ngày chưa biết ra sao của tương laisẽ
đến, nhưng nhất định không phải là ngày hôm nay của bây giờ.
Thế hà cớ gì Đỗ Phủ lại bảo là tùng
cúc lưỡng khai tha nhật lệ? Là khóm cúc những hai lần nở? Mà cớ gì hoa cúc nở hai
lần thì lại nhỏ lệ? Một lần không đủ
sao, mà phải tới hai lần?
Thưa, có thể là một lần hôm nay và một lần nào khác. Hai lần cúc nở nghĩa là hai lần nhỏ lệ. Có thể là giọt lệ từ
một ngày cô liêu xưa cũ,
một ngày đã khóc nhưng chưa cạn hết nước mắt, cất đi để dành, để hôm nay nó rón
rén trở về cùng lăn dài trên má. Lại cũng có thể là giọt lệ của ngày mai, của ngàn sau, mượn về
khóc trước, chung góp với
giọt lệ hôm nay mà khóc một lần cho đã hai
con mắt.
Nghĩa là?
Là một lần
hôm nay thử nhật cúc nở và một lần ngày ấy tha nhật ngậm ngùi, rủ rê chan hoà cùng khóc để từ nay màu quan san sẽ không còn làm buồn lòng khóm cúc nữa,
mà nó sẽ chắp cánh bay về cánh rừng phong thụ mỗi độ thu về.
Thế là sao?
Thưa, có thể là hết thảy mọi giọt lệ trên
trần gian, của tất cả những ngày đã qua và sẽ tới, rủ nhau mà: Còn hai con mắt khóc người một hai.Khóc cho thân phận của hết thảy
chúng sinh. Để rồi sẽ không bao giờ còn
ai phải khóc nữa.
Như lời ông Hàn Mặc Tử nói: Nếu phải quỳ dâng tất cả những ngày vui đã qua và sẽ tới để đổi lấy một phút gặp gỡ, tôi cũng xin vâng.
Như lời ông Hàn Mặc Tử nói: Nếu phải quỳ dâng tất cả những ngày vui đã qua và sẽ tới để đổi lấy một phút gặp gỡ, tôi cũng xin vâng.
Gặp gỡ cái gì mà cay cấn đến như vậy,
dám tự nguyện sống một đời toàn đau thương, buồn tủi?
Thưa gặp gỡ cái phút giây ấy. Cái phút giây hiếm hoi khi ngoài đời chỉ còn
trời sao đáng kể.
Ra là thế. Thế hà cớ gì mà cô chu nhất hệ cố viên tâm?
Chiếc thuyền đơn lẻ ấy nó làm gì mà cột chặt lòng của mảnh vườn xưa?
Chiếc thuyền đơn lẻ ấy nó làm gì mà cột chặt lòng của mảnh vườn xưa?
Thưa, nó đang neo trên chập chùng muôn
sóng của lòng thương nhớ chốn thiên đường đã lạc mất lối về.
Thế thành Bạch Đế là thành nào, ở đâu
vậy? Sao trong bản dịch không nói đến tên thành ấy?
Thưa, nó có thể là cổ thành Bạch Đế bên
giòng Trường Giang Dương Tử, nơi người quả phụ đang ai oán khóc than cầu xin được
chết([1]). Mà cũng có thể là thành Phụng hay thành Gia Định bên
bờ sông Sài Gòn đã bị quân Pháp đốt phá, kho thóc cháy đã hai năm khói vẫn còn
nghi ngút([2]). Lòng hồ nghi Bạch Đế chỉ là cái cớ nên không
nhắc đến trong bản dịch.
Nguyên tác:
Thu Hứng
Đỗ Phủ
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu sơn Vu giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dõng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch đế thành cao cấp mộ châm
秋興
杜甫
玉 露 凋 傷 楓 樹 林
江 間 波 浪 兼 天 湧
塞 上 風 雲 接 地 陰
叢 菊 兩 開 他 日 淚
孤 舟 一 繫 故 園 心
寒 衣 處 處 催 刀 尺
白 帝 城 高 急 暮 砧
Thích Nghĩa:
Những giọt sương long lanh làm đau xót cánh rừng phong,
Khí thu mù mịt giữa hai vách núi Vu
sơn.
Nơi kẽm Vu giáp sóng nước tuôn ghềnh, ầm dội lên nền
trời,
Trên chốn quan ải mây gió biến hóa, gầm
ghìa mặt đất.
Khóm cúc hai lần nở, những giọt lệ của
ngày nào ấy,
Chiếc thuyền cột chặt lòng thương nhớ
mảnh vườn chốn xưa.
Nhà nhà trong xóm may áo đón giá lạnh
sắp đến,
Ngày dần tối, tiếng chày đập vải dồn
dập vang bên thành Bạch Đế.
Các Bản Dịch Khác:
Lác-đác rừng phong hạt móc sa,
Lác-đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn
non hiu-hắt khí thu loà.
Lưng
trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt
đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm
cúc tuôn thêm giòng lệ cũ,
Con
thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh-lùng
giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch chày vang
bóng ác tà
Nguyễn Công Trứ (?)
Vàng úa rừng phong, hạt móc bay,
Vàng úa rừng phong, hạt móc bay,
Non
Vu hiu hắt phủ hơi may
Giòng
sông cuồn cuộn, trời tung sóng,
Ngọn
ải mờ mờ, đất rợp mây.
Lệ
tủi: sợ coi chòm cúc nở,
Lòng
quê: mong buộc chiếc thuyền đầy.
Giục
ai kéo thước lo đồ lạnh,
Đập
vải trời hôm rộn tiếng chày
Ngô Tất Tố
_______________________________________________
[1]Đỗ Phủ có bài thơ Bạch Đế, kết
bằng 4 câu:
Nhung mã bất như quy mã dật, Thiên gia kim hữu bách gia tồn.
Ai ai quả phụ
tru cầu tận, Đỗng khốc thu nguyên hà xứ thôn.
Quân mã thời xưa nay đã mất hết
dấu vết. Nghìn nhà nay chỉ còn lại trăm căn.
Trên cánh đồng thu chẳng biết ở thôn xóm nào nghe ai oán tiếng gào khóc
thảm thiết của người đàn bà goá chồng mong được chết.
[2]Cổ Thành Gia Định hình bát quái xây năm 1790, có tên là thành Rùa hay Quy Thành. Vua Minh Mạng ra lệnh phá huỷ sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, và cho xây thành mới nhỏ hơn năm 1836gọi là thành Phụng. Năm 1859 quân Pháp đánh thành Gia Định, khi
rút ra đã đốt thành Phụng cháy tiêu tan.
Chao ôi, bao nhiêu kiến trúc, điện đài, thành quách Việt Nam từ Bắc đến
Nam đã bị tiêu tan bằng cách này hay cách khác dưới triều nhà Nguyễn.