ƯỚC MƠ CỦA MYLA
Ước
mơ của Myla thật đơn giản:
chỉ mong sao đủ tuổi để đi học
để được mang ba-lô cùng chị Hazel đến trường.
Mùa hè vừa rồi mẹ mua cho Myla một chiếc ba-lô
chuẩn bị đến tháng 9 này sẽ vào mẫu giáo
Myla thích lắm
đêm, Myla ôm chiếc ba-lô nằm ngủ
ngày, Myla mang ba-lô chạy tung tăng trong nhà
đếm từng ngày chờ buổi tựu trường
rồi tháng 9 cũng đến
rồi ngày tựu trường cũng đến
nhưng cơn đại dịch vẫn còn đó
những con virus vẫn nằm ì ra đó
những con virus như những con quái vật vô hình
chẳng thấy nó ở đâu
nhưng ở đâu cũng thấy nó
con đường làng dẫn đến trường Lees Corner mọi năm rộn rã tiếng cười (1)
bây giờ vắng hoe, im ắng
những chiếc school bus màu vàng nằm bất động không đưa đón học sinh
vì trường học không mở cửa
học trò học ở nhà qua hệ thống eLearning
Myla mang ba-lô ngồi trước laptop
nghe cô giáo giảng bài
nghe cô giáo hướng dẫn các trò chơi
vẫy tay chào các bạn qua chiếc màn hình nhỏ
năm học đầu tiên của Myla ở trường Lees Corner là như vậy đó
mai sau Myla chắc sẽ ngỡ ngàng
khi có ai đọc cho nghe đoạn văn này trong bài “Tôi Đi Học” của Thanh Tịnh:
“…Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu
yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã
quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh
tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi
học…”
Tháng 9, tháng 10, rồi tháng 11
ba tháng đã trôi qua
những con quái vật vô hình vẫn còn đó
trường học vẫn tiếp tục đóng cửa
Myla vẫn tiếp tục đợi chờ...
hôm trước, Myla theo chị và mẹ ghé nhà
khuôn mặt rạng rỡ, ba-lô trên lưng
- Hôm nay hai chị em đi đâu vậy?
- Dạ, đi đến trường nhận thức ăn free của nhà trường (2)
- Ai là người được nhận thức ăn free?
- Ai cũng được cả, mình cần cứ đến nhận
- Đi nhận thức ăn chứ đâu phải đi học mà mang ba-lô?
Myla cười hồn nhiên:
- Thì cứ tưởng tượng là mình đang đi học để được mang ba-lô cùng chị Hazel đến
trường.
Virginia,
30.11.2020
(1) Trường tiểu học Lees Corner ở
thành phố Fairfax, Virginia. Trường thu nhận học sinh mẫu giáo 5 tuổi và các
lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6.
(2) Do dịch Covid-19, công chức phải
làm việc ở nhà qua hệ thống telework, học trò phải học ở nhà qua hệ thống
eLearning. Hàng ngày, các trường học có thức ăn miễn phí dành cho học sinh nhằm
giúp phụ huynh và học sinh tiết kiệm thì giờ, tập trung vào việc làm và việc
học hành.
SAU 35 NĂM CHƯA MỘT
LẦN TRỞ LẠI QUÊ NHÀ
Gửi
Tân và Lily
bệnh
viện Centre Hospitalier
phòng
1004
anh
tôi nằm trên giường bệnh, hơi thở mệt nhọc
người
con trai duy nhất của anh ngồi bên cạnh, buồn bã
(mẹ
mất sớm, hai cha con lưu lạc sang đất Pháp, nương tựa vào nhau)
tôi
ngồi trong góc phòng, tim đau nhói
có
tiếng gõ cửa phòng
một
bác sĩ với khuôn mặt hiền từ và mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ bước vào
ông
thăm mạch bệnh nhân rồi nhẹ nhàng nói với cháu tôi:
- cha
của anh sẽ ra đi trong một thời gian không xa, anh nên sắp xếp ở lại trong bệnh
viện đêm nay để chia tay ông ấy
lại
có tiếng gõ cửa
một
bác sĩ khác bước vào
bà
là bác sĩ tâm lý, đến để chuẩn bị tâm lý cho cháu tôi khi phải vĩnh biệt người
cha yêu dấu
vĩnh
biệt người cha đã trọn một đời hy sinh cho con
5
phút …
10
phút …
thời
gian cứ lạnh lùng trôi đi
đột
nhiên cháu tôi ôm chặt lấy anh tôi
- ba
cháu đi rồi, chú ơi!
tôi
nhìn đồng hồ
5
giờ 20 phút chiều ngày 12 tháng 9 năm 2019
anh
tôi vừa trút hơi thở cuối cùng
sau
35 năm ra đi chưa một lần trở lại quê nhà
cũng
như nhiều người đồng hương khác
anh
sinh ở Việt Nam và mất ở quê người
bệnh
viện Centre Hospitalier
phòng
1004
dưới
ánh đèn lờ mờ có ba người đàn ông
một
người nằm bất động trên chiếc giường định mệnh
một
người ngồi khóc, ngất lên xỉu xuống
tôi
đỡ vai cháu tôi
và
làm chỗ dựa cho cháu trong giờ phút đau buồn này
rồi
thì im lặng
im
lặng
nhiều
tiếng đồng hồ trôi qua
- ba
cháu có dặn cháu sẽ mai táng hay hỏa táng ông ấy không?
- không,
thưa chú, nhưng chú ơi, bao nhiêu năm qua cha con có nhau, giờ ba đi rồi, con
sẽ xây cho ba một ngôi mộ, con cần một nơi để còn thăm viếng…
tôi
nghe giọng cháu tôi thì thầm trong đêm
con
cần một nơi để còn thăm viếng…
con
cần một nơi để còn thăm viếng…
ngày
18 tháng 9 năm 2019
anh
tôi yên nghỉ ở nghĩa trang Athis-Mons, ngoại ô Paris
đúng
với ước nguyện của cháu tôi: con cần một nơi để còn thăm viếng
và
anh tôi sinh ở Việt Nam, qua đời trên đất Pháp
sau
35 năm ra đi chưa một lần trở lại quê nhà
Virginia,
tháng 9.2020
Bệnh viện Centre Hospitalier, ngoại ô Pari,Photo by Phạm Cao Hoàng, 12.9.2019
BỐN NĂM SAU NGÀY ANH
ĐINH CƯỜNG RA ĐI
bốn năm sau ngày anh Đinh Cường ra đi
Chân
Phương cũng ra đi
Trần
Doãn Nho dọn về Texas
Nguyễn Trọng Khôi và Mai Phúc cũng sẽ dọn về nơi
đó
chỉ còn Nguyễn Ngọc Phong ở lại Boston với Tôn Nữ Phú
chỉ còn Nguyễn Ngọc Yến ở lại New Jersey với
Trần Hoài Thư
không còn nữa những chuyến xe xuôi nam với những cuốn sách, những bức
tranh sơn dầu và cây đàn guitar
không còn nữa những đêm ngồi bên nhau hát khúc nhạc buồn
thương nhớ quê hương xa vời vợi
bốn năm sau ngày anh Đinh Cường ra đi
những
buổi gặp gỡ ở miền đông thưa thớt dần
tôi trở lại Sài Gòn Quán
Sài
Gòn Quán đóng cửa
tôi tạt vào Saxbys Coffee
Saxbys Coffee đóng cửa
tôi tìm đến Le Bledo
Le
Bledo đóng cửa
tôi trở lại Tong Thái
Tong Thái đóng cửa
tôi
ghé qua Phở
Xe Lửa
Phở
Xe Lửa của ông Toàn Bò đóng cửa
tôi
đến thăm Gallery Lạc Việt
Gallery
Lạc Việt cũng đóng
cửa
đóng cửa đóng cửa đóng cửa
những nơi chúng tôi thường lui tới bây giờ đóng cửa hết rồi
còn chăng là nỗi ngậm ngùi và luyến tiếc những
ngày tháng êm đềm giờ chỉ còn trong hoài niệm
bốn năm sau ngày anh Đinh Cường ra đi
miền đông xơ xác trong cơn đại dịch
muốn đến studio Trương Vũ xem những bức tranh mới vẽ nhưng
không thể
muốn
nâng ly cùng các anh Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Tường Giang, Phạm Nhuận, Đặng
Đình Khiết... nhưng không thể
muốn
cụng ly cùng các bạn Nguyễn Minh Nữu, Nguyễn Quang, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần
Anh Chương, Đinh Trường Chinh... nhưng không thể
các
bạn tôi, nhà nào cũng đóng cửa
stay-at-home,
stay-at-home, stay-at-home
bốn
năm sau ngày anh Đinh Cường ra đi
miền
đông bây giờ tiêu điều trong cơn đại dịch
hàng
quán im lìm phố xá hoang vu
muốn
ghé Starbucks ngồi nhâm nhi một ly cà phê nhưng không thể
drive-thru
only
không
còn nghe tiếng nhạc xập xình phát ra từ sân nhà người hàng xóm Mễ Tây Cơ mỗi
chiều thứ bảy
không còn thấy nụ cười hiền hòa của người miền đông vì
những chiếc khẩu trang che mất
chỉ còn những ánh mắt nhìn nhau ngơ ngác
thầm hỏi nhau: miền đông rồi sẽ ra sao?
thầm
hỏi nhau: chúng ta rồi sẽ ra sao?
Virginia,
12 May 2020
dù rất sợ phải nói lời vĩnh biệt
rồi cuối cùng cũng phải chia tay
rồi cuối cùng đôi mắt anh khép lại
rời trần gian xa cuộc khổ đau này
về quê hương gió cát tuyệt vời
một thuở Mộng Giao, một trời bè bạn
biển của quê hương, biển của một thời
về những đêm trăng Hải Thượng Lãn Ông (*)
về những đồi trà mênh mông chiều Bảo Lộc
về một đời thơ lận đận long đong
có đôi lần muốn trở lại quê xưa
cụng với anh một ly, nhắc những ngày vui thuở ấy
vậy mà bao năm rồi vẫn chưa về
không được vuốt mắt anh trước lúc anh đi
chiều lạnh ngắt bên dòng Potomac
vĩnh biệt anh, vĩnh biệt một đời thơ
Virginia, 2007