Monday, August 7, 2017

74. NGUYỄN MẠNH TRINH Lữ Quỳnh, Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng




Lữ Quỳnh, Với  tập truyện Cát Vàng, truyện vừa Những Cơn Mưa Mùa Đông, truyện dài Vườn Trái Đắng, ký Đi Để Thương Đất Nước Mình-nhà n? Với tập thơ Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ, Những Giấc Mơ Tôi, Mây Trong Những Giấc Mơ- nhà thơ? Là nhà sáng lập và công tác thường xuyên qua nhiu giai đoạn của tạp chí Ý Thức?  Là tác giả của nhng con chữ lang thang không ngày tháng?

Vi riêng tôi, từ những bài thơ và những truyện ngắn đầu tiên tôi đọc lúc thời còn đi lính ở Pleiku, tôi đã có những ấn tượng về một tác giả mà tôi rất xa lạ và chưa hề gặp mặt. Đó là những cuộc sống mà anh diễn tảgần cận đờithường nhưng có chuyên chnhững thông điệp khá nhân bản. Nếu gọi là phản chiến thì có một phần nhưng thiên tả thì không.Đó chỉ là sự thoáng qua và tôi nghĩ lại, cách nay nửa thế kỷ…

Bây giờ, tôi đọc “Sinh nht của một người không còn trẻ” thơ Lữ Quỳnh. Cái cảm giác “không còn trẻ” có phải là chưa về già, hình như trong tâm cảm và thơ có điều gì, nửa như tiếc nuối, nửa như nhớ về. Ở đời thường, thi sĩ là một người dễ mến với nụ cười trên môi qua đôi mắt long lanh sau đôi kính cận.Thế mà, đọc thơ sao nghe như có một điều gì lặng lẽ tha thiết trong tâm.Thơ là ngôn ngữ của lặng thầm, và là những hồi ức mà suốt đời thi sĩ không bao giquên được.Thời gian mấy chục năm, đối với lịch sử đất nước chỉ là một chớp mắt.Nhưng với một đời người, thì lại là khoảng cách rất lâu.Thi sĩ đã đi và về, trong khoảng cách ấy bằng thơ.Nếu nói thơ là đời sống, không biết có phải là nhận định vội vàng không?cảm quan của một người đọc, tôi  thấy như vậy!

Những câu thơ đã thành ý tưởng tiền chế cho mt cảm giác chia sẻ, để như thấy lại một không gian cũ, một thời gian xưa.Thơ không phải kể chuyện đời sống, mà, chính nó là cuộc sống.

Sinh nhật tôi
Một ngày tháng chạp
Những ngọn nến thắp
Là hồi ức buồn.

Những người sinh vào tháng chạp, ở thời điểm cùng tận của một năm đã thắp lên một ngọn nến để soi tỏ lại dung nhan cái hồi ức của mình. Giản dị chỉ có vậy, nhưng trong liên tưởng tôi thấy bàng bạc một mùa đông. Một nỗi niềm nào từ không gian, thời gian lan tỏa tới làm bước chân quay trở lại về quá khứ.Không gian ấy, thời gian ấy, có phải là vương quốc của thơ đang ngự trị?

Một nhận xét đầu tiên, là một nghịch lý. Trong khi chúng ta  nói về tình yêu lúc tuổi trẻ và thời thế lúc tuổi già. Thì ngược lại, Lữ Quỳnh đã làm thơ để suy nghĩ về đời sống, nói lên những cảm nhận về thời cuộc lúc còn trẻ, rất trẻ.Và, ông làm thơ về tình yêu với những tình cảm trầm lắng vào lúc tuổi già.Nếu không có nhng dòng ghi ngày tháng sáng tác ở cuối mỗi bài thơ, có lẽ tôi sẽ bị sai lầm mà nghĩ theo lệ thường như vậy…Trẻ và già, ở tùy từng người.Có khi trẻ ở tuổi bảy mươi tám mươi và già ở tuổi hai mươi, hai mốt.Điều đó, đâu có gì là lạ lùng, nhất là đối với những thế hệ đã trải qua nhiều biến động thử thách của thời thế như Lữ Quỳnh.Với người thơ, cái ý niệm thời gian và không gian có khi chỉ là biểu kiến. Thơ vượt qua những khoảng cách tháng năm, có thể chứ sao không? Trong cảm giác của người đọc thơ, tôi lờ mờ thấy qua con chnhững ngỏ lời rất lặng thầm nhưng lại hằn dấu trong tâm thức, Thơ về hồi ức hay là hồi ức, tôi tự hỏi khi đọc từng bài trong “Sinh nht của một người không còn trẻ”…

Thơ tình yêu của Lữ Quỳnh, buồn nhưng ấm áp, như có ngọn lửa sưởi trong lòng dù dông bão buốt giá ngoài kia, dù khung cnh nghĩa trang lạnh lo dưới mưa, dù nhng con đường ướt sũng nỗi niềm:

Em quấn khăn quàng cổ màu xanh
Như tranh Đinh Cường thời thiếu nữ
Tôi không còn trẻ để cầm tay em nữa
Nhưng lòng luôn sẵn lửa cho em
Và tình luôn ấm áp trong tim
Để sưởi em ngày đông tuyết giá
Tội nghip nhng con đường xe qua buồn bã
Không bóng người chỉ bong bóng mưa xao...

Tình yêu có thể là những ngày thật yên bình của tuổi già khi mùa đông về từ ngoài khung cửa. Một cảm giác ấm áp dịu dàng của người vừa chợt hiểu ra hạnh phúc:

“bắt đầu những ngày bình yên
ngắm mùa đông
ấm áp trong tóc em
trong ánh mt reo vui
bữa cơm chiều...”

Làm thơ cho bạn hữu,cho những tri kỷ của đời mình, qua những gập ghnh của cuộc nhân sinh, người thơ như cảm thấy thời gian quá xa  vàkhông gian thì vời vợi.  Những câu thơ như:

“ngồi tưởng quê nhà đang có bạn
đứa nằm hiu hắt chốn trăng sao
đứa đang chiếc bóng đêm mờ tỏ
thìcuộc sum vầy nay chốn nao..”

Những  địa danh như đường Duy Tân, như phố Tân Định của Sài Gòn ngày nào đã  nhc nhở đến những bằng hữu, đến nơi chốn của kỷ niệm mù xa, ca những Trịnh Công Sơn, những Đinh Cường của một thuở nào thân thiết.
Với Đinh Cường:

“Chiều Tân Định rưng rưng phượng đỏ
Đỏ gió mùa khô. Đỏ mắt mình
Rượu đỏ trên tay tràn nỗi nh
Hoàng hôn nào hoàng hôn trong tranh
Đường thuốc lá chiều nay vắng bạn
Một ly mình. Và một ly không
Điếu thuốc lá ngậm hoài thấy nhạt
Khói lang thang khói cũng ngập ngừng
Quán Hoa giấy chiều nay lãng đãng
Uống ngụm nắng tàn trong chiếc ly không.”
Và với Trịnh Công Sơn:
“...haichiếc ly thủy tinh
lóng lánh rượu vàng
giữa sương khói-khói hương
đêm tĩnh lặng
nhnhàng cụng ly
mơ hồ nghe cổ đắng
anh bên kia núi
gõ nhịp lãng du
hát mệt nhoài cát bụi.”

Khi tuổi trẻ,những bài thơ là nhng suy tư của một người biết vui buồn sầu cảm sớm hơn tuổi đời. Ở ngày hai mươi tuổi, đời sống mở ra trăm nghìn bí nhiệm mà cõi hồn còn xanh ngát những ước vọng ban đầu.

“rồi anh vẫn là loài câm vĩnh viễn
đi bơ vơ trong thế giới loài người
anh sẽ xin trời từng ánh sao rơi
để đốt lửa lên cho lòng ấm lại
lúc mở mắt gặp mùa thu chín trái
nên lời anh vi vút tiếng chim rừng
nên hồn nhiên như những lứa nam trân
vàhơi thở thơm mùi hương dạ thảo…”

Ngày mười bảy tuổi, thi sĩ thành một người trưởng thành sớm hơn tuổi để trong dịp giáng sinh cao giọng cất rao lời kêu gọi loài người.  Thơ chững chạc trong sự suy nghĩ của một cậu bé òa vỡ những cảm giác của một thời những giấc mơ, những mộng ước của mai sau:

“Hỡi loài người hãy quỳ gối cùng tôi
đêm nay sẽ thấy ý đời trở lại
đêm nay sẽ thấy ý đời thôi khổ ải
sẽ thấy đời tràn ngập cảnh yêu thương
những tràng chuông dồn dập giữa đêm trường
cùng bao ánh mắt dịu hiền trao trả
hỡi loài người hãy cùng tôi quỳgối
đón hòa bình trong sóng nhạc đêm nay
mỗi âm thanh là ánh mặt trời này
ôi bất diệt hòa bình ơi bất diệt”

Năm 1959 là năm đất nước còn thanh bình. Nhưng chỉ mấy năm sau, chiến tranh đã thành cơn ác mộng cho cả dân tộc. Và, Lữ Quỳnh, trong những bài thơ sau này đã nhìn cuc chiến với người trong cuộc và đau xót vì những mất mát chia ly. Có những chàng trai, vì bổn phận mà phải gia nhp quân ngũ, nhưng lòng vẫn không vui khi phải tham dự vào một trò chơi ca những tênđấu thầu chiến tranh lợi dụng những chiêu bài buôn bán máu xương. Hãy đừng trách họ phản chiến. Bởi vì họ đã nói lên một thực trạng của đất nước mà những người tham dự cuộc chiến như nhng con cờ để những cường quốc đấu chiến quyền lực với nhau.

Ở thời điểm chiến tranh khc lit nhất, năm 1969, Lữ Quỳnh đã viết:

“... Xin tha lỗi anh thêm một lần
hỡi em hi em-chỉ thêm một lần
vì đầu chiến tranh chưa vỡ
vìsúng này chưa biến thành cành khô
đểanh gởi tặng đám học trò
chiều tất niên đốt làm lửa trại
hy vọng xanh rn cho tay em hái
sẽ không bao giờ còn một mình
nằm nghe gió quái đầu hiên
cùng nỗi nhanh chp chờn nước mắt.”

Một bài thơ cho Huế.Không phải của Huế thơ mộng áo trắng nữ sinh lượn tà.Cũng không phải cầu Trường Tiền sương mù trên mặt sông Hương. Mà là Huế oan khốc, nát tan.Thơ mùa xuân mà tang tóc.

“bây giờ thành phố đó
đạn rền khắp ngoại ô
bạn bè anh ngã xuống
chết đi như tình c
bây giờ thành phố đó
lạnh nằm trên ngọn cây
mùa xuân trong áo rét
em qua cầu có hay
giòng sông là quá khứ
soi mặt mấy trăm lần
tuổi thơ loài  thú dữ
tiếng gầm nào đã tan?
Hàng cây cao lá đỏ
Ngày xưa anh đến trường
Ngày nay anh máu đổ
Rơi hồng trên quê hương
Bây giờ thành phố đó
Bạn bè như bóng mây
Mùa xuân không pháo nổ
Chỉ súng di quanh ngày.”

Viết nhng con ch,dù làm thơ hay viết văn, vẫn là một cách thế khắc ghi lại đời sống bằng văn chương. ỞLữ Quỳnh, một điều thấy rõ là ông có cái tâm bình hòa và sự sôi nổi, sự vọng động của thời thế, ít hoặc nhiu khi không ảnh hưởng đến văn phong của ông.Nét nhân bản là một đặc tính  chứa sẵn trong thơ và truyện của ông.

Lữ Quỳnh khi nghip viết văn làm thơ khá lâu, tính đến nay đã gần nửa thế kỷ. Thế mà đọc thơ của ông, bây giờ, vẫn thấy được nét trẻ trung, vẫn tìm được những lạc quan của thời còn trai trẻ.Một tập thơ, có những bài viết từ năm 1959,mà xuất bản hôm nay, chắc phải là những điều mà thi sĩ tâm đắc. Nghĩ về chiến tranh, giở lại từng phần hồi ức , có phải ông đã sống lại cuộc sống mình, đã “ trẻ hóa” tâm tư.Và bên cạnh tình cảm với đất nước, tình tri kỷ với bằng hữu, còn có tấm lòng “ở” với văn chương.Trẻ hay không còn trẻ, câu hỏi ấy từ thuở chập chững làm tạp chí Ý Thức ở miền Trung thời chiến tranh hay bây giờ, ở xứ người,chắc không phải là vấn đề mà nhà văn Lữ Quỳnh của “Cát Vàng”, của “Sáng sương mù”, của “Những cơn mưa mùa đông”, của “Vườn Trái Đắng”hay ca nhà thơ tác giả “Sinh nht của một người không còn trẻ”, quan tâm. Bởi, vẫn vời vợi trong ý thức là hình dáng con người Việt Nam muôn đời, dù trải qua bt cnhững đa đoan, những trầm bổng thế sự nào…
Đọc “Những Cơn Mưa Mùa Đông”, một tác phẩm tôi nghĩ là tiêu biểu của Lữ Quỳnh.“Những Cơn Mưa Mùa Đông”, ấn bản đầu tiên do nhà xuất bản Nam Giao xuất bản năm 1974 cách nay đã hơn 30 năm.Ấn bản thứ hai do Thư Ấn Quán xuất bản ở hải ngoại. Quyển sách được tái bản từ một bản lưu trữ tại thư viện Cornell. Mỗi một tác phẩm đều có một duyên phận định đoạt riêng, nhà văn Trần Hoài Thư trong chủ trương gìn giữ và phục hồi nền văn học miền  Nam đã bị bức tử đã thực hiện Tủ Sách Di Sản Văn Chương Miền Nam trong đó có quyển sách này.

m 1974, khi tình hình chiến sự càng ngày càng tăng cường độ khốc liệt, Lữ Quỳnh viết về chiến tranh, từ một góc độ chủ quan, nhìn ngắm thực trạng đất nước.Văn chương của ông, như những tiếng kêu bi thiết và  quan sát chiến tranh con mắt tối thẳm của một thế hệ phải lao vào cuc chiến một cách bất đắc dĩ. Hòa bình, vẫn là hướng vọng của tương lai, cho yên bình quê hương.Không một ai, là người Việt mà muốn làm công vic chong mũi súng chĩa vào nhau.Nhưng thực tế vẫn phải tham dự  vào một cuộc chiến vô nghĩa lý.

Đến bây giờ, dù chiến tranh đã chấm dứt từ lâu nhưng dường như sự yên bình vn chưa đến.Vẫn còn những đau đớn, nhng chia xa, những hận thù ngộ nhận. Và, nước Việt Nam bây giờ, dù đã độc lp nhưng chưa dân chủ tự do và vẫn còn những đe dọa từđế quốc phương Bắc, xã hội vẫn còn nghèo nàn lạc hậu…Một thực tế đáng buồn của thời hậu chiến tranh.

Tác giả mở đầu truyện với một cơn mưa và kết truyện cũng với một cơn mưa. Những cơn mưa của một đứa trẻ gia đình bị phân ly trong mầm mống của chiến tranh.Đứa bé tên Vũ, bắt đầu những tháng ngày ấu thơ: “Đứa trẻ nép sát vào mái hiên nhà mồ. Mái xi măng thấp, hẹp, ngang với mặt đất không ngăn được những giọt mưa đang trút xuống.Mưa trắng xóa cánh đồng. Thỉnh thoảng gió rít lên làm cơn mưa tạt ngang khiến đứa trẻ vụng về né tránh…”
    
Và, đoạn kết, chấm dứt cuộc đời một đứa trẻ là nạn nhân bị chết  trong chiếc xe lam của một vụ phục kích đoàn công-voa ca những người áo đen phía bên kia: “Đôi môi Vũ run rẩy, cuối cùng chỉ thốt được hai tiếng “cha ơi”, trong khi hình ảnh khu vườn của mùa mưa quê nhà, chiếc đầu lắc lư của ông nội, cùng vi những kỷ niệm hắt hiu thời thơ ấu của Vũ hiện ra để rồi trắng dn như mưa mù mùa đông…”
   
Đứa bé đã trải qua những ấu thơ dằn vặt mà dấu ấn chiến tranh vẫn còn hằn dấu trong cuộc sống. Lớn lên trong một vùng xôi đậu mất an ninh trong một gia đình đơn chiếc mà người cha đã lên núi làm du kích. Bóng dáng người cha này lúc nào cũng hiện diện trong hàng ngày hàng giờ của người vợ, mẹ của Vũ, người cha, ông nội của Vũ và đứa con, Vũ. Sống mà như chết. Ẩn mặt mà lúc nào cũng hiện diện.
     
Không gian của truyện là những cơn mưa. Mưa. Những cơn mưa mịt mù của quê hương  hình như không bao  giờ ngớt trong truyn như dàn trải ra một thế giới lạnh lo của thế hệ Việt Nam trưởng thành từ trong lửa đạn. Mưa, Những giọt nước hắt vào tâm tư lạnh but như muốn biểu hiện một không gian thời gian nào buồn phiền của cõi người. Tự nhiên, tôi liên tưởng đến những cơn mưa trong tiểu thuyết  hiện thực huyền ảo ca nhà n Gabriel Garcia Marquez. “Trăm năm Cô Đơn”: “tựa như một cơn bão nhiệt đới muôn sắc tuyệt vời nhưng phức tạp. Mưa.Mưa rơi liên tiếp suốt một thế kỷ. Hay là mưa rải những đóa hoa vàng xuống cả một miền đất đai. Đó là những nét độc đáo của lối kể chuyện đầy tính truyền kỳ huyền ảo…”.
     
Mưa mang theo cơn bão trong lòng người và làm lạnh but những cõi người, có phải là chú tâm muốn tượng hình diễn tả của “Những Cơn Mưa Mùa Đông” trong văn phong Lữ Quỳnh? Chỉ là liên tưởng  đến những cơn mưa  của “Trăm Năm Cô Đơn” mà không phải là so sánh, những cơn mưa của truyện đã gây thật nhiều ấn tượng và tưởng tượng cho người đọc…

Những nhân vật của truyện lànhững hình dạng của nhng con người cô độc.Lạnh lùng không sinh khí họ chờ đợi sự sắp xảy ra sắp hiện đến với nỗi bi quan.Những thế hệ nối tiếp nhau.Từ ông nội, đến người cha, người mẹ, người cha dượng, … những người còn sống, đến hai người chú bị chết chém, tất cnhững người thân của Vũ, đều là những hình nh của ảm đạm, thừa dằn vặt đau khổ và thiếu niềm vui.

Ông nội cũa Vũ, người lúc nào cũng mong ước sự yên bình và giây phút sum họp khi người con trở về nhà. Ông không thể nào coi người con trưởng đã chết như hai người con thứ của ông, nhưng thực tế, người con xa ấy mỗi ngày như một ám ảnh nhc lại một thực tế đầy hăm dọa bất tường. “Mỗi lần có sự không vui trong nhà như hôm nay, ông thường nhớ tới Cung, người con trai trưởng cha thằng Vũ, giờ này còn sống ở đâu đó, nhưng làm sao tin được cái ngày Cung sẽ trở về?

Chẳng thà như hai người em trai ca Cung... Ông già nghĩ đến hai nấm mộ mà mỗi chiều ông vẫn dẫn thằng Vũ ra thăm, ông nói lầu bầu trong miệng:

“Nhưng khổ cho cha là cha không thể cầm bằng như con đã chết được…”

Người mẹ của Vũ, có lúc nghĩ tới người chồng đi xa qua hình nh của đứa con, “chị nhớ tới ngày xưa anh ấy vẫn thường hay vùi mặt trong tóc chị âu yếm. Khuôn mặt ấy bây giờ thấp thoáng nơi thằng Vũ...” Nhưng hình bóng của quá khứ ấy chỉ là giây phút, còn hiện tại, trong lòng người đàn bà khao khát xuân tình ấy đã có hình bóng khác.Tưởng thời gian tái ngộ sẽ gần đến, nhưng thật sự thì khác.”Chị không nghĩ cuộc gặp gỡ của chị với người đàn ông mới đây đã làm lung lạc niềm tin st son trong lòng chị bấy lâu nay.Người đàn ông làm đồn trưởng trên khúc sông mà thuyền buôn của chị thường qua lại, ngay lần gặp gỡ đầu tiên chị đã chú ý đến y. Trông y oai vquá. Y đứng dạng chân trên mé ng nhã nhặn xin lỗi bạn hàng cho nhân viên của y xuống kiểm soát thuyền. Y nói về cuộc chiến tranh có thể bộc phát trở lạivà nhiệm vụ của y là phải kiểm soát để bảo vệ chặt chẽ khúc sông này. Y nói thật nhiều, thật văn hoa nhưng chị chỉ hiểu đại khái  có thế. Trong một giây ngưng nói bất chợt ánh mt y hướng về chị và bốn mắt tình cgiao nhau. Chị bối rối nhìn xuống và cũng kịp nhận ra ánh mt ca y đã đậu rất lâu trong mắt chị...”

Người đồn trưởng ấy đã thành cha kế của Vũ. “Vũ cũng nghĩ đến khuôn mặt người đàn ông với vết sẹo chảy dài trên má và cánh tay bại xụi sau một đêm bị tấn công vào đồn năm trước.Sự rủi ro đó đã tạo ra cho y và mẹ hắn sự căm hờn quá mới mẻ. Sự căm hờn đôi khi ánh lên trong mắt họ vào những lần hiếm hoi gặp mặt Vũ…” 

Còn Vũ, với tâm trạng cô đơn, không chọn lựa giữa bên này và bên kia. Vũ tâm sự với bạn:

”Thông à! Tôi không biết ngày trước, nghĩ như thế nào mà ba tôi thoát ly gia đình mt cách dứt khoát như vậy. Đổi lại sự vắng mặt của ông, gia đình chu nhiều thiệt thòi quá.Mẹ, như bỏ đi hẳn còn ông nội già nua suốt ngày sống với mớ hy vọng còm cõi, mong manh.Ông chờ gì ở người vắng mặt?Ông chờ gì ở i? Tôi biết ông chỉ chờ và ao ước mỗi một điều là sự yên ổn sum vầy. Tôi biết sự yên ổn là liều thuốc sau cùng của ông nên tôi đã cố gắng vâng lời ông hết sức.Cha của tôi đã làm ông nội già đi quá nhanh. Riêng tôi, ông phải cản lại. Vì bây giờ ngoài tôi ra ông không còn một ai, không một ai cả, bạn hiểu không?

Đọc xong cuốn sách, hình như ngờ ngợ một điều trong tôi là nhng suy nghĩ từ thông điệp mà tác giả muốn gửi tới.Không hiểu tôi có đi quá xa tnhững liên tưởng của mình? Nhng nhân vật không chỉ  đơn thuần là một nhân vật mà còn chuyên chở theo đó những hình tượng khác của ẩn dụ chăng? Bởi, ở vị thế của một đứa trẻ, những tâm tư suy tưởng ấy xem ra già trước tuổi của mình.Đứa trẻ là một thiếu niên không lựa chọn đứng về phía bên này hay bên kia chiến tuyến.

Khi cnhà ngồi vào bàn ăn, người đàn ông nói:
- Nghe đâu tình hình mỗi ngày mỗi khó khăn. Không khéo vài năm nữa thằng Vũ đi lính gp. Con đã nghĩ tới chuyện đi lính chưa Vũ?
- Không, không bao giờ tôi đi lính c
   Người đàn ông cười:
- Đâu phải con muốn đi hay không, mà đến tuổi thì phải…
- Không, tôi sẽ không bao giờ đi lính cả...”

Và Vũ cũng không ở bên kia.Vũ không đến nhà thầy Trần như các bạnđể tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ bởi vì nghe lời ông nội dặn; “ở tỉnh con luôn luôn nhớ có mỗi một điều duy nhất là chăm chú vào việc học. Đừng bắt chước bạn bè làm điều gì khác. Nhớ đấy không hay ho gì đâu nhé!”.

Vũ về nhà trong khi Thông và các bạn vẫn còn ngồi ở nhà thầy Trần.

“Thế nào mà bạn bè chẳng cười hắn là thằng hèn nhát thiếu tinh thần này nọ. Mà hắn cũng thấy mình hèn nhát thật. Phải chăng hoàn cảnh gia đình đã ngăn cản hắn quá nhiều đã tạo cho hắn sự khiếp đảm về nhng viễn tượng đổi thay…”

Có phải trường hợp Vũ là tình cnh chung ca nhiều người. Họ không chọn chiến tranh nhưng chiến tranh chọn họ. Sống trong một thời thế như vậy bắt buộc phải có một con đường để đi.Dù bất cứ lý do gì, cũng không thể từ chối việc giơ vai gánh chung vi những người cùng thế hệ cái gánh nặng của đất nước mà họ đang sống, trong cái xã hội mà họ lớn lên…

Ngoại trừ, chấm dứt mọi sự như cái chết của Vũ. Khi chết Vũ  gọi “cha ơi”, người cha đã vắng mặt trong một thời thơ ấu nhưng gây ra biết bao nhiêu dằn vặt trong tâm tư nó. Và hình nh mà nó nhớ tới lúc cuối cùng của cuộc đời là ông nội nó, người mong ước yên bình với sự trở về của đứa con trai biệt tích mà không ngờ rằng đã mất thêm một đứa cháu nội nữa…

“Những cơn mưa mùa đông” viết về một thời thế đã qua. Lúc ấy, không gian và thời gian truyện có lẽ chỉ ở giai đoạn bắt đầu của cuộc chiến. Lúc đó, còn là mặt trận của du kích, của giật mìn đắp mô, của đêm Việt Cộng ngày Quốc Gia. Về sau này, khi trận địa chiến, với cnhững thành phố bị thiêu hủy, khi hàng ngàn thường dân vô tội bị chết trong các trận chiến như ở An Lộc, Quảng Trị, Kontum, ...Thì nhng suy tư về chiến tranh có khác đi không?Đành rằng chẳng ai ưa thích chém giết, nhất là đối với đồng bào ruột thịt của mình. Nhưng vẫn phải đi vào chiến tranh không cưỡng lại được.

Đọc thơ Lữ Quỳnh.Đọc văn Lữ Quỳnh. Bây giờ trên tay tôi là “Những con chữ lang thang không ngày tháng”. Nhưng, tôi lại thấy mình không lang thang chút nào cả. Ngược lại tôi như đang đu dây giữa cái đi và cái về của thời gian. Có lúc, ngày tháng như mất biệt, nhưng có c, như hiển hiện đâu đây một thời thế nào, của một thế hệ nào, gần gũi lắm nhưng cũng khuất biệt lắm. Hãy nghe Lữ Quỳnh nói về nhng con chữ lang thang không ngày tháng:

“Vẫn những giấc mơ đầy mộng mị hằng đêm. Tôi không giấu bạn bè trong những giấc mơ, cớ sao giấc mơ nào các bạn cũng về nói cười vui vẻ sinh hot như những ngày còn nhau. Để lúc tỉnh ra một mình tôi trong bóng tối, tôi vật vờ hoang mang như kẻ mộng du…”

Có phải, thơ hay văn, với Lữ Quỳnh, chỉ là hiển hiện những giấc mơ. Tôi đọc một bài lục bát Lữ Quỳnh:

tự tâm mở rộng vòng tay
nghiêng mình chỉ thấy bóng ngày hoang vu
thân xưa hun hút sa mù
lòng xưa cũng một rối mù minh
thời gian qua hẳn vô tình
nghip gieo đủ nặng giờ đành lảng xa
khai tâm sám pháp di đà
đêm xanh ngồi niệm hằng hà bóng cao
hiên ngoài lóe một đường sao
cócon chim nhỏ cánh chao nghiêng chờ…

July 2017
Nguyễn Mạnh Trinh